Nhớ Lại Mùa Phật Đản

07/05/20234:51 SA(Xem: 1059)
Nhớ Lại Mùa Phật Đản
blank
NHỚ LẠI MÙA PHẬT ĐẢN

Dương Kinh Thành

nho lai mua phat dan 1963Mùa Phật Đản năm nay, Phật Lịch 2567-2023, Phật giáo Việt Nam (PGVN) chúng ta kỷ niệm 60 năm tròn mùa Pháp nạn 1963-2023. Trong lòng mỗi người con Phật, nhắc đến sự kiện này ai cũng có chút chạnh lòng nghĩ đến những tháng này toàn thể Tăng tín đồ PGVN phải trải qua nhiều nỗi thống khổ lo âu, sợ sệt dưới bạo quyền của chính thể Ngô Đình Diệm; trong đó đã có nước mắt, máu và lửa, đã loang đổ chan hòa khắp chốn, lan tận đến cửa thiền môn vốn bao đời yên lành đứng nép mình bên dòng lịch sử của dân tộc.

Ngày ấy, tôi chỉ là một cậu bé mới 7, 8 tuổi, vừa khoác lên mình bộ đồng phục Oanh Vũ, vô tư, hồn nhiên cùng ba mẹ, ông bà đến chùa. Gần một năm sau, hòa cùng sự lo sợ của gia đình, dù trong tâm trí tuổi thơ lúc đó chưa cảm nhận hết sự việc cũng như toàn cảnh của cuộc đấu tranh PGVN, nhưng tôi cũng đã bị nhấn chìm vào bao lo âu ấy.

Sau năm đó, từng ngày lớn lên và trưởng thành theo từng độ tuổi trong các màu áo hoạt động Thanh Niên Phật Tử; đặc biệt hơn khi có nhân duyên tiếp xúc nhiều với lịch sử PGVN qua từng lớp căn bản giáo lý, đã kéo bước chân tôi ngày khám phá thêm từng trang sử Bi Hùng Lực của PGVN. Niềm tin chánh pháp được củng cố vững chắc từ nền tảng đó và bền bỉ, tiếp tục sống, cống hiến cho đạo pháp bằng chính khả năng của mình.

blank
Nhớ lại mùa Phật Đản 2508-1964, một năm sau sự kiện mùa Pháp nạn của PGVN, khi bộ đồng phục Oanh Vũ được tiếp tục mặc vào, hãnh diện bước đến chùa bằng những bước chân mạnh mẽ mà không còn một nỗi sợ sệt hay lo âu nào. Bên kia sông, bến Bạch Đằng, một lễ đài Phật Đản hùng vĩ, sừng sững giữa trời xanh, như tiếp thêm sức mạnh cho những người con Phật vùng sông nước Thủ Thiêm mà chỉ chưa đầy một năm trước ai cũng thấp thỏm, thậm chí một câu chào nhau, rủ nhau đi chùa cũng không dám thốt ra cửa miệng, trong đó có gia đình mình, có cả tuổi thơ của chính mình. Khi ấy cả một vùng đất Thủ Thiêm này chưa có điện và nước; nước thì phải chờ ghe nước đến mướn người gánh đổ vào lu, khạp để dùng đôi ba ngày. Ánh sáng thì nhà nào có đèn manchon cũng chỉ thắp sáng vài tiếng đầu hôm, còn lại thì chìm trong ánh đèn dầu vàng vọt. Vì vậy, trong suốt mùa Phật Đản, ánh sáng từ lễ đài bên kia sông sáng rực, soi sáng cả một vùng sông nước yên lành làm cho lòng người nô nức. Đó là một mùa Phật Đảntrong suốt quá trình trưởng thành, tu học trong cuộc đời, tôi chưa bao giờ thấy lại lần thứ hai.

So với nhiều bạn bè cùng lứa, trong hay ngoài màu áo các đoàn thể Thanh Niên Phật giáo, mình có được diễm phúc tận hưởng và chứng kiến. Sau này, chỉ biết có chia sẻ với nhau bằng niềm tự hào ấy, thả mặc cho sự tưởng tượng của các bạn mình bay bổng theo thời gian.

Bên cạnh đó, ngoài những khi tham khảo qua từng trang lịch sử mùa Pháp nạn năm 1963, hay những lúc trực tiếp dự các buổi lễ tưởng niệm chư anh linh tử đạo trong bộ đồng phục Thanh Niên Phật Tử, và trong thân tộc của mình cũng có hai người thân ngã xuống dưới làn sóng bạo quyền khi đang cùng chư Tăng Ni, Phật tử các giới bày tỏ sự kỳ thị, oan ức PGVN, nói theo GS Cao Huy Thuần là một tôn giáo có mặt lâu đời trên đất nước này mà phải đi xin hay đòi hỏi quyền bình đẳng tôn giáo! Vậy nên thấm thía sự đau thương và mất mát ấy dường như đối với tôi có thêm vết nứt rạn thật sâu trong tâm hồn, tâm hồn những người con Phật hiền lành, luôn sống chan hòa cùng đất nước quê hương.

Chùa Xá Lợi ở TPHCM ngày đó là một trong những trung tâm quan trọng cuộc đấu tranh của PGVN, là nơi quy tụ các vị lãnh đạo như: H.T Hội chủ Thích Tịnh Khiết, H.T Thích Tâm Châu, H.T Thích Trí Quang, v.v… và là nơi quàng thi hài cố Bồ Tát Thích Quảng Đức sau khi ngài tự thiêu, và đặc biệt hơn nơi đây cũng chính là nơi mà chính quyền thực thi kế hoạnh “Nước Lũ” (Bravo 1963) ngày 20/8/1963, tấn công trực diện vào chùa, đập phá tượng Phật, lùng bắt đi nhiều vị lãnh đạo cuộc đấu tranh, cùng lúc với các ngôi chùa lớn khác ở Huế và các tỉnh miền Trung.

Hơn 60 năm trôi qua, quá khứ đã thành quá khứ, nhưng nhớ lại để ngẫm lời Phật dạy: “Đệ tử Gotama/ Luôn luôn tự tỉnh giác/ Vôluận ngày hay đêm/ Ý vui niềm bất hại” (Kinh Pháp Cú, số 300).
(TC. Phật Học Từ Quang 44)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 13763)
28/04/2017(Xem: 9226)
10/06/2016(Xem: 11203)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.