11 Lý Tưởng Của Người Ấn Độ Trong Giáo Dục

16/12/20214:21 SA(Xem: 1818)
11 Lý Tưởng Của Người Ấn Độ Trong Giáo Dục
R.K. Pruthi
NỀN GIÁO DỤC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Education in Ancient India
THÍCH NHUẬN CHÂU 
dịch 2021
Thư Viện Hoa Sen


11

 

LÝ TƯỞNG CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ

TRONG GIÁO DỤC

 

 

Chúng ta phát hiện lý tưởng Ấn Độ đã nở hoa thành sinh mệnh quốc gia; vì mỗi quốc gia đều có những lý tưởng riêng của mình, và bản chất của tư tưởng, vốn là chủng tử (seed) phát sinh, thì bản chất của sinh mệnh quốc gia cũng từ đó mà lớn lên, sẽ đâm chồi nảy lộc và nở ra những bông hoa là sản phẩm của hoạt động quốc gia.[1]

 

 

Bí ẩn về tuổi thanh xuân bất tử của Ấn Độ

 

Áo nghĩa thư (Upaniṣad) nói: “Con người được tạo ra bởi tư tưởng, và con người dung tư tưởng để định hình chính mình; thế nên hãy chiêm nghiệm về Brahman.’[2] Với quốc gia cũng vậy, vì không có tư tưởng sáng tạo nào khác ngoài tư tưởng Bà-la-môn được biểu hiện; vì rất nhiều người Ấn Độ từng nghĩ về một Đấng tối cao nên Ấn Độ đã phát triển thành một nền văn minh vô song và chiều sâu triết học. Tinh thần của tín ngưỡng Ấn Độ trong tính viên mãn của Pháp về đời sống cá nhânsinh mệnh quốc gia được phân loại có trật tự, cho thấy nguồn gốc của sự quân bình đó. Trạng thái cân bằng chẳng gì khác mà chính là Yoga; biểu hiện như thể chưa ai từng tạo ra được sự cân bằng nầy trước đó. Điều này đã cứu vãn Ấn Độ, khi tất cả những người cùng thời với quốc gia huy hoàng đã bị mang đi bởi những thác ghềnh to lớn của thời gian; những dấu tích của tư tưởng rải rác như những xác tàu trên đường chân trời xa tắp của đại dương từ vô biên quá khứ. Yoga chia sẻ quá khứ của họ, nhưng họ không chia sẻ tương lai của Yoga, vì vốn không phải của họ mà là bí mật tuổi trẻ bất tử của Yoga. Bí mật đó là gì? Nó ẩn chứa trong nền giáo dụcvăn hóa của Yoga, hay đúng hơn là trong những ý tưởng đã tạo ra mọi thứ; vì ý tưởng có trước hình thức. Nếu ngày nay người ta nghĩ rằng sức mạnh của Yoga đã tiêu tán, năng lượng của Yoga hao mòn, đó là bởi vì Yoga đã có một khoảnh khắc-một thế kỷ rưỡi nhưng là một khoảnh khắc trong cuộc đời ngàn năm của Yoga là gì? —bản quyền khai sinh của Yoga, với tư cách là đứa con đầu lòng người Mẹ, cho mớ xúp hỗn độn của phương Tây. Hãy để Yoga quay trở lại với lý tưởng của mình, sẽ tái tạo sức mạnh của chính mình. Đối với lý tưởng là sự sống được tái tạo qua nhiều hóa thân, hiện thân dưới nhiều hình thức kế tiếp nhau, nhưng vẫn luôn có cùng bản chất. Chúng ta là những người tin vào sự bất tử của Ấn Độ thì không cần phải tái tạo hay thay đổi thể loại, hình dạng của quá khứ; những gì chúng ta cần vẫn đang sống động và đó là sự sống của Mẹ bất tử. Cho dù sự sống này sẽ hiện thân trong những hình thức mới, nhưng đó sẽ là hơi thở của Mẹ, chứ không phải của một ai khác.

 Giáo dục và Văn hoá

 

Chúng ta hãy phân biệt giáo dục và văn hoá, giáo dục là sự đúc kết và đào tạo những năng lựcsức mạnh bẩm sinh - mang lại từ những kiếp sống trước đây và phát triển trong thế giới Svargic hoặc Deva[3] - vốn có sẵn như những hạt mầm trong Vijnanamaya kośa,[4] tồn tại dưới dạng trí thức của Bản ngã được tái sinh, như Jivātma ba mặt, hay Ātma-Buddhi-Manas. Những hạt mầm này, sẵn sàng nảy mầm và lớn lên, những phẩm chất sẽ thể hiện qua Manomayakośa, với bản chất vốn có sẽ hình thành ý thức gọi là hạ Manas, gắn liền với cảm xúcManomayakośa được định hình.

Trước hết, giai đoạn kośa chuẩn bị tái sinh bắt đầu khi vỏ bọc của tâm trícảm xúc được hình thành; thứ đến là Pranamaya kośa với niềm đam mênăng lượng sống; và sau cùng là Annamaya kośa với vỏ bọc được hình thành bởi thức ăn, cơ thể vật chất cô đặc. Ba điều này đều bắt đầu trong mỗi lần tái sinh.

Giáo dục không chỉ để rút ra và phân phối thai mầm qua mỗi vỏ bọc, mà còn làm phát triển và đào tạo để làm cho vỏ bọc trở nên nhạy cảmphản ứng kịp với các tác động từ thế giới bên ngoài, sau đó ghi lại một cách chính xác để gửi vào tâm trí, kết nối ấn tượng với đối tượng gây ra nó. Từ đó, củng cố các mối quan hệ giữa bản thânthế giới bên ngoài, bao gồm những mối quan hệ và hành vi tâm thức đối với nó là tri thức.

Quan sát các giác quan trong cơ thể vật lý; tác động của các giác quan nầy lên các trung tâm giác quan, như là các cảm giác; nhận thứchành vi tâm thức đối với những điều này bằng trí nhớ, phân tích, so sánh, phân loại, các mối quan hệ giữa các nguyên nhân (tác động gây ra), lý luận về chúng, dự đoán, tất cả những điều này tạo thành lĩnh vực kiến thức, đều được vun trồng bởi giáo dục.

 

Văn hóa là kết quả dựa trên tâm thức của một số dạng kiến thức nhất định. Những hình thái tâm thức này không phải là kết quả của sự đào tạo và huấn luyện từ đội ngũ giảng viên như trong giáo dục. Đây là kết quả của việc thực nghiệm khoa học về các chủ đề khơi dậy cảm xúc, sự đồng cảm và trí tưởng tượng. Mở rộng tâm thức, xóa bỏ định kiến cá nhân, địa phương, chủng tộc để đạt đến sự hiểu biết về bản chất con người ở nhiều khía cạnh. Liên hệ với phương diện sống động hơn là phương diện hình thái của các sinh vật có phản ứng nội tại nhanh chóng với các đời sống khác. Trực giác về sự thống nhất của cuộc sống thể hiện qua tính đa dạng của các phương thức biểu hiện đời sống. Sự khác biệt giữa giáo dụcvăn hóa được biểu thị bằng điều kiện gia nhập trường phái Pythagoras, hiểu biết "Toán học và Âm nhạc". Khả năng sử dụng Trí thức (Manas) hay sử dụng Manas cao hơn trong Vijñānamayakośa. Bằng cách tổng hợp các sản phẩm của tâm thức để khám phá các quy luật sản sinh ra chúng, bằng cách thanh lọc cảm xúc để nhận ra cái đẹp (Beauty).

Văn học và nghệ thuật là công cụ của văn hóa; khoa học và "ánh sáng lạnh lùng trong suốt" của lý tríphạm vi và kim chỉ nam của giáo dục. Đời sống tự nhiêntrực giác trí tuệ, nhận biết chân lý bằng sự hòa hợp với bản chất của chính nó. Bản chất ấy là tri thức, là lĩnh vực và là kim chỉ nam của văn hóa. Bản chất sớm được hình thành do định hướng và sự uốn nắn trong môi trường; khoa học có xu hướng tăng độ cứng, và trong cách gò bó, kỷ luật quá mức, dẫn đến tính hẹp hòi và bảo thủ; văn hóa phóng đại có xu hướng tạo ra cảm tính sai lầm và khó tính đối với những điều không cần thiết.

