Lễ kỷ niệm 35 năm Học viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM

09/12/20191:01 SA(Xem: 4381)
Lễ kỷ niệm 35 năm Học viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM

LỄ KỶ NIỆM 35 NĂM THÀNH LẬP
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Ngày 08-12-2019 (13-11 Kỷ Hợi)

 

_DSF3730Sáng nay, 8-12-2019, lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM được long trọng tổ chức tại cơ sở 2 của Học viện (A13/14 Mai Bá Hương, X.Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh).

Quang lâm chứng minhTrưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Viện trưởng Học viện; Trưởng lão HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM cùng chư chư vị giáo phẩm HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS, chư vị Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS: HT.Thích Thiện Pháp, HT.Thích Thanh Nhiễu cùng chư vị Phó Chủ tịch HĐTS, Ban Thường trực HĐTS, các Ban, Viện T.Ư; các Học viện Phật giáo, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và các tỉnh thành, quận huyện.

Ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước; ông Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM; ông Lê Thanh Hải, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí Thư Thành Uỷ TP.HCM; ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ cùng lãnh đạo các cơ quan chức năng trung ương, thành phố hiện diện tham dự.

Ngài Đại Tăng thống Phật giáo Vương quốc Campuchia - Trưởng lão HT.Tep Vong và đại diện các cơ quan ngoại giao, lãnh đạo các đại học Phật giáo, tổ chức giáo dục tại Thái Lan, Sri Lanka, Ấn Độ, vùng lãnh thổ Đài Loan, Campuchia; các học giả quốc tế đã đến dự và chúc mừng.
Hội tụ dự sự kiện này có Ban Giảng huấn, Ban Bảo trợ, hơn 3.000 Tăng Ni cựu sinh viên, sinh viên từ khoá I đến khoá XIV; khoa đào tạo từ xa từ khoá I đến khoá VI, học viên cao học và nghiên cứu sinh tiến sĩ của Học viện, các Học viện tại Hà Nội, Huế, Cần Thơ; các trường Trung cấp Phật học...

Phát biểu khai mạc, HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực, Trưởng BTC cho biết 35 năm một chặng đường, tuy không dài đối với một trường Phật học, nhưng đó là cả một quá trình nỗ lựcquyết tâm mà Học viện đã đóng góp vào sự phát triển giáo dục Phật giáo, đào tạo Tăng Ni tài đức, cung ứng nguồn nhân sự cho GHPGVN, phụng sự đạo pháp và dân tộc trong thời đại hội nhập toàn cầu hóa.

Báo cáo về thành tựu Học viện từ ngày đi vào hoạt động cho tới nay, TT.Thích Quang Thạnh, UV HĐTS, Tổng Thư ký Học viện thông tin cho biết: Học viện là hậu thân của Trường Cao cấp Phật học VN cơ sở 2 tại TP.HCM do cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu đảm nhiệm Viện trưởng sáng lập. Từ năm 2008, Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng được Giáo hội suy cử làm Viện trưởng cho đến nay.

Từ năm 2007 đến nay, Học viện chuyển đổi hệ niên chế sang tín chỉ. Từ một khoa Phật học đã phát triển thành 10 khoa, gồm: Hoằng pháp, Phật giáo Việt Nam, Lịch sử Phật giáo, Triết học, Trung văn, Pali, Sanskrit, Công tác xã hội, Anh văn Phật pháp, Đào tạo từ xa và Lớp Sư phạm Giáo dục mầm non; Với 118 giảng viên cơ hữu, trong đó 3 giáo sư tiến sĩ, 3 phó giáo sư tiến sĩ, 83 tiến sĩ, 20 thạc sĩ, 1 cử nhân, 1 bác sĩ và 7 vị Hòa thượngThượng tọa. Ngoài ra, Học viện 53 giảng viên thỉnh giảng.

