● Một Buổi Chiều Ở Tây Hồ Hàng Châu Với Nghiêm Xuân Hồng Tiên Sinh, Tịnh Thủy

07/05/201112:00 SA(Xem: 7385)
● Một Buổi Chiều Ở Tây Hồ Hàng Châu Với Nghiêm Xuân Hồng Tiên Sinh, Tịnh Thủy

TUYỂN TẬP TƯỞNG NIỆM 
CƯ SĨ TỊNH LIÊN NGHIÊM XUÂN HỒNG
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen

MỘT BUỔI CHIỀU Ở TÂY HỒ
VỚI NGHIÊM XUÂN HỒNG TIÊN SINH
Tịnh Thủy

Chúng tôi đến Bắc Kinh bằng chuyến xe lửa đêm, từ thành phố Đại Đồng và rời Bắc Kinh bằng chuyến bay chiều, để tới Hàng Châu. Phi trường không lớn, thưa người, lại trời mưa nên tỏ ra ảm đạm. Lặng lẽ, chúng tôi theo người hướng dẫn viên du lịch ra xe về khách sạn. Thành phố Hàng Châu ướt sũng trong mưa vào buổi chiều chúng tôi đến. Nhưng qua ngày hôm sau, trời nắng ráo, không khí trong lành và bầu trời thật xanh.

Không biết duyên thơ, duyên đạo hay nhân duyên nào đã đưa đẩy chúng tôi có dịp cùng Nghiêm tiên sinh dạo chơi bên bờ Tây Hồ, thành phố Hàng Châu vào một buổi chiều sắp tắt nắng, của ngày cuối cuộc hành trình du lịch thành phố này. Chúng tôi đã cùng cụ chậm rãi, thong thả và nhẩn nha bước từng bước chân trên bờ