Thái Lan là một nước có 95% dân số theo Phật giáo, điều đó có lẽ rất nhiều người biết. Pháp tu chính và truyền thống nơi đây là thiền Minh Sát Tuệ (thiền Tuệ, thiền Quán, thiền TứNiệm Xứ hay thiền Vipassana) có lẽ cũng nhiều người biết. Nhưng địa điểm thuận lợi để người Việt có thể đến tu tập cũng như cách thức đi lại, những điều cần nắm rõ, cần chuẩn bị trước thì có lẽ không nhiều người biết, đặc biệt trong bối cảnh thiền Minh Sát Tuệ đang được phổ biến ở Việt Nam và nhiều người muốn thực tập hiện nay.
Thiền viện Wat Ram Poeng nhìn từ trên cao
Nếu tìm trên Google “chùa Wat Ram Poeng” có trên dưới mười bài viết đề cập đến thiền viện này, còn với tiếng Anh “Wat Ram Poeng meditation retreat”, kết quả nhiều hơn nữa. Dưới đây là đường link hai bài viết giúp bạn có một cái nhìn tương đối khái quát về nơi này: http://tapchivanhoaphatgiao.com/nam-2007/so-42 http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=473 Bài đầu là cuộc phỏng vấn giữa phóng viên tạp chí Văn HóaPhật Giáo với thiền sư Ajahn. Suphan, viện chủthiền viện trong dịp ngài qua dạy thiền tại Thiền việnNguyên Thủy, Việt Nam vào năm 2007. Đọc bài này, (xem bài đọc thêm bên dưới) bạn sẽ nắm bắt những nét chính về tinh thần, đường lối tu tập của Thiền Minh Sát qua lời giảng của thiền sưviện chủ. Bài thứ hai, cũng đăng trên tạp chí Văn HóaPhật Giáo, của một thiền sinh từng tu tập tại Wat Ram Poeng, sau khi về đã ghi lại những trải nghiệm, hiểu biết của mình. Bạn cũng có thể đọc thêm những bài viết khác cũng như vào trang web của thiền viện theo đường link http://www.watrampoeng.net/watrampoeng/ để tìm hiểu kỹ hơn. Riêng bài viết này muốn cung cấp cho quý vị nào có ý định đến đây hành thiền những thông tin, hướng dẫn chính xác, cần thiết mà các bài viết kia còn thiếu hoặc chưa cập nhật tình hìnhhiện tại của thiền viện.
Thiền sư Ajahn. Suphan, viện chủthiền viện Wat Ram Poeng
Lý do người viết muốn giới thiệuthiền viện này vì các trung tâm thiền ở Thái Lan được biết đến thường thuộc thủ đô Bangkok hoặc các vùng lân cận, nơi khí hậu nóng quanh năm, nhất là các khóa thiền được hướng dẫn bằng tiếng Anh nên những ai không biết tiếng Anh sẽ không thể tham dự. Trong khi trung tâm thiền quốc tế Wat Ramg Poeng, nằm ở Chiang Mai, một tỉnh thuộc vùng đồi núi phía Bắc, khí hậu khá mát mẻ, ở đây vẫn thường xuyên đón tiếp người Việt đến tu tập, ngay cả những vị không biết tiếng Anh vì thiền viện có các sư Việt Nam ở tu học và phụ giúp công việc phiên dịch. Hơn nữa thiền sưviện chủ đã từng được mời dạy thiền tại Việt Nam và hướng dẫn khá nhiều người Việt nên đó cũng là thuận lợi lớn. Lý do nữa để giới thiệu vì thiền viện này đồng thời, vừa là trung tâmtu thiền cho người Thái, người ngoại quốc, lại vừa là ngôi chùa lớn với những sinh hoạtPhật giáo và sinh hoạttruyền thống của miền Bắc Thái Lan: những buổi lễxuất gia gieo duyên, những buổi tối đi nhiễu quanh tháp cổ trong khói hương, ánh nến và hoa vào “ngày của Phật” (Buddha’s Day), những lễ hội với các điệu nhảy, trang phục truyền thống… Do đó, bạn sẽ có cơ hội hiểu biết nhiều về văn hóa Thái, con người Thái, Phật giáo Thái, một điều rất thú vị và hữu ích.
Dưới đây là đôi điều cần thiết nên biết (được trích từ tài liệu hướng dẫn chính thức của thiền viện) nếu bạn muốn đến đây tu tập.
