7 Nền Giáo Dục Trong Đạo Bà-la-môn

16/12/20214:11 SA(Xem: 1207)
7 Nền Giáo Dục Trong Đạo Bà-la-môn
R.K. Pruthi
NỀN GIÁO DỤC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Education in Ancient India
THÍCH NHUẬN CHÂU 
dịch 2021
Thư Viện Hoa Sen


 7

NỀN GIÁO DỤC

trong

ĐẠO BÀ-LA-MÔN

 

 

Sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào cũng được phản chiếu trong nền văn học của họ. Nền giáo dục cổ đại Ấn Độ biểu thị qua nền văn minhvăn hóa cổ đại, nó vốn phát xuất từ trong rừng và vẫn tỏa chiếu khắp thế giới giống như ngọn hải đăng trên đại dương. Phương châm của nền giáo dục ở đây, luôn luôn là ‘Đưa từ Bóng tối ra Ánh sáng,’ đáp ứng như là đèn hiệu trong hành trình sự sống. Nền giáo dục Bà-la-môn tìm kiếm sự thăng tiến vật chất thịnh vượng và giúp đạt đến sự giải thoát nhân sinh. Các bậc Đại sư Phệ-đà từ lâu đã nhận ra ý nghĩa châm ngôn ‘Với sự đạt được trí thức, cả hai thế giới của con người đều được tỏa sáng’ (Vidyātu Vaidushyāmuparjayanti jāgarti lokadvaya sādhanāya), hoặc là ‘người không có tri thức cũng giống như loài vật’ (Vidyā vihinah pasuh).[1] Do đó, họ làm cho nền giáo dục lan tỏa và bao hàm toàn diện rộng lớn, không để cho một khía cạnh của đời sống nào mà không liên quan đến giáo dục.

Thật ra, mục tiêu cao nhất của giáo dục là phát triển toàn diện cuộc sống, có nghĩa là vật chất, tinh thần, và phát triển tâm linh con người. Tuy vậy, sự thực, nền giáo dục Phệ-đà là phương tiện tuyệt hảo thích hợp với yếu tính tôn giáo, nhưng, các khía cạnh phàm trần của nó cũng không hoàn toàn bị bỏ qua. Trong A-thát-bà Phệ-đà (Atharvaveda) có rất nhiều những ví dụ về nền giáo dục thế tục. Vắn tắt, sự hình thành những đặc tính đạo đức, kiến thức xã hội và công dân, giữ gìn văn hóa quốc gia nhưng không phải duy trì sự tối thiểu trong tất cả, sự thịnh vượng vật chất vẫn là đối tượng chính của nền giáo dục Phệ-đà. Đó là sự thực, tất nhiên, để nắm bắt những khía cạnh nổi bật của nền giáo dục Phệ-đà trong phối cảnh chân xác, cốt yếu cần phải có cái nhìn toàn cảnh về những nguyên lý căn bản của nó, phương pháp luận, mối quan hệ thầy trò, chương trình giảng dạy cũng như sự thành tựu và thất bại của nó.

 

 

Nguyên lý Giáo dục

 

Rất khó cho chúng ta để có được những nguyên lý căn bản của nền giáo dục cổ đại trong hình thứchệ thống và chuyên nghiệp trong bất kỳ bộ sách nào. Chúng ta có thể đặt nó vào trong một trật tự có tính hệ thống chỉ sau khi lượm lặt từ một khối lượng đồ sộ các tác phẩm văn học rải rác. Để sắp đặt một cách cô đọng, các vấn đề sẽ như sau:

  1. Đối tượng chính của giáo dục là đào luyện và chuẩn bị cho lớp trẻ phấn đấu với đời. Giáo dục tổng hợp không được thịnh hành; mà sự chú ý là riêng tư và tận tụy với cá nhân từng học sinh. Theo đó, mọi khả năng tiềm tàng của học sinh đều được phát triển hoàn toàn; do vậy có lợi ích thực tiễn của giáo dục trong đời sống. Giáo dục không thuần túy là kinh viện (lý thuyết suông), trái lại, nhắm vào đáp ứng tri thức thực tế cho trách nhiệm đời sống tương lai.

 

  1. Những người dự tuyển được cho là đủ tư cáchthích nghi với nền giáo dục, đều được truyền đạt những giáo huấn tùy theo năng khiếu và thị hiếu thẩm mỹ của họ. Lễ khai tâm (Upanayana) là điều bắt buộc đối với nam cũng như nữ. Điều nầy giải thích tính phổ quát trong giáo dục. Hơn nữa, giáo dục được xem là phương tiện duy nhất để giải phóng chính mình khỏi món nợ của các bậc Đạo sư (Ṛṣī). Do vậy, đó là bổn phận thiêng liêng của sự tiếp nhận giáo dục.

 

3.      Đức hạnh từ tính khiêm tốn bẩm sinh bắt buộc xem như thuộc tính thiết yếu của học sinh để làm cho người đó có đủ tư cách đón nhận yếu tính giáo dục. Trong thời kỳ học tập, học sinh phải tuân theo những kỷ luật phạm hạnh (brahmacarya) một cách nghiêm túc. Sinh hoạt của học sinh là một thời kỳ khổ hạnh không thể thay đổi được, phải từ bỏ mọi khả tính vui thú đối với họ. Học sinh buộc phải hướng đến một cuộc sống khắc kỷ. Anh ta không được đắm mình trong những sinh hoạt phù phiếm như những học sinh thời hiện đại này có được. Thực hành tri túc, sống kiềm chế và giản dị sẽ giúp phát triển tâm linh.