Việc đào tạo để dung nạp kiến thứclưu trữ vào trí nhớ thành các dữ kiện là công việc của giáo dục con người ở tuổi thanh niên; việc ứng dụng kiến thức vào điều kiện thực tế, chính là phương thức tự giáo dục phải được tiếp tục trong suốt cuộc đời.

 

Văn hóatuổi trẻ bao gồm sự phát triển vô thức để chắc lọc những đam mê thành những cảm xúc với cái đẹp giữa thiên nhiên, để nhận ra cái đẹp nơi các sự vật, biết khơi gợi và kiểm soát những cảm xúc.

Sự hun đúc từ văn học và nghệ thuật để phát triển sự phân biệt, vốn là yếu tố trong văn hóa tự thân; khả năng phê phán biểu hiện sự phán xét khách quan, công bằng mà không chỉ là tìm lỗi đơn thuần; biểu hiện thái độ sống đĩnh đạc, đàng hoàng và lịch thiệp. Chúng ta sẽ thoáng thấy đâu đó, vẻ đẹp là đặc điểm thiết yếu của lý tưởng giáo dụcvăn hóa Ấn Độ. Đó là sự cần thiết cho sự hồi sinh của lý tưởng này trong đời sống hiện đại.

 

 

Các hệ thống giáo dục Cổ điểnHiện đại

 

Nhưng trước hết chúng ta hãy nhận ra hai điểm khác biệt cơ bản giữa hệ thống giáo dục cổ đại và hiện đại trong mối quan hệ của chúng với nhà nước, hệ thống giáo dục phổ biếnẤn Độ và ở Anh, hệ thống giáo dục đặc trưng ở Ấn Độ.

Trong hệ thống giáo dục cổ đại Ấn Độ, giáo dụcvăn hóa được tự kiểm soát. Trong khi nhà nước và các tổ chức quốc gia, được hưởng lợi ích rút ra từ nhân phẩm, tôn giáo, đạo đức, hiệu lựchiệu quả của giáo dục, thì lập pháp và các cơ quan hành pháp của chính phủ không kiểm soát và không can thiệp vào việc quản lý của giáo dục. Vua xây dựng các trường đại họcban tặng cho trường tài sản, nhưng tuyên bố triều đình không có thẩm quyền. Một quốc vương có thể bước vào Hội nghị học đường (Convocation) của một trường đại học, nhưng không có ai đứng dậy chào đón vua và vua cũng ngồi vào chỗ của mình như bất kỳ vị khách nào khác; nhưng trên lối vào của Hiệu trưởng lại có ghi, “Bậc đáng kính của những người đáng kính,”[5] tất cả đứng dậy quay mặt về phía ông ta và im lặng chờ đợi lời ông phát biểu.

Trường đại học là ngôi đền của Tri thức và những người uyên bác là những Hierophants[6] duy nhất của nền Giáo dục. Khi một người uyên bác đến thăm hoàng gia, khi một người thông thái bước vào triều đình, ngay cả Śrī Kṛṣṇa cũng phải bước xuống ngai vàng và cúi đầu dưới chân Hiền nhân.

Trong hệ thống Giáo dục hiện đại, giáo dục nằm dưới sự kiểm soát của cơ quan chính phủ, cơ quan lập pháp đưa ra luật, cơ quan hành pháp bổ nhiệm giám đốc hoặc bộ trưởng là những người thực sự thông thạo lĩnh vực của mình của mình, rồi cử thanh tra viên đến các trường đại học và cao đẳng, để đưa các nhà giáo dục vào một thiết chế mang tên là hiệu quả. Điều này bây giờ giống nhau ở Đông và Tây. Nhưng ở Ấn Độ, các vị vua là người sáng lập, đã nuôi dưỡng và trút bỏ kho báu dưới chân trường học. Các chính phủ nước ngoài đã phớt lờ hệ thống giáo dục cổ xưa; khi sự cai trị của họ lan rộng thì nền giáo dụcvăn hóa chết đói khi các vương quốc trở thành giáo phận (Provinces) của họ.

Sự kế thừa huy hoàng từ quá khứ của Ấn Độ là Hindu, Phật giáoHồi giáo đã biến mất, chỉ còn lại trường phái các Học giả (Schools of Pandits), được duy trì bởi các hoàng thân Ấn Độ hoặc bởi tổ chức từ thiện tôn kính của người Hindu, cho đến khi chỉ còn một trường đại học còn tồn tạiđại học Nadiya. Ngôi đền và trường học Musjid vẫn tồn tại trong một thời gian và ngôi trường làng muffasal do quốc hội Anh buộc công ty Đông Ấn phải chi một lakh[7] cho giáo dục, vào khoảng năm 1814. “Cơ sở giáo dục nhân đạo tôn kính này của những người theo đạo Hindu”[8], theo lời chứng thực của ngài Thomas Munro vào năm 1813, rằng có "trường học được thành lập ở mỗi làng”[9]. Công ty Đông Ấn gọi những điều này là “Trí thông minh chung của người bản xứ, là người ghi chép và kế toán.”[10]

 

Tiến sĩ John Matthai, trong Ban quản lý thôn làng của ông ở Ấn Độ thuộc Anh, nói rằng "khi người Anh chiếm hữu đất nước", họ nhận thấy ở hầu hết các vùng (ngoại trừ miền tây và miền trung Ấn Độ) đã tồn tại “một hệ thống giáo dục quốc gia.”[11] Cho đến năm 1838, báo cáo của Adam cho thấy tình trạng sự việc tương tự ở Bengal. Ông báo cáo kết quả cuộc điều tra tổ chức vào năm 1835-1838, tìm thấy cả Toles và Madrasahs (Trường trung học) và Pathashalas và Maktabs (trường học gắn liền với Đền thờ và Musjids), được thực hiện tại các quận tiêu biểu của Phủ Tổng thống. Ông viết, "các trường cao đẳng được tìm thấy ở tất cả các ngôi làng lớn cũng như trong các thị trấn. Độ tuổi của học sinh từ khoảng năm tuổi hoặc sáu tuổi đến mười sáu tuổi. Chương trình học gồm đọc, viết, ghép các chữ cái, số học sơ cấp và phép đếm, hoặc thương mại, hoặc nông nghiệp, hoặc cả hai.”

 

Tôi có thể nói thêm rằng ở các trường làng "Số học sơ cấp" bao gồm các bảng nhân không chỉ 12 x 12, mà lên đến 20 x 20. Tuy nhiên, các trường học liên tục bị giảm về số lượng. Đánh giá Quinquennial cho năm 1907-1912, cho thấy 2.051 trường Madrasah vào năm 1907 so với 1.446 trường vào năm 1912; và 10.504 trường Musjid vào năm 1907 so với 8.288 trường vào năm 1912.

Chúng ta hãy dừng lại một chút ở thời đại của các học sinh nói trên! Ngày xưa, việc giáo dục đứa trẻ lên bảy tuổi dường như ở nhà nhiều hơn ở trường. Từ bảy đến mười sáu tuổi, đứa trẻ phải được dạy dỗ và đào tạo trong trường học, sau đó thi đậu vào trường đại học. Giai đoạn trẻ sơ sinh kết thúc lúc lên bảy tuổi, và cho đến tuổi đó, đứa trẻ phải tự chăm sóc bản thân, các bài học được dạy dưới hình thức vui chơiưu tiên quyền tự do lựa chọn cho trẻ nhỏ.