Thứ nhất, điều kiện để được nhận vào thiền viện và những điều cần chuẩn bị:
- Mọi tôn giáo cũng như mọi tông pháiPhật giáo đều được chào đón.
- Nếu bạn chưa biết gì về thiền, điều đó không quan trọng, thiền viện sẽ dạy từ căn bản.
- Hộ chiếu và visa hợp lệ.
- Hai (2) ảnh 4×6.
- Một (1) bản copy trang hộ chiếu có ảnh, chữ ký và visa hợp lệ.
- Ít nhất hai bộ đồ trắng. Nam: quần áo trắng giản dị, rộng, không quá mỏng; đồ lót cũng phải màu trắng. Nữ: quần áo hoặc sarong/váy trắng giản dị, rộng, không quá mỏng, áo có tay, một khăn trắng khoác qua ngực và quanh vai; đồ lót cũng phải màu trắng.
Trang phục có thể mua/mượn tại thiền viện hoặc nếu muốn tự mang theo, xin tham khảo mẫu đồ trong hình minh họa. Quy định về y phục này chỉ áp dụng cho thiền sinh là người tại gia.
- Vật dụngcá nhân (xà phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng, khăn tắm, dép…) thiền sinh tự mang theo hoặc có thể mua tại căn tin thiền viện.
- 200 baht (khoảng 150.000 VND) để mua nến, nhang, hoa sen trong lễ nhập khóa và ra khóa thiền. Ngoài số tiền này, bạn không cần đóng thêm khoản nào khác. Mọi đóng góp là tùy tâmcúng dường.
Thứ hai, về quy định và cách thức sinh hoạt trong khóa thiền. Ở đây chỉ nói những điều cần thiết nhất còn chi tiết đầy đủ sẽ có trong tài liệu hướng dẫn khi đến thiền viện:
- Có hai dạng khóa thiền: khóa 10 ngày và 26 khóa ngày. Thiền sinh có thể chọn khóa 26 ngày ngay từ đầu hoặc sau khi xong khóa 10 ngày, cảm thấy muốn tiếp tục thì đăng ký tiếp. Ngoài ra còn có thêm một khóa nâng cao 10 ngày dành riêng cho những ai đã hoàn thành khóa 26 ngày và muốn tiếp tục. Không bắt buộc phải ở đúng số ngày đã đăng ký, nếu không thấy phù hợp, thiền sinh có thể dừng bất kỳ lúc nào.
- Nếu bạn biết tiếng Anh, có thể đến văn phòngthiền viện để tự làm thủ tục và sẽ được người phụ trách hướng dẫn chi tiết. Nếu bạn không biết hoặc không tự tin với tiếng Anh của mình thì văn phòng sẽ mời các sư Việt Nam xuống phiên dịch.
- Thiền viện sẽ tạm giữ các thiết bị dùng để liên lạc và làm việc như điện thoại, laptop… trong suốt khóa thiền nên hãy đảm bảo mọi công việc đã được sắp đặt xong. Trường hợpcần thiết thì có điện thoại tại văn phòng.
- Mọi phương tiệngiải trí không được sử dụng như máy nghe nhạc, laptop,… kể cả sách Phật giáo hay sổ viết nhật kí.
- Sự tu tập được hướng dẫn trực tiếp bởi thiền sưtrụ trì. Mỗi ngày có một buổi “trình pháp” (report) để thiền sinh trình bày về quá trình hành thiền trong ngày và thiền sư sẽ giải đáp thắc mắc cũng như hướng dẫn bước tiếp theo.
- Nếu thiền sinh là chư tăng ni thì thời khóa sinh hoạt và tu tập cũng giống như các thiền sinh khác chứ không sinh hoạt theo chư tăng ni thuộc thiền viện.
- Ăn một ngày hai bữa: sáng 6h30’, trưa 10h30’. Có cả chay và mặn. Buổi chiều thiền sinh có thể uống sữa được thiền viện chuẩn bị sẵn.
Về vấn đề đi lại và liên lạc:
- Thời gian các thiền sinh nước ngoài đến tu tập nhiều nhất vào khoảng đầu tháng 11 đến đầu tháng 3 vì lúc này thời tiết rất mát mẻ, dễ chịu.