 

 4. Các chuyên gia giáo dục cổ đại hoàn toàn nhận ra tầm quan trọng điểm khởi đầu của việc giáo dục ở một thời điểm thích hợp; do vậy, lễ khai tâm (Upanayana) được thực hiện vào năm thứ năm hoặc năm thứ tám là muộn nhất. Thời gian học tập không cùng bắt đầu (co-eval) và cùng kết thúc (co-terminous) với giai đoạn giáo dục. Bất luận điều gì được học sinh nghiên cứu trong thời kỳ được giám hộ chủ yếu đều được khôi phục từ sự lãng quên; những thất bại được xem nhưtội lỗi. Mùa mưa đặc biệt được bố trí trước cho mục đích ôn tập những điều đã học và giữ cho nó không quên.

 

  1. Nền giáo dục Phệ-đà có khuynh hướng truyền dạy chủ yếu nguyên lý tâm lý học. Những hình phạt về thể xác bị nghiêm cấm; sự trừng phạt được xem như là một tội ác. Những bậc thầy vĩ đại như Āpastamba, Manu, Gautama, và Viṣnu đã kịch liệt phản đối hình phạt về thân thể. Đúng vậy, lợi ích của việc xử phạt đã được công nhận bởi những bậc Đạo sư như Yajñavalkya, Manu and Gautama, nhưng nó cũng được thừa nhận như là phương kế sau cùng.[2] Theo quan điểm của Gautama, bất kỳ thầy giáo nào thực hiện hình phạt về thể xác đối với học sinh, sẽ bị khởi tố theo luật pháp quốc gia.

 

  1. Học sinh giữ mối quan hệ gần gũi trực tiếp với thầy của mình. Do vậy, thầy sẽ có nhiều cơ hội phong phú để nghiên cứu phẩm chất tinh thầnnăng lực bẩm sinh của đứa trẻ. Thầy gieo hạt giống đức hạnh tốt trong tâm học trò. Ngay cả những chuyên gia giáo dục thời nay cũng công nhận tầm quan trọng của tập quán. Thói quen hình thành trong thời kỳ trẻ thơ lưu giữ trong con người suốt đời mình và phép tắc cùng ảnh hưởng đến những hoạt động của anh ta. Do vậy, hình thành những thói quen tốt như như ngủ sớm, dậy sớm, sống đơn giảnsuy nghĩ sâu sắc, là những điều không thể thiếu cho sự duy trì kỷ luật hoàn hảo. Bổn phận thường nhật của một học sinh được sắp đặt trước và đúng thể thức đã được thừa nhận, theo dòng thời gian tạo nên thói quen. Điều nầy giúp ích đáng kể cho cho học sinh phát triển nhân cách. Tắm rửa, thực thi lễ hiến tế (yajna), thờ phụng, khất thực, phục vụ thầy, tụng tán ca Phệ-đà–những việc nầy và một số việc khác như là bổn phận, tích hợp thành một phần công việc hàng ngày không thể thiếu, vốn được thực hiện một cách vô thức và tự nguyện.

 

  1. Trong lĩnh vực giáo dục, vẫn còn một vấn đề tranh cãi từ lâu về những gì thuộc tính di truyền và môi trường, đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách người học trò. Thực tế, ngay cả những chuyên gia giáo dục hiện đại cũng đều không nhất trí với điểm nầy. Mặc dù không có sự nhất quán trong quan điểm của các nhà giáo dục thời kỳ Phệ-đà về mối liên quan nầy, họ vẫn đặt sự nhấn mạnh lớn hơn vào môi trường và sự nuôi dưỡng. Điều ấy rõ ràng đã được viện dẫn trong A-thát-bà Phệ-đà (Atharva veda) rằng, tạo những điều kiện thuận lợi riêng để nuôi dưỡnggiáo dục, thì không có bất cứ điều gì mà đứa trẻ không thể thành tựu. Trong ngữ cảnh nầy, trường hợp thần Indra mang đầy ý nghĩa. (Indroḥ brahmacharyen daivebhya svarā bhavata). Nhưng về sau có sự tiến triển của học thuyết Nghiệp (Karma) và học thuyết luân hồi (Metempsychosis), các nhà giáo dục đã thay đổi quan điểm của mình. Bấy giờ các nhà giáo dục nhận ra ý nghĩa của di truyền lâu đời. Nay, đến lượt, di truyềnthói quen khẳng định vị trí của chúng trong sự hình thành cá tính của đứa trẻ, như được chứng tỏ qua phát biểu, ‘Malayepi sthito venurvenureva na chandanaḥ.’ Học thuyết nầy thiết định một cách chắc chắn sự phát triển vững vàng của hệ thống giai cấp; dự phóng cho sự giáo dục lớp trẻ thuộc cả bốn giai cấp được thực hiện trên nền tảng hệ thống giai cấp có sự ảnh hưởng đến chương trình giảng dạy. Điều nầy trong nền giáo dục Phệ-đà, học thuyết Nghiệp và tính bền vững của hệ thống giai cấp đã thừa nhận hình trạng không thể vượt qua được của thuyết quy ước (conventionalism).

