Niệm Phật

07/05/201112:00 SA(Xem: 7220)
● Niệm Phật

TUYỂN TẬP TƯỞNG NIỆM 
CƯ SĨ TỊNH LIÊN NGHIÊM XUÂN HỒNG
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen

CÁC BÀI VIẾT VỀ PHẬT PHÁP

NIỆM PHẬT

Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu, là một biện chứng giải thoát, một con đường giải thoát. Giải thoát hết phiền não, hết bát khổ, ra ngoài tam giới tức là cõi dục, cõi sắc và vô sắc. Chân lýĐức Phật diễn giải rất là hiển nhiên dễ dàng, nhưng cũng rất là huyền nhiệm mênh mang. Chân lý ấy có thể thu gọn trong một chữ TÂM hay chữ NHƯ cũng được, nhưng nếu giải ra nói suốt một kiếp cũng chưa hết.

Pháp môn của đạo Phật cũng vô lượng, và đạt đến những tam muội giải thoát cũng vô lượng. Một vị hành giả có thể ngồi trong buồng, nơi rừng vắng hoặc bãi tha ma, quán lẽ Thập Nhị Nhân Duyên, quán Ngũ Uẩn, quán Sương Khô, quán Âm Thanh, quán mùi hương, như lối 9 năm quay mặt vào vách của Đức Đạt Ma, hoặc có thể niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật hay chỉ một chữ Phật cũng được.

Pháp môn tuy rất nhiều, nhưng tựu trung chỉ có 2 đường: một là tu quán dung Thiền Định và Trí Huệ Bát Nhã để soi suốt lẽ vô thường của muôn vật; hai là tu Tịnh Độ, níu lấy câu niệm Phật và dùng lòng sùng kính tôn thờ để đạt tới bờ giải thoát. Lối thứ nhất là dùng Tự Lực; lối thứ hai là dùng Tha Lực, tức là thần lực của chư PhậtBồ Tát. Lối thứ nhất cũng gọi là “nan hành đạo”, còn lối thứ hai là “dị hành đạo” tức là con đường dễ đi.

Thực ra thì Thiền Tông hay Tịnh Độ cũng đều độc đáo, và sự khó hay dễ chỉ là do căn duyên của từng hành giảvạn kiếp của Đạo. Thời này, theo kinh Phật, là thời mạt kiếp, căn cơ thường thấp kém, nên tu tự lực khó và tu theo lối niệm Phật thì dễ hơn.

Lối tu Tịnh Độ là phát xuất từ kinh A Di Đà, Vô Lượng ThọQuán Vô Lượng Thọ kinh. Điểm đặc biệt của kinh A Di Đà là trong kinh này, tuyệt nhiên không có một vị nào cầu Pháp cả, mà tự nhiên Đức Phật nói ra kinh này. Tại sao vậy? Chỉ vì trong khi vào tam muội, Đức Phật nhìn thấy rõ ràng đến thời mạt kiếp, căn cơ chúng sinh thấp kém, lòng tin băng hoại, kinh sách mất dần, nên ngài động lòng từ bi, tự ý nói ra một pháp môn dễ nhớ và dễ tu, vì chỉ cần nhờ một câu: A Di Đà Phật. Điểm cảm động nhất trong kinh là Đức Phật đã phải thè lưỡi ra thề thốt về sự hiệu lực của Pháp Môn này. Không những riêng Đức Thích Ca thề mà cả chư Phật mười phương cũng thề. Tại sao vậy? Vì Đức Phật e ngại rằng chúng sinh thấy Pháp môn này giản dị quá mà hoài nghi, nên chư Phật đã thề.

Vả lại tu thiền định theo lối tự lực không, mà không kèm theo câu niệm Phật thì dễ bị ngã vì ma chướng. Xem như kinh Lăng Nghiêm, ông A Nan đã gần tới bậc A La Hánđa văn hạng nhất, cũng còn bị ma chướng là người kỳ nữ Ma Đăng Gia cám dỗ. Khiến Đức Phật phải sai chính Đức Văn Thù mang chú Lăng Nghiêm đến giải cứu. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật cũng kể rõ 50 món ma chướng mà người hành giả tu quán “Ngũ Uẩn Giai Không” dễ mắc phải… Cũng vì thế mà ở Trung Hoa hay Việt Nam, một thiền viện thường có “Niệm Phật Đường”, và rất nhiều vị thiền sư bản lãnh cao vời vẫn phải tu thêm câu Niệm Phật. Vì có câu Niệm Phật mới tránh khỏi ma chướng, gột được lòng kiêu mạn và mới có thể vãng sanh sang một cõi đất lành.