Sau này, không có sự chăm sóc nào trong cuộc sống có thể phục hồi sức chịu đựng của một cơ thể, một khi nó không được nuôi dưỡng, hoặc nuôi dưỡng không cẩn thận trong suốt bảy năm đầu đời đó. Với hệ thống giáo dục gia đình nhìn chung, có đầy đủ các lớp người trẻ trong gia đình đã tạo nên một xã hội cho trẻ em, trong đó các em được tiếp nhận một cách vô thức bài học về lòng tốt, về lịch sự, về cách cư xử nhẹ nhàng và lời nói tinh tế, về sự hy sinh nhỏ nhặt từ tình yêu thương, về sự giúp đỡ và phục vụ lẫn nhau. Với sự thu hẹp vòng kết nối trong nhà, trò chơi ở trường tốt hơn theo nhiều cách, trẻ em vui vẻ hơn trong các trò vui nhộn và kết thân cùng trang lứa với những người bạn nhỏ của chúng.

 

Nhưng trường học phải được lựa chọn thật tốt, các giáo viên dịu dàng giúp đỡ bằng các bài hát, câu chuyện và vở kịch thực tậprèn luyện các giác quan như tai và mắt, dạy các động tác hài hòa duyên dáng đầy đủ. Từ bảy đến mười bốn tuổi là những năm tôi luyện trí nhớcảm xúc, từ những câu chuyện về gương anh hùngđức độ để truyền cảm hứng được đúc kết từ lịch sử quê hương và những con người vĩ đại, cũng như những câu chuyện về các quốc gia khác và tất cả những gì có thể khơi dậy lòng nhiệt tình và cảm hứng phụng sự. Như vậy, những đứa trẻ sẽ có tâm trícảm xúc được đào tạo phù hợp với chúng để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy khó khăn giữa tuổi thơtuổi trẻ, một cách an toàn. Từ mười bốn tuổi đến hai mươi mốt tuổi là thời gian học tập chăm chỉ về tinh thần. Đến khi mười sáu tuổi, những năng lực đặc biệt sẽ tự bộc lộ, đánh dấu hành trang tốt nhất cho cuộc sống tương lai, là lúc nền giáo dục chuyên biệt có thể bắt đầu một cách an toàn.

 

Đây không chỉ là dấu hiệu rõ ràng nhất về các giai đoạn chung nhất trong quá trình chuẩn bị cho giáo dục của cả nam và nữ, quá đó lý tưởng của tuổi vị thành niên về cuộc sống được điều chỉnh tốt đẹp.[12]

 

Nhưng hồi chuông báo động của nền giáo dục bình dân đã vang lên vào năm 1854, khi ngài Charles Wood đã cố gắng cùng với sự ủng hộ của chính phủ để thử nghiệm dạy số ít người dân bằng tiếng nước ngoài; kết quả là sau 70 năm, chỉ có 3,4% người dân có trình độ tiểu học.

Thế nên, chúng ta có ba giai đoạn trong giáo dụcẤn Độ liên quan đến nhà nước:

  1. Sự giúp đỡ thừa thải từ những người cai trị và sự tự do hoàn toàn về giáo dục khi được chi trả bởi những người giàu cómiễn phí cho người nghèo, đổi lại, người nghèo phải phục vụđáp ứng các nhiệm vụ gia đình cho giáo viên.

 

  1. Bỏ mặc toàn bộ trong 97 năm, với khoảng chi một lakh một năm.

 

III. Các trường đại học và cao đẳng nói tiếng Anh của chính phủ, và sau đó là các trường đại học, trong những năm gần đây, đã nhắc đến một phần hoặc hiếm hoi nhắc đến tiếng bản xứ.

 

 

Giáo dục và Nhà nước

 

Chúng ta sẽ làm như thế nào để áp dụng lý tưởng Ấn Độ vào sự cứu rỗi nền giáo dụcvăn hóa hiện đại ở Ấn Độ? Đó là câu hỏi mà bản thân các trường đại học Ấn Độ nên giải quyết. Trước khi bắt đầu nhiệm vụ nầy, các trường đại học phải tái tạo lại mối quan hệ với nhà nước để có thể giải quyết vấn đề văn hóagiáo dục.  Lại nữa, việc học phải được truyền cảm hứng bằng những ý tưởng của tiền nhân, những ý tưởng này sẽ được thể hiện dưới những hình thức mới. Nền giáo dục và văn hoá tự do xưa cũ phải được phục hồi một cách sinh động, chứ không như những chiếc áo khoác bó hẹp để giam hãm Ấn Độ. Chính phủ nên giao cho tổ chức giáo dụcvăn hóa các phương tiện vật chất hỗ trợ, quà tặng đất đai, tài trợ tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cần thiết, tạo điều kiện để nền văn hóagiáo dục cống hiến cho quốc gia những tài sản tri thức vô giá. Những người phụ nữ có phẩm chất cao, được đảm đương công việc trong tất cả bộ phận của sinh hoạt của quốc gia.

 

Ngân sách quốc gia cho giáo dục không phải là dạng quà biếu, mà đó là khoản đầu tư mang lại lợi ích cho quốc gia, cũng như quyền lựchạnh phúc cho cá nhân. Những người uyên bác tạo ra nền văn học nâng tầm quốc gia trong mắt thế giới và quan trọng là truyền bá kiến thức ra thế giới. Nền văn học phát triển khiến không chỉ người đương thời mà cả các thế hệ chưa sinh ra đều phấn khởi và phải ngưỡng mộ. Khoa học tạo ra những khám phá bổ sung kiến thức cho con người, nâng khả năng chinh phục của con người đối với năng lực tự nhiên. Nếu khoa học chỉ đi trên con đường chính nghĩa sẽ bảo tồnnâng cao đời sốnghạnh phúc con người.

Bản chất tinh thần phải được đào tạo qua giáo dụcvăn hóa, thì trí tuệ, tình cảm và thể chất của con người mới có thể được nâng từ man rợ lên thành bậc hiền thánh, xóa bỏ đói nghèo, xã hội mới có sự đùm bọc và hòa thuận. Nếu hậu quả của sự ngu dốt bị xóa bỏ thì hòa bình quốc tế và xã hội sẽ thay thế chiến tranh và xung đột giai cấp. Vô minh (avidya) là mẹ của nghèo, buồn, khổ, là bóng tối mà mặt trời sáng suốt (vidya) phải xua đuổi.

Một thế hệ những con người được giáo dục đúng mức với tỷ lệ dân số có văn hóa cao sẽ làm thay đổi bộ mặt Ấn Độ.

Nhật bản đã giáo dục dân tộc của họ trong bốn mươi năm nên sau sự tàn phá đã phục hồi nhanh chóng, mỗi thế hệ kế tiếp cho thấy một kết quả được cải thiện.

Đã có những vị bộ trưởng Ấn Độ[13] thực hiện miễn phí giáo dục tiểu học ở bảy tỉnh và bắt buộc ở ba tỉnh, buộc phải đưa vào áp dụng càng nhanh càng tốt ở bốn tỉnh còn lại. Khi Ấn Độ giành được tự do chính trị của riêng mình, liệu có đủ khôn ngoan để khôi phục lại tự do cho giáo dụcvăn hóa, lặp lại danh dự cao nhất cho học tập.

 

 

Vị trí của ngôn ngữ bản địa

 

Sau khi giành được tự do trong lĩnh vực giáo dụcvăn hóa, điều đầu tiên là phải phục hồi tiếng mẹ đẻ của Ấn Độ về đúng vị trí trong lĩnh vực của nó vì đã lâu không khả thi cho đến khi có được quyền tự do này. Không gì có thể coi thường một dân tộc bằng việc áp đặt cho họ một thứ tiếng nước ngoài để chi phối cuộc sống và suy nghĩ của họ.

Khi Đức, Nga và Áo chia Ba lan thành ba mảnh, mỗi nước đều cấm tiếng Ba lan trong trường học và áp đặt ngôn ngữ của riêng nước mình. Macaulay, với sự hào phóng một cách ngu dốt nhất, đã thúc giục việc thay thế ngôn ngữ, văn học và nền văn minh nước Anh cho những thứ mà ông coi là vô giáo dụcmê tín. Tiếng mẹ đẻ bị coi thường, tạo ra một hố sâu ngăn cách giữa nhóm thiểu số học tiếng Anh và những người học bằng tiếng mẹ đẻ cổ đại; tầng lớp trung lưu được giáo dục thứ tiếng xa lạ bắt nguồn từ đó.