 

 

Hệ thống Giáo dục

 

Trong thời kỳ Phệ-đà, toàn thể việc giảng dạy đều được thực hiện bằng lời nói vì nghệ thuật viết chữ chưa phát triển cho đến thời kỳ đó. Học sinh được dạy Chân ngôn Phệ-đà bằng lối học vẹt. Đáng quan tâm để lưu ý ngay sau sự phát triển nghệ thuật chữ viết, mê tín vẫn còn dai dẳng, cho rằng ghi chép Phệ-đà chẳng gì khác hơn phạm tội. Khi chưa có ngành in và giấy, sách được chép bằng tay trên lá tala hay bhoja, thế nên khó thích dụng cho số đông. Theo thời gian, tấm đồng bắt đầu được dùng cho mục đích nầy. Trong trường hợp đó, học sinh khó có thể được dạy dỗ bằng sự trợ giúp của sách. Điều nầy giải thích thực tế tại sao các thầy giáo thời cổ đại bắt học trò mình học thuộc lòng các tán ca Phệ-đà bằng khẩu quyết, do thế một kho tàng kiến thức đồ sộ được trao truyền từ thế hệ nầy đến thế hệ khác một cách liên tục.

 

Trên quan điểm không hiện hữu những trường lớp chuyên nghiệp và thường xuyên, nền giáo dục được trao truyền bởi cá nhân những bậc thầy. Người thầy sẽ ngồi với một hoặc hai môn sinh bên cạnh mình; việc học theo đó mà tiến hành, vâng lời là hành xử bất biến của môn sinh đối với thầy. Thầy đọc các chân ngôn Phệ-đà lần đầu tiên và các môn sinh lập lại. Theo cách nầy, nội dung các bài kệ được trao truyền. Học sinh đọc lại các chú ngữ lớn tiếng và chú ý thích đáng dành cho chỉnh sửa phát âm. Theo phương thức nầy, từng câu thơ, toàn bài kệ và rồi nguyên cả chương dần dần được thuọc lòng. Thầy giáo, theo thỉnh cầu của học sinh, sẽ phân tích, giảng giải, nhận xét về các chân ngôn Phệ-đà kèm theo việc bắt chúng ghi nhớ nằm lòng. Học sinh lĩnh hội ý nghĩa chân ngôn là điều rất thiết yếu. Bên cạnh Phệ-đà, còn phải học kinh điển, là những giải thích chi tiết của bậc thầy do vì ý nghĩa thâm thúy khó hiểu. Theo cách nầy, học sinh được học văn pháp (vyākaraṇa) của Paniṇi, Chính lý luận (Nyāya) của Manu cùng với luật Smriti và Thiên văn học (Jyotisha; Astronomy). Môn sinh được giao một số bài tập làm ở nhà bao gồm chủ yếu là ôn lại các chú ngữ và quá trình hiểu biết của mình.

 

Các nhà giáo dục thời cổ đại nỗ lực làm thuận tiện công việc ghi nhớ các chú ngữ. Đây là lý do tại sao họ thi kệ hóa các môn học. Ngay cả các môn học chán ngắt có lợi ích thiết thực như văn pháp (vyākaraṇa), Dạ-nhu Phệ-đà (Ayurveda), Thiên văn học (Jyotisha; Astronomy), Chính lý luận (Nyāya Śāstra), v.v... cũng được soạn thành văn vần. Nó làm cho việc học thuộc lòng dễ dàng hơn.

Thêm vào phương pháp truyền dạy cho học sinh, phương pháp tranh luận cũng chứng tỏ có không ít hiệu quảlợi ích. Vài Pariṣadas được tổ chức, nơi đó, các thầy giáo uyên bác và các học giả thuyết trình những đề tài uyên bác về triết họcsiêu hình học. Sau nầy, vào thời đại của Hitopadeṣa và Panchatantra, một phương pháp giảng dạy mới được mở ra theo lối những chân lý tâm linh tối thượng được làm thành đơn giảndễ hiểu cho học sinh thông qua những câu chuyện giai thoại và những lời răn dạy bằng ngạn ngữ. Phương pháp giao tiếp cá nhân cũng chứng tỏ hiệu quảlợi ích cực kỳ. Khác với hệ thống giáo dục trong thời hiện đại, vô số học sinh ngồi trước mặt thầy tùy thuộc vào điều mà thầy giáo giảng thuyết một cách máy móc cho cho đến khi kết thúc học kỳ, do vậy, vẫn còn đa số kiến thức hoàn toàn xa lạ với họ. Các thầy giáo thời cổ đại gần gũi rất mật thiết với học sinh và dành sự chú ý riêng tư của mình đến từng học trò. Có mối liên hệ tinh thần hiện hữu giữa thầy và trò trong khi ngồi dưới chân thầy để học những lời thầy dạy. Kiểm tra là việc hàng ngày trong việc học của họ. Điều nầy giữ cho học sinh luôn luôn năng động và có ý thức. Các học sinh thông minh hoàn toàn tự do để có được sự tiến bộ bằng cách làm sắc bén trí thông minh và tính cần cù siêng năng của mình. Do vậy, họ có sự trải nghiệm, không lui sụt sự phát triển nhân cách mình. Sau cùng, chúng ta tình cờ bắt gặp vài ví dụ về những cậu bé có tài năng nhưng thiếu vắng bổn phận chăm sóc giáo dục của người cha theo phương pháp mà chính ông ta đã được giáo dục.

