Kinh doanh theo triết lý Phật pháp

06/01/20211:01 SA(Xem: 4313)
Kinh doanh theo triết lý Phật pháp
KINH DOANH THEO TRIẾT LÝ PHẬT PHÁP
Trí Minh

kinh doanh theo triet ly phat giao (2)Kinh tế học Phật pháp (Buddhist economics) có thể được coi như một phương thức vận hành kinh tế pha trộn giữa chủ nghĩa tư bảnchủ nghĩa xã hội. Mô hình này hiện đang ngày càng nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng và nhiều doanh nhân đã áp dụngthành công trong triết lý kinh doanh của bản thân.

Đôi nét về đặc trưng kinh doanh theo triết lý phật pháp

Kinh doanh là nghề đối đầu với nhiều thách thức, nhiều áp lực và luôn khiến con người phải đưa ra những lựa chọn khó khăn giữa các lợi ích.Trong cuộc chiến thương trường khắc nghiệt, không ít doanh nghiệp chỉ nghĩ đến tìm mọi cách thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt, bỏ qua khía cạnh đạo đức, đánh mất lương tâm nghề nghiệp, bất chấp lợi ích xã hộitổn hại môi trường. Đặc biệt, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng cạnh tranh không lành mạnh, sản xuất hàng hóa kém chất lượng, sử dụng các chất phụ gia, các hóa chất độc hại gây bệnh ung thư trong các loại thực phẩm… Điều này đã khiến người tiêu dùng lo lắng, bất an, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, chất lượng giống nòi và cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh của nền kinh tế, đến người kinh doanh chân chính.

Theo đạo Phật, nghề nghiệp của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và suy nghĩ của người đó. Vì vậy, Đức Phật đã liệt kê năm công việc mà con người nên tránh làm để giữ lương tri:1) Buôn bán rượu và các chất kích thích; 2) Giết hại động vật để buôn bán; 3) Buôn bán các chất độc hay có hại; 4) Buôn bán sinh vật sống (bao gồm cả con người) và 5) Buôn bán vũ khí.

Trong bối cảnh đó, khái niệm kinh doanh theo triết lý Phật pháp đang ngày càng được chấp nhận và lan tỏa, giúp các nhà kinh doanh hài hòa yếu tố cạnh tranh thị trường TBCN, với sự bền vững, hòa thuận giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Chuyên gia nghiên cứu kinh tế học Phật pháp người Nhật Bản, Shinichi Inoue, trong cuốn sách “Putting Buddhism to work: A new approach to management and bussiness” phát hành năm 1997 của mình, đã mô tả mô hình kinh tế học Phật pháp với ba đặc tính cơ bản sau: (1) Là nền kinh tế mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng liên quan; (2) Là nền kinh tế dựa trên những nguyên tắc về lòng bao dunghòa hợp; (3) Là nền kinh tế cho phép bảo vệ Trái Đất theo cách bền vững.

Người theo Đạo Phật chủ yếu quan tâm đến siêu thoát, song không đối nghịch với người theo chủ nghĩa vật chất. Theo quan điểm “không ai giàu có nếu cố bám lấy của cải, không ai được lạc thú nếu cố tìm lạc thú”, nhà kinh tế học Phật pháp sẽ coi tiêu dùngphương tiện cho hạnh phúc con người, nên mục tiêu là phải đạt hạnh phúc cao nhất bằng cách tiêu dùng ít nhất. Lúc này hàng hóa tạo ra phải đạt giá trị sử dụng cao nhất, song lại tốn ít chi phí tạo ra nhất, giúp để dành nguồn lực cho sáng tạo. Ví dụ, khi sản xuất hàng hóa, việc các nhà sản xuất cố tình tạo ra các sản phẩm có vòng đời ngắn hơn, dễ hỏng hóc hơn để rút ngắn chu kỳ kinh doanh và kiếm thêm lợi ích cho mình từ dịch vụ sửa chữa sản phẩm là một sự lãng phídã man đối với người tiêu dùng.