Học viện đã cử nhân sự tham gia hỗ trợ GHPGVN các sự kiện quốc tế trong 3 kỳ tổ chức Đại lễ Phật đản - Vesak Liên Hiệp Quốc tại VN và Hội nghị Nữ giới Phật giáo Quốc tế Sakyadhita; chủ động phối hợp với Đại học Mahachulalongkorn tại Vương quốc Thái Lan và các trường đại học trong nước tổ chức nhiều lần hội thảo quốc tế.

Cho đến nay, đã có 8.621 Tăng, Ni sinh viên theo học các chương trình: cao đẳng (1 khóa), cử nhân Phật học (14 khóa hệ chính quy, 6 khóa hệ đào tạo từ xa), 2 khóa thạc sĩ Phật học và 1 khóa tiến sĩ Phật học tại Học viện. 4.717 Tăng Ni sinh tốt nghiệp cử nhân Phật học và 22 học viên tốt nghiệp thạc sĩ Phật học; hiện đang đào tạo 2.907 Tăng Ni sinh viên hệ cao đẳng, cử nhân; 219 học viên thạc sĩ và 8 nghiên cứu sinh tiến sĩ Phật học.
Nhằm khuyến khích Tăng Ni sinh, Hội đồng Điều hành đã tổ chức Học bổng Thích Minh Châu, hằng năm cấp học bổng cho các Tăng Ni sinh có học lực xuất sắc, có hạnh kiểm tốt.

Học viện cũng đã giới thiệu 350 Tăng Ni du học các chương trình thạc sĩtiến sĩ Phật học tại các nước và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Pháp, Nhật, Mỹ, Úc và Đài Loan… Hiện có gần 200 Tăng Ni tốt nghiệp tiến sĩthạc sĩ chuyên ngành Phật học cũng như các ngành khác đã trở về nước cùng với các Tăng Ni các khóa đang tham gia giảng dạy tại các Học viện và các trường Phật học trên toàn quốc; đặc biệttham gia công tác Phật sự cho các cấp GHPGVN. Đa số các Tăng Ni tốt nghiệp khóa I, II, III, IV đã và đang tham gia giữ các chức vụ quan trọng ở Giáo hội Trung ương và các tỉnh, thành phố; là đại biểu Quốc hội và HĐND, MTTQVN các cấp.

Bên cạnh đó, Học viện đã ký hợp tác đào tạo với các trường đại học Phật giáo trên thế giới: Học viện đã chính thức ký kết đào tạo với các trung tâm đào tạo quốc tế như: Đại học Nalanda và Trung tâm Phật học K.J. Somaiya (Ấn Độ), Đại học Mahachulalongkorn (Thái Lan), Đại họcphạm Phúc Kiến, Đại học Sư phạm Hoa Trung và Đại học Liên hợp Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại học Phật Quang Sơn (Đài Loan)…; Trao bằng Tiến sĩ danh dự cho một số học giảTăng thống Phật giáo nổi tiếng cũng như các nhà lãnh đạo tối cao của Phật giáo trên thế giới, đã có công đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục Phật giáolãnh đạo Phật giáo ở các quốc gia và vùng lãnh thổ; Hợp tác đào tạo cử nhân Phật học liên thông với trường Trung cấp Phật học ở 3 tỉnh, thành phố là Tiền Giang, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Cần Thơ.

Để phục vụ tài liệu cho việc nghiên cứu, tham khảo của Tăng Ni sinh tại cơ sở 2, Học viện đã đầu tư hàng tỷ đồng đầu tư cho thư viện. Hiện thư viện đã có 27.688 đầu sách, cùng với 20.000 bản sách Phật học ngoại văn.
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kiến thức Phật họcđạo hạnh cho các Tăng Ni sinh trong việc tu học, Học viện đã tổ chức lối sống tu học nội trú khép kín, miễn phí 100% cho tất cả các Tăng Ni sinh trong thời gian 4 năm học tập theo hệ cử nhân, theo đó, chi phí gần 1 tỷ đồng mỗi tháng cho các sinh hoạt tu học nội trú của các Tăng Ni sinh. 

