14 Các Trung Tâm Văn Hoá Giáo Dục Quan Trọng Trong Thời Cổ Đại

16/12/20214:28 SA(Xem: 1214)
14 Các Trung Tâm Văn Hoá Giáo Dục Quan Trọng Trong Thời Cổ Đại
R.K. Pruthi
NỀN GIÁO DỤC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Education in Ancient India
THÍCH NHUẬN CHÂU 
dịch 2021
Thư Viện Hoa Sen


14

 

CÁC TRUNG TÂM VĂN HOÁ GIÁO DỤC

QUAN TRỌNG

TRONG THỜI CỔ ĐẠI

 

 

Một trong những điểm đặc biệt của nền giáo dục cổ đại Ấn Độ là mối quan hệ tâm linh sâu sắc giữa thầy và trò. Trong mối tương quan hệ thống giáo dục của đạo Bà-la-môn, chúng ta đã thấy học trò sẽ nhận được sự giáo dục như thế nào khi ở trong nhà người thầy của mình, Gurukula[1] hoạt động như một tổ chức giáo dục; sự quan tâm dành cho từng cá nhân là sự phát triển nhân cách của học sinh. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng sự tiến bộ về tinh thầntriết học vẫn là mục tiêu chính của giáo dục cổ đại, đây là cốt yếu để phát triển nội tâm hay tâm linh của học sinh.

 

Do có sự tồn tại hệ thống giáo dục này nên trong thời kỳ Phật giáo các cơ sở giáo dục thông thường như hiện nay chưa thành lập, mặc dù một số tu việntrung tâm hành hương đã ra đời, nhưng những buổi cầu nguyện đông người không được tổ chức tại những nơi này và cũng không thể coi nơi đây là trung tâm giáo dục. Tuy nhiên, cần phải chấp nhận rằng trong thời kỳ Phệ-đà (Veda), Samghas (Chapters), Parishads (Hội nghị), Charana,[2] tu việnGurukulas chắc chắn đã được thành lập.

Trong văn học Phệ-đà (Veda) và Áo nghĩa thư (Upaniṣad), chúng ta tìm thấy các tham chiếu đến Saṃghas và Parishads, nơi các học giảtriết gia tụ tập từ các vùng xa xôi của đất nước để tranh luận về triết họcthần học (theological). Bất kỳ nơi nào Gurukulas được thành lập, ở đó giáo dục được truyền đạt cho học sinh theo hệ thống nhóm, hình thức này được thành lập chủ yếu ở các làng và một trong số đó tồn tại trong rừng. Tuy nhiên các cơ sở này không được tiến hành thường xuyên và không có hệ thống như các cơ sở tu viện của Phật giáo sau này. Một thực tế không thể phủ nhận là những người theo đạo Hindu khi tiếp xúc với Phật giáo, đã nêu gương trong việc thành lập các cơ sở giáo dục; các đền thờ lớn và nơi ẩn cư bắt đầu hoạt động thường xuyên và được tổ chức thiết lập rất tốt như nhiều trường học. Những tài sản lớn và sự ưu ái đã được các vị vua và người dân Ấn Độ giáo ban tặng cho những ngôi đền như vậy, nhằm mục đích truyền bá giáo dục. Do đó, những nơi này được cho là hình thức tổ chức truyền đạt giáo dục tiểu học và đại học cho học sinh một cách có hệ thống. Cũng có những nơi nhất định để đào tạo chuyên biệt, điển hình các hoàng tử từ những vùng xa xôi của đất nước sẽ đến Taxila để học Ayurveda, Dhanurveda và Luật, như Ujjeni và Kasi là trung tâm triết họcâm nhạc nổi tiếng. Bên cạnh những trung tâm này, có một số trung tâm giáo dục ở miền nam Ấn Độ như học viện tiếng Phạn lớn ở Salotgi, là ngôi làng ở quận Bijapur. Theo thời gian, đã có tiến bộ rõ nét khi có đến 27 ký túc xá lớn được xây dựng làm nơi tá túc cho sinh viên. Có một trung tâm giáo dục Hindu khác tại Ennayaram được thành lập vào thế kỷ thứ XI stl., Tirumukkudala, Malakapurama, Dhar và Pondicheri là những trung tâm giáo dục khác. Đến đây cũng nên đề cập đến các trung tâm quan trọng của giáo dục Ấn Độ, đó là các ngôi làng ‘Agrahara’, được thành lập bởi các vị vua Ấn Độ giáo ở miền nam Ấn Độ dưới hình thức thuộc địa cho các Bà-la-môn uyên bác. Trong bối cảnh này, ngôi làng ‘Tols’ của Bengal cũng rất đáng được nhắc đến. Tuy nhiên, điều đáng nhớ là những cơ sở này đã được thành lập trên khuôn mẫu của các trung tâm giáo dục Phật giáo.

