Nhớ Lại Mùa Phật Đản

07/05/20234:51 SA(Xem: 1506)
Nhớ Lại Mùa Phật Đản
blank
NHỚ LẠI MÙA PHẬT ĐẢN

Dương Kinh Thành

nho lai mua phat dan 1963Mùa Phật Đản năm nay, Phật Lịch 2567-2023, Phật giáo Việt Nam (PGVN) chúng ta kỷ niệm 60 năm tròn mùa Pháp nạn 1963-2023. Trong lòng mỗi người con Phật, nhắc đến sự kiện này ai cũng có chút chạnh lòng nghĩ đến những tháng này toàn thể Tăng tín đồ PGVN phải trải qua nhiều nỗi thống khổ lo âu, sợ sệt dưới bạo quyền của chính thể Ngô Đình Diệm; trong đó đã có nước mắt, máu và lửa, đã loang đổ chan hòa khắp chốn, lan tận đến cửa thiền môn vốn bao đời yên lành đứng nép mình bên dòng lịch sử của dân tộc.

Ngày ấy, tôi chỉ là một cậu bé mới 7, 8 tuổi, vừa khoác lên mình bộ đồng phục Oanh Vũ, vô tư, hồn nhiên cùng ba mẹ, ông bà đến chùa. Gần một năm sau, hòa cùng sự lo sợ của gia đình, dù trong tâm trí tuổi thơ lúc đó chưa cảm nhận hết sự việc cũng như toàn cảnh của cuộc đấu tranh PGVN, nhưng tôi cũng đã bị nhấn chìm vào bao lo âu ấy.

Sau năm đó, từng ngày lớn lên và trưởng thành theo từng độ tuổi trong các màu áo hoạt động Thanh Niên Phật Tử; đặc biệt hơn khi có nhân duyên tiếp xúc nhiều với lịch sử PGVN qua từng lớp căn bản giáo lý, đã kéo bước chân tôi ngày khám phá thêm từng trang sử Bi Hùng Lực của PGVN. Niềm tin chánh pháp được củng cố vững chắc từ nền tảng đó và bền bỉ, tiếp tục sống, cống hiến cho đạo pháp bằng chính khả năng của mình.

blank
Nhớ lại mùa Phật Đản 2508-1964, một năm sau sự kiện mùa Pháp nạn của PGVN, khi bộ đồng phục Oanh Vũ được tiếp tục mặc vào, hãnh diện bước đến chùa bằng những bước chân mạnh mẽ mà không còn một nỗi sợ sệt hay lo âu nào. Bên kia sông, bến Bạch Đằng, một lễ đài Phật Đản hùng vĩ, sừng sững giữa trời xanh, như tiếp thêm sức mạnh cho những người con Phật vùng sông nước Thủ Thiêm mà chỉ chưa đầy một năm trước ai cũng thấp thỏm, thậm chí một câu chào nhau, rủ nhau đi chùa cũng không dám thốt ra cửa miệng, trong đó có gia đình mình, có cả tuổi thơ của chính mình. Khi ấy cả một vùng đất Thủ Thiêm này chưa có điện và nước; nước thì phải chờ ghe nước đến mướn người gánh đổ vào lu, khạp để dùng đôi ba ngày. Ánh sáng thì nhà nào có đèn manchon cũng chỉ thắp sáng vài tiếng đầu hôm, còn lại thì chìm trong ánh đèn dầu vàng vọt. Vì vậy, trong suốt mùa Phật Đản, ánh sáng từ lễ đài bên kia sông sáng rực, soi sáng cả một vùng sông nước yên lành làm cho lòng người nô nức. Đó là một mùa Phật Đảntrong suốt quá trình trưởng thành, tu học trong cuộc đời, tôi chưa bao giờ thấy lại lần thứ hai.

So với nhiều bạn bè cùng lứa, trong hay ngoài màu áo các đoàn thể Thanh Niên Phật giáo, mình có được diễm phúc tận hưởng và chứng kiến. Sau này, chỉ biết có chia sẻ với nhau bằng niềm tự hào ấy, thả mặc cho sự tưởng tượng của các bạn mình bay bổng theo thời gian.

Bên cạnh đó, ngoài những khi tham khảo qua từng trang lịch sử mùa Pháp nạn năm 1963, hay những lúc trực tiếp dự các buổi lễ tưởng niệm chư anh linh tử đạo trong bộ đồng phục Thanh Niên Phật Tử, và trong thân tộc của mình cũng có hai người thân ngã xuống dưới làn sóng bạo quyền khi đang cùng chư Tăng Ni, Phật tử các giới bày tỏ sự kỳ thị, oan ức PGVN, nói theo GS Cao Huy Thuần là một tôn giáo có mặt lâu đời trên đất nước này mà phải đi xin hay đòi hỏi quyền bình đẳng tôn giáo! Vậy nên thấm thía sự đau thương và mất mát ấy dường như đối với tôi có thêm vết nứt rạn thật sâu trong tâm hồn, tâm hồn những người con Phật hiền lành, luôn sống chan hòa cùng đất nước quê hương.

Chùa Xá Lợi ở TPHCM ngày đó là một trong những trung tâm quan trọng cuộc đấu tranh của PGVN, là nơi quy tụ các vị lãnh đạo như: H.T Hội chủ Thích Tịnh Khiết, H.T Thích Tâm Châu, H.T Thích Trí Quang, v.v… và là nơi quàng thi hài cố Bồ Tát Thích Quảng Đức sau khi ngài tự thiêu, và đặc biệt hơn nơi đây cũng chính là nơi mà chính quyền thực thi kế hoạnh “Nước Lũ” (Bravo 1963) ngày 20/8/1963, tấn công trực diện vào chùa, đập phá tượng Phật, lùng bắt đi nhiều vị lãnh đạo cuộc đấu tranh, cùng lúc với các ngôi chùa lớn khác ở Huế và các tỉnh miền Trung.

Hơn 60 năm trôi qua, quá khứ đã thành quá khứ, nhưng nhớ lại để ngẫm lời Phật dạy: “Đệ tử Gotama/ Luôn luôn tự tỉnh giác/ Vôluận ngày hay đêm/ Ý vui niềm bất hại” (Kinh Pháp Cú, số 300).
(TC. Phật Học Từ Quang 44)







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/05/2021(Xem: 8761)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :