6 Giáo DụcÁo Nghĩa Thư (upaniṣad)

16/12/20214:08 SA(Xem: 1235)
6 Giáo Dục Và Áo Nghĩa Thư (upaniṣad)
R.K. Pruthi
NỀN GIÁO DỤC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Education in Ancient India
THÍCH NHUẬN CHÂU 
dịch 2021
Thư Viện Hoa Sen


6

 

GIÁO DỤC

ÁO NGHĨA THƯ (UPANIṢAD)

 

 

Dẫn dắt tôi từ ảo huyền đến chân thực

Đưa tôi từ bóng tối ra ánh sáng

Đưa tôi từ sự chết đến bất tử.[1]

                 (BRIHĀDARANYAKA UPANIṢAD)

1. iii. 27-8)

 

 

Tư tưởngthực tiễn mang tính giáo dục của Ấn Độ phải được hiểu như là kết quả tột đỉnh học thuyết  mang tính tri thức của Ấn Độ. Áo nghĩa thư (Upaniṣad) nói về tri thức tột bậc gọi là Paravidya, vì nó khác biệt với mọi tri thức khác mệnh danh là apara (Munduka 1. i. 5). Paravidya tri thức thông qua thực tại tuyệt đối đã được biết đến, và nó hình thành chủ đề nội dung chân thật của Áo nghĩa thư (Upaniṣad). Với cái nhìn từ nền tảng về tính hợp nhất của mọi dòng sống, chủ thể cái biết không đơn thuần nhận thức như một hữu thể đang suy tư. Tri giác được bao hàm trong ý niệm về cái biết. Hiểu biết của chúng ta về thế giới không phải là vài đối tượng thô kệch vốn thực sự được nhận biết qua các giác quan, nhưng kiến thức ấy là kết quả tổng hợp của những ấn tượng được nhận biết bởi tâm, biểu hiện nhờ ‘quán sát Tự ngã (Ātman);’ vì bởi cùng một lý do, trí huệ được định nghĩa là ‘Avibhaktam Vibhaktesu', có nghĩa là ‘Trí huệ chân chính mà nhờ đó, chúng ta trực nhận tính không dị biệt hay đồng nhất trong cái dị biệt.’[2](Gītā 18.20)

Có thể nói trí huệ chân chính có được khi những xúc cảm cao thượng như khiêm cung (amānitva), tịch tĩnh (śānti), tự chủ (ātmanigrahah), bình đẳng trí (samabuddhi) được đánh thức, nhờ đó, toàn bộ sự thanh tịnh hóa nội tâm tiếp tục được thể hiện trong đức hạnh (Gītā 13.7-11). Người nào nhận thứcnguyên do, trở nên hết lòng với Ngã (Self), nghĩa là người ấy vững vàng trong trầm tư về Ngã và Vô ngã (Non-self), và người ấy nhận ra sự đồng nhất của Tự ngã (Ātman).

Do vậy, mục đích chính yếu của nền giáo dục Áo nghĩa thư (Upaniṣad) là tự đào luyện tâm như nguyên lý sáng tạo trong con người, nguyên lý sáng tạo của nền văn minhvăn hóa của chính nó.

Tâm chính là đối tượng và mối quan tâm tối thượng, chủ thể chính trong đối đãi của nó. Giáo dục là  tìm cách đào luyện tâm như là trung gianphương tiện của tri thức hơn là lấp đầy tâm bằng một kho kiến thức bề bộn. Chú tâm nhiều hơn đến ‘nguyên lý tri thức’ căn bản để mà từ đó tri thức phát sinh và lớn mạnh, hơn là đối với nội dung khách quan của tri thức. Bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu khi có sự nhận thức toàn diện về Tự ngã (Ātman), thì ‘giải thoát’ có được ngay lúc đó, vì tự dotrạng thái nền tảng thuần túy của Tự ngã (Ātman). Đó chính là sứ mệnh của Áo nghĩa thư (Upaniṣad), bênh vực cho nhận thức về chân giá trịtự do của tinh thần con người. Áo nghĩa thư (Upaniṣad) công bố chân lý theo cách nó không phạm đến sự dính mắc với tinh thần khoa học. Trong khi chân lý tinh thần trội vượt lý trí, nó không loại trừ lý trí. Chân lý được nhấn mạnh qua truyền thống kết hợp quan điểm triết học với tôn giáo Đông phương trở thành niềm tin chung của con người. Trong nhiều chương đề cập đến nền giáo dục trong Áo nghĩa thư (Upaniṣad), giáo dụcđặc biệt là sự ứng dụng của nhiều mục tiêu khác, phương pháp không thiên vị của khoa học, ngay cả đối với nghiên cứu về tôn giáo và nhân văn, là phương tiện chính, qua đó đỉnh cao của tự tri (atmajñāna) và niềm hân hoan của chính mình (atmananda) đạt được cùng với sự thành tựu cao nhất của đời sống nhân loại.