 

Thể chế tổ chức

 

Các cơ sở giáo dục được bắt nguồn từ thời kỳ Phật giáo. Phật giáo đã được thành lập trên các nguyên tắc hài hòa, theo đó ‘Pháp - Dhamma' được thuyết giảng cho quần chúng bằng ngôn ngữ của chính họ. Đức Phật cũng cảm thấy cần có các cơ sở giáo dục cho các ưu-bà-tắc (Upasaka) hay những người tâm đắc. Điều này khiến cho các trường học tu viện ra đời mà sau này, các tu viện được coi là hình thức của các Tùng lâm (Vihāra)[3] lớn cho giáo dục. Tăng, ni và cư sĩ được cung cấp cơ sở vật chất và cơ hội học tập tại các trung tâm này. Học sinh thuộc các cấp bậc và tầng lớp khác nhau đến từ các vùng Janapadas xa xôi hoặc các nước cộng hòa được hưởng giáo dục miễn phí. Không chỉ vậy, các trung tâm này còn thu hút nhiều sinh viên nước ngoài như Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng và các nước Đông Nam Á khác. Họ sẽ học Phật pháp từ những tác phẩm gốc và mang theo những bản dịch ra tiếng của nước họ. Tu viện Na-lan-đà và Taxila đã vươn lên vị thế của các trường đại học. Việc quản lý các trung tâm giáo dục Phật giáo được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ. Thông thường một số tỷ-khưu uyên bác sẽ đóng vai trò Tu viện trưởng. Có những người phụ trách các bộ phận khác nhau như tuyển sinh, khảo thí, chương trình giảng dạy, ký túc xá, nội trú, xây dựng, Y khoa, thư viện và các ngành nghiên cứu khác. Có ví dụ về một sinh viên tỷ-khưu vào thế kỷ thứ IX stl. thuộc trường Jalalabad là người đã hành hương đến Bihar và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Đại học Nalanda. Điều đó chứng tỏ rằng mọi người đã không để ý đến sự phân biệt giữa địa phương hoặc tỉnh lỵ về giáo dục.

 

(bản đồ trang 169) - scan

 

Thể chế tổ chức nầy trong hình thái của tu viện, Tùng lâm (Vihāra) và trường đại học hình thành nên chuỗi cột sống của văn hóa quốc gia. Do đó, nhiều sự tín nhiệm trong các mối quan hệ văn hóa giữa Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác vẫn còn tồn tại vì đã đi thẳng vào các trung tâm giáo dục đa dạng này.

Bây giờ chúng ta sẽ đề cập ngắn gọn đến một số trung tâm tu học quan trọng nhất định của thời kỳ Phật giáo. Trong số các tu viện này, Taxilā, Nalanda, Valabhi, Vikramaśīla, Odantapuri, Nadia, Mithila và Jagaddala ưu tiên được tham khảo.

 

 

Taxilā

 

Từ thời xa xưa Taxilā đã là một trung tâm giáo dục quan trọng của đạo Bà-la-môn. Trong thời kỳ Phật giáo, danh tiếng Taxilā vẫn duy trì ở miền Bắc Ấn Độ. Nhưng khi Pháp Hiển đến thăm trường vào thế kỷ thứ V stl. ông không thấy có dấu hiệu của trường đại học ở đó và khi ngài Huyền Trang đến thăm trường vào thế kỷ thứ VII, đã vô cùng thất vọng khi nhìn thấy những di tích cuối cùng của trung tâm giáo dục quan trọng này.

Taxilā là thủ phủ của tỉnh Gandhar vào thời cổ đại, nhưng nguồn gốc lịch sử của nó còn cổ xưa hơn. Sử thi Rāmāyaṇa nói rằng Taxilā được thành lập bởi vua Bharata, người đã lấy tên con trai 'Taksha' của mình đặt tên cho nơi này. Taxilā liên tục bị hứng chịu các cuộc xâm chiếm của nước ngoài do nơi đây là biên giới phía tây bắc Ấn Độ. Về mặt chính trị, Taxilā trải qua nhiều thăng trầm do kết quả các cuộc xâm lược thường xuyên. Người Ba tư, Hy Lạp, người Kushanas đã tấn công Taxilā và thành lập dần đế chế của họ theo thời gian. Có thể dễ dàng suy ra rằng với sự thay đổi các đế chế, hệ thống giáo dục của nó cũng phải lần lượt đổi thay. Trên thực tế, không có thể chế tổ chức hay trường đại học nào ở Taxilā, giáo dục chủ yếu dựa vào hệ thống trong nước. Nhiều vị giảng sư thông tháiuyên bác đã truyền thụ nền giáo dục riêng cho các sinh viên nên sau đó miền bắc Ấn Độ đã trở thành trung tâm giáo dục rất lớn.

 Từ Benaras, Mithila và Rajgriha đều đến Taxilā để học và thông thường chỉ có học sinh đủ mười sáu tuổi, Taxilā chủ yếu là trung tâm giáo dục đại học.

