Tháng Tư Laị Về

15/05/20213:23 CH(Xem: 2704)
Tháng Tư Laị Về

blank
THÁNG TƯ LAỊ VỀ

Truyện ngắn của Tiểu Lục Thần Phong

 

 

phat-dan-sanhBữa cơm chiều thật đầm ấm, cả nhà quay quần bên mân cơm chay do chính Lan Chi trổ tài nấu nướng, mặc dù không ăn chay nhưng Lan Chi nấu thật ngon và thật khéo. Bà Hồng Châu, mẹ chồng của Lan Chi khen:

 - Con làm cơm ngon quá, bận bịu đi làm laị còn nấu nướng đủ món thật vất vả.

 Lan Chi thỏ thẻ

 - Không có gì vất vả đâu mẹ, vả laị hôm nay mười bốn nên con nấu vài món chay vậy.

 Bà Hồng Châu ăn hết chén cơm, gác đũa nói:

 - Tháng tư laị về rồi, mai là rằm lớn, mừng đản sinh Phật Thích Ca. Con với thằng Thanh có sắp xếp đi lễ chùa được không?

 - Được chứ mẹ, đã thành thông lệ, mỗi năm vào ngày rằm tháng tư con và anh Thanh đều lấy ngày nghỉ để lên chùa.

 Lan Chi về làm dâu nhà này đã năm năm rồi, ban đầu có nhiều trở ngại tưởng chừng như không thể vượt qua, ấy vậy mà giờ hoà hợp hạnh phúc không thể ngờ. Nhà Lan Chi vốn đạo dòng, rất thủ cựu. Họ ra điều kiện:” Muốn cưới Lan Chi thì Thanh phải đi học giáo lý hôn nhân trong sáu tháng, sau mới cho phép làm lễ hôn phối”. Thanh và Lan Chi yêu nhau đã lâu, anh thật lòng không muốn theo điều kiện ấy nhưng Lan Chi thuyết phục:

 - Anh cứ đi học cho có vậy, đạo Phật thì anh vẫn giữ có sao đâu?

 Thanh quả quyết:

 - Anh không thích việc dối trá!

 Lan Chi vẫn nhẫn nại:

 - Việc này đâu phải dối trá, mình giả mù qua ải thôi!

 Thanh thương Lan Chi quá nên chấp nhận yêu cầu của họ. Ngày hai họ gặp nhau để bàn việc cưới. Ba của Lan Chi khăng khăng:

- Việc cưới hỏi thì phải làm lễ ở nhà thờ, ai giữ đạo nấy, con nhà chúa không lễ bất cứ ngoại đạo nào.

 Ông Thành, ba của Thanh thương thuyết:

 - Đồng ý đạo ai nấy giữ, việc không lễ Phật cũng không sao nhưng lễ gia tiên thì không thể bỏ!

 Cuối cùng hai bên cũng vui vẻ với chuyện cưới xin. Ngày cưới tổ chức cả hai nơi, lễ hằng thuận ở chùa xong thì đến nhà thờ làm lễ hôn phối theo nghi thức của đạo dòng.  Cha xứ ban phước lành và cấp giấp hôn thú của nhà thờ. Về làm dâu, Lan Chi không ăn chay nhưng những ngày rằm, mồng một cô đều nấu món chay cho cả nhà ăn, dần dần cô cũng ăn theo, cho vừa tiện việc nấu nướng, một phần nữa cũng vì vừa giữ gìn sức khoẻ và sắc đẹp. Mỗi khi rằm hoặc mồng một, cả nhà đi lễ chùa, Lan Chi cũng đi nhưng cô xuống bếp phụ mọi người chứ không chịu vào lễ Phật. Thanh cũng như cả nhà chẳng ai làm khó gì cho cô cả. Bữa cơm tối thật vui vẻ, Lan Chi buộc miệng:

 - Phật Thích Ca mới sinh mà đã đi bảy bước trên hoa sen, liệu có thật chăng?

 Thanh rầy cô:

 - Em không tin thì thôi, đừng nói vậy!

 Ông Thành hoan hỷ bảo:

 -Không sao đâu con, mình người một nhà, cứ để Lan Chi trao đổi thoải mái. Chuyện Phật Thích Ca đản sanh bước đi trên bảy hoa sený nghĩa tượng trưng cho bốn phương: Đông, tây, nam,bắc và ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai ở đâu và lúc nào cũng có phật. Còn một ý nghĩa khác nữa là: bảy hoa sen tượng trưng cho thất chúng: tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni, ưu bà tắc, ưu bà di, thức xoa. Mỗi con người đều có thể là một hoa sen, có thể giác ngộ và cũng có thể thành Phật như Phật đã thành. Việc đản sanh của một giáo chủ tất nhiên ngoài sự kiện thật có tính lịch sử còn có những nét huyền thoại theo ý nghĩa tôn vinh đề cao của tôn giáo. Phật Thích Ca đản sinh ở vườn Lân Tỳ Ni ngày nay vẫn còn di tích ở xứ Nepal.