Theo nhà kinh tế học Phật pháp E.F Schumancher, mối quan hệ giữa người chủ lao động và người lao động, dưới góc độ nhà kinh tế học thông thường, mang xu hướng đối nghịch nhau. Đối với chủ lao động, lao động đơn giản chỉ là một hạng mục chi phí cần giảm đến mức tối thiểu, nếu không áp dụng được tự động hóa, thì cũng cần tận dụng (hay bóc lột) người lao động ở mức tối đa có thể. Còn đối với người lao động, lao động là công việc “vô bổ”, hi sinh thời gian và sự thoải mái của bản thân để đổi lấy tiền công. Vì vậy, lý tưởng của người chủ là làm sao có sản phẩm, mà không cần người làm thuê; còn lý tưởng của người làm thuê là có thu nhập, mà mình không bị người khác bóc lột. Tất nhiên là với quan điểm này, mâu thuẫn sẽ luôn tồn tại và dễ bị đẩy đi xa. Còn theo quan điểm Phật pháp, chức năng lao động có ít nhất ba mặt: Tạo cho con người cơ hội thực hành và phát triển khả năng của mình; giúp con người khiêm nhường và hợp tác với nhau; sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống. Lao động là phương tiện xoay quanh trung tâmcon người, khiến con người vừa có niềm vui của lao động, vừa có hạnh phúc khi nhàn rỗi. Đối với Phật pháp, có 2 kiểu cơ giới hóa cần phân biệt: kiểu giúp phát triển tay nghề và quyền năng con người, hoặc biến con người làm nô lệ phục vụ máy móc. Phật pháp cũng không hướng đến lý tưởng tăng mãi các ham muốn, mà hướng đến việc làm con người trở nên thuần khiết, trong sáng. Như vậy, kinh tế học Phật pháp giúp hài hòa quyền lợi và nguyện vọng của tất cả các chủ thể trong kinh doanh, hướng con người đến lối sống tích cực, giàu ý nghĩa.

Tóm lại, có thể mô tả đặc trưng cơ bản của kinh tế học Phật pháp là mô hình kinh doanh và phát triển kinh tế chịu ảnh hưởng của một số đạo lýthuyết pháp của Phật giáo, lấy hạnh phúc con ngườihòa hợp với thiên nhiên làm mục tiêu chủ đạo. Một số doanh nhân nổi tiếng lựa chọn triết lý kinh doanh Phật pháp cho bản thân, như: Tiến sĩ Kazuo Inamori – Nhà sáng lập và giám đốc của Japan Airlines, tỷ phú Kith Meng của Campuchia, nguyên thủ tướng Thaksin Shinawatra của Thái Lan, chính trị gia Padma Jyoti của Nepal, Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee...

Xu hướng kinh doanh theo triết lý phật pháp tại một số quốc gia

Hiện nay, các quốc gia đang theo các phái bộ Phật giáo chính hiện nay là:

- Phật giáo Đại thừa (Mahayana): Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore, Nepal và Đài Loan;

- Phật giáo Nam tông (Theravada): Thái Lan, Sri Lanka, Myanmar, Lào, Ấn Độ và Campuchia; - Phật giáo Mật tông (Vajrayana): Tây Tạng, Mông Cổ, Tây Nam Trung Quốc, Bắc Ấn Độ và Butan;

 - Phật giáo Tịnh Độ Tông (Pure Land Buddhism): Khu vực Đông và Nam Á;

 - Phật giáo Thiền tông (Dhyana hay Zen Buddihism): Một phân nhánh của Phật giáo đại thừa, hiện là một trong những pháp môn được tu tập nhiều nhất tại các nước Phương Tây.