- Vì nằm không xa trung tâm thành phố nên bạn có thể đến thẳng thiền viện bằng cách đón xe đỏ (loại xe công cộng sơn màu đỏ) hay taxi từ sân bay quốc tế Chiang Mai (hiện nay chưa có chuyến bay thẳng từ Việt Nam qua Chiang Mai, phải dừng ở Bangkok trước); nếu đi đường bộ bằng xe bus, cũng đón xe đỏ đến thiền viện từ trạm dừng cuối cùng trong thành phố. Cả hai đều tính giá ở mức trên dưới 200 baht (150.000 VND).
- Bạn có thể gửi mail theo địa chỉ [email protected] hoặc gọi điện trực tiếp đến văn phòng chùa số 66-5327-8620 để hỏi thêm chi tiết hoặc hẹn ngày đến. Tốt nhất là có thể liên lạc hẹn ngày đến để văn phòng sắp xếp trước, nhưng nếu vì lí do nào đó mà bạn không liên lạc trước được và đến bất chợt thì thiền viện vẫn sẵn sàng đón tiếp.
Trên đây là những thông tin cần thiết nếu bạn có ý định đến nơi đây để bắt đầu một khóa thiền, còn về chuyện kết thúc khóa thiền, kết quả như thế nào thì mỗi người sẽ tự gặt hái cho mình. Tuy các bài viết trên mạng khi nói đến Wat Ram Poeng phần nhiều là có cảm tình và thu được kết quả tốt, nhưng thực tế cũng có những người đến ngày hôm trước, một vài hôm sau đã xin ra khóa vì không hợp, không thể tiếp tục. Cho nên bài viết này chỉ mong muốn giới thiệu một trung tâm thiền có uy tín nhưng chưa nhiều người biết, còn bạn, hãy “đến để thấy và tự chứng nghiệm” như lời Phật dạy.
Dưới đây là một số hình ảnh của thiền viện và các sinh hoạt. Wat Ram Poeng
BÀI ĐỌC THÊM:
HỌC THIỀN ĐỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI
Hiếu Thiện thực hiện và chuyển ngữ (TC. Văn HóaPhật Giáo 42)
Thiền sư Ajahn Suphan hiện là Viện trưởng tu viện Rampoeng, Chiang Mai, Thái Lan, một địa chỉ có nhiều thiền sinh người nước ngoài đến học thiền. Tháng 5/2007, thầy đã sang Việt Nam lần đầu tiên theo lời mời của chùa Nguyên Thủy, Q,2,TP. HCM, được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ, hướng dẫn hai khóa tu thiềnMinh sát tuệ (Vipassana), VHPG đã gặp gỡ thầy. Phong thái nhẹ nhàng, thanh thoát, nụ cười từ ái. Cuộc phỏng vấn của VHPG với Thiền sư Ajahn Suphan được thực hiện bằng tiếng Anh. Bên tách trà kỳ này giới thiệu cùng quý độc giả về thiền Minh sát tuệ và những điều cần lưu ý khi thực tập thiền.
PV: Thưa thiền sư, xin thầy giới thiệu cho độc giảViệt Nam vài nét về thiền Minh sát (Vipassana)
Thiền sư Ajahn Suphan (A.Suphan): Nguyên tắc căn bản của thiền Minh sát (thiền quán) là phát triển chánh niệm của người thực tập. Người tu thiềnMinh sát phải liên tục giữ chánh niệm, tỉnh giác trong khi đi, đứng, nằm, ngồi – tức là trong bốn oai nghi. Người đó cũng phải liên tục giữ chánh niệmtỉnh giác như vậy trong tất cả mọi hoạt động khác trong ngày.
Chữ Vipassana có nhiều nghĩa khác nhau và một trong các nghĩa đó là “biết rõ chân lý để sống hợp với quy luật của tự nhiên”. Có người nghĩ rằng họ tới thiền viện, ngồi xếp bằng rồi nhắm mắt lại và thế có nghĩa là họ đang hành thiền Minh sát. Không phải như vậy. Ý nghĩa đích thực của thiền Minh sát là nhận chân được thực tại, được bản chất của sinh tồn, quy luật của cuộc sống và trực nhận được ba tướng: khổ, vô thường, vô ngã. Vipassana giúp cho hành giảsửa chữa những nhận thứcsai lầm về cuộc sống để thấy được cái quy luật của cuộc sống và của tự nhiên. Vipassana có thể thay đổi được cuộc sống con người, giúp cho con ngườiđoạn diệt được phiền não – tham, sân, si – và đạt tới chân lýtối thượng.
PV: Xin thiền sưcho biết nguồn gốc của thiền Minh sát.