Trên tổng diện tích Chính quyền TP.HCM cấp cho Học viện tại xã Lê Minh Xuân là 23,8 hec-ta, Học viện đã xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình giai đoạn 1 với tổng chi phí 168 tỷ đồng gồm 4 hạng mục lớn: tòa nhà hành chánh: (3 tầng lầu), 1 tòa nhà lớp học: (5 tầng lầu), 3 tòa nhà nội xá (5 tầng), được quy hoạch theo hai khu nội viện riêng biệt Tăng và Ni, cung ứng tiêu chuẩn cho 840 người. 1 giảng đường tiền chế: được sử dụng tạm thời cho các Tăng Ni sinh có nơi sinh hoạt và tu học, với tổng diện tích là 2.400m2 được chia làm 2 khu: Khu trai đường kết hợp với chánh điện tạm thời sức chứa 1.500 chỗ ngồi; khu phục vụ gồm nhà bếp, kho thực phẩm, 2 phòng ăn, phòng khách...
Hội đồng Điều hành đã đặt đá khởi công và sẽ tiếp tục cho công trình xây dựng giai đoạn 2 với tổng chi phí là 500 tỷ đồng dự kiến xây dựng 3 hạng mục: Chánh điện với sức chứa 2.000 người, thư viện và bảo tháp cao 80 mét. Lễ đặt đá đã được tổ chức ngày 19-9, Mậu Tuất (2018), với tổng kinh phí dự kiến là 200 tỷ đồng.

Để ghi nhận những đóng góp của Học viện, dịp này Thủ tướng Chính phủ đã tặng Bằng khen, Hội đồng Trị sự GHPGVN tặng Bằng Tuyên dương công đức, Uỷ ban Nhân dân TP.HCM tặng Bằng khen cho tập thể và một số cá nhân trong Hội đồng Điều hành.
Trong buổi lễ, Trung ương Giáo hội đã công bố quyết định lưu nhiệm, bổ sung nhân sự Hội đồng Điều hành Học viện nhiệm kỳ 2019-2022 do Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng làm Viện trưởng.

Dịp này, Đại học Swami Vivekananda Subharti (Ấn Độ) và Đại học Shihanuk (Campuchia) đã trao bằng Tiến sĩ danh dự đến Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng; Hiệp hội nghiên cứu về tôn giáo, văn hóa Nam Á và Đông Nam Á, Ấn Độ trao Giải thưởng thành tựu trọn đời về thức tỉnh xã hội đến Hoà thượng Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng đã nhấn mạnh phương châm “Duy tuệ thị nghiệp” – Lấy trí tuệ làm sự nghiệp mà Học viện đã đặt ra từ ngày thành lập, xác định đào tạo Tăng tài làm cơ sở cho việc giữ gìn mạng mạch Phật pháp.

Ông Vũ Chiến Thắng cũng đã đề nghị hướng phát triển để Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM khẳng định chỗ đứng của mình trong bối cảnh có nhiều thách thức của thế giới hiện tại.

“Tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Học viện Phật giáo tại TP.HCM sẽ tiếp tục phát huy tốt tư tưởng “Duy tuệ thị nghiệp” của Đức Phật trong công tác giáo dục đào tạo tăng tài, để nhiều thế hệ Tăng, Ni khi rời Học viện đã được trang bị kiến thức, trình độ, đạo hạnh, xứng đáng là sứ giả của Đức Phật “tác như lai sứ, hành như lai sự” trên con đường hoằng dương Phật pháp, thực hiện ích đạo lợi đời, sẽ mang trí tuệ đã được học và tâm huyết của mình để phục vụ lý tưởng của Đức Phật “hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh”, góp phần xây dựng GHPGVN ngày càng vững mạnh, thực hiện tốt phương châm của GHPGVN “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội”, đồng thời vận dụng Phật học một cách khế lý, khế cơ góp phần phát huy nội lực của dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ nhấn mạnh.