Các trường đại học miễn phí sẽ sử dụng ngôn ngữ của đất nước trong tất cả các ngành học và cao đẳng, tiếng Anh chỉ là ngôn ngữ thứ hai và cũng có các ngôn ngữ khác.

Cho đến nay, các trường đại học cho ra rất ít giá trị văn hóa trong chương trình giảng day mà mỗi cá nhân có thể thâu thập được cho chính họ. Tuy nhiên, các trường đại học miễn phíchương trình giảng dạy cho cả giáo dụcvăn hóa, học sinh, được vun đắp bởi vẻ đẹp của trường học như thời trước, kể cả trường cao đẳng và trường đại học.

 

 

Vị trí của Tôn giáoGiáo dục

 

Sự khác biệt cơ bản thứ hai giữa hệ thống giáo dục cổ đại và hệ thống giáo dục sử dụng tiếng Anh được áp đặt ở Ấn Độ đó là sự thiếu vắng của giáo dục đạo đứctôn giáo. Trong khi ở nước Anh, tôn giáo của quốc giađạo đức dựa trên tôn giáo, được giảng dạy trong các trường học như một phần không thể thiếu. Gần đây, khi phong trào không theo quốc giáo ở Anh (Nonconformity) và tư tưởng tự do lan rộng, có sự khoan dung và không bắt buộc tham dự các buổi học và lễ nghi tôn giáo cho những trẻ em có cha mẹ phản đối hình thức Anh giáo của Cơ đốc giáo hoặc chính Cơ đốc giáo. Nhưng khi sự cai trị của công ty Đông Ấn lan rộng, tiếng Anh được đưa vào chương trình giáo dục Ấn Độ, trường học chính phủ bỏ qua môn học về tôn giáođạo đức, bởi vì chính phủ Cơ đốc giáo không thể dạy các tôn giáo ngoại đạo. Mặt khác, còn có một số tôn giáo khác ở Ấn Độ, buộc chính phủ phải đối xử bình đẳng, cho nên họ giữ thái độ trung lập. Vì thế, người Ấn Độ phải trả các khoản thuế để nuôi chính phủ và các trường học khác; họ phải gửi con cái đến học thêm những nơi này hoặc đến các trường truyền giáo để học một tôn giáo xa lạ, hoặc trường học tư thục được mở để dạy bất kỳ tôn giáo nào do chính phủ tài trợ.

Nền giáo dục hiện đạiẤn Độ thực tế đã tự giới hạn mình trong việc đào tạo bản chất tinh thầntrí tuệ, đã bỏ qua sự khơi gợi và rèn luyện cảm xúc tự nhiên để bộc lộ bản chất tinh thần.

Gần đây, với sự phát triển và rèn luyện cơ thể vật chất đạt đến trạng thái chuyên môn hóa cao. Kết quả là ở các thế hệ, thần kinh căng thẳng quá mức, sức khỏe thể chất ngày càng suy nhược, thời gian để trưởng thành mạnh mẽ bị rút ngắn, thường xuyên suy sụp đột ngột, điển hình là sự suy nhượctuổi già xuất hiện sớm. Hơn nữa, sự phát triển thiên lệch của trí tuệlơ là cảm xúc, đã kích thích bản năng tự phụ. Phần lớn các thế hệ đã phá hủy cảm thức về pháp tắc (dharma), bổn phận đối với xã hộiquốc gia, do đó dẫn đến suy đồi tinh thần cống hiếntinh thần phục vụ xã hội. Trách nhiệm và sự hy sinh vì lợi ích chung, vốn là đặc trưng của người công dân tốt đã bị phân biệt với người tốt.

Sau đây là những điểm nổi bật được đề cập đến trong hệ thống giáo dục cổ đại; như Śrī Krishna nói:

 

Janaka và những người khác thực sự đạt đến sự phát triển thể chấttinh thần hoàn hảo bằng hành động quan tâm đến sự lợi lạc cho thế giới mà người khác nên học theo. Bất cứ điều gì một người vĩ đại làm, những người khác cũng làm theo, giống như một tiêu chuẩn được thiết lập, để mọi người tuân theo... Khi hành động thiếu hiểu biết do sự chấp trước dẫn đến hành động dính mắc ham muốn phúc lạc thế gian.

Hỡi Bharata, cũng nên hành động khôn ngoan mà không dính mắc ham muốn phúc lạc thế gian... Ai trên trái đất không quy luật này thì chuốc lấy tội lỗi trong cuộc sống và vui mừng trong các giác quan, hỡi Partha như thế, người ấy sống vô ích.[14]

 

Giáo dục nghề nghiệp

 

Điều này đặt ra cho chúng ta một câu hỏi rất nghiêm túc mà phải có câu trả lời trước khi bạn quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trình độ học vấn và văn hóa của mình mà ở phương Tây gọi là ‘Giáo dục nghề nghiệp.’ Dựa trên nhận thức chung về tình hình thời hiện đạixã hội không còn là chuẩn mực nữa mà đã rơi vào hỗn loạn không có kiểm soát; sự rối loạn này phải được khắc phục nếu nền văn minh hiện đại muốn tồn tại. Trong xã hội cổ đại, lý tưởng Ấn Độ là một cộng đồng gồm những con ngườilý trí, không phải là tập hợp ngẫu nhiên của các phần tử mà có sự tương quan sinh động trong các mối quan hệ tổ chức, mỗi cơ quan thực hiện một chức năng nhất định, vì lợi íchsức khỏe của cả cộng đồng. Hệ thống này mang tính đẳng cấp nên phải được xây dựng bởi hệ thống giáo dục đẳng cấp. Những phẩm chất của mỗi người học trò là niềm khao khát tự nhiên của họ đối với Tổ quốc. Chàng trai yêu thích không khí thoáng đãng và chăm sóc động vật không nên làm kế toán hay nhân viên văn phòng trong một văn phòng thành phố. Cũng không nên để những thanh niên trầm lặng tìm tòi, nghiên cứu và yêu thích các nhân vật được phái đến một nông trại hay làm một người giữ chợ. Điều này được công nhận trong "các ngành nghề đã học": Luật, Y khoa, Kỹ thuật, đòi hỏi phải có hướng dẫn chuyên biệt. Một chàng trai thể chất mạnh mẽ, thích trò chơi, không phải bị bó buộc vào chiếc ghế trong ngân hàng, mà nên làm kỹ sư, kiến trúc sư, hoặc tham gia một số công việc năng động khác. Một triết gia mới chớm nở không nên phái đến nhà máy và không phái nhà thơ đến mỏ than. Trong khi trình độ văn hóagiáo dục tổng quát cần phải đạt đến một mức độ để việc hòa nhập các loại hình khác nhau trở nên hữu ích và hợp lý, sau đó, điều cần thiếtđạt được khả năng chuyên môn.

 Tại Takshasila, người ta không có suy nghĩ vô lý khi một sinh viên nghèo có năng khiếu về một ngành học nào đó lại phải tự trang trải chi phí ăn ở bằng cách đốn củi và phụ giúp việc nhà. Trong học tập, sinh viên ấy bình đẳng với một học viên được người cha đã trả một nghìn đồng cho việc học. Không một học viên nào được phép có tiền, và con trai của vua cũng nghèo như con trai của nông dân theo đạo bà-la-môn.

Học viên ở đó được dạy dỗ theo giai cấp, các Bà-la-môn phải theo môn văn học như một quy luật, trong khi sát-đế-lợi (kṣatriya) học ít văn học hơn, nhưng phải thành thạo trong việc sử dụng vũ khí, Y học. Giải phẫu và Hình thể học dành cho bác sĩ tương lai, Toán học dành cho nhà thiên văn học. Mỗi ngành học bao gồm rất nhiều môn nên học viên không thể theo học hết tất cả các ngành trong cùng một lúc.