 

 

 

 

Mối quan hệ Thầy-trò

 

Khía cạnh độc đáo của nền giáo dục Phệ-đà là nằm ở mối liên hệ Thầy trò. Trong thời hiện đại, khi học sinh muốn được thu nhận vào bất kỳ một học viện nào, sau khi anh ta điền vào đơn xin nhập học, tự mình trình diện trước vị thầy không quen biết và trả đủ học phí để tạo thành mối liên kết chủ yếu giữa anh ta và người dạy mình. Như thế, mối liên hệ này không được xây dựng trên nền tảng của tính khiêm hạ, rõ ràng tình thươngniềm tin giữa thầy và trò vốn đã thiếu vắng trong thời hiện đại. Thời xưa, học trò có thể ra mắt với Thầy (Guru) mình bằng lửa thiêng (Samidha) trên hai tay mình, đó vốn là biểu thị chính yếu ý thức hết lòng phụng sự thầy mình. Như củi thiêng khi biến thành ánh sáng được đốt bằng lửa, cũng theo cách như vậy, học sinh chuẩn bị để được nhận vào Ánh sáng Trí huệ nhờ người Thầy của mình. Người Thầy cũng vậy, về phần Thầy, sẽ trao truyền một cách nhiệt thành cho học trò của mình bất kỳ kiến thức nào mà Thầy có được, xem học trò như con của mình. Trong một số trường hợp, chính người cha sẽ dạy con mình. Có trường hợp nổi tiếng của Śvetaketu, anh ta được cha mình dạy điều huyền bí của ‘Tri thức Tối thượng.’ Hết lòng phụng sự Thầy là bổn phận chủ yếu của học trò. Những mẫu chuyện còn lưu hành về những người học trò, khi không thể nào có được phẩm vật để dâng tặng Thầy, sẽ phải phụng sự Thầy trong mọi thời và dành bất kỳ thời khắc nào thích đáng còn lại cho việc học của mình. Ngay cả những học sinh thuộc tầng lớp quý tộcsang trọng, cũng phải phục vụ, như một điều tất nhiên, các công việc trong nhà Thầy, đó là chăn bò, lấy củi, giữ lửa, khất thực, và làm một số công việc nội trợ khác. Phụng sự Thầy được xem là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để phát triển tâm linh.

 Hệ thống Sư gia (Gurukula) chính là đóng góp không có gì sánh bằng của nền giáo dục Phệ-đà. Từ lễ Khai tâm (Upanayana) cho đến lễ chia tay (Samavartana) học sinh được học ở nhà thầy và theo đuổi nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh. Học trò phải thức dậy vào buổi sáng trước khi Thầy thức giấc, và ban đêm, đi ngủ sau khi Thầy đã nghỉ. Theo cách nầy, luôn luôn có mối liên hệ riêng tư giữa Thầy và trò, khiến cho họ phát triển sự hiểu biết lẫn nhau.

Thường thường học trò học tại nhà Sư gia (Gurukula) trong 12 năm, sau đó anh ta có thể trở về nhà khi đã hoàn tất sự nghiệp học tập của mình. Vào lúc rời Thầy, Thầy sẽ khuyên răn học trò với những trách nhiệm dưới hình thức Diễn văn trong Hội nghị Học viện (Convocation Address), có nghĩa là ‘Hãy diễn bày Chân lý; hoàn thành bổn phận của mình, đừng lãng quên việc học tập Phệ-đà,’ v.v... Nhưng cũng đáng lưu ý rằng ngay sau thời hạn học tập, mối liên hệ Thầy trò vẫn giữ rất mật thiết.

 


Chương trình giảng dạy

 

Vào khởi nguyên của thời kỳ Phệ-đà, nghệ thuật chữ viết chưa được phát triển. Việc dạy dỗ thường được truyền đạt bằng khẩu quyết. Vào thời kỳ giáo dục chủ yếu mang đặc tính tôn giáo. Từ rất sớm, chân ngôn Phệ-đà, phương pháp Hiến tế và các tán ca tôn giáo khiến các học sinh phải học thuộc lòng. Kiến thức về sắc thái giữa các âm tiết dài và ngắn, các saṁdhi, nguyên âm và phụ âm, và phát âm đúng được nêu ra từ giai đoạn mở đầu của thời kỳ học tập. Kiến thức nầy có ích cho học sinh khi anh ta trải qua việc học tập Phệ-đà. Dù nền văn học Phệ-đà ưu việt trong toàn bộ thời kỳ cho đến năm 1500 ttl., nhưng Itihasa, Puranas và các Sử thi (Epics) cũng theo đó phát triển phồn thịnh. Chúng ta tìm thấy nhiều đề cập đa dạng về chúng trong A-thát-bà Phệ-đà (Atharva veda). Học sinh được khuyến khích học những luật âm vận trong thơ (prosody) và tu từ học (rhetorics) để hỗ trợ học thuộc lòng các chân ngôn Phệ-đà. Về sau, nền văn học Bà-la-môn xuất hiện. Bản tập Phệ-đà (Samhita) mở ra như một hình thức kết tập văn học Phệ-đà. Các dòng tư tế xuất hiện trong hình thái nghề nghiệp. Thời kì đáng chú ý ở sự đánh giá nền văn học gắn liền với nghi thức các lễ hiến tế. Hình học cũng cần có để giúp cho sự kiến trúc đối xứng của các đền thờ thiêng liêng.