 Các quốc gia trên cũng đã và đang áp dụng mô hình kinh tế học Phật pháp theo cách của riêng mình, mà dưới đây là một vài ví dụ nổi bật:

Butan

Nằm trên dãy núi Himalayas giữa Ấn ĐộTrung Quốc, Butan là quốc gia duy nhất coi Phật giáo Mật tông làm tôn giáo chính thức. Người Butan tin rằng, đức tin đồng lòng của tất cả tín đồ sẽ phát triển đủ lớn để bao trùm và cứu rỗi loài người. Đức tin đóng vai trò quan trọng trong phát triển văn hóa, đạo đứcxã hội của Butan, khuyến khích sự tôn kính đối với tự nhiên và các sinh vật sống.

Ngay từ năm 1971, Butan đã nổi tiếng do đo lường sự thịnh vượng không phải bằng GDP, mà bằng sự hạnh phúc (Gross National Happiness – GHN) của người dân. GHN được dựa trên bốn thành tố chính: Quản trị tốt, phát triển kinh tế xã hội bền vững, bảo tồn và phát triển văn hóa bản địa, và bảo vệ môi trường. Nhờ niềm tin coi trọng con người hơn sự phát triển vật chất thuần túy, mà ảnh hưởng của những khủng hoảng tài chính, bất động sản toàn cầu hay sự bất bình đẳng xã hội, vấn nạn môi trường, mà báo giới liên tục đăng tải ngày nay, lại trở nên xa lạ với đất nước Butan nhỏ bé. Butan đang được coi là một ví dụ điển hình cho một quốc gia đang phát triển, song từ chối việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế làm lợi ích tối thượng; Thay vào đó, Butan xây dựng một cách tiếp cận toàn diện hơn, ưu tiên vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững làm trọng tâm của hệ thống chính trị.

Năm 2012, tuổi thọ trung bình của người Butan đã tăng lên gấp đôi so với 20 năm trước đó. Chương trình học của trẻ em tại đây, cũng được thêm vào các môn kỹ thuật nông nghiệp cơ bản và bảo vệ môi trường. Các trường học cũng áp dụng hệ thống tái chế 100% chất thải. Đến nay, phần lớn năng lượng trong nước đã được đáp ứng bằng thủy điện, người dân và các loài sinh vật lẫn thực vật đều chung sống hài hòa. Butan cũng hướng đến trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về phổ cập xe điện.

So với các nước láng giềng, Butan đang được coi địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất bán đảo Ấn Độ và xếp hạng 75 thế giới trên tổng số 190 quốc gia được xếp hạng (theo báo cáo của World Bank năm 2018). Điều này một phần do Butan đã tách được bản thân khỏi xu hướng chung là thèm khát tài nguyên để phát triển, từ đó mở ra những hướng phát triển hứa hẹn nở rộ trong tương lai.

Sri Lanka

Sri Lanka có dân số 21 triệu dân, với 70% theo đạo Phật. Do vừa mới kết thúc 26 năm nội chiến vào năm 2009, giữa chính phủ của những người Sinhalese theo đường lối chủ nghĩa dân tộc Phật giáo với đội quân “Những con hổ giải phóng Tamil” theo Hồi giáo, Sri Lanka đang trong quá trình phục hồihòa hợp dân tộc. Một trong những mục tiêu của quốc gia này là chiếm lại được tình cảm của cộng đồng quốc tế, và việc tích hợp các giá trị Phật giáo vào các chính sách đối ngoại đang giúp hiện thực hóa các mục tiêu đó. Với vị trí chiến lược nằm tại trung tâm Ấn Độ Dương, Sri Lanka đã thu hút được nhiều sự quan tâm của Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bảnđặc biệtTrung Quốc. Đất nước đã tiếp nhận nhiều khoản vay từ Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng và hiện cũng đang gặp khó khăn để trả những khoản vay đó.

Trước những vấn đề hiện nay của Sri Lanka, ngày càng nhiều ý kiến cho rằng đất nước nên từng bước áp dụng triết lý Phật giáo để giúp nền kinh tế phát triển bền vững hơn. Đặc biệt,với vẻ đẹp thiên nhiên phong phúhoang sơ, hướng phát triển về du lịch tâm linh, sinh thái, gắn liền với bảo vệ môi trường đang dần được các nhà đầu tư chú ý.