Hầu hết những người tiến bộ, bị thôi mien bởi ngôn từ, phản đối giai cấp vì nó vốn đã bị lạm dụng, nếu bạn muốn tránh thành kiến, bạn có thể bỏ từ này và gọi đó là Nghề nghiệp (Vocation).

Nhưng, như Śrī Krishna đã chỉ ra:

 

Bốn giai cấp được tạo ra bởi Ta, bởi sự phân bổ khác nhau của các phẩm tính và hành vi. [15]

 

Đây là yếu tính của giai cấp; việc duy trì thể chất để có một cơ thể phù hợp cùng với sự biểu hiện lợi thế  về phẩm chất là không cần thiết, chỉ có sự phù hợp lòng người và ý trời mà những người theo pháp tắc (dharma) đã đặt ra cho mỗi đẳng cấp được bảo tồn một dạng phụ trợ của cơ thể vật chất, những cái tôi thích hợp được chư Thiên (devas) hướng dẫn là những cái tôi đã phát triển thành "sự phân phối các phẩm tính."

 

Nhóm phẩm chất phù hợp với bản ngã để thực hiện một trong những chức năng trong những cơ quan cơ bản của cơ chế chính trị: Giáo dục, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, thể chất; chính quyền; tổ chức sản xuất và phân phối. Trong mỗi bộ phận có nhiều phân khu, vì chính phủ sẽ bao gồm vua, hội đồng, thẩm phán, luật sư, cảnh sát, v.v. Đây là những nhóm phẩm chất chủ yếu và thiết yếu, cho dù chúng được gọi là giai cấp (castes) hay nghề nghiệp (vocation). Trong chủng tộc Aryan, bốn nhóm lớn được gọi là castes, đẳng cấp là một hệ thống khoa học phục vụ xã hội, theo những phẩm chất bẩm sinh của cá nhân, đồng thời cũng phát sinh sự thích nghi nhưng không phải chủ yếu. Trong khi con người vẫn đang trôi nổi giữa dòng đời, thì tính đẳng cấp đã được vinh danh. Nó đã trở thành thực thểđặc quyền của quốc giaxã hội nhưng sẽ dần dần biến mất trong hình thái xã hội hiện đại, nếu không có những phản ứng cứu vãn kịp thời.

Các giai cấp phụ đôi khi nảy sinh từ các phường hội nghệ nhân, như thợ kim hoàn là hội những người đã hình thành một giai cấp phụ khá hùng mạnh ở miền Nam Ấn Độ. Các gia đình có cùng nghề nghiệp có xu hướng sống cùng nhau trong cùng một khu vực, cụ thể trong một ngôi làng, và tạo ra một "cheri" của riêng họ. Một số người khác phát sinh từ quan điểm tôn giáo, hoặc phong tục khác nhau, nhưng những người liên quan đến nghề nghiệp vẫn nhiều nhất.

Theo hệ thống giáo dục cổ xưa, thanh niên được đào tạo theo chức năng tương lai của họ đối với quốc giaxã hội, điều này đang xuất hiện trở lại ở phương Tây. Việc đào tạo chuyên môn và dạy nghề không còn giới hạn trong các ngành nghề đã học, chẳng hạn như Luật và Y khoa đã mở rộng cho tất cả nhành nghề là thương mại, buôn bán, công nghiệp và thủ công. Biến những người không có tay nghề thành những người có tay nghề cao, do đó nâng cao giá trị của con người đối với quốc gia. Mỗi người có một thế mạnh riêng được vinh dự thực hiện những nhiệm vụ thiết yếu để nắm giữ sinh mệnh một quốc gia có tổ chức. Điều đáng chú ý là John Ruskin, với tầm nhìn sâu rộng của mình như một nghệ sĩ và nhà thơ, cũng như Auguste Comte, với kiến thức bách khoa và trí thông minh nhạy bén, đều đã nhận việc sống còn là cần thiết phải giải cứu châu Âu khỏi tình trạng xã hội vô chính phủ.

John Ruskin, trong cuốn Unto This Last, nói:

Năm nghề nghiệp mang tính trí thức vĩ đại, liên quan đến những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của cuộc sống, cho đến nay vẫn tồn tại ở mọi quốc gia văn minh:

Nghề nghiệp của người lính là bảo vệ.

Nghề nghiệp của Mục sưdạy dỗ.

Nghề nghiệp của Bác sĩgiữ cho con người lành mạnh.

Nghề nghiệp của Luật sư của là thực thi công lý trong xã hội.

Nghề nghiệp của Thương giacung cấp các nhu yếu cho xã hội.

nhiệm vụ của tất cả những người này, là nguyên do để họ hy sinh (cống hiến) vì xã hội.

“Nguyên do”, thực tế

Người lính, rời khỏi vị trí của mình trong trận chiến.

Bác sĩ, rời khỏi chức trách mình trong trận dịch.

Mục sư, dạy điều giả dối.

Luật sư, khuyến khích sự bất công.

Thương gia không hiểu “nguyên do” cái chết của anh ta là gì?

Đó là câu hỏi chính cho người thương gia, cũng như cho tất cả chúng ta. Vì, thực sự, người ta không biết tại sao phải chết, không biết tại sao phải sống.[16]

Ruskin sau đó tiếp tục thảo luận về người thương gia lý tưởng, vô tình ông đã mô tả về tầng lớp phệ-xá (vaiśya) là lý tưởng. Nhưng tôi đã không theo Ruskin đi xa hơn trên con đường này, vì nó sẽ khiến tôi xa rời lĩnh vực giáo dục.

Sự phân loại của Auguste Comte không hay lắm, vì dựa trên sự tách biệt giữa tư hữu và lao động, và dựa hình thức khuôn mẫu cố định thay vì dựa trên sự phân bổ các phẩm chất.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là cả hai nhà tư tưởng trong đó, một người trí thức thuần túy, người kia là nghệ thuật đều quay lại những gì được cho là mê tín dị đoan, lạc hậu. Trực giác của người nghệ sĩ đã đưa anh ta đến chân lý về sự tồn tại của quy luật tự nhiên có tầm quan trọng thiết yếu đối với xã hội nếu coi thường quy luật này sẽ đe dọa nền văn minh.

Luật pháp gắn kết quá trình thời gian và sự thịnh vượng chung với việc phân công con người vào chức năng quốc gia với những phẩm chất phù hợp với họ. Để thực hiện được đúng chức năng đó, họ cũng phải được trang bị bởi một nền giáo dục phù hợp.

Ấn Độ lại phải tư duy để định hình nền giáo dục phù hợp với nhu cầu của mình và khẳng định vị thế đối với các quốc gia trên thế giới. Liệu Ấn Độ có thể tìm thấy một lý tưởng sang láng hơn  so với quá khứ đã từng tỏa sáng như ngôi sao Thái cực (Pole star) của mình; những điều đã bảo tồn đất nước Ấn Độ qua thời cổ đại mà lịch sử của nó vẫn độc nhất trong "Ký ức của tự nhiên".

 

Trong tài liệu văn khố Ṛṣi của Ấn Độ, một cổ vật không thể được kiểm tra bằng tính chất lịch sử, cho đến nay chưa có lịch sử quốc gia nào tồn tại sớm hơn Ấn Độ, điều này càng được khẳng định khi các nghiên cứu khảo cổ học mở ra điều đó ngày càng sâu xa hơn. Cho đến nay có nhiều bằng chứng xác nhậncông bố của Ấn Độ về những giá trị cổ vật lớn lao. Tất cả những gì chúng ta có thể nói là lịch sử đã được công nhận ở Châu Âu, không có gì mâu thuẫn khi lịch sử được Châu Âu công nhận chưa bao giờ biết đến Ấn Độuyên thâm, giàu có, thịnh vượng, vĩ đại về thương mại, buôn bán, nghệ thuật và hàng thủ công; sự tráng lệ của triều đình và kỹ năng của các nghệ nhân và những nông dân Ấn Độ; người dân Ấn Độ dũng cảm, hiền lành, nhã nhặn và hiếu khách. Cho đến khi bản hiến chương được ký bởi Elizabeth của Anh là manh mối, và sẽ kết thúc khi Ấn Độ lại là chủ nhân trong chính gia đình của mình.

