Ba quyển sách học luyện dịch Pali-Việt

14/05/20212:45 CH(Xem: 3121)
Ba quyển sách học luyện dịch Pali-Việt
hoc tieng pali
THERAVĀDA
PHẬT GIÁO NAM TÔNG VIỆT NAM
- LUYỆN DỊCH PĀLI – VIỆT
- BÀI GIẢI LUYỆN DỊCH PALI – VIỆT
- VĂN PHẠM  PĀLI
TƯỜNG NHÂN SƯ biên soạn
NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA
PL. 2564 – DL. 2020

LỜI NÓI ĐẦU

Đức Phật dạy bốn Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma): Tâm (Citta), Tâm sở (Cetasika), Sắc pháp (Rūpa) và Niết bàn (Nibbäna) là những pháp cần thiết và quan trọng để đưa đến mục đích tối hậu của người học Phật, tu Phật, đó là giác ngộ, giải thoát khỏi tử sinh luân hồi. Những giáo huấn của Ngài được lưu lại trong Tam tạng (Tipiṭaka) bằng Thánh ngữ Päli, rồi được chư vị Thánh Tăng cùng các đệ tử giữ gìn và trao truyền cho lớp lớp hậu bối đến tận ngày hôm nay.

Do vậy để dễ dàng tiếp cận và thấu hiểu chính xác kim ngôn của Đức Phật trong Tam tạng, Chú giải (Ṭīkä), Phụ Chú giải (Anuṭīkä) mà không bị ảnh hưởng bởi tư kiến cá nhân cũng như những yếu tố khách quan khác từ các bản dịch thuật thì việc học tập ngôn ngữ Päli là rất cần thiết đối với những người con Phật. Bởi vì ba đời chư Phật đều sử dụng tiếng Päli để truyền bá giáo pháp, cho nên một khi thông thạo ngôn ngữ này chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi trong việc góp phần duy trì Pháp học và Pháp hành, gieo duyên để được gặp Chánh Pháp ở kiếp này và vô lượng kiếp về sau cho đến ngày thành tựu đạo quả Niết bàn.

Tuy nhiên vì Päli là một Thánh ngữ, là ngôn ngữ của chư Phật nên việc học tiếng Päli cần phải có sự chỉ dạy đúng đắn từ những bậc thầy được đào tạo chính thống và người học phải có tinh thần tầm cầu Chánh Pháp mạnh mẽ, sự quyết tâmtinh cần học hỏi lâu dài thì việc học đó mới đem lại những lợi ích thù thắng.

Năm 2019 chúng tôi đã biên soạn cuốn Päliveyyäkaraṇa Văn Phạm Päli dựa trên giáo trình của Ngài Tăng vương Thái Lan Somdej Phramahäsamaṇachao, đồng thời kết hợp một số điểm ở các sách bộ: Kaccäyanaveyyäkaraṇa, Moggallänaveyyäkaraṇa, Saddanītipakaraṇa, Padarūpasiddhi của chương trình nội điểnquốc độ Phật giáo Miến Điện. Với mục đích giúp cho các học viên hiểu rõ hơn và rành rẽ những kiến thức đã học từ quyển sách này, chúng tôi tiếp tục biên soạn sách Luyện dịch Päli – Việt, Việt – Päli. Trong đó, chúng tôi đưa vào những bài tập luyện dịch từ cấp độ dễ đến nâng cao đi kèm theo phần từ vựng và những cụm từ liên quan ở mỗi bài tập sẽ góp phần làm cho việc học và nghiên cứu được dễ dàng, để từ đó mỗi học viên sẽ cảm thấy tự tin và yêu thích hơn khi tiếp cận môn Thánh ngữ Päli này.

Tất nhiên việc giải các bài tập dịch xuôi và dịch ngược Päli – Việt, Việt – Päli này không phải là việc làm đơn giản và dễ dàng, người học cần phải có nhiều nỗlực tự thân cùng với tinh thần đam mê và một khả năng ghi nhớ khá tốt cũng như cần dành thêm thời gian đầu tư mới có thể nắm bắt được loại ngôn ngữ đặc biệt này. Bởi vì Thánh ngữ Päli là ngôn ngữ chuyển tải những Phật ngôn, Thánh ngôn và mỗi từ, mỗi câu đều có chứa chi pháp riêng – điều mà không một ngôn ngữ nào trên thế gian có được.

Trong quá trình biên soạn tất nhiên không tránh khỏi những sơ suất, lầm lỗi trên tất cả mọi mặt, cầu mong các bậc thức giả lượng tình chỉ dạy cho. Phần phước thiện này chúng con xin hồi hướng đến cho tất cả chúng sinh, nhất là thầy tổ, ông bà, cha mẹ, bà con quyến thuộc, bạn bè, cùng tất cả chư thiênnhân loại. Cầu mong tất cả quý vị nhận lãnh phần thiện phước thanh cao này rồi được thoát khỏi khổ ách, an lạc lâu dài, ...

Huế, mùa hè 2020
Tường Nhân Sư

pdf_download_2
Luyen dich Pali Viet
Bai giai luyen dich Pali Viet
Van Pham Pali



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.