A.Suphan: Thiền Vipassana thuộc về giáo huấn của Đức Phật. Trong kinh TứNiệm Xứ, Đức Phật đã giải thích tỉ mỉ bốn phép quán: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp. Vipassana thuộc về Phật giáo. Tứ niệm xứ với bốn phép quán là cách thức để hành giảtu tập và phát triển chánh niệm. Bốn phép quán này là đủ để rèn chánh niệm, đoạn diệtphiền não và trực nhậnba tướng: khổ, vô thường, vô ngã của hiện hữu.
Đức Phật dạy rằng bốn phép quán có thể giúp ta tu rèn lối sốngđạo hạnh của bậc thánh nhân và đạt tới Niết bàn. Hành giả tu Vipassana có thể nhập dòng thánh. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào căn cơ của hành giả. Khi người ta nhận thấy được sự vô nghĩa của cuộc sống bon chen thì họ tìm đến pháp này và họ có thể đạt tới giác ngộ, giải thoát. Có ba yếu tốtrợ duyên cho hành giảtu thiền tuệ:
- Các hạnh Ba la mật mà hành giả đã tích lũy qua nhiều kiếp.
-Việc hành giảgiữ giớitrong sạch và phát triển định.
- Tuệ giác giúp hành giả nhìn thấy sự vật, hiện tượng như chúng đang là.
Hành giả có Ba la mật và Giới, Tuệ phát triển đầy đủ là người đã hội đủ các yếu tố chủ yếu hỗ trợ cho việc hành thiền.
Tùy theocăn cơ mà các hành giảtu thiền với các động cơ, mục đích khác nhau. Người thì hành thiền với mục đíchphục vụ cho công việc riêng của họ, người thì tu thiền với mục đíchphục vụcộng đồng, giúp đỡ cho mọi người khác.
Năm yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới việc tu thiền và phát triển chánh niệm: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Hành giả phải cần có tín – có nghĩa là người đó phải có lòng tin vào chính bản thân mình, tin rằng mình có thể đạt tới giác ngộ, giải thoát. Người đó phải tin Luân hồiNhân quả: Cuộc sống hiện tại của chúng taphụ thuộc vào những ý nghĩ, lời nói, việc làm thiện hoặc bất thiện của chúng ta trong quá khứ. Hành động hiện tại có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta – có nghĩa là chúng ta có thể tác động tới tương lai và thay đổi cuộc đời mình. Vipassana có nghĩa là trí tuệ, hiểu ngộ – tự do và giải thoát.
PV: Thưa thiền sư xin thầy cho biết về việc hành thiền Vipassana ở Miến Điện, Thái Lan và một số nước phương Tây.
A.Suphan: Vipassana chỉ có một, về mặt lý thuyết mà xét. Về nguyên tắc thì không có sự khác biệt nào cả. Toàn bộ việc tu thiền Vipassana là dựa trên bốn phép quán được giải thích tỉ mỉ trong kinh TứNiệm Xứ. Tuy nhiên, có sự khác biệt về mặt kỹ thuật giữa các truyền thống khác nhau. Điều này phụ thuộc vào thiền sư, cách tu tập của thiền sư và năng lực, tính cách, khí chất của thiền sinh.
Thông thường người tu thiềnlựa chọnthiền việndựa vàotính cách, đặc điểmtâm lý của cá nhân họ hoặc thông tin mà họ có được. Sau khi có được thông tin cần thiết, họ tới thiền viện ở các nước khác nhau. Ngày nay có rất nhiều thiền viện trên khắp thế giới. Một số thiền viện có xu hướngnhấn mạnhnghi lễ, nghi thức, còn một số khác thì chú trọng nguyên tắc dạy thiền hoặc việc trao truyền thông tin hoặc đề cao vai trò của việc hướng dẫn tỉ mỉ từng bước một. Một số thiền viện có thể coi trọng việc giúp thiền sinh đưa những gì họ học được vào cuộc sống và muốn cho thiền sinh có điều kiệntu tập theo khả năng riêng của từng người, theo sở thíchcá nhân.