Các nhà kinh tế học Phật pháp của Sri Lanka cho rằng phương thuốc cho mọi vấn đề của thế giới, như đói nghèo, bất bình đẳng, bất ổn và bạo lực, là từ bỏ các lý thuyết và mô hình kinh tế phương Tây và áp dụng kinh tế học Phật pháp – các nguyên tắc kinh tế đã được Đức Phật đưa ra từ 2550 năm trước. Đức Phật dạy rằng việc theo đuổi, tích lũysử dụng của cải không chỉ nhằm phục vụ cá nhân, mà còn bởi trách nhiệm xã hộilòng trắc ẩn đối với những người kém may mắnthành công hơn. Mặc dù công nghệ ngày càng hiện đại, song thế giới vẫn không trở nên thực sự tốt đẹp hơn. Thậm chí, chúng còn góp phần gia tăng sự chênh lệch về kinh tế, xã hội, gây bất ổn và xung đột. Xét với tình hình hiện nay ở Sri Lanka, đây cũng có thể là một cách tiếp cận phù hợp giữa bản sắc, văn hóa địa phương và nhu cầu từ thực tiễn.

Myanmar

 Cách đây hơn 20 năm, quốc gia Myanmar quân chủ đã bị Hoa Kỳ tuyên bố áp dụng các biện pháp trừng phạt về kinh tế do các cáo buộc vi phạm nhân quyền về đàn áp người Hồi giáo. Các chính sách cô lậpquản lý kinh tế sai lầm của các chính phủ trước đây đã khiến Myanmar có cơ sở hạ tầng nghèo nàn, tham nhũng đặc hữu, nguồn nhân lực kém phát triển và không đủ khả năng tiếp cận vốn. Chính phủ Myanmar khá chậm chạp trong việc giải quyết các trở ngại cho phát triển kinh tế, như: Quyền đất đai không rõ ràng; Hệ thống cấp phép thương mại hạn chế; Hệ thống thu ngân sách thiếu minh bạchhệ thống ngân hàng lạc hậu.

Cuộc cải cách dân chủ và kinh tế ở Myanmar bắt đầu vào năm 2011. Đến khi chính quyền dân sự lên nắm quyền năm 2015 và nằm dưới sự lãnh đạo không chính thức của bà Aung San Suu Kyi - chính trị gia dân chủ từng được trao giải Nobel Hòa bình, quốc gia này đã đạt được nhiều tiến bộ trong thu hút đầu tư nước ngoài và tái hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đến tháng 10 năm 2016, Myanmar đã được Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt kinh tế. Từ đó, Myanmar trở thành một trong những thị trường sơ khai (frontier market) hấp dẫn nhất thế giới, thu hút hàng loạt công ty đa quốc gia lớn tới đầu tư, như Nestle, Coca-Cola, Visa…

 Có một điểm thú vị là tập đoàn Viettel hiện đang phát triển khá tốt ở thị trường Myanmar. Sự tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam và Myanmar cùng kiến thức, kinh nghiệm làm việc với tốc độ khó tin tại mạng di động này là những điều khiến nhiều người trẻ Myanmar yêu thích. Với phương thức làm việc cho phép người địa phương làm chủ công việc và trực tiếp tạo ra những thay đổi tích cực cho đất nước, cộng thêm mức thu nhập không nhỏ so với mặt bằng chung, đã giúp hiện thực hóa mục tiêu 3 triệu khách hàng của Mytel trong năm 2018.