Ở đây các ngành và chủ đề chính của nghiên cứu là ba bộ Phệ-đà (Vedatrayi), Vedanta, Vyakarana, Ayurveda, mười tám môn thủ công (sippas), giáo dục quân sự, Thiên văn học, nông nghiệp, thương mại, chữa rắn cắn, v.v. Pāṇini, ‘Ông tổ của văn phạm’ (Vyakarana), và Jivaka, một chuyên gia phẫu thuật và Y học là xuất thân từ đại học Taxilā. Không có sự phân biệt đẳng cấp nào liên quan đến việc đào tạo trong các ngành khoa học này, thực tế có thể được chứng minh qua ví dụ cậu bé bà-la-môn đến đó học nghệ thuật quân sự và khoa học. Taxilā cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hy Lạp bởi có một số thầy dạy tiếng Hy Lạp ở đó. Huấn luyện nghệ thuật quân sự Hy Lạp cũng được tiến hành tại nơi đó. Trên thực tế, Taxilā rất nổi tiếng vì đây là trung tâm đào tạo khoa học quân sự Ấn Độ. Nghiên cứu y học kéo dài bảy năm, có thể được thực hiện tại trụ xứ của Jivaka ở Taxilā. Kautilya, tác giả nổi tiếng của Thực lợi luận (Arthaśāstra)[4] đã bẩm thụ nền giáo dục cao cấp ở đây. Thế nên, trong nhiều thế kỷ, Taxilā đã đóng vai trò là ngọn hải đăng cho đất nước trong lĩnh vực giáo dục. Ánh sáng học thuật này vẫn tiếp tục cháy sáng bất chấp sự thăng trầm và những thay đổi đầy bão táp như cơn đại hồng thủy. Sau cùng, Taxilā bị choáng ngợp bởi những người Huns man rợ, họ đã vĩnh viễn dập tắt ánh sáng này vĩnh viễn và không bao giờ chiếu sáng trở lại.

 

 

Nālandā[5]

 

Thuộc tỉnh Bihar, nằm ở cách thành phố Patna 40 dặm về hướng tây nam và cách 7 dặm về hướng bắc thành phố Rajgriha,

Nālandā là trung tâm văn hóagiáo dục nổi tiếng của miền bắc Ấn Độ. Ban đầu chỉ là ngôi làng nhỏ không có gì đáng tự hào trong nền giáo dục. Nhưng dần dần, tầm quan trọng của trung tâm này càng lớn. Nālandā có tầm mức độ nổi tiếng và quan trọng đáng kể đối với Tăng sĩ Phật giáo vì đó là nơi sinh của Xá-lợi-phất (Śāriputra), đệ tử lớn của Đức Phật. Khi A-dục (Aśoka) đại đế đến thăm nơi này cùng với việc nhìn thấy tháp của Xá-lợi-phất, ông đã cho xây dựng một tinh xá ở đó.

“Theo đó, người sáng lập Tu viện Na-lan-đà đầu tiên là A-dục (Aśoka)". Địa điểm này bắt đầu trở nên quan trọng hơn kể từ khi Phật giáo Đại thừa xuất hiện vào thế kỷ thứ I stl. Đến đầu thế kỷ thứ IV stl, Na-lan-đà trở nên quan trọng và nổi tiếng về giáo dục.

Hai nhân vật Phật giáo nổi tiếng quan trọng là Long Thụ (Nāgārjuna) và đệ tử của ngài là Thánh Thiên (Āryādeva), sinh vào khoảng thế kỷ thứ IV stl. đã sống tại Nālandā, điều này cho thấy tầm quan trọng và sự phát triển nhanh chóng của nơi này. Nhưng cho đến thế kỷ thứ V, Nālandā dường như không đạt được tầm quan trọng tối cao trong giáo dụcẤn Độ. Năm 410 stl., Pháp Hiển đến thăm Tu viện Nālandā, ngài thấy rằng Nālandā không nổi bật lắm về giáo dục. Tầm quan trọng của giáo dục Nālandā thực sự bắt đầu từ năm 450 stl và trong ba thế kỷ tiếp theo, nó vẫn ở đỉnh cao của danh tiếngđịa vị. Điều này được chứng minh thực tế trong các tác phẩm của ngài Huyền Trang khi ngài đến đây vào thế kỷ thứ VII stl. Ngài Huyền Trang đã mô tả sống động về vinh quanggiá trị văn hóahọc thuật của Nālandā với những dấu tích cổ xưa.

Nālandā đạt đến đỉnh cao phát triển dưới bàn tay các vị vua triều đại Gupta; Kumargupta đệ I (414-445 stl.) đã xây dựng một tu viện ở đó, theo sau ông có các vị vua Tathāgatagupta, Narasinghgupta, Baladitya, Buddhagupta, Bajra và Harsha cũng thành lập các tu viện tại cùng một nơi. Nhờ vào việc xây dựng các tu viện, diện tích của Nālandā đã mở rộng đáng kể. Những tu viện này làm thành các tòa nhà đại họctoàn bộ khu vực này được đánh dấu bởi bức tường bao quanh lớn và kiên cố chỉ có một lối ra vào. Tại cổng ra vào, có một giáo thọ sư được chỉ địnhDwar Pandit phụ trách kiểm tra học tăng được thu nhận vào trường đại học. Đối diện cánh cổng là tám giảng đường lớn, nơi sinh viên đồng loạt được nghe bài giảng. Giữa những hội trường này là tăng-già-lam (saṃgharama) là tòa nhà chính của tinh xá. Bên cạnh đó, có ba trăm phòng học cho sinh viên được giảng dạy bởi các giáo thọ sư. Thiết kế kiến trúc của các tòa nhà đại học là một chỉnh thể tối cao.

Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Ấn Độ mang nét đặc sắc trong thời kỳ nầy, thể hiện rõ ràngTu viện Na-lan-đà. Tòa nhà chính cao chọc trời với “Dãy tu viện (Viharavali) có hàng loạt đỉnh (sikhara-sṛeṇi) ôm lấy những đám mây (ambudhara).”[6]

Những tòa nhà này có nhiều tầng, tháp pháo và mái vòm của từng tầng thực sự rất cao. Toàn bộ tòa nhà được xây dựng theo một kế hoạch được sắp xếp hợp lý. Ngay cả những di tích của Nālandā ngày nay cũng là một minh chứng hùng hồn cho tầm cao khoa học và nghệ thuật đạt được trong thời kỳ đó.

Bên dưới xung quanh những tòa nhà này, có những cái hồ rộng và đẹp với những bông sen xanh xen lẫn sen vàng (kanaka), càng làm tăng vẻ đẹp của chúng.

Nghĩa Tịnh đã mô tả có hơn mười bể nước mà trong đó các sinh viên đã thể hiện những thành tích thủy sinh của họ. Bên cạnh đó, có một tòa thư viện rất lớn cao chín tầng trong khu vực quần thể. Thư viện này có ba phòng ban được gọi là "Ratna Sagar", "Ratnodadhi" và "Ratna-Ranjaka"; hội trường chung được gọi là Dharmaganja (Abode of Religion-Trụ xứ của Tôn giáo), nơi có một bộ sưu tập các tác phẩm hiếm hoi về tất cả các tôn giáo và các chuyên đề về nghệ thuật, khoa học và thủ công. Có sự sắp xếp công phu về nơi ở của sinh viên Đại học Nalanda trong ký túc xá và có mười ba tu viện cho mục đích này với một số lượng lớn các phòng dành làm nơi ở cho sinh viên, có ghế đá để ngủ, các góc riêng để đặt đèn và sách; mỗi góc sân đều có một cái giếng; có những nhà bếp chung mà đầu bếp và thị giả được tinh xá cung cấp. Di tích của Tu viện Na-lan-đà đã được Cục khảo cổ học khai quật.

Tại trường đại học Nālandā, các sinh viên được cung cấp thức ăn, quần áo, giáo dục và thuốc men miễn phí. Chúng tôi khá ngạc nhiên về việc cung cấp giáo dục miễn phí cho mười nghìn sinh viên ở Nālandā trong thời cổ đại, khi so sánh với mức chi phí thấp kém của giáo dục đại học hiện đại. Trong thời cổ đại, trách nhiệm giáo dục thực sự được gánh vác bởi cả triều đình và người dân cho những ai sẽ mang lại lợi ích to lớn cho sự nghiệp giáo dục. Các vị vua của nhiều thế hệ đã phong tặng 200 ngôi làng chăm lo cho trường đại học, nhờ đó tu viện được quản lý một ngân sách khổng lồ. Bên cạnh đó, các vị vua thỉnh thoảng còn cung cấp các tòa nhà, đất đai và thực phẩm theo khả năng riêng của họ.

Nghĩa Tịnh, nhà chiêm bái Trung Hoa đã ở lại Nālandā trong 10 năm, đã cho chúng ta một bài tường thuật sống động về hệ thống giáo dụcchương trình giảng dạy của trường đại học Nālandā. Tu viện Na-lan-đà, dù là trung tâm của Phật giáo Đại thừa, nhưng cũng cung cấp giáo dục về Ấn Độ giáo, Kỳ-na giáo và Phệ-đà (Veda). Nghiên cứu tỷ giáo về tất cả các tôn giáoưu thế triết học không thể bị khuất phục. Những tranh luận chính thức hình thành như một phần không thể thiếu trong hệ thống giáo dục. Điều cần thiết đối với một nhà nghiên cứu triết học chân chính là phải thực hiện một nghiên cứu sâu sắc về tất cả các tôn giáo, trước khi bắt tay vào bất kỳ công việc nghiên cứu nào. Tất cả nền tảng cho mục đích nghiên cứu đã có sẵn có, ngoài ra, sinh viên sẽ học kinh Phệ-đà (Veda), các bộ môn trong chi phần của Phệ-đà (vedāṅga), văn phạm (vyākaraṇa), thiên văn học, triết học, số học (Pūraṇa)[7] và Y khoa. Như thế, Nālandā thực sự xứng đáng được xem là trung tâm nghiên cứu triết học.

Các tỷ-khưu, A-xà-lê (Giáo thọ sư) và sinh viên sinh hoạt rất kỷ luật và thanh tịnh trong Tu viện Na-lan-đà. Các sinh viên của trường đại học này được đánh giá cao ở khắp mọi nơi trên đất nước.