Thi luật (Piṅgala Śāstra) được phát triển theo các bước nầy. Văn pháp (Vyākaraṇa) và triết học cũng được tìm thấy trong hình thái phôi thai của thời kỳ nầy.

 Thời kỳ sau Phệ-đà chứng kiến sự mở rộng và phát triển trong chương trình giảng dạy. Việc nghiên cứu các kinh điển tôn giáo là bắt buộc và không thể thiếu được. Bên cạnh đó, có những ngành học thuật khác vốn rất thông dụng: Văn pháp (Vyākaraṇa; grammar), Số học (Arithmetic), Hình học (Geometry), Thiên văn học, Thi ca, Itihasa, Akhyāyika, Philosophy, Kinh tế luận (Arthaśāstra; Economics), Khoa học Chính trị (Political Science), Khoa học Nông nghiệp (Agricultural Science), Điêu khắc (Sculptur), Kiến trúc (Architecture), Hội họa (Painting), Khoa học và Nghệ thuật quân sự (Military art and science), Chăn nuôi (Animal husbandry), Dạ-nhu Phệ-đà (Āyurvedic), Sālva-Śāstra (Phẫu thuật; Surgery), Chính lý luận (Nyāya Śāstra), v.v.... là những bộ môn tiến bộ đáng kể trong thời kỳ nầy. Phạm thư (Brāhmaṇa), Sâm lâm thư (Āraṇyaka) và Áo nghĩa thư (Upaniṣad) là những kho tàng thực sự về tri thức triết học và là nguồn không bao giờ cạn của cảm hứng triết học từ Ấn Độ cho đến các thời kỳ kế tiếp, đều là sự góp phần của thời kỳ này. Hệ thống giai cấp bắt đầu thừa nhận một cách vững chắc vào thời kỳ nầy; do vậy giáo trình được ấn định tùy theo thiên tư các tầng lớp khác nhau. Chương trình học bao gồm các môn khoa học thế tục và thủ công tùy thuộc từng giai cấp, cùng với nghiên cứu về tôn giáo và Phệ-đà. Nền giáo dục Bà-la-môn, như chúng ta thấy, không phải chỉ một mặt, ngược lại, nó đã giúp cho sự phát triển xã hội toàn diện.

Nārada, một Đạo sư (Ṛṣī) lỗi lạc, đưa ra một danh sách các môn học trong nền giáo dục Bà-la-môn cho Sanatakumara như được ghi chép trong Chandogya Upaniṣad (VII/1/1/2). Ông ta đến với Sanatakumara với mục đích được học tập. Khi được chất vấn bởi Sanatakumara về kiến thức về các môn học trước đó, Narada đáp, ‘Tôi đã được học các môn như Phệ-đà, Dạ-nhu Phệ-đà (Āyurvedic) Sa-ma Phệ-đà (Samaveda) và bộ thứ tư, A-thát-bà Phệ-đà (Atharva veda), Itihasa, Purana như là bộ Phệ-đà thứ năm, Văn pháp (gọi là Vedanam Vedam, có nghĩa là Phệ-đà của các bộ Phệ-đà), Thuật triệu hồn (Pitrya; Necromancy), Thần minh luận (Devavidyā; Theology), Học thuyết về cầu nguyện (Brahmavidyā; Doctrine of prayer), Ngữ âm học (Siksha; Phonetics), Nghi lễ (Kalpa; Ceremonial), Thi pháp (Chhanda; prosody), Sinh vật học (Bhuta vidyā; Biology), Thiên văn học (Nakshatra-vidyā ; Astronomy), Nghiên cứu nọc rắn (Sarpa-vidyā), và Mỹ thuật ( Devajana vidyā)...’ Danh sách nầy cho thấy rõ ràng tại sao nền giáo dục Bà-la-môn dần dần lan rộng. Thế nên nền giáo dục nầy đã đi một đường dài trong việc làm cho đời sống thịnh vượnghạnh phúc trên mọi phương diện.