 Lan Chi tỏ vẻ mắc cỡ nhưng vẫn tiếp tục thắc mắc:

 - Cảm ơn ba giải thích cho con rõ nhưng con muốn hỏi thêm chút nữa.

 Ông Thành vui vẻ:

 - Con cứ hỏi, ba biết tới đâu giải thích tới đó, không có gì phải ngại cả.

 - Con thấy Phật Thích Ca khi còn là thái tử đã bỏ vợ con để đi tu, vậy là tìm đường giải thoát cho riêng mình, bỏ mặc vợ con đau khổ, ích kỷ không? Lan Chi nói

 - Con nói đúng, nhiều người cũng thắc mắc như vậy! thật ra không phải là ích kỷtình thương của thái tử Tất Đạt Đa quá lớn, không chỉ cho riêng mình, gia tộc mình mà cho con người và cho cả muôn loài, phi nhơn…Ngài xuất gia để tìm một con đường giải thoát cho loài người đang khổ đau trong vô minh, trong luân hồi sinh tử. Vợ và con của thái tử tạm thời ở trong cung vua, khi thái tử thành đạo thì ngài về độ cho cả cha mẹvợ con kia mà. Chúng ta có cái nhìn cạn cợt, lý luận theo thói thường của đời nên không thấy cái ý nghĩa lớn lao hơn của việc xuất gia tầm đạo.

 Bà Hồng Châu lên tiếng:

 - Ban đầu mẹ cũng có ý nghĩ giống con, sau này nhờ mấy thầy giải thích nên mới hiểu rõ hơn một chút.

 Lan Chi laị hỏi:

 - Mấy năm nay liên hợp quốc tổ chức lễ tam hợp nghĩa là sao ba? Ngày sinh của Phật sao laị là tam hợp?

 - Vấn đề này cũng có duyên do của nó, đạo Phật truyền đến đâu thì chịu ảnh hưởng văn hoá bản địa ở đấy. Từ đó có hai truyền thống: bắc truyền và nam truyền, lịch sử ngày tháng cũng có những chênh lệch vì vậy sau này các quốc gia Phật giáo nhóm họp và thống nhất chọn ngày rằm tháng tư để kỷ niệm ba sự kiện lớn của đức Phật: Ngày sinh,  ngày thành đạo và ngày Phật nhập niết bàn.

 Lan Chi laị hỏi

 - Con đi lễ Phật đản mấy năm trước, thấy mọi người múc nước tắm Phật, có phải họ cầu phước hay chỉ là nghi lễ?

 Ông Thành bảo:

 - Là nghi lễ kỷ niệm ngày đức Phật giáng sanh, tuy nhiên cũng có nhiều người mong cầu phước vậy. Thật ra ý nghĩa tắm Phật là để nhắc nhở mọi người hãy giữ thân tâm mình trong sạch, hãy để những phiền não buộc ràng, những vấn đề vấy bẩn trôi theo dòng nước tắm tượng Phật sơ sinh

 Thanh trêu vợ:

 - Hôm nay em  tìm hiểu kỹ ghê, bộ muốn làm Phật tử phải không?

 Lan Chi cười:

 - Em không là Phật tử nhưng em yêu anh Phật tử, vậy cũng đã có mần mống rồi!

 Ông Thanh vỗ tay tán thưởng:

 - Con nói đúng, trong mỗi con người chúng ta ai cũng có chủng tử Phật, tánh giác cả. Có thể lúc này hay lúc khác khi gặp thuận duyên thì nó sẽ nẩy sinh.

 Bữa cơm kết thúc trong vui vẻ, mọi người chung tay thu dọn. Bà Hồng Châu loay hoay chọn chiếc áo dài vừa ý nhất để mai đi lễ chùa. Nghỉ ngơi và xem ti vi một lát thì ông Thành lên lầu công phu. Ngoài ban công, ông Thành bài trí tôn tượng bổn sư bên hồ cá Koi, giăng cờ năm màu và đèn trông đẹp mắt mà không kém phần thiêng liêng. Những dây cờ nho nhỏ của Phật giáo Tây Tạng treo viền khắp ban công, trên ấy in những dòng kinh Phật bằng chữ Tạng, tuy không đọc được nhưng ông Thành tin tưởng và tôn qúy lắm. Trong những dòng kinh bằng chữ Tạng đó, chỉ có mỗi câu: Um Ma Ni Pad Me Hum là quen thuộc mà ai cũng biết.

 Chùa Khánh Lâm sáng hôm nay thật tưng bừng, cờ hoa giăng từ trong điện ra ngoài sân, đèn nến, hoa quả chưng thật đẹp. Mọi người đang lăng xăng cho buổi lễ. Lan Chi mặc chiếc áo dài màu hoàng yến mà cô thích, hôm nay cô không xuống bếp như mọi năm mà chỉ loanh quanh phụ việc xếp lễ vật để dâng cúng. Hoà thượng Thanh Đồng Hoà đọc lời khai mạc và ban đạo từ, tiếp theo các em thiếu nhi dâng điệu múa “ Trăng tháng tư” để cúng dường Thế Tôn. Sau thời kinh các thầy và Phật tử lần lượt tiến lên lễ đài múc nước tắm tượng Phật sơ sinh. Bà Hồng Châu dắt thằng bé Tony, con của Thanh và Lan Chi lên lễ đài múc nước tắm Phật. Cu cậu thích thú  múc nước rưới lên tượng Phật sơ sinh. Rưới xong cậu bé kêu:

 - Nội ơi, Phật này sao giống con quá. Phật  nhìn con cười  kìa! Con ngày nào cũng tắm sao Phật tắm có một lần?