Tri thức tối thượng không thể nào có được chỉ bằng sự suy đoán, điều ấy chỉ có được bằng sự hiển lộ như kết quả từ cấp độ riêng tự phát. Đạt được tri thức tối thượngphương tiện giải thoát thì không phải là vấn đề nghiên cứu học tập chỉ vài năm trên ghế nhà trường mà cả cuộc đời. Thực như vậy, giáo dục không chỉ là nhận thức mà còn phải đạt được bằng niềm tin cho cuộc đời. ‘Ấn Độ giáo tiêu biểu cho nỗ lực ở sự lĩnh hội và hợp tác. Nhận ra tính đa dạng trong cách tiếp cận và nhận thức của con người đối với Thực tại Tối thượng (Supreme Reality). Vì đối với điều ấy, yếu tính của tôn giáo cốt để duy trì trong con người tính vĩnh cửu và nội tại tất cả mọi hiện hữu.’[3] Vì sự đạt được của tri thức thực tế chỉ là thứ yếu, và vì cá nhân – chủ thể– chính là trọng tâm của giáo dục, sự ứng xử cá nhân của học sinh trở nên chủ yếu trong nền giáo dục Ấn Độ. Sự chín muồi của bản ngã tùy thuộc vào đặc tính cá nhântự do lựa chọn, xoay quanh mối liên hệ cá nhân giữa thầy giáo và học sinh. Khi chúng ta trở nên ý thức càng sâu sắc hơn về chủ đích thiết thựctrọng tâm tinh thần của giáo dục, chúng ta sẽ cấu trúc nền giáo dục của mình là trên hết, xoay quanh ý tưởng về tự do cá nhân, và người thầy chiếm một vị trí quan trọng trung tâm.

Nền giáo dục như vậy là một quá trình kiểm thúc tâm, để hướng tâm đến tầng mức sâu hơn. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét phương pháp qua đó, phong thái mang tính khoa học của tâm có thể được nuôi dưỡng với sự lưu tâm đến giá trị nhân tính. Kỹ thuật đào luyện tâm linh được gọi là 'Yoga, có nghĩa ‘hợp nhất’, đại biểu cho phương pháp tập trung, qua đó chứng loạn tinh thần trong tâm có thể được thăng hoa và thực tại có thể được nhận thức bằng trực giác. Chỉ có tri thức trực tiếp đó là Tự tri (Self-knowledge), và chúng ta gọi kinh nghiệm trực giác nầy là 'Anubhuti'. Thực hành Du-già (Yoga) đã được phát triển ở Ấn Độ thông qua phương pháp thực nghiệm, quán sát và thẩm tra. Du-già (Yoga) không bao giờ yêu cầu một hành giả nhiệt thành từ bỏ lý trí của mình. Anh ta nên đặt vào sự thử nghiệm lý lẽ từ lời chỉ dẫn của bậc thầy và vào kinh điển. Vì Du-già (Yoga) rèn luyện cho tâm được tập trung, đó là một kỹ thuật hữu ích trong giáo dục. Môn đệ của Du-già (Yoga) thích nghi với mọi tính khí khác nhau. Đối với dạng trí thức, Du-già (Yoga) áp dụng phương pháp phân tích triết học cùng với tu dưỡng tâm điềm tĩnh. Học viên lắng nghe lời chỉ dẫn của thầy, lý luận về những điều đó, và cuối cùng suy ngẫm về chúng. Đối với dạng người thứ hai nặng về tinh thần, Du-già (Yoga) đưa ra đường lối tự phân tích và tập trung. Hệ thống nầy có mối liên hệ mật thiết với Du-già (Yoga) tri thứckế hoạch giáo dục đã hòa quyện trong đó. Thông qua thiền quán nhất tâm và tự kỷ, hành giả phá trừ vô minhđạt đến chân lý.