Sinh viên không chỉ đến từ các vùng khác nhau của Ấn Độ, mà từ các vùng đất xa lạ cũng tìm cách gia nhập trường đại học. Tu viện đã thu hút vô số sinh viên từ các quốc gia xa xôi như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Tạng, Sumatra, Java và Tích lan để được nghiên cứu về Phật giáo. Nālandā có đến 1500 giáo thọ sư uyên bác trong trường đại học có mối quan tâm đặc biệt đến sự phát triển nhân cách của học sinh; tính hệ thống giáo dục gần như tương đồng với thời kỳ đạo bà-la-môn. Nghệ thuật trước tác phát triển đến mức độ đáng kể trong thời kỳ Phật giáo. Cùng với việc đọc sách, các sinh viên đã nâng cao kiến thức của mình bằng cách nghe các bài giảng thâm sâu của giới nghiên cứu triết học, việc tham khảo đã được thực hiệnhệ thống với thảo luận chính thức. Có đến một trăm bài giảng mỗi ngày mà sinh viên bắt buộc phải tham dự tất cả những buổi giảng này. Danh tiếng giáo thọ sư được lan truyền rất rộng rãi. Ngài Huyền Trang có nhắc đến tên của một số Giáo thọ sư xuất sắc như Hộ Nguyệt (Chandrapāla), Hộ Pháp (Dharmapāla),  Đức Huệ (Gunamati),  An Huệ (Sthiramati), Prabhamitra, Jñānachandra Śīlabhadra, v.v. Đây chính là điểm đáng lưu ý đã tạo nên ấn tượngdanh tiếng của trường đại học này. Balaputradeva, vua nước Java, đã xây dựng một tu viện tại Nālandā, và điều hiển nhiên khi Nālandā là một trung tâm nổi tiếng về học tập, cũng đã chiếu sáng đất nước Java trong nhiều thế kỷ với ánh sáng tri thức không hề phai nhạt. Tu viện của vua nước Java cũng đã có những đóng góp độc đáo cho sự phát triển, mở rộngcủng cố nền văn hóa Ấn Độ. Nālandā, biểu tượng độc đáo của triết học, nghệ thuật và nền văn minh Ấn Độ, với những thành tựu huy hoàng suốt tám trăm năm, sau đó đã trở thành miếng mồi ngon cho chủ nghĩa chinh phục man rợ của đạo Mô-ha-mét, mang tên là Bakhtiar Khilazi vào cuối thế kỷ XII stl. Các tòa nhà tráng lệ và thư viện vô giá đã chìm trong ngọn lửa; các tỷ-khưu và sinh viên vô tội đã bị tàn sát một cách tàn nhẫn. Vì vậy, ánh sáng của học tập vốn được giữ mãi qua các thời đại với nguồn nhiên liệu của tất cả những gì thuộc về tinh thần, đạo đức cao cả trong đời sống con người, đã bị dập tắt không bao giờ còn sáng lại được.  

 

Valabhi[8]

               

Một trung tâm giáo dục quan trọng khác của thời kỳ Phật giáo là Valabhi, nơi từng là thủ phủ của các vị Vua Maitrala từ năm 475 đến 775 stl. Valabhi có thể được coi là đối thủ của Nālandā trong quan điểm nổi bật và tầm quan trọng của giáo dục. Khi Huyền Trang đến thăm, Valabhi có một số tinh xátu viện với khoảng hàng trăm tăng-già-lam (saṃgharama) được thành lập tại trung tâm học tập. Giống như Huyền Trang, Nghĩa Tịnh cũng đã tìm thấy trường Valabhi ở phía tây Ấn Độ phát triển rực rỡ như Nālandā, có các sinh viên từ mọi nơi khắp Ấn Độ tụ tập đến đó để học hành.

Những sinh viên này khi hoàn thành chương trình giáo dục đại học thì được bổ nhiệm các chức vụ và có trách nhiệm cao trong triều đình. Điều này chỉ ra rõ ràng rằng Valabhi không phải là trung tâm giáo dục tôn giáo mang đậm nét như các chủ đề thế tục khác như Arthasastra (kinh tế), luật, chính trị, y tế, khoa học, nếu Nālandā là đại diện cho phái Đại thừa Phật giáo thì Valabhi là trung tâm của Phật giáo Tiểu thừa.

Vào thế kỷ thứ VII stl., Valabhi đã đạt được danh tiếng đáng kể trong nền giáo dục, nhưng trước đó, Valabhi còn là một trung tâm thương mại quan trọng thực hiện giao thương qua đường biển, là nơi ở của nhiều thương gia giàu có, những thương nhân này đã bảo trợ cho nền giáo dục tại Valabhi.

Các vị vua Maitraka đã mang lại lợi ích lớn cho trường đại học, đặc biệt là cho thư viện. Bằng cách này, trường đại học Valabhi tiếp tục hoạt động cho đến thế kỷ thứ XII đã làm phổ biến những hạt giống tri thức trong nước. Sau đó, Valabhi gặp số phận chẳng khá hơn các học viện lân cận mà dưới bàn tay của kẻ phá hoại, cuối cùng Valabhi bị xóa bỏ khỏi sự tồn tại.