Mặc dù một số khác biệt như đã nêu, khi chuẩn bị đi tu thiền, các hành giả cũng phải tuân theo một số nguyên tắc chung:
- Có thông tin đúng đắn
- Việc hành thiền phải dựa trên nền tảng của bốn phép quán: thân, thọ, tâm, pháp
- Hành giả phải có khả năng áp dụng cho được những gì đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Phương pháp dạy có thể khác nhau phụ thuộc vào môi trường tu học nhưng các nguyên tắc căn bản thì không thay đổi
Hiện nay có nhiều thiền viện được mở ra ở châu Âu và Bắc Mỹ. Các trung tâm này cung cấp cho hành giả những thông tin cần thiết và hướng dẫn kỹ thuật tu Vipassana. Một số thiền viện do các chùa hoặc các hành giảcư sĩ hướng dẫn; cũng có những khóa tu thiền được tổ chức ngay tại nhà riêng – các khóa tu ở những nơi này thường được tổ chức theo truyền thốngNguyên thủy. Các khóa thiền, các thiền viện có thể hoạt độngdựa vào tiền đóng góp tự nguyện, cúng dường mà không thu tiền của người học.
PV: Thầy có thể nhận xét về việc tu thiền của các thiền sinh ngoại quốc tại các nước theo truyền thốngPhật giáoNam tông.
A.Suphan: Để tìm được một thiền việnphù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng của mình, thiền sinh phải có được thông tin đầy đủ, chính xác. Thứ nữa, họ phải tìm hiểu các nội quy, quy tắc và các hướng dẫn hành thiền của thiền viện vì trong đó các nguyên tắc dạy thiền của các vị thầy được thể hiệncụ thể, rõ ràng.
Các thiền sinh ngoại quốc có mặt mạnh và mặt yếu riêng của họ. Ưu điểm lớn nhất của họ là thường có động cơ tu thiền mạnh mẽ. Yếu điểm thường gặp ở họ là họ không có được niềm tintôn giáo (đạo Phật) mạnh mẽ. Khi tín (niềm tin – BT) yếu thì tấn (siêng năng, nỗ lực – BT) cũng không thể đi xa được. Họ chỉ có lòng tin vào khoa học, kỹ thuật và cách nhìn của họ thường rơi vào tình trạngphiến diện, không có tính trọn vẹn, tổng hòa. Họ tranh cãi, lý luận quá nhiều và có xu hướng nặng ganh đua để đạt tới thành công. Tu thiền Vipassana là để đạt tới hiểu ngộ cần thiết cho sự phát triển ở bên trong, thế nhưng họ lại hướng tới sự thành đạt ở bên ngoài và quá chú trọng tới điều đó.
Ngày nay đạo Phật được lan truyền rộng rãi ở phương Tây và ngày càng có nhiều người quan tâm tới việc tu thiền. Trong thời đại của khoa học và kỹ thuật, họ gặp nhiều khó khăn, bế tắc; nhiều người cảm thấycô đơn, buồn chán (đặc biệt là ở Mỹ) và họ tìm tới các nước theo truyền thốngPhật giáo Nguyên thủy với những mục đích khác nhau: hành thiền Vipassana, tìm hiểu một nền văn hóa khác, một truyền thống khác v.v… Tuy nhiên, nhiều người trong số họ hiểu sai về nguyên tắc của thiền Minh sát và cách tu thiềnMinh sát. Ví dụ, họ không hiểu ý nghĩa của một trong ba tướng: vô ngã; và họ không hiểu tại sao hành giả lại không nên dính mắc vào cái ngã của mình. Họ thắc mắc khi xem các nghi lễ vì họ không hiểu mục đích chính của các nghi lễ là làm giảm bớt bệnh chấp ngã ở nơi hành giả. Họ cho rằng việc giữ giới không cho các thiền sinh có sự đụng chạm về thể xác (như ôm nhau chẳng hạn) là phạm vinhân quyền. Họ giữ cái nhìn sai lệch về ý nghĩa, mục đích của việc giữ giới…
PV: Xin thầy giải thích rõ thêm về sự khác biệt giữa thiền chỉ (Samatha) và thiền quán, tức thiền Minh sát (Vipassana). Nhiều hành giả mới bắt đầu thực tập còn lầm lẫn giữa hai loại thiền này.