 

Sự phê phán

 

Giá trị: Chúng ta đã quán sát toàn bộ các khía cạnh của nền giáo dục Bà-la-môn trong tiến trình phân tích kỹ lưỡng. Chúng ta thấy cách thức nền văn hóa cổ đại Ấn Độ tiến triển xuyên qua hệ thống giáo dục của họ. Vẻ huy hoàng không phai mờ của nền văn minhvăn hóa Ấn Độ chính xác có thể quy cho hệ thống giáo dục. Giữa những biến đổi của tai ương đã tạo nên sự thăng trầm của những đế quốc hùng mạnh, nền văn minhvăn hóa Ấn Độ đã bảo tồn được toàn bộ sự tuần hoàn của những giá trị tốt đẹp; cho đến ngày hôm nay, khi chân trời thế giới bị phủ lên tấm màn đen tối của mây đen bão tố hủy hoại, Ấn Độ vẫn đang thuyết giáo về niềm tin vào tình thương, bất bạo độngan bình cho tất cả nhân loại đang hoảng hốt lo âu.

Mục đích chính của nền giáo dục Phệ-đà là hướng dẫn đời sống theo hướng hoàn thiện tâm linh-‘giải thoát’, xuyên suốt nội tâmngoại giới của con người. Nền giáo dục Phệ-đà đã đạt được mức độ thành công rõ rệt trong mục tiêu cao quý nầy, cho thấy kết quả vẻ vang trong phạm trù cơ cấu cá tính. Học trò sống trong nhà thầy (Gurukula)s, tọa lạc trong vùng rừng núi yên tĩnh, họ sẽ được học về tôn giáo, triết học, khoa học thực dụng và mỹ nghệ ở dưới chân thầy. Sự đào luyện kỷ luật nội tâm đặc biệt được chú trọng, nhưng không có nghĩa là tạo nên một ý thức giả tạo, đối phó cho học sinh và cũng không mang tính cưỡng ép của chủ nghĩa hành vi cơ giới trong học sinh; hơn thế, nó có mối quan hệ rất mật thiết với sự phát triển đời sống nội tâm học sinh. Kỷ luật hay ý thức khiêm hạ được biểu thị bằng sự thôi thúc bên trong, phản ánh chính nó qua hành vi đa dạng của đời sống. Bên cạnh đó, các phương tiện được ứng dụngmục đích kỷ luật tinh thần và phát triển cá tính. Không như các sinh viên thời nay, họ bị cấm đoán nghiêm ngặt với việc đắm mình trong vui thú quá độ, với rất nhiều quy định cứng rắn bắt buộc trong sinh hoạt hàng ngày. Thời kỳ Phệ-đà, học sinh nằm ngủ trên nền nhà, phải thức dậy rất sớm vào buổi sáng, tắm rửa, đi chân trần, mặc y phục thô sơ, và dùng ít thực phẩm. Họ hoàn toàn bị cấm sử dụng các thứ như hương thơm, dầu thơm, hoa, dày dép và đam mê trong tình yêu, sân hận, hám lợi, cũng như khiêu vũ, vốn đó là những tác nhân đích thực của đời sống xa hoa và khoái lạc. Học sinh phải quán sát toàn diện về phạm hạnh suốt đời (Neshthika brahmacharya). Tự chế kiềm thúc ham muốn là thuộc tính chủ yếu của học sinh trong thời kỳ đó. Tất cả những quy tắc nầy đem đến lợi íchlợi thế về đạo đức đáng trông đợi. Phạm trù cá tính-cơ cấu và tinh thần cũng như sự phát triển thể chấtđạo đức cá nhân đều được người thầy hết lòng dìu dắt và hỗ trợ. Sự sáng tạo một nền văn học đồ sộ của xã hội thời đó có thể được gán cho sự thanh tịnh và nghiêm túc của đời sống và sự tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt. Đời sống dường như tràn ngập bởi tính thần thánh, thanh tịnh và cao thượng. Thế nên nền giáo dục Phệ-đà có thể được xem thỏa mãn mục tiêu tạo nên những biểu tượng thực chất cho đời sống con người về Chân, Thiện, Mỹ (Satyam, Sivam, Sundaram).

 

Thêm vào điều nầy, chúng ta thấy một mục tiêu khác nữa của nền giáo dục Phệ-đà là tính sáng tạogiữ gìn nền văn học cổ điển. ‘Khi chúng ta xem xét khối lượng khổng lồ của nền văn học linh thiêng, dường như hầu hết những vấn đề không thích hợp với nó đã được giữ gìn qua suốt nhiều thế kỷ theo cách nầy. Chúng ta biết nó đang vận hành và vẫn vận hành cho đến ngày nay.’[3]

Đó là điều đáng ca ngợi cho nền văn học cổ điển Ấn Độ đã tồn tại qua hằng thế kỷ, khi chúng ta thấy rằng, trong thời kỳ Phệ-đà hay sau Phệ-đà, nghệ thuật chữ viết chưa được hình thành, vì nghệ thuật in ấn cùng với những bộ phận bổ trợ liên quan trong ngành in ấn dường như vắng bóng vì sự không thịnh hành của các loại văn tự. Các bậc hiền triếtĐạo sư (Ṛṣī) thời cổ đã giữ gìn nền văn học đồ sộ như thế qua trí nhớtruyền khẩu lại cho các thế hệ sau. Vì trong thời cổ đại, cũng như ở chừng mực nào đó trong thời hiện đại, tác nhân chính cho sự hài hòa và hợp nhất tôn giáo chính là nền giáo dục và điều này được đặc biệt phản ánh qua hệ thống giáo dục Ấn Độ.