Tôi đã nói về sự vinh quang trong lĩnh vực giáo dụcẤn Độ xuyên qua thời gian; cho dù đó là Ấn Độ cổ đại, trung đại hay hiện đại; cho dù trong thời kỳ Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Hồi giáo. Theo đuổi học tập là nhu cầu lợi ích chính đáng của cá nhân, là dấu hiệu phát triển cao nhất của tư tưởng nhân loại. Tóm lại, tri thứcthành tựu tối cao của tự thực chứng (paravidya), ngay đây tri thức (jñāna) là một trong những con đường.

 

 

Ngôi làng - Nơi ẩn cư (āśrama) lý tưởng

 

Đáng lưu ý rằng, ở Ấn Độ, giáo dục trải rộng từ trên xuống chứ không phải được xây dựng từ dưới lên. Nền văn minh Ấn Độ là sản phẩm của làng quê chứ không phải của thị thành, là sản phẩm từ rừng núi hoang vu chứ không phải từ nơi đông đúc náo nhiệt.

Nền văn minh Hy Lạp phát triển ở các thành phố và đạt đến đỉnh cao nhất ở City-State. Mà như Rabindranath Tagore nói:

 

Điều tuyệt vời nhất mà chúng tôi nhận thấyẤn Độ là đầu nguồn của toàn bộ nền văn minh là ở nơi rừng núi chứ không phải thành thị. Chính núi rừng đã nuôi dưỡng hai nền văn minh cổ đại lớn lao của Ấn Độ, Phệ-đà (Vaidic) và Phật giáo. Như các Ṛṣi Phệ-đà, Đức Phật cũng giảng dạy giáo lý trong nhiều khu rừng Ấn Độ.”[17] Đây là một Ấn Độ lý tưởng, sẽ rất tốt nếu được phục hồi, vì các trường Đại học mọc lên ở giữa các thành phố lớn là của Châu Âu, không phải của Ấn Độ. Riêng trường Đại học Oxford và Cambridge ở Anh vẫn giữ truyền thống của tổ tiên người Aryan. Các trường ‘Đại học cộng đồng’ hiện đại như danh xưng, được mọc lên ở trung tâm những thành phố náo nhiệt, vội vã và ồn ào nhất nước Anh; từ những nơi này sẽ có những triết lý cao siêu hay những kiệt tác nghệ thuật; rõ ràng nơi đây sẽ phát sinh những thiên tài sáng tạo, phép màu của sự máy móc và những phương thức mới để chinh phục không gian.

Nhưng đối với một đất nước mà con người được coi trọng bởi họ chính là tác nhân của sự tiến hóa, chứ không phải được coi trọng bởi sự hiện hữu. Với sự giàu có trong cuộc sống của con người không bao gồm những thứ mà anh ta sở hữu, chính là lý tưởng phù hợpẤn Độ. Bản chất của lý tưởng nầy không phải là xa lánh mà gần gũi với thiên nhiên; để sự hòa hợp thấm vào tâm thức của Ấn Độ, sự trầm tĩnh xoa dịu sự bồn chồn trong tâm trí của Ấn Độ.

Thế nên, chính rừng núi là nơi phù hợp nhất với phẩm tính và đối tượng được hướng dẫn trong những ngày liên hệ với Đạo sư (Ṛṣi); sự thấm nhuần những lời dạy vì suy tư sâu sắc thay vì suy nghĩ nhanh chóng và lanh lợi; không cần đến sự giải thích minh bạch của người thầy mà người học trò tự nhận ra hạt nhân chân lý trong lớp vỏ cứng, mà họ phải dùng hàm răng chắc khỏe của mình để cắn ra, không có sự trợ giúp nào nếu người học trò chẳng thích thú với cái nhân nầy; nếu không thể phá được vỏ, họ có thể ra đi mà không kết quả. Sự dạy dỗ của người thầy sẽ không nhắm đến tích lũy các dữ kiện tràn vào trí nhớ của học trò, mà nhằm rút ra trong họ năng lực có thể khám phá ra sự thật, ẩn sâu dưới một khối lượng lớn những điều không thích đáng. Trong số những nghiên cứu đặc trưng thì nơi ẩn cư (āśrama) của người Hindu trong rừng là tiêu biểu. Ít nhất một vài biểu tượngẤn Độ là nguồn gốc cho sự thành tựu trí tuệtinh thần tối cao, nếu quốc gia nầy muốn vươn lên tầm mức cũ của mình. Một số nơi đạo (marga) có thể được truyền dạy và Yoga được thực hành, cho đến khi Yogi đủ sức trưởng thành để đi vào thực tiễn đời sống của con người, như người thông thái sống theo điều mà Chí tôn ca (Bhagavad-Gita) đã dạy. Điều này đã được chiêm nghiệm bởi những người trưởng thành ở nơi ẩn cư (āśrama) và tinh xá (vihara), những thanh niên của quốc gia có thể được đào tạo trong bất kỳ ngành học (vijjas) nào và bất kỳ môn nghệ thuật và thủ công (shilpas) nào mà không cần sự chia sẻ kinh nghiệm bởi người lớn và những nhà khổ hạnh, nhưng vẫn được lĩnh hội từ chính sự chiêm nghiệm của bản thân. Một vài "khu rừng" nên tồn tạiẤn Độ cho những ai tìm kiếm tri thức siêu việt (paravidya), Ấn Độ có thể một lần nữa trở thành bậc Thầy tâm linh của thế giới.

 

Tùng lâm Phật giáo (Buddhist Vihara) đạt được kết quả tương tự khi thành lập trường đại học ở một nơi  gắn liền với nét đẹp thiên nhiên, bao quanh một không gian rộng lớn với tường cao dựng đứng như ở Tu viện Đại học Na-lan-đà chỉ có một cánh cổng, ở Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla) có sáu cánh cổng, trong mọi trường hợp đều được giám sát kỹ lưỡng bởi một Học giả (Dvāra Paṇḍita).[18] Bên trong không chỉ có những tòa nhà lộng lẫy với "những ngọn tháp, mái vòm và sảnh đường sừng sững giữa rừng cây, hoa viên và đài phun nước"; có những hồ nước và những bụi cây đầy hoa. Như thế cũng hiểu được ảnh hưởng quan trọng của vẻ đẹp tự nhiên trong sư phát triển của tri thức.

Nghiên cứu kinh sách của Ấn Độ giáođạo Phật qua chương trình giảng dạy bao gồm giải phẫu và y học, người ta ghi nhận rằng vua A-dục (Aśoka) vào thế kỷ thứ III ttl đã thành lập các bệnh viện cho cả người và động vật, Dutt nói rằng những bệnh viện này được thành lập trên khắp đất nước. Danh sách các môn học vào năm Siddhantas,[19] bao gồm luận lý học (Logic), ngữ pháp, triết học, siêu hình học, lịch sử, số học, hình học, thiên văn học, tiếng Phạn, Pāli, âm nhạc và Y học. Ông Macdonnell nói rằng trong khoa học, ngữ âm, ngữ pháp, toán học, giải phẫu học, Y học và luật pháp với những thành tựu của người Ấn Độ đã vượt xa những gì người Hy Lạp đạt được.