Bà Hồng Châu trìu mến xoa đầu:

 - Đây chỉ là tượng Phật thôi, tắm một lần là được rồi, con ngoan ngoãn nhé, Phật sẽ cười hoài với con.

 Lúc ăn trưa, sư trụ trì thông báo, chiều nay sẽ có lễ quy y cho những Phật tử đăng ký từ trước. Lan Chi thủ thỉ:

 - Nay em muốn quy y, vậy có kịp không? Và sau khi quy y em vẫn đi nhà thờ được chứ?

 Thanh nắm hai vai vợ, nhìn vào mắt cô ta:

 - Em nói giỡn hay nói chơi? ở chốn linh thiêng này không phải để đùa!

 Lan Chi giọng rất thành khẩn, nghiêm trang:

 - Em ở với anh năm năm nay, em có bao giờ đem chuyện đạo ra đùa? thật sự hôm nay em cảm thấy muốn gia nhập ngôi nhà Phật như mọi người.

 Thanh xúc động, muốn hôn vợ nhưng vì đang ở chốn linh thiêng và nhiều người đang qua laị nên không tiện. Anh bóp vai vợ thật chặt, lắc lắc:

 - Anh sẽ vào thưa với hoà thượng, việc đi nhà thờ nhất định chẳng ảnh hưởng gì!

 Đợi thầy nghỉ ngơi xong, Thanh dẫn vợ vào chào và trình bày nguyện vọng của Lan Chi. Hoà thượng vô cùng hoan hỷ:

 - Thầy mừng lắm, vậy là thêm một búp sen mới trong mùa Phật đản sinh này. Mình trở thành Phật tử để sống tốt hơn, tam quy là nương tựa, ngũ giới là giữ mình. Việc con đi nhà thờ chẳng sao cả!

 Hai giờ chiều, lễ quy y được cử hành trang trọng ở chánh điện. Ông Thành, bà Hồng Châu, Thanh và những Phật tử khác đồng quỳ hộ giới. Lan Chi qùy trước tôn tượng bổn sư. Hoà thượng Thanh Đồng Hoà hỏi ba lần về việc tam quy ngũ giới. Lan Chi nguyện giữ gìn, hoà thượng ban chopháp danh Thanh Đồng Liên. Lan Chi thưa:

 - Nương tựa tam quy để vững chãi trên đường đời, còn năm giới thì đâu cứ Phật tử mới giữ, bất cứ ai cũng cần phải giữ. Năm giới này là đạo đức căn bản của mỗi con người. Nếu ai cũng giữ được năm giới này thì gia đình thuận hoà, xã hội an vui.

 Hoà thượng vô cùng tán thán những lời tâm huyết của Phật tử Thanh Đồng Liên.

 Thọ nhận giới điệp quy quy xong, cả nhà vui mừng ra lạy tạ ơn thầy.

 Đêm rằm trăng sáng vằng vặc, ánh tơ vàng rủ khắp cõi nhân gian, những ngọn hoa đăng thắp sáng quanh tôn tượng bổn sư như những vì sao cứ lung linh nhấp nháy sáng, mùi trầm hương thoang thoảng khắp sân chùa. Thanh Đồng Liên đốt một ngọn nến thơm cung kính đặt dưới chân tượng Phật bổn sư, cô thì thầm:

 - Con là Phật tử mới, pháp danh Thanh Đồng Liên. Con gởi chút lòng thành theo làn hương và ánh sáng của ngọn nến này, cúng dường Phật. Cầu Phật gia hộ cha mẹgia đình an lạc, cầu cho mọi người sống trong tình thương, tỉnh thứctrách nhiệm. Thế giới này nhiều tai ương, khổ nạn. Con người đang tàn haị nhau, tàn haị thiên nhiên và muôn loài. Ngày Phật đản sinh, đem ánh sáng soi rọi vô minh. Ngày Phật đản sinh, thế giới này có một đấng cha lành dẫn dắt. Cầu mong mọi người tin và đi theo con đường mà Phật đã chỉ dạy.

 Thanh Đồng Liên lễ xong lui ra, Thanh nắm tay cô đi dạo quanh vườn chùa, ánh trăng soi bóng hai người sánh bước, những pho tượng La Hán dường như đang mỉn cười với cô. Trời về khuya, hơi sương hơi lành lạnh, bóng trăng bàng bạc xuyên qua những tán lá bồ đề dệt nên những hoa đốm khắp sân chùa.

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 4/2020

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 13753)
28/04/2017(Xem: 9219)
10/06/2016(Xem: 11188)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.