Thay mặt HĐTS GHPGVN  Hoà thượng Chủ tịch Thích Thiện Nhơn đã đề cập ý nghĩa nền tảng của giáo dục trong việc xây dựng nhân cách tương đối của nhân loạimục đích của giáo dục Phật giáo nhằm đạt đến sự an vui, hạnh phúc thực sự.

Hoà thượng Chủ tịch ghi nhận “Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM thành tựu trong 35 năm qua, đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp giáo dục của Phật giáo Việt Nam trong thời hiện đại”, và tán thán công đức của Hoà thượng Viện trưởng, Hội đồng Điều hành, quý Giáo thọ sư đã có nhiều công đức đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ kế thừa cho GHPGVN.

Đạo từ trước toàn thể, Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng đã nhắc lại những kiến nghị đã đi vào lịch sử của Đức Đại lão HT.Thích Đức Nhuận khi ngài được hội nghị thống nhất Phật giáo VN (1981) cung thỉnh vào ngôi vị Pháp chủ - lãnh đạo tối cao của Giáo hội, một trong những nội dung quan trọng đó là cho Giáo hội thành lập ba đại học Phật giáo ở Hà Nội, Huế và TP.HCM để đào tạo Tăng Ni. Thỉnh nguyện đó đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ chấp thuận. Do vậy, ngày nay có được các Học viện Phật giáo, trong đó có Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.

Hoà thượng Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM đã nhắc lại nhiều nhân duyên trực tiếp liên quan tới việc ủng hộ xây dựng Học viện nói riêng và sự phát triển của Phật giáo tại TP, Giáo hội, đó là nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư Thành uỷ Lê Thanh Hải...; các tổ chức giáo dục, đào tạo Phật giáotôn giáo bạn tại Thái Lan, Ấn Độ; các giáo sư, học giả quốc tế, những người bạn ở nước ngoài gắn bó thân thiết; chư Tăng Ni, Phật tử đã giúp đỡ một cách thiết thực cho sự nghiệp đào tạo Tăng Ni, xây dựng cơ sở Học viện; cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu, vị Viện trưởng sáng lập, các thế hệ học giả, nhân sĩ, trí thức, mạnh thường quân đã làm nên nền móng cho sự phát triển của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.

Trưởng lão Hoà thượng xúc động nhắc đến những vị đã viên tịch, không còn trên thế gian này.

"Thâm tâm của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam chúng ta sẽ không bao giờ quên (...) Theo tinh thần của Đức Phật dạy, là người Phật tử, thì phải biết ơnbáo ơn. Đó là căn bản nhất của Phật giáo chúng ta, và cũng là tinh thần của dân tộc Việt Nam chúng ta. Điều này tôi ghi nhận, và cũng mong tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta ghi nhận điều đó", Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng nhấn mạnh.

Buổi lễ kết thúc với lời cảm tạ của TT.Thích Nhật Từ, Tân Phó Viện trưởng Thường trực Học viện trong niềm hoan hỷ chung.

Sau đây là những hình ảnh về buổi lễ do PV Báo Giác Ngộ thực hiện:

_DSF3757_DSF3730_DSF3713_DSF3332_DSF3323_DSF3303_DSF3280

ĐẠO TỪ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG -
ĐỆ NHẤT PHÓ PHÁP CHỦ KIÊM GIÁM LUẬT HĐCM GHPGVN[1]
Tại Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh
Ngày 08-12-2019 (13-11 Kỷ Hợi)

 

 

thichtriquang_1Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Kính thưa Ngài Trương Tấn Sang – Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Kính thưa Ngài Nguyễn Thiện Nhân – Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cùng tất cả các Ban ngành, Đoàn thể TP. HCM, H. Bình Chánh và địa phương sở tại.