 

 

Trong Áo nghĩa thư Chhandogya, chúng ta được biết tại sao Narada quay trở lại với ngài Sanat Kumara để cầu nguyện được ngài chỉ dẫn, và ngài hỏi những gì Narada đã biết. Narada đưa ra danh sách nhắc đến một trong những chương trình giảng dạy của các trường đại họcchúng ta biết đã tồn tại trong thời kỳ Ấn Độ giáo cổ đại. Narada trả lời:

 

“Thưa ngài, con đã đọc Rig Veda, Yajur Veda, Sama Veda, thứ tư là Atharva Veda, thứ năm là Ithihasa-Purāna, ngữ pháp, nghi lễ, khoa học về số, vật lý, niên đại, logic, chính trị, công nghệ, khoa học liên quan đến kinh Veda, khoa học về Bhutas, bắn cung, thiên văn học, khoa học thuốc giải độc, và mỹ thuật. Shankara chú thích ở cuối là khoa học đã tạo ra bản chất của khiêu vũ, ca hát, âm nhạc, kiến trúc, hội họa, v.v. (Shilpa).” Sanat Kumara nói: "Tất cả những điều con học được chỉ là hư danh." Từ đó ngài Sanat Kumara dẫn dắt anh ta từng bước một bằng cách giải thích những gì vượt ra ngoài bóng tối."

Các môn học được nêu ra có thể cho thấy lý do tại sao người học vẫn ở trong rừng, hoặc trong một tu viện, vốn cũng là trường đại học dành cho thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành khá muộn.

 


Lý tưởng của Tập sinh Bà-la-môn

 

Trong toàn bộ khóa học ở trường Trung học và Cao đẳng, nguyên tắc nghiêm khắc buộc tập sinh (Brahmacarya) phải tuân thủ, một lần nữa, là lý tưởng phải được khôi phục. Các quy tắc của luật Manu đối với học sinh được tuân thủ nghiêm ngặt như ăn mặc giản dị, thức ăn đơn sơ, giường cứng, lời nguyện của tập sinh. Tất cả hoàng tử, quý tộc, thường dân - đều được đối xử như nhau, không có ngoại lệ. Những hoàng tử trẻ Ấn Độ chỉ được phép sống thanh tao, nhẹ nhàng có cuộc sống lành mạnh đến tuổi già không chỉ trong thời cổ đại, mà ngay cả trong thời hiện đại. Trong tình trạng hiện nay, có những học sinh đang học ở trường đã làm cha, và những gánh nặng được gieo mầm cho tuổi già, những ứng xử thiếu sót của tập sinh trong cuộc sống hôn nhân gia đình là điều không thể tránh khỏi. Điều đáng mừng hiện nay các là các chàng trai trẻ đang đòi hỏi những cô dâu có trình độ học vấn nhờ đó mà thời gian giáo dục cũng được kéo dài.

 

Tôi sẽ không bàn về quan điểm chính thống của hôn nhân trước tuổi dậy thì, mặc dù các học giả (paṇḍit) tìm thấy trong các văn bản có những phản ứng trái chiều, nhưng tôi cho rằng nếu bạn nhìn vào tỷ lệ tử vong được kê khai ở các độ tuổi khác nhau, bạn sẽ thấy rằng tỷ lệ tử vong của các cô gái đã kết hôn ở độ tuổi mười lăm tăng đột ngột. Nhân chứng âm thầm nhưng khủng khiếp cho sự mê tín đã cắt đứt dòng đời người con gái, và hy sinh nữ giới công bằng và ngọt ngào nhất trên thế gian cho tục lệ tảo hôn.

Tôi không tìm thấy mối liên hệ nào với các trường đại học Phật giáo mà các bài tập thể chất được chú ý, giống như người ta đã đọc trong truyện Bản sanh (Jataka), ở Tu viện Đại học Takśaśīla. Nơi đây sinh viên thực hành bắn cung, sử dụng kiếm phóng lao và có các trường quân sự, y tế và luật.

Chúng tôi cũng đọc được rằng các quý tộc trẻ, được đào tạo về nghệ thuật lẫn thủ công; sau khi rời trường đại học, họ có những chuyến đi tham quan thực tế đến thăm các nghệ sĩ và thợ thủ công, để học hỏinâng cao trình độ. Vì vậy, trường đại học đã tái hiện ở các làng quê, để bảo tồn năng lực nghệ thuật và truyền thống của người dân.

Trong thời kỳ Hồi giáo, có sự phát triển đáng chú ý về kiến trúc, đây là một nghệ thuật mà người Musalman rất tinh xảo, như những chứng cứ thu thập từ Ả Rập, Tây Ban Nha và Ấn Độ. Triều đình của những người Musalman cai trị là nơi trú ẩn của những người uyên bác, của các họa sĩ, nhà thơ và nhạc sĩ. Việc sử dụng đồ trang sức trong kiến trúc của họ là một nét đặc trưng nói lên sự giàu có mà không phô trương lòe loẹt. Cũng như những người theo đạo Hindu gắn bó với những ngôi đền của họ, các trường học gắn liền với các đền thờ Hồi giáo (Musjids) đã cung cấp nền giáo dục tiểu học, trong khi Madrasahs[20] chi trả cho giáo dục đại học. Dù theo Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Hồi giáo, chúng ta đều nhận thấy có sự quan tâm tương tự đối với giáo dục nghề nghiệp từ các nhà quản lý, nhằm cung cấp những ngành nghề cần thiết cho hoạt động đời sống lành mạnh của quốc gia. Duy trì trình độ văn học và nghệ thuật ở mức cao, cùng với việc đào tạo các chính khách, bộ trưởng, quân đội, quản trị và dân sự tổ chức.

Các lớp học nghề nghiệp phổ thông cũng được cung cấp đầy đủ thông qua hướng dẫn chung về đọc, viết, số học, kế toán và đào tạo tỉ mỉ về các nghề thủ công mỹ nghệ, một phần để sử dụng trong gia đình, phần còn lại để bán cho các thương gia địa phương và xuất khẩu ra nước ngoài.

Việc giảng dạy về tôn giáođạo đức được phổ biến rộng rãi, chủ dành cho nền văn hóa thôn làng, được thực hiện bởi các đạo sĩ khổ hạnh (sanyasis), thường đi từ làng này sang làng khác, đến tối thì kể những câu chuyện trong kinh, những câu chuyện thần thoạitruyền thuyết.

Nhìn toàn cảnh, chúng ta có thể nói rằng āsramas được thống trị bởi triết họcsiêu hình học nhưng cũng không bỏ qua khoa học và nghệ thuật. Các tòng lâm (viharas) bị thống trị bởi khoa học, vẫn không bỏ qua triết học và nghệ thuật; các madrasah bị thống trị bởi nghệ thuật đã có những đóng góp trung thành với khoa học. Cách phân loại như vậy có phần hơi tùy tiện nhưng tất cả đều dồn tiềm lực phong phú vào đời sống quốc gia.

Tất cả đều có quan hệ mật thiết với nhaumọi người đều lan tỏa tình yêu và sự tôn kính đối với việc học tập mà động lực kích thích chính là mẫu mực và tính ưu việt của việc học tập đối với sự thịnh vượng; giá trị của thiện nguyện cứu giúp người nghèo và sự hy sinh hiến dâng cho phụng sự xã hội. Một trật tự xã hội hoàn chỉnh sẽ dẫn đến những tương tác tích cực và tạo nên nét đẹp “không phải là những thứ đồ xa xỉ của người giàu, mà là cơ sở của nền giáo dục quốc gia.”, như ở Nhật Bản ngày nay theo lời ông E.B Havell.  Ông tiếp tục:

 

Thi ca đã có nhiều đóng góp cho văn hóa quốc gia như Nhật BảnẤn Độ ở Hy Lạp trước đây cho đến thế kỷ XIX. Thưởng thức thi ca vẫn là một hình thức giải trí phổ biếnNhật Bản, ngay cả trong những tầng lớp nghèo nhất. Bất kỳ dịp lễ quan trọng nào trong nước, dù vui hay buồn, đều được đánh dấu bằng những bài thơ do chính người dân sáng tác. Vào buổi sáng mùa xuânNhật Bản, các tầng lớp lao động là những người nghèo chứ không riêng chỉ những người khá giả có đến hàng trăm người ngắm nhìn những bông sen nở, những cây mận ra hoa và anh đào vào đầu mùa hè, đây là những ngày vui của cả nước. Ấn Độ phải không ngừng thích thú với cái đẹp, và tin tưởng vào nguồn cảm hứng của thiên nhiên mà Ṛṣi cổ đại Ấn Độ đã dạy, bởi vì Ấn Độ đã trở nên nghèo nàn, nghèo về tinh thần còn tệ hơn là nghèo về của cải thế gian.

