Tôi học thông tin truyền thông

01/08/20184:05 SA(Xem: 7390)
Tôi học thông tin truyền thông

TÔI HỌC THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
Thích Trung Hữu

 

Thich Trung HuuTôi có dịp tham gia “Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh và kỹ năng xử lý thông tin” do Trung ưng giáo hội tổ chức tại chùa Hội An, tỉnh Bình Dương từ ngày 4/7 đến 8/7/2018. Qua khóa học này tôi đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích và phần nào thay đổi cách nhìn về việc hành đạo trong hoàn cảnh xã hội hiện đại.

Khi mới vào chùa, tôi được dạy rằng khi ta giúp ai hay làm việc gì tốt thì nên làm một cách âm thầm, không nên đem ra khoe với mọi người. Vì khi mình khoe đó thì một là mình sinh tâm ngã mạn, cho rằng mình tốt và hai là mình sẽ bị mất phước, vì khi mọi người biết mình làm tốt, họ khen ngợi hay cung kính mình thì coi như mình đã hưởng cái phước của việc làm tốt đó rồi, đâu còn gì nữa. Cho nên phải làm âm thầm thì mới có âm đức, cái đức còn hoài. Chính vì vậy cho nên khi thấy hình ảnh một vị thầy hay sư cô nào lên báo chí hay tivi là tôi không có cảm tình, cho rằng vị ấy cầu danh hay muốn được nổi tiếng. Mà như vậy là còn chấp ngã, là chưa Ba la mật, chưa có tam luân không tịch.

Tuy nhiên, qua khóa học này tôi đã có một nhận thức khác, và thông cảm, hiểu hơn cũng như kính trọng hơn về những việc làm của chư tôn đức tăng ni. Họ xuất hiện trước công chúng như vậy không phải để khoe những việc làm tốt của mình, không phải vì họ ham danh, muốn được tiếng tăm mà chỉ là muốn làm một tấm gương tốt cho xã hội nói chung, rằng cuộc sống này không chỉ có cái xấu mà còn có rất nhiều cái tốt, người tốt nữa. Và như vậy sẽ gieo vào lòng con người niềm tin vào cuộc sống, để cổ động họ chung tay góp sức để cho xã hội ngày càng có nhiều người tốt việc tốt. Một vị tôn đức đã nói, “việc tốt không tuyên truyền ca ngợi, chẳng lẽ lại tuyên truyền ca ngợi việc xấu hay sao”. Quả thật chí lý vậy.

Ngoài ra việc công khai những việc làm tốt của chư tăng ni và phật tử còn có ý nghĩa hoằng pháp nữa. Phật giáo đã đóng góp cho xã hội rất nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần. Ở một số tôn giáo, mỗi lần họ làm gì cho xã hội, họ đều ghi nhận lại và làm cho nó lan tỏa đến với càng nhiều người càng tốt. Nhưng ở Phật giáo, do quan niệm “vô ngã”, làm rồi thì thôi, không kể công, không cần cũng không muốn ai biết nên đa số người dân không biết đến sự cống hiến to lớn của những người con Phật đối với cộng đồng. Trong khi đó thì những cái không hay của Phật giáo lại được truyền đi rất nhanh, một phần do Phật giáo để tự nhiên không che giấu, một phần cũng do những người không có cảm tình với Phật giáo cố tình truyền bá với mụch đích hạ uy tín Phật giáo. Đó là chưa kể họ dùng công nghệ vi tính để cắt ghép hình ảnh, hoặc đưa tin sai sự thật… Những cái này, nếu công tác thông tin truyền thông của Phật giáo không kiểm soát và khắc phục kịp thời được thì hậu quả thật khôn lường, làm cho mọi người sẽ hiểu lầm, và chỉ thấy những khía cạnh tiêu cực của Phật giáo. Cứ như thế, ngày càng nhiều người xa rời Phật giáo mà mình không biết nguyên nhân tại sao.

Khi đến với khóa bồi dưỡng này, tôi được cung cấp những thông tin vô cùng quý báu về những cơ hội cũng như thách thức của việc hành đạohoằng pháp trong thời đại công nghệ 4.0 này. Nó không hề đơn giảnêm đềm theo kiểu chùa làng, giếng nước gốc đa như ngày xưa nữa, mà nhất cử nhất động đều được thế giới biết đến thông qua các phương tiện truyền thông, với tốc độ lan tỏa nhanh đến chóng mặt. Những lời dạy về “vô ngã” không phải là không đúng, nhất là đối với người mới tu thì cần phải như vậy để rèn luyện tính khiêm hạ, tính phục vụ tha nhâncống hiến cộng đồng một cách vô điều kiện. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phải như vậy, mà tùy hoàn cảnh ứng xử sao cho thích hợp. Trong Tương Ưng Bộ Kinh, tập 3, Đức Phật tuyên bố, “Này các Tỳ Kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta”. Có những trường hợp cái thiện phát triển một cách tự nhiên, nhưng khi cái thiện bị đe dọa thì cần phảibiện pháp bảo vệ. Trong lễ ra mắt kênh truyền hình Phật Sự Online, Hòa thượng chủ tịch Thích Thiện Nhơn đã tặng các huynh đệ làm công tác thông tin truyền thông Phật giáo bảy chữ vàng rằng, “Tâm trong, trí sáng, ngòi bút thép”. Đó cũng chính là tinh thần Bi-Trí-Dũng của người con Phật trong sự nghiệp tu hànhhoằng dương Chánh pháp.

Thật sự trong cuộc sống cũng như trong việc tu hành, thiện hay bất thiện, vị kỷ hay vị tha, chấp ngã hay vô ngã chỉ cách nhau một đường tơ đòi hỏi một sự tĩnh thức sâu sắc của người trong cuộc. Quả là: Hành tàng hư thực tự gia tri. Họa phúc nhân do cánh vấn thùy?

Thích Trung Hữu

Thư Viện Hoa Sen

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/12/2020(Xem: 8795)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.