Trước nhất, tôi xin ghi nhận lời phát biểu của Ủy ban nhân dân Tp. HCM, Ban Tôn giáo Chính phủ, đặc biệtphát biểu chỉ đạo của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN đối với Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM (HVPGVN Tp. HCM). Trong thâm tâm, tôi nghĩ xa hơn, chúng tasự nghiệp ngya2 hôm nay,chúng ta nghĩ tới ân đức lớn của Cố Đại lão Hòa thượng Đệ nhất Pháp Chủ GHPGVN. Ngài đã thỉnh Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho phép thành lập Trường Đào tạo Tăng Ni và được Cố Thủ tướng chấp nhận. Nếu không có sự thỉnh cầu của Đức Đệ nhất Pháp Chủ hay sự đồng ý của Cố Thủ tướng thì chúng ta không có HVPGVN Tp. HCM.

Mặc dù quý Ngài không còn trong đời, nhưng trong thâm tâm của Tăng NiPhật tử Việt Nam sẽ không bao giờ quên. Trong dòng phát triển của Phật giáo, chúng ta sẽ không quên Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Trong thời kỳ khó khăn của đất nước ở nhiều khía cạnh, Ngài luôn quan tâm và giúp đỡ Phật giáo Tp. HCM.

Có lần Ngài mời tôi đến Thành ủy Tp. HCM, tôi thấy Ngài đi xe Honda đến, và Ngài có nói một câu khiến tôi rất xúc động: “Hôm nay là ngày Chủ Nhật nên anh em nghỉ việc, nên tôi đi đến Thành ủy bằng xe Honda”. Tôi rất xúc động vì điều đó, và tình cảm của tôi dành cho Ngài suốt từ đó đến nay. Về sau, tôi có một lần đi công tác chung với Ngài đến Hoa Kỳ. Ngài luôn quan tâm đến sức khỏe của các thành viên trong phái đoàn, và đặc biệt là những người lớn tuổi, chẳng hạn như tôi. Sự quan tâm đó khiến tôi nhớ mãi đến Ngài.

Theo tinh thần Đức Phật dạy, người Phật tử phải biết biết ơnbáo ân. Đó là giáo lý cơ bản và là tinh thần của dân tộc Việt Nam. Quý Tăng Ni, Phật tử đã, đang học tập tại nơi đây, ngoài sự biết ơn đối với Ngài Trương Tấn Sang, thì phải biết ơn Ngài Nguyễn Minh Triết đã có chủ trương cấp đất xây dựng cơ sở 2, tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Mặc dù hôm nay Ngài không đến dự lễ kỷ niệm, nhưng trong thâm tâm tôi và tất cả Tăng Ni Phật tử đã và đang theo học tại Học viện sẽ không quên ơn bao giờ.

Người thứ ba mà tôi muốn nói đến, đó là Ngài Lê Thanh Hải, đã dành một tình cảm rất tuyệt vời đối với Phật giáo, đó là chỉ thị chủ trương san lấp mặt bằng, khởi công xây dựng cơ sở 2 Học viện trước, sau mới cấp giấy phép xây dựng. Tôi nghĩ rằng chỉ có Nguyên Bí thư Thành ủy Tp. HCM Lê Thanh Hải mới làm được điều này. Chỉ trong 3 năm, Học viện cơ sở 2 đã xây dựng nên trước mặt lãnh đạo Chính quyền Tp. HCM và Giáo hội.

Có thể nói, tất cả quý Tăng NiPhật tử gần xa, trong và ngoài nước đã dốc toàn lực để xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM trở thành cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước và cho Phật giáo. Với mục đích đó, Học viện đã phát triển rất nhanh, và đào tạo đội ngũ Tăng Ni trong vòng 3 năm mà hiện thấy như ngày hôm nay. Đây là một điều hiếm có! Nếu không có sự giúp đỡ của chính quyền, sự quyết tâm của Tăng Ni, Phật tử Tp. HCM thì sẽ không thể có được như ngày hôm nay. Tôi mong toàn thể đại chúng trân trọngbiết ơn, để phát triển Phật giáo lâu dài theo hướng bền vững.