Khoa học hiện đại và nền giáo dục tiếng Anh không đủ thay thế cho nghệ thuật, chẳng lợi ích gì cho Ấn Độ khi giành được cả thế giới mà đánh mất linh hồn của chính mình.[21]

 

Sự biến mất của lý tưởng Ấn Độ cũng bất ngờ như một thảm họa bởi các cuộc xâm lược. Thậm chí cả việc thành lập một đế chế ngoại bang vào các vương quốc nước ngoài trước cuộc xâm lược để thâu tóm các công ty Đông Ấn Ấn Độ, nhưng Ấn Độ đã đồng hóa với những kẻ xâm lược, đã làm phong phú thêm nền văn hóa của chính mình bằng cách xâm lược của họ.

Một phần đất đai Ấn Độ đã bị xâm lấnchiếm đóng, những kẻ đi chinh phục trở thành người Ấn Độ. Những công ty Đông Ấn không chỉ hút hết tài sản tích lũy của Ấn Độ, khiến nước nầy rơi vào cảnh nghèo đói, mà còn coi thường việc học tập và nghệ thuật của Ấn Độ. Họ đã nghiền nát Ấn Độ bởi sự thiếu hiểu biết và lấp đầy cung điện của các hoàng tử Ấn Độ bằng đồ nhái Brummagen và ghế sofa bằng chân kính, phá hủy lòng tự tôn của Ấn Độ, nhạo báng tôn giáotruyền thống Ấn Độ.

Người Anh đã hoàn thiện sự xuống cấp của Ấn Độ bằng cách áp đặt cho quốc gia đó một nền giáo dục bằng ngoại ngữ, cho đến khi những người học phát âm tiếng Anh chuẩn hơn cả tiếng mẹ đẻ của chính mình. Sau khi phá hủy các trường học, nơi vốn đã cung cấp cho họ nhân viên văn thư và kế toán, người Anh đưa những người biết tiếng Anh vào các cấp bậc thấp hơn trong quản lý của mình, từ đó mà họ đã giới thiệu hệ thống mới. Họ đã đạt được mục đích với cách rất bất ngờ và khó chịu khi như việc dạy người Ấn Độ về lịch sử nước Anh  và quan tâm đến các cuộc đấu tranh giành tự do của người Anh, từ đây cũng đã mang lại những kiệt tác văn học Anh và người Ấn Độ nghiên cứu Areopagitica của Milton, và đọc Masque of Anarchy[22] của Shelley. Người Ấn Độ ngưỡng mộ những lý tưởng được củng cố và mong muốn tìm thấy tự do trong số những “Phước lành luật lệ Anh quốc.” Người Ấn Độ  đã không nhìn thấy điều nầy cho đến ba mươi năm sau, khi đưa ra biện pháp giáo dục của ngài Charles Wood, họ đã gặp nhau tại Madras và quyết định thành lập Đại hội quốc gia Ấn Độ.

 

Bốn mươi năm sau, khi phục hưng các tôn giáo Ấn Độ, thành lập các trường cao đẳng và trường học Musalman và Hindu, đồng thời nghiên cứu lịch sử Ấn Độ và đồng nhất các bài học. Chúng tôi quyết tâm làm sống lại những lý tưởng cổ xưa về giáo dụcvăn hóa Ấn Độ, để dạy con cái của chúng ta bằng tiếng mẹ đẻ của chúng. Biến những lý tưởng Ấn Độ trở thành nền tảng văn minh Ấn Độ, từ bỏ những lý tưởng lai tạp và Ấn Độ bị ăng-lê hoá, thích nghi với hình thức mới thiên về cuộc sống cổ đại để hun đúc thành một thân mới hiển vinh cho linh hồn cổ xưa. Sau đó, Ấn Độ sẽ dẫn dắt thế giới vào một kỷ nguyên mới của văn học và mỹ thuật, thân ái và hòa bình.

 

 

(Kamala Lectures)



[1] *Những từ viết hoa chúng tôi theo nguyên bản tiếng Anh.

[2] Chhandogyop., Ill, xiv, 1.

[3] Nguyên nghĩa tiếng Sanskrit deva là "người sáng rọi", "người phát quang", là danh từ chỉ chư thiên, chỉ những chúng sinh sống trong tam thiện đạo (Lục đạo), trong trạng thái lạc phúc, tuy nhiên vẫn nằm trong vòng luân hồi (saṃsāra) của thế giới ta-bà. Nhờ những nghiệp tốt đã tạo, chư thiênthọ mệnh rất dài và rất sung sướng. Nhưng chính lạc phúc này là chướng ngại trên đường giải thoát luân hồi sinh tử vì họ không hiểu được khổ đế trong Tứ diệu đế.

[4] Kośa:  bao chứa, vỏ bọc (e: covering).

Vijnānamaya kośa là một trong năm kośa bao trùm ātman. Vigyanamaya kosha theo nghĩa đen có nghĩa là một cái vỏ bao gồm tri thức (vijñāna) hay trí tuệ. Nó là lớp phủ thứ tư của ātma. Nó cũng là lớp đầu tiên của tâm nhân quả nằm trong luân xa Vishudda, luân xa Ajna và luân xa Sahasrara. Về mặt siêu hình, nó được coi là hiện thân đầu tiên của ánh sáng.

[5]E: Venerable of Venerables

[6]* Đại tư giáo (cổ Hy Lạp), người giải thích những điều huyền bí

[7]* Một trăm ngàn tiền Ấn độ

[8] Village Administration in British India, Chap. II, para v. p.43.

[9] Evidence Before the Two Houses of Parliament, March and April, 1813, See Note D in James Mill's History of British India, Vol. 1. p. 371, 5th edition.

[10] Matthai, Loc. cit.

[11] Loc. cit., p. 42.

[12] Ancient Indian Education, Rev. F.E. Keay, pp. 145, 146.

[13] In 1925. (Ed.)

[14] Bhagavad-Gita, iii, 20, 21, 25, 16.

[15] Loc. cit., iv. 13.

[16] Loc. cit., iv. 13

[17] Visva-Bharati Quarterly, April 1924, p. 64.

[18]* Siddhānta: thuật ngữ tiếng Phạn biểu thị quan điểm được thiết lậpchấp nhận về bất kỳ trường phái cụ thể nào trong triết học Ấn Độ; theo nghĩa đen là "ý kiến hoặc học thuyết, giáo điều, tiên đề, sự thật đã được chấp nhận hoặc thừa nhận; bất kỳ cuốn sách văn bản cố định hoặc được thiết lập hoặc kinh điển nào về bất kỳ chủ đề nào" (từ siddha, adj. mfn.- hoàn tất, hoàn thành; đã đạt được mục tiêu cao nhất, triệt để có kỹ năng hoặc thông thạo.

[19] Loc. cit., VII, i, l-3;xxvi, 2.

[20] Madrasa là từ tiếng Ả Rập, chỉ  cho bất kỳ loại hình tổ chức giáo dục nào, thế tục hay tôn giáo (thuộc bất kỳ tôn giáo nào), sơ cấp đến cao cấp. Từ này có nhiều phiên âm khác nhau là madrasah, medresa, madrassa, madraza, medrese, v.v. Ở các nước ngoài thế giới Ả Rập, từ này thường dùng để chỉ một loại trường tôn giáo hoặc trường cao đẳng dành riêng nghiên cứu về Hồi giáo.

[21] Artistic and Industrial Revival in India, by E.B. Havell, pp. 65, 66.

[22] The Masque of Anarchy (or The Mask of Anarchy) là một bài thơ chính trị của Anh được Percy Bysshe Shelley viết vào năm 1819.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/12/2020(Xem: 8684)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.