 

 

 

 

Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla)

 

Tu viện Đại học nầy được sáng lập do vua Dharamapala vào thế kỷ thứ VIII, nằm trên một gò đồi bên bờ sông Hằng ở Magadha. Từ quan điểm thiết kế kiến trúc cho thấy tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla) là một công trình độc đáo. Kiến trúc này được bao bọc bởi tất cả các phía bởi một bức tường vững chắc và được tô điểm bằng những bức tranh tuyệt đẹp. Ở trung tâm của tu viện, người ta đã dựng lên một ngôi đền được trang trí bằng các hình tượng của Bồ-đề đạo tràng (Mahā bodhi), ngoài ra còn có một trăm lẻ tám ngôi đền khác.[9] Vua Dharmapala đã cho dựng lên nhiều điện thờ lớn tại Vikramaśīla, nơi tiến hành việc giảng dạy.

 

Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla), mặc dù có vẻ thản nhiên, nhưng chẳng mấy chốc cũng đã nổi bật. Các giáo thọ sư ở đây là những triết gia bậc rất uyên bác. Tiếng tăm của Vikramaśīla lan rộng đến tận Tây Tạng, cho nên trong gần bốn thế kỷ, các sinh viên Tây Tạng liên tục đến Vikramaśīla vì mục đích giáo dục. Những sinh viên này đã dịch một số kinh điển tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng bản địa, rồi truyền bá văn hóa Ấn Độ trên đất nước của họ. Nhiên Đăng Cát Tường Trí (Dīpaṃkara-śrījñāna), một học giả nổi tiếng của Vikramaśīla đã đến Tây Tạng như một nhà truyền giáo để truyền bá Phật giáo ở đó.

 Quản trị trường đại học Vikramaśīla thuộc về một phẩm chất rất cao. Công việc giảng dạy được đặt dưới sự kiểm soát của hội đồng gồm các học giả lỗi lạc. Người ta cho rằng Nālandā cũng được quản lý bởi cùng một hội đồng quản trị và viện trưởng cũng chính là trưởng ban quản trị, đó là một vị tăng lỗi lạc. Các bộ phận khác nhau của hệ thống giáo dục nằm dưới sự giám sát riêng của những người đứng đầu. Một cuộc kiểm tra tuyển sinh được tổ chức tại thời điểm gia nhập trường đại học. Ở tất cả các hướng của tòa nhà chính đều có cổng do Dvara-Paṇḍitas chịu trách nhiệm. Các giáo viên chịu trách nhiệm về việc kiểm tra để nhận học sinh vào trường đại học. Tiến sĩ Radha Kumud Mookerji đã đề cập đến Dvara-Pandits giữa những năm 955-983 như sau:[10]

 

RatnakaraŚānti, cổng phía Đông.

Vagisvarakīrti xứ Benaras, cổng phía Tây.

Naropa, cổng phía Bắc.

Prajñākaramati, cổng phía Nam.

Ratnavajra xứ Kashmir, cổng chính thứ nhất.

Jñānaśrīmitra xứ Gauda, cổng chính thứ hai.

 

Ngoài ra, liên quan đến tài liệu lịch sử của hệ thống giáo dục tại Vikramaśīla, chúng ta có thể thu thập một số thông tin từ các bài viết của các cựu sinh viên Tây Tạng và của ngài Nghĩa Tịnh. Ở nơi đây chủ yếu truyền đạt giáo dục thế tục, các môn học chính được nghiên cứu là ngữ pháp (Vyakarana), luận lý học (Logic), mật chú (Tantra) và triết học. Điều thú vị nhất về trường đại học này là việc trao bằng cho những ứng viên thành tựu trong kỳ thi mà thông lệ này bị thiếu vắng ở các trường đại học đương thời, rõ ràng cho thấy rằng trường đại học này vận hành trên cơ sở của quản lý hành chính và học thuật đúng đắn, cho nên trong một thời gian dài, Vikramaśīla được xem là nữ hoàng trong các tổ chức giáo dục.

Vào đầu thế kỷ thứ stl., sau khi Bakhtiar Khilazi nhầm trường nầy với pháo đài quân sự nên đã tấn công; hầu như tất cả các tỷ-khưu và đạo sĩ Bà-la-môn đều bị sát hại một cách tàn nhẫn; tất cả kinh sách đều bị đốt cháy. Trước khi ra lệnh đốt kinh điển, những kẻ phá hoại đòi đọc xem kinh điển đó là gì thì mới nhận ra rằng đây chỉ là trung tâm giáo dục. Ngài Śrībhadra là viện trưởng ở Vikramaśīla, đã sang Tây Tạng đến vùng Jagaddula và bắt đầu sứ mệnh truyền bá Phật giáo. Như vậy, them một trung tâm giáo dục hùng mạnh đã sụp đổ dưới sự xâm chiếm và tan phá một cách man rợ của tín đồ Mô-ha-mét.

 

 

Odantapuri

 

Trường đại học này đã được thành lập từ rất lâu trước khi các vị vua của triều đại Pāla lên nắm quyền ở Magadha. Các vị vua Pāla đã mở rộng qui mô trường hơn nữa bằng cách ban tặng một thư viện lớn chứa nhiều kinh điển đạo Bà-la-môn và Phật giáo. Trường Odantapuri không đến mức độ nổi tiếnguy tín như Tu viện Na-lan-đà hay Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla), nhưng vẫn có gần 1000 tu sĩ và sinh viên sống và học tại đó. Odantapuri đã góp phần quan trọng của mình trong việc truyền bá giáo lý đạo Phật, nơi này cũng thu hút sinh viên từ Tây Tạng. Tu viện được lập tại Odantapuri là hình mẫu cho việc thành lập Tu viện Phật giáo đầu tiên ở Tây Tạng.