Nền giáo dục nầy vẫn đem lại kết quả tốt đẹp trong bối cảnh vật chất thịnh vượng của xã hội. Như đã được nêu ra từ trước, chương trình giảng dạy không chỉ thiên về tôn giáo. Tổ tiên của thời kỳ Phệ-đà đã không bỏ qua phúc lợi vật chất và những ưu thế dân gian mặc dù tính ưu việt của tôn giáo trong nền giáo dục. Nền giáo dục Phệ-đà hoàn toàn không làm ngơ về trách nhiệm đối với công dân và phúc lợi xã hội, nền giáo dục ấy đã đạt được thành công rõ rệt.

 

Nhược điểm: Mặc dù vai trò quan trọng mà nền giáo dục Phệ-đà nắm giữ là toàn diện trong sự phát triển đời sống nhân sinh, nhưng chắc chắn không tránh khỏi vài nhược điểm và thiếu sót vốn có thể chỉ ra bằng nhận định tức thời mang tính phân tích và phê phán. Điều nầy hoàn toàn chính đáng khi mô tả một cách vắn tắt ở đây.

 

Không giống như các chuyên gia giáo dục Ấn Độ thời cổ đại, các chuyên gia giáo dục Âu Châu cổ đại cũng đặt sự chú trọng vào tôn giáo. Tôn giáo hình thành nền tảng cho mọi hoạt động giáo dục, quá nhiều đến mức các công việc bình thường hằng ngày cũng phản ánh lòng mộ đạo. Mỗi hành vi đều thấm đẫm sắc thái tăng lữ. Đa số các thầy giáo đều là tăng lữ Bà-la-môn. Toàn bộ cơ cấu giáo dục đều tràn ngập bởi các buổi lễ hiến tế linh thiêng và các nghi thức tín ngưỡng. Sự phát triển và tiến hóa của các tác phẩm như Itihasa, Thực lợi luận (Arthaśāstra; economics), Chính trị (Politics), Toán pháp (Arithmetic) và khoa học vật lý… không áp đảo được lĩnh vực tôn giáo, triết họcnghi lễ. Sự phản kháng về điều ấy đã không xảy ra cho đến thời kỳ đó; theo tiến trình thời gian, tôn giáo trở nên có một ảnh hưởng sâu rộng vào trong đời sống. Nhưng con người trong niềm tin tôn giáo mù quáng của mình đã đánh mất tất cả sự phấn đấu về thịnh vượng vật chất. Đối với những người đã thấm nhuần hoàn toàn niềm tin tôn giáo, thì tín ngưỡng là niềm khích lệ duy nhất cho hoạt động và phấn đấu trong đời sống, nhưng số đông quần chúng thì không thể vượt ra khỏi những chi phối thường tình trong cuộc sống. Người bình thường nhìn thần thánh một cách trần trụi và mang tính ngờ vực về thế giới, xem đó chẳng gì khác hơn ảo tưởng nông nổi. Chính thái độ nầy đã giáng một đòn chí mạng vào sự tiến bộ trên thế gian.

Theo quan điểm của một vài nhà phê bình, nền giáo dục Phật giáo đã giúp ích cho con người quay sang thế giới phàm trần khác với thế giới tâm linh hão huyền; nhưng quan điểm nầy không đứng vững. Nền văn học Phệ-đà luôn luôn nhấn mạnh sự vật lộn trong đời sống, và đưa vào đó sự tương tác hài hòa với nhau. Lại nữa, thời ký đó những hoạt động định hình có tính cách xây dựng, đã sản sinh một nền văn học đồ sộ và sống động. Các bậc hiền triết đã định hình những quy tắc nhất định dẫn đạo vào đời sống thực tiễn, phục tùng nghiêm chỉnh, bằng cách đó, có thể làm cho đời sống sung mãn. Trong tình tráng bầu không khí bị nhồi nhét quá nặng bởi tín ngưỡng và duy linh; đời sống con người sẽ thấm nhuần phần tinh túy của những lễ nghi hiến tế. Thời đại nào cũng thế, nên nhớ rằng sự tiến bộ vật chất chỉ là phương tiện cho cứu cánh Giải thoát tinh thần, tiến bộ vật chất tự nó không phải là cứu cánh. Khuynh hướng tinh thần nầy tưới tẩm trong tâm hồn người Ấn Độ, sự phản chiếu điều nầy rõ nét trong tư tưởng của số đông người Ấn Độ thời nay.