 Là quốc gia với 90% dân số theo đạo Phật giáo Nam tông, người dân Myanmar rất nhiệt tình làm từ thiệntình nguyện giúp đỡ lẫn nhau, kể cả người lạ. Tại trung tâm Phật giáo của Myanmar là Mandalay và Sagaing, có hàng ngàn tu sĩ, nữ tu và cư sĩ Phật giáo dành thời gian trong vô số tu viện và chùa chiền để thiền địnhnghiên cứu các giáo lý Phật giáo. Quan niệm của người Myanmar về quyên góp từ thiện cũng khác so với quan điểm phổ biến hiện nay, khi họ làm từ thiện để tích đức và mong có được tương lai tốt đẹp hơn. Điều này dẫn đến việc người dân cố gắng từ thiện hết những gì mình có thể. Theo CIA ước tính, khoảng 26% trên tổng số 51 triệu người Myanmar thuộc diện nghèo khổ, 41% dân số đô thị ở Myanmar sống ở các khu ổ chuột. Tuy nhiên, Đức Phật đã chỉ rõ cách mà bạn nên làm với lợi nhuận của mình: Hãy chia ra làm bốn phần, một phần tư cho bản thângia đình; một phần tư cho đầu tư tương lai; một phần tư để quyên góp và một phần tư để tiết kiệm. Vì vậy, cho đi hết những gì mình có không nằm trong giáo lý nhà Phật.

Thái Lan

Tại Thái Lan, mô hình kinh tế học Phật giáo nổi bật qua hai mô hình chính:

1)    Mô hình kinh tế hiệu quả của Hoàng gia Thái Lan (The Royal Thai Sufficiency Economy Model):

 Mô hình này hoạt động dựa trên các nguyên tắc về điều tiết, hợp lý, tự chủ, khôn ngoan và liêm chính được Quốc vương Thái Lan giới thiệu đến công chúng khi khủng khoảng tài chính 1997 xảy ra và hiện được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) coi là mô hình tốt nhất cho phát triển. Mô hình này đã thành công trong thúc đẩy sự thịnh thượng ở cấp độ cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng và khu vực từ nông thôn đến thành thị và hứa hẹn được đưa vào chính sách quốc gia nhờ tính tương hỗ với những chiến lược kinh tế tư bản khác. Trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sau nhiều thập niên tăng trưởng mạnh mẽ, Quốc vương đã đưa ra sự thay đổi trong quan điểm: Trở thành con hổ không còn quan trọng đối với những người luôn mong Thái Lan sẽ trở thành con hổ thứ 5 bên cạnh “Những phép màu” ở Đông Á. Quốc vương chỉ ra rằng điều quan trọng với chúng ta là có được một nền kinh tế tự chủ, tự đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Ngay từ những ngày đầu trị vì hơn 60 năm trước, Nhà vua đã luôn sát sao theo dõi dân chúng của mình sống ra sao. Từ đó, ông nhận thấy rõ sự hiện đại hóa đang ngày càng khiến người nông dân phải gánh những khoản chi phí lớn hơn; Các doanh nghiệp lớn bắt đầu chèn ép các nông hộ nhỏ, và sự chênh lệch giàu nghèo càng khiến vấn đề kinh tế, xã hội phức tạp hơn. Từ đó, Nhà vua đã xây dựng cách tiếp cận phát triển riêng, thành lập các trung tâm nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp nhằm giúp đỡ người nông dân bớt vất vả. Ủy Ban Phát triển Kinh tế Xã hội Quốc gia của Thái Lan đã nghiên cứu áp dụng ý tưởng này của Nhà vua vào xây dựng chính sách, với các nguyên tắc: Sự điều tiếtđảm bảo không dư thừa hay quá ít; Sự hợp lý – phân tích hậu quả của các hành động và thực hiện chúng với lòng trắc ẩn; Sự tự chủ - không phải là tự cô lập, mà tự lựctự giác đối phó với những cú sốc và sự kiện ngoài ý muốn; Sự khôn ngoan – không chỉ có kiến thức, mà còn sử dụng chúng cân nhắc sâu sắc; Sự liêm chínhbảo đảm trung thực, siêng năng và không bóc lột. Các doanh nghiệp Thái Lan đã ứng dụng ý tưởng của Nhà vua một cách rất hiệu quả. Ban đầu thì sản xuất quy mô nhỏ, tự chủ, tự lực nhằm giúp giảm chi phí, hạn chế vay nợ và hướng đến tốc độ tăng trưởng vừa phải. Sau đó, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển nội bộ, đào tạo nhân viên, thiết kế sản phẩm và đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất lao động và bảo vệ môi trường. Đây là hướng phát triển bền vững và mang lại thành công trong lâu dài.