 

 


Mithila

 

Trong thời cổ đại, Mithila được gọi bằng tên 'Videha', đây đã là trung tâm giáo dục của đạo Bà-la-môn từ thời xa xưa. Trong thời kỳ Áo nghĩa thư (Upaniṣad), vua Janaka đã tổ chức các cuộc tranh luận triết học với các học giả uyên bác tụ hội về đây từ các vùng xa xôi của đất nước; Mithila bảo tồn truyền thống này ngay cả trong thời kỳ Phật giáo. Jagaddhara, một học giả nổi tiếng, đã viết bình luận về các văn bản như của Gīta, Deva-Mahātmya, Meghaduta, Gīta-Govinda, Malati Madhava và những tác phẩm tương tự.

Mithila có vinh dự đào tạo nên một nhà thơ lỗi lạc là Vidyapati, người đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thơ Bengal và Bihara là những nhà thi ca trữ tình nổi tiếng cho đến tận ngày nay. Từ đầu từ thế kỷ thứ XII cho đến thế kỷ thứ XV stl., Mithila là trung tâm văn hóagiáo dục quan trọng. Cùng với văn học và mỹ thuật, giáo dục cũng được truyền dạy trong các ngành khoa học đa dạng, có một trường Cao đẳng Luật nổi tiếng ở Mithila. Gangesha Upadhyaya thành lập một trường phái Luận lý học mới (Navya-Nyaya), cũng chính nơi đây, tác phẩm để đời của ông có tên 'Tatva-Chintamani' đã được sáng tác. Mithila đào tạo được một số học giảdanh nhân văn học khác; ngay cả đến thời kỳ hoàng đế Moghul Akbar, trường tiếp tục phát triển như một trung tâm văn hóa giáo dục quan trọng được ghi nhận nổi tiếng trên toàn quốc. Trường đặc biệt nổi tiếng với môn Nyaya[11] (luật học) và Tarka Śāstra (Logic).[12] Mithila thiết lập một kỳ thi đặc biệt gọi là S'alaka-parīkśa mà sinh viên sẽ thực hiện khi hoàn thành chương trình học; chỉ cần thành công trong kỳ thi này là có thể được cấp bằng tốt nghiệp Đại học.

 

Nadia

 

Nadia hay Navadvipa được thành lập vào thế kỷ thứ XI stl. bởi các vị vua vương triều Sena của Bengal; địa điểm trường nằm ở hợp lưu của dòng Bhagirathi và Jalamgi, trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Chúng ta có thể thấy những di tích của trường, gợi ra cho chúng ta một lịch sử trầm hùng về quá khứ vinh quang của ngôi trường, theo thời gian Nadia đã đào tạo nên vô số học giả.

Tán ca Gita-Govinda của Jayadeva vẫn vang vọng trong tâm mọi người; những bài thơ do Umapati sáng tác'Smriti-Viveka' do Sulapani sáng tác là những tác phẩm bất hủ. Ngay cả trong thời kỳ cai trị của tín đồ Mô-ha-mét, Nadia vẫn hưởng được sự nổi tiếng như một trung tâm giáo dục quan trọng, đặc biệt là đối với các ngành học như luận lý học (Logic), văn phạm (Vyakarana), chính trị và luật pháp. Tầm quan trọng của Nadia vẫn tăng lên trước sự sụp đổ của Tu viện Na-lan-đà và Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla), Nadia bắt đầu được xem là trung tâm nổi tiếng của nền văn hóagiáo dục Hindu. Một trường phái luận lý học (Tarka-Śāstra) tồn tại là nhờ vào Raghunatha Siromani; có câu chuyện về một sinh viên nổi tiếng tên là Vasudeva Sarvabhauma, người đã đến Mithila với mục đích chuyên về Nyaya (luật học) và Luận lý học (Logic), đã ghi chép toàn bộ Tattvacintāmaṇi[13] vào trí nhớ, vì có một truyền thống cứng rắn không cho phép sinh viên sao chép các văn bản được giảng dạy, hoặc dịch các tác phẩm gốc.

Sau nầy, học giả Vasudeva Sarvabhauma chịu trách nhiệm thành lập học viện Logic mới tại Nadia và một trong những đệ tử uyên bác của ông là Raghunatha Siromani đã đưa ra khuynh hướng tư tưởng mới vào trong Nyaya như được đề cập ở trên. Theo đó, chúng ta thấy rằng Nadia đã đóng góp rất nhiều cho việc lan toả và truyền bá văn hóa giáo dục trong nước, cho đến thời kỳ trung cổ, danh tiếng của Nadia không hề suy giảm. Ngày nay, giáo dục vẫn được truyền đạt thông qua hệ thống Tol ở Nadia, đã có 46 trường học và 380 học sinh vào năm 1836, so với năm 1818, Ward ước tính chỉ có 31 trường học nhưng có tới 747 học sinh, trong số 31 trường học thì có 17 trường dạy luận lý học (logic), 11 trường học luật và ba trường còn lại dạy thi ca, thiên văn học và ngữ pháp.[14]

 

Jagaddala

 

Vào đầu thế kỷ XI, vua Ramapala của Bengal thành lập thị trấn Ranavati bên bờ sông Hằng, ông xây dựng tinh xá Jagaddala là trung tâm giáo dục Phật giáo nổi tiếng tồn tại hàng trăm năm. Jagaddala bị phá hủy bởi tín đồ Mô-ha-mét vào năm 1203 stl.