A.Suphan: Thiền chỉ có từ trước khi đạo Phật ra đời. Nhiều người ở Ấn Độ (ví dụ như tín đồ đạo Hindu) đã đạt được mức định cao nhất. Khi Đức Phậttìm raThiền quán (Vipassana), Ngài thấy rằng thiền chỉ có khả năng hỗ trợ cho việc tu thiền quán. Vì vậyĐức Phật dạy rằng có hai cách tu thiền quán. Một là, người ta có thể tu thiền chỉ và dùng thiền chỉ để hỗ trợ cho việc tu thiền quán. Hai là, hành giả có thể tu thiền quán mà không cần phảitu thiền chỉ. Họ chỉ cần tu tập để phát triển chánh niệm và phát triển sự tỉnh giác khi quán sát đối tượng. Họ chỉ cần thấy sự vật, hiện tượng như chúng đang là mà không cần có định thật sâu. Sự khác biệt chủ yếu giữa thiền chỉ và thiền quán là ở chỗ, mặc dầuthiền chỉ có thể giúp hành giảgiảm bớtphiền não nhưng khi người đó quay trở lại với đời sống thường ngày thì phiền não lại nổi lên. Khác với thiền chỉ, thiền quán có mục đích là triệt tận gốc phiền não thông qua con đường phát triển chánh niệmtỉnh giác để đạt tới trí tuệ bát nhã, tức là đạt tới trực nhậnba tướng: khổ, vô thường, vô ngã của hiện hữu.
PV: Thưa thiền sư, từ kinh nghiệm dạy thiền của mình, xin thầy cho biết một số nhận xét của thầy về mặt mạnh và mặt yếu của thiền sinhViệt Nam.
A.Suphan: Về mặt yếu: vì nhiều thiền sinhViệt Nam mà tôi trực tiếp hướng dẫn ở Thái Lan cũng như ở Việt Nam biết thiền chỉ trước khi tu thiền quán nên họ có những cách nhìn sai lệch về việc phảitu thiềnquán thế nào, tại sao phải tu thiền quán và về nguyên tắc cơ bản của thiền Vipassana. Thứ nữa, họ thích ngồi hơn là thiền hành và vì vậy mà không đạt được cân bằng ngũ căn. Thứ ba, họ có xu hướng tập trung chỉ vào một đối tượng và vì thế mà không chú ý để quán sátsinh diệt của các phương pháp và không thấy rằng mọi thứ đầu liên quanphụ thuộc lẫn nhau. Họ quên rằng ngoài bốn oai nghi chính còn có các oai nghi phụ cũng cần phải được quan sátliên tục. Vì thế khi đi thiền hành, họ không chú ý quan sát các oai nghi phụ để có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp. Thái độ hành thiền Minh sátđúng đắn là khi nhận biết một đối tượng thì hành giảngay lập tức phải nhìn thấy các hiện tượng có liên quan khác. Tuy nhiên, các thiền sinhViệt Nam sau một thời gian hành thiền đã có một số tiến bộ và tự họ có thể có một số điều chỉnh khi cần thiết. Ưu điểm: đa số các thiền sinh dự khóa tu ưa thích hành thiền. Nhiều người trong số họ đã tu thiền định nên có định lực tốt và đó là yếu tốcần thiết để duy trì và phát triển chánh niệm.
Khi hành thiền Minh sát, hành giả cần cảm thấy niềm vui. Họ phải thực sự yêu thích việc hành thiền. Ở giai đoạn sơ cơ, hành giả chưa cần phảiquan tâm nhiều tới việc trở thànhthánh nhân. Họ chỉ cần phát triển chánh niệm để tu tâm sửa tính, là một người tốt ngày càng có ít phiền não và biết sống trong yêu thương, đồng thuận với mọi người khác. Rồi sau đó họ có thể tiếp tục tu để đạt các trình độ cao hơn, tiến tớiđoạn diệtphiền não và trở thànhthánh nhân. Với một cái tâm thánh thiện, họ có thể làm việc để giúp mọi người khác trên con đường đ5t tới chân lýtối hậu.
PV: Xin thầy cho các hành giảViệt Nam muốn ra nước ngoài tu tập thiềnMinh sát một vài lời khuyên.
A. Suphan: Trước hết, khả năng diễn đạt, nghe, hiểu tiếng Anh là rất quan trọng. Thứ hai cần đem theo một ít tư trang và tiền bạc. Thứ ba, họ cần biết rằng họ đi tu thiền để học một cái gì đó mới chứ không phải cái cũ – cái họ đã quen thuộc rồi. Vì vậy họ cần phảimở rộng tấm lòng và trí tuệ để chấp nhận sự khác biệt về văn hóa. Là những người muốn tìm kiếm chân ký, nếu họ vẫn còn dính mắc, bám chặt lấy nền văn hóa của mình thì họ sẽ không học hỏi được.
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.