2)    Mô hình Phong trào cải trách Phật giáo Santi Asoke (Santi Asoke Buddhist Reform Movement of Thailand):

Mô hình này có phạm vi phổ cập thấp, khi hướng cộng đồng giải phóng sự gắn bó vật chất để đạt được sự tự do tâm linh. Phong trào thể hiện khuynh hướng khổ hạnhchỉ trích chủ nghĩa tư bản về vấn đề lòng tham, cạnh tranhbóc lột, có một số điểm tương đồng với mô hình kinh tế học Phật pháp. Phong trào Asoke đề xuất mô hình mà người tham gia, khi lao động không được trả lương, nhưng được hưởng một số phúc lợi, bao gồm: Thức ăn, chỗ ở, quần áo và thuốc men, được hỗ trợ tinh thần, giáo dục miễn phí và môi trường tích cực cho trẻ em phát triển. Con người lúc này đóng góp hầu hết tài sản của mình cho tập thể và chia sẻ các tài nguyên chung, cố gắng chăm chỉ, cần cù, có kiến thứcsử dụng tiết kiệm tất cả nguồn lực.

Mông Cổ

quốc gia mà văn hoá du mục vẫn còn tồn tại và được làm giàu rất nhiều bởi Phật giáo, tại Mông Cổ, ý thức về cộng đồng được thúc đẩy rất mạnh mẽ. Bắt đầu bởi thực tế những người du mục chỉ có thể tồn tại bằng cách kết hợp và giúp đỡ lẫn nhau, thay vì cạnh tranh với nhau, cộng đồng của người Mông Cổ đưa mọi kẻ mạnh và kẻ yếu trở thành người thân và coi việc giúp đỡ người khác sống sót cũng chính là giúp mình sống sót. Sự chia sẻ cũng không chỉ gói gọn bằng vật chất, mà còn cả về tinh thần. Do đó, chúng ta có thể hình dung thấy bức tranh của sự phát triển không hề bỏ lại, hay hi sinh bất kỳ cá nhân nào. Bên cạnh đó, một trong những lý tưởng quan trọng trong Phật giáo có thể mang vào cuộc sống, đó là sự phát triển của các cá nhân (hay quốc gia) sẽ có ý nghĩa hơn, nhanh hơn và bền vững hơn, khi đi kèm với sự giúp đỡ và hỗ trợ người khác (hay quốc gia khác).

Hiện nay, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến lối sống du mục của người Mông Cổ rất nhiều. Trong 3 thập niên qua, khoảng 600.000 người du mục, tức 20% dân số Mông Cổ, đã rời bỏ thảo nguyên chuyển đến Ulaanbaatar, làm dân số thủ đô tăng gấp đôi. Kinh tế Mông Cổ ngày nay dựa nhiều vào khai thác khoáng sản, nổi bật là khai thác than và đồng bán cho Trung Quốc. Năm 2011, kinh tế Mông Cổ tăng trưởng 17%, trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, giá cả các loại hàng hóa lao dốc, khiến kinh tế Mông Cổ chật vật, rơi vào nợ nần. Điều này đã tạo áp lực khiến quốc gia Đông Á này phải đa dạng nền kinh tế, tăng cường đầu tư vào du lịch và phát triển nông nghiệp.
(Theo Doanh Nghiệp và Hội Nhập)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 26328)
01/09/2014(Xem: 16960)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.