Đó là kỹ thuật được biện minh trong Áo nghĩa thư (Upaniṣad) để đạt đến tri thức cao hơn. Sơ đồ riêng của nền giáo dục nầy dành cho đối tượng của nó, tịnh hóa tâm thông qua tập trung tâm ý mãnh liệt cho trực nhận Ngã. Nó tìm cách ứng xử tâm lý như thể hoàn trả  lại phương tiện và công cụ của tri thức tối thượng, làm dịu đi sự căng thẳngsuy sụp của cả thân và tâm, sinh khởi tiến trình liên tục của giác quan và dây thần kinh vận động điều chỉnh sự kích thích, đối với cái mà nó phô bày một cách bình thường. Như thế, tâm được dẫn đến trạng thái thăng bằng và tĩnh lặng, cảnh giới ấy thuộc về bản tính chân thật được phục hồi sức mạnh ban sơ và cái nhìn trong sáng. Tên gọi chính yếu của sơ đồ nầy là đời sống tinh thần, hoàn toàn không gắn bó hay tùy thuộc vào cảnh giới của đối tượng. Nó tìm cách mở ra đại lộ tri thức khác hơn vốn thường chỉ là bộ não, hay các giác quan bên ngoài, thông qua duy trì liên tục sự chú tâm thiền định trong sinh hoạt tinh thần.’[4] Thời kỳ Áo nghĩa thư (Upaniṣad) phát triển nền giáo dục tâm linh (mang tính Tự ngã), đánh giá trên sự hình thành các trung tâm học tập được gọi là  nơi ẩn cư (ashrama).

‘Điều làm cho Áo nghĩa thư (Upaniṣad) có sức lôi cuốn nhân loại là giai điệu chân thành thiết tha, như của người bạn đang bàn bạc những vấn đề quan tâm sâu sắc.’[5] Việc truy tìm Thực tại bắt buộc con người phải khám phá chiều sâu vô tận của Linh hồn,[6] trong đó nguyên lý trung tâm của sáng tạo được phản ánh.

Thế nên chúng ta thấy rằng các bậc Tiên tri thấu thị (Seers) của phương Đông trong thiên niên kỷ thứ nhất ttl. đều thấy tính thiết yếu phải chinh phục Tự ngã, trước khi ước nguyện của con người có thể được trao tặng tự do tuyệt đối để thêu dệt trên thế giới kinh nghiệm. ‘Nếu kỹ thuật khoa học, chính xác là chẳng phải phương đông cũng chẳng phải phương tây, và chân lý của Phệ-đàn-đa (Vedānta) như được hiển lộ trong Áo nghĩa thư (Upaniṣad), tương tự như vậy, có thể được khai thác cho việc hóa giải vấn đề, vừa cá nhân và tập thể, và nếu chúng thấy có sự gia tăng biểu lộ trong hoạt động xã hội, thì tất cả đều sẽ tốt đẹp đối với con ngườichúng ta sẽ có Vương quốc thiên đàng trên mặt đất.’ Sir John Stewart Wallace viết trong Hibbert Journal: ‘Nhiều người cầu nguyện cái nhìn mới có thể được trao tặng từ sự chuộc tội to lớn của khoa học, triết họctôn giáo cho điều mà các nhà tư tưởng lớn của thời đại chúng ta đang kêu gọi. Trong số những nhà tư tưởng lớn nầy, trí huệ của người Ấn Độ là trội vượt. Để đạt được sự chuộc tội nầy, Phệ-đàn-đa (Vedānta) đã có sự đóng góp lớn lao. Điều đó có lẽ là xu hướng tổng hợp tư tưởng đáng chú ý được tìm thấy trên thế giới.’[7]



[1] Asato ma sad gamaya,

Tamaso ma Jyotir gamaya,

Mrtyor ma amrtam gamaya.

[2] Bhagavad Gītā, 18, 20, ed. Mahadev Desai, 1946.

[3] S. Radhakrishnan, Religion and Society, Allen & Unwin, 1947, p. 52.

[4] R.K. Mookerji, Ancient Indian Education, Macmillan, London, 1947, p. 288.

[5] The Legacy of India, ed. G.T. Garratt, Clarendon Press, 1937, p. 62.

[6] E: Soul, chính là Tự ngã (ātman)

[7] Dr. T.M.P. Mahadevan. 'Western Civilisation and Vedantic Culture', The Call Divine, May 1954.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 34455)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.