Đối với các vị ở nước ngoài, mà ở đây tôi muốn nhắc đến HT. Yoshimizu Daichi – một người bạn hơn 50 năm, kể từ khi tôi còn là Nghiên cứu sinh tại Nhật Bản. Ngài đã giúp đỡ tôi trong đời sống, khi tôi còn khó khăn. Kể từ đó đến nay, Ngài đã, đang và sẽ giúp đỡ các Tăng Ni sinh đang du học tại Nhật Bản. Sau này, Ngài cũng giúp đỡ, cưu mang thêm một số du học sinh (không phải là Tăng Ni) tại Nhật Bản. Gần đây nhất, Ngài đã giúp đỡ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản. Ngoài ra, Ngài dành ngôi chùa của Ngài làm nơi họp mặt cho Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản. Ngài dành riêng một khu thờ người Việt quá cố tại Nhật Bản. Chính vì vậy, tôi xem đây là một người bạn lớn, và mong tất cả quý vị cũng trân trọng người bạn quốc tế này.

Một người bạn lớn của chúng ta, đó là GS. KTS Rao – Nguyên Khoa trưởng Khoa Phật học tại trường Đại học Delhi. Giáo sư đã tận tình hướng dẫn trên 100 Tăng Ni sinh thực hiện Luận văn Thạc sĩ, và hơn 30 Tăng Ni sinh thực hiện Luận án Tiến sĩ. Những người trong Hội đồng điều hành học tại Ấn Độ hầu hết là học trò của Giáo sư. Cho nên, hôm nay chúng ta mời ông sang dự Lễ kỷ niệm để ghi nhận công lao to lớn của Ngài cho nền giáo dục Phật học Việt Nam, và trao bằng khen cho Giáo sư vì những đóng góp của ông. Nhờ ông mà chúng ta mới có đội ngũ giảng viên và những tài liệu học thuật đầy quý giá cho hàng hậu học.

Một số vị tại Đại học Hoàng gia Thái Lan (Mahachulalongkorn University), Đại học Mahamakut là những người bạn lớn của chúng ta. Họ đã dành những suất học bổng cho Tăng Ni sinh theo học tại Học viện Phật giáo Việt Nam Tp. HCM sang Thái Lan để học, và đạt được những thành tựu trong học thuật.

Trên đây là những người bạn lớn mà chúng ta không bao giờ quên và mong tất cả huynh đệ luôn phát triển tình hữu nghị giữa Phật giáo Việt Nam với các nước để tạo thế mạnh chẳng những cho Phật giáo Việt Nam, mà còn cho dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt, lần này có các vị đến từ Đại học Swami Vivekananda Subharti, Tp. Meerut, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Địa phương Meerut vốn lại nơi đông tín đồ Ấn Độ giáo. Đây là một tín hiệu tốt. Ấn Độ giáo đối với Phật giáo nhìn ở mặt nào đó có vẻ đối lập, nhưng ở phương diện khác thì chúng ta có thể chấp nhận được. Hôm nay, họ đến đây tham dự lễ, mở đầu cho mối quan hệ tốt đẹp liên tôn giáo. Tôi mong sau này chúng ta sẽ có điều kiện thuận lợi để học hỏi, nghiên cứu và chia sẻ lẫn nhau, để tất cả mọi người biết thương yêuchấp nhận nhau, thì Trái đất chúng ta mới có thể bền vững.

Đó là những điều tôi đã học được mà chia sẻ cho tất cả quý vị. Cuộc sống chúng ta còn nhiều khó khăn, nhưng nếu quyết chí thực hiện thì chắc chắn điều khó nào đều sẽ vượt qua. Chúc toàn thể đại chúng luôn vững tiến trên con đường đạo.



[1] Phiên tả bởi Thích Ngộ Trí Viên

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.