Sinh viên đến từ Tây Tạng đã dịch các tác phẩm tiếng Phạn ở đây. Trường được ghi nhận nhờ các giáo sư nổi tiếng, Mahapanditas, Upadhyayas và Acharyas. Trong tất cả các học giả này, Vibhutichandra, Dana-Sila Subhakarak và Mohakaragupta là những danh xưng nổi bật nhất. Giống như các trung tâm giáo dục khác, Jagaddala cũng nổi tiếng với  luận lý học (logic) và Tantra-Śāstra.

Bên cạnh những trung tâm giáo dục nổi tiếng này, trong nước còn có những trung tâm nhỏ khác, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Phật giáo. Các nhà chiêm bái Trung Hoa nổi tiếng như Huyền TrangNghĩa Tịnh đã thực hiện các chuyến tham quan rộng rãi ở miền bắc Ấn Độkhám phá các tu việntinh xá được thành lập ở nhiều nơi khác nhau. Những tu viện này là trung tâm giáo dục Phật giáo, khu vực chính của các trung tâm nầy nằm rải rác khắp đất nước Bihar và Bengal.



[1] Gurukula/gurukulam: hệ thống giáo dục Ấn Độ cổ đại, học sinh/đệ tử sống gần hoặc ở với  thầy (guru) trong cùng một ngôi nhà, thường là nơi rừng núi yên tĩnh.

[2] Tên của những trường phái trong Atharva-veda và Caraṇa-vyūha.

[3]* Chùa hay tự viện của Phật giáo hay Kỳ-na giáo (vốn là gian nhà trống để tăng chúng hội họp hoặc đi đạo, về sau được dùng như là tu viện.

[4] Arthaśāstra: luận thuyết tiếng Phạn của Ấn Độ về thủ công nghiệp, chính sách kinh tế và chiến lược quân sự. Kautilya, cũng được xác định là Vishnugupta và Chanakya, theo truyền thống được coi là tác giả của văn bản. Sau này là một học giả tại Taxilā, người thầy và người bảo trợ của Hoàng đế Chandragupta Maurya.

[5] Theo Huyền Trang, tên nầy xuất phát từ Na al, lllam , có nghĩa là "Tài năng vô tận" hay "Lòng khoan dung không bao giờ ngừng". Còn theo Nghĩa Tịnh, tên bắt nguồn từ Nāga Nanda đề cập đến tên con rắn trong bể chứa nước lớn địa phương. Nhà khảo cổ học Ấn Độ Hiranand Sastri, người đứng đầu trong các cuộc khai quật di tích, cho rằng tên đó xuất phát từ nhiều nālas (cây sen) trong vùng nầy, và Nālandā là chỉ cho người đã đưa cây sen đến đây

[6] (Quoted by A. S. Altekar: in Ancient Education in India from: 'Epigraphia Indica').

[7]* Pūraṇa: số thứ tự; nghĩa đen của từ này có nghĩa là hoàn thành một số cụ thể; trao đổi, so sánh.  

[8] Tên của người dựng  lập triều đại Valabhi (319- 485).

[9] Dr. Radha Kumud Mookherji: Ancient Indian Education; p. 587 (1947).

[10] Dr. Radha Kumud Mookerji: Ancient Indian Education; p. 588 (1947).

[11] Nyāya, nghĩa đen là "công lý", "luật lệ", "phương pháp" hay "sự phán xét", là một trong sáu trường phái chính thống (astika) của Ấn Độ giáo. Những đóng góp quan trọng nhất của trường phái này đối với triết học Ấn Độ là sự phát triển có hệ thống lý thuyết logic, phương pháp luận và các luận thuyết của nó về nhận thức luận

[11] Tarka Śāstra; Tarka Śāstra Ānvīkṣikī trong ý nghĩa chuyên biệt nầy còn có thể được gọi bằng các tên khác như Hetu-śāstra, Hetu-vidya, Tarka-śāstra, Vada-vidya, và Nyaya-śāstra.

[13] Tattvacintāmaṇi luận thuyết bằng tiếng Phạn do nhà logic học và triết học Ấn Độ thế kỷ XII stl. Gangesa Upadhyaya (còn được gọi là Gangesvara Upadhyaya) biên soạn. Tiêu đề có thể được dịch là Viên ngọc Tri thứcgiá trị,  còn có tên là Pramāṇa-cintāmaṇi.  

[13] F. E. Keay: Indian Education in Ancient and Later Times, pp. 146-47 (1942).

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 34454)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.