Bên cạnh điều nầy, trong nền giáo dục Phệ-đà một điều quan trọng có thể thấy được đó là sự gắn bó với các bộ Luận (Śāstras). Bộ Purana Smriti được trích dẫn như là những tác phẩmthẩm quyền. Có một niềm tin chắc chắn hình thành trong quần chúng rằng bất kỳ điều gì đã được ghi trong các bộ Luận (Śāstra) là không bao giờ sai lầm và ngược lại. Khuynh hướng nầy đã làm yếu đi lý lẽ và trí tưởng tượng của con người. Giá trị của các bộ Luận (Śāstra) được xem là độc lập và là lời nói tối hậu, do vậy, sự nhìn nhận tính chất đúng đắn và không đúng đắn khi đối mặt với tình huống thực tếhoàn toàn hiếm có, nhưng hiện tượng này chỉ xảy ra vào thời kỳ sau đó. Luận lý học và sự tranh luận đã lên đến đỉnh cao vào thời kỳ Phệ-đà và Áo nghĩa thư (Upaniṣad). Đúng như vậy, Áo nghĩa thư (Upaniṣad) chủ yếu hiển bày sự phát triển tri thức và biểu hiện những luận điểm tinh vi. Nền văn học kinh điển cũng không rơi lại phía sau phương diện nầy và bằng chứng là đỉnh cao phát triển tri thức trong thời kỳ đó. Hơn nữa, nên lưu ý rằng ngành thủ công mỹ nghệ nói chung được biết với tên gọi 'Devajana-Vidya'giá trị thấp, phần lớn do tính ưu việt của tầng lớp Bà-la-môn và do sự khắt khe không lay chuyển của hệ thống giai cấp. Tính trội vượt của những người làm việc tinh thần hơn những người làm việc chân tay được xem là điều hiển nhiên. Kết quả là do thiếu thốn nghiêm trọng sự bảo hộ cho ngành mỹ nghệ từ tầng lớp cao hơn trong xã hội. Ngành thủ công được xem như ngành nghề chính của tầng lớp thủ-đà-la (Śūdra), trong khi vũ công, âm nhạc, và hội họa là thuộc về cả phụ nữ (các tầng lớp khác) và tầng lớp thủ-đà-la (Śūdra). Tính khắt khe và quy ước nầy thừa nhận một khía cạnh nghiêm trọng hơn về sau nầy.

Một phê bình khác được nhắm vào chống lại nền giáo dục Phệ-đà là thiếu hợp tác nghiêm trọng và thiếu hài hòa trong các ngành học thuật đa dạng.

Tính chuyên môn hóa các môn học riêng biệt đã được nỗ lực ngay lúc khởi đầu. Kết quả là dù độ sâu của các môn học riêng biệt đã được vững vàngthăm dò thấu đáo, nhưng tính chất mênh mông và phổ quát của các môn học vẫn bị bỏ quên không được chú trọng.

Bên cạnh những điều nầy, sự thờ ơ với nền giáo dục phụ nữ thời kỳ sau Phệ-đà, thiếu sự quan tâm giáo dục cũng như sự thiếu vắng ngôn ngữ chung là một vài nhược điểm của nền giáo dục Bà-la-môn.

Nhưng, như đã nêu ra trước, những buộc tội nầy còn rất xa với cái toàn thể đã thích ứng; nó chỉ gồm số lượng ít ỏi của sự thật trong đó. Nữ giới được xã hội đánh giá cao; một số phụ nữ rất có học thức và rất thông thái.

Tiếng Sanskrit là ngôn ngữ giao tiếp,[4] toàn bộ văn học Phệ-đà, Puranas, Áo nghĩa thư (Upaniṣad), và văn học Kinh điển đều được viết bằng tiếng Sanskrit. Nền giáo dục phổ cập cho tất cả khi được chứng minh bởi sự cần thiết không thể thiếu được và tính phổ biến của lễ Khai tâm (Upanayana) cho mọi giới. Đó là sự thật, tuy nhiên, những thiếu sótsai lầm nhất định âm thầm len vào đó khi ngôn ngữ của giới bình dân trở nên khác hẳn với tiếng Sanskrit, và con người trở nên thờ ơ với lễ Khai tâm khi mức độ lứa tuổi kết hôn cho nữ giới được hạ xuống. Tất cả những điều nầy đã xảy ra vào thời kỳ Phệ-đà.

Hiện tượng đã hình thành với sự phát triển ảnh hưởngphổ biến của đạo Phật, sẽ được bàn đến trong chương kế tiếp.

 

Kết luận

 

Như thế chúng ta có thể nói vắn tắt, hầu hết những phương diện tồn tại của con người đều cho thấy mức độ thích ứng cho sự phát triển và tiến hóa trong thời kỳ giáo dục Phệ-đà. Hệ thống giáo dục Phệ-đà có tầm quan trọng vượt bậc đối với sự hài hòa và phát triển trên phương diện thể chất, tinh thầntâm linh của đời sống con người. Cùng lúc, sự góp phần nền giáo dục ấy cho sự sùng bái vật chất không thể được đánh giá quá cao. Một số khía cạnh đặc biệt như mối quan hệ thầy trò, kỷ luật đạo đức, mối quan tâm riêng đối với học trò, tự do tư tưởng, tính phổ quát của lễ Khai tâm, nền giáo dục dành cho nữ giớitruyền thống Sư gia (Gurukula) v.v... là sự tán thành toàn diện với các nguyên lý giáo dục, và lúc nào cũng chứng tỏ được sự lợi ích và tự nguyện.



[1] Śunaḥ pucchamiva vyarthajīvitaṃ vidyayā vinā /

 Na gahya gopane śakta na ca daṃśa nivāraṇe

[2] Anyatra putrācchiṣyādvā śiṣṭayartha tāḍyeta to (Manusmirti, 4-164)

[3] F.E. Keay: Indian Education in Ancient and Later Times: p. 34; Humphrey Milford, 1942.

[4] lingua franca.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 34453)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.