Nhờ thần lực của Đức Di Đà, Đức Thích Ca và chư Phật mới được vãng sanh và đỡ bị đoạ. Người tu thiền tự lực, càng cao bao nhiêu càng dễ bị đọa bấy nhiêu. Chỉ động một niệm tà như tự kiêu, hoăc thèm ăn, hoặc động một niệm dâm dục là có thể bị đọa. May thì trở lại làm người, không may thì sẽ đọa hơn nữa. Sử chép rất nhiều chuyện như vậy. Như ông Tô Đông Pha kiếp trước là một thiền sư khá lỗi lạc, nhưng một lúc ngồi thiền chợt động niệm thanh sắc, nhớ tiếng hát của kỳ nữ, nên kiếp sau chỉ làm một thi sĩ không còn nhớ đến những chủng tử thiền của kiếp trước nữa. Ấy là đọa nhẹ.

Có một vị tiên tu thiền, trước kia trong lúc ngồi thiền, chợt nhớ đến mái tóc một vị hoàng hậu rồi lại đâm cáu giận với một con qụa kêu làm rối loạn sự thiền định của mình, mà đến kiếp sau bị đọa làm thân con phi ly tức là con chồn, mặc dầu ông ta nhiều bản lãnh…Sở dĩ bị đọa là vì một khi vào bào thai, đến bậc La Hán hoặc sơ Bồ Tát cũng vẫn bị mê muội và quên mất bản lãnh của mình. Chỉ có những bậc Bồ Tát cao và chư Phật lúc vào bào thai mới không bị mê muội mà thôi.

Thần lực của câu niệm Phật và của chư Phật có thể ví như một chiếc thuyền lớn, chở hộ cho hành gỉa những nghiệp sâu dày, hoặc làm tiêu tan dần nghiệp đó. Nên có thể “đới nghiệp vãng sanh”. Người tu niệm Phật cũng thường được chuyển nghiệp, chuyển nghiệp nặng ra nghiệp nhẹ. Có một vị cưsuốt đời tu niệm Phật, đến lúc già bị bọn cướp vào đâm cho ông 6 nhát dao. Ông nằm hấp hối. Người anh hỏi: “Sao chú niệm Phật mà lại bị nạn này?” Cư sĩ mở mắt ra nói: Em được chuyển nghiệp. Theo nghiệp cũ, đáng lẽ em phải đọa làm 6 kiếp súc sinh. Nay 6 nhát dao này thay cho 6 kiếp súc sinh. Bây giờ em sạch nghiệp rồivà em vãng sanh đây.” Nói xong thì chết.

Niệm Phật là luôn luôn xưng danh hiệu A Di Đà và giử trong tâm một hình bóng của Phật. Đó cũng là một lối thiền, nhưng là thiền về hình bóng của Phật và níu lấy danh hiệu Phật làm một bóng cả để nương nhờ… Trên thực tế, người hành giả nên tu vừa thiền vừa tịnh. Một phần thiền và phần chính yếu là tịnh. Thiền có điểm lợi là mình dễ tế nhận được “cái thấy” của tâm thức, cái thấy này được kinh Lăng Nghiêm giảng rất rõ. Còn phần tu tịnh thì nhờ được thần lực của chư Phật và Bồ Tát…

Kẻ viết giòng này, trước kia ham đọc thiền, và ngu muội coi nhẹ câu niệm Phật, cho đó là lối tu của mấy bà già nhà quê. Nhưng rồi ngồi thiền thấy như leo vách đá, không biết níu vào đâu. Sau hiểu ra nhờ đọc cuốn Lá Thơ Tịnh Độ của Ngài Ấn Quang và những sách của Thượng Tọa Trí TịnhThiện Tâm (đều ở lại VN, một vị ở Thụ Đức, một vị ở Bảo Lộc). Viết những giòng này để tưởng nhớ đến hai vị Thượng Tọa.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/01/2011(Xem: 254633)
17/09/2013(Xem: 10181)
09/12/2013(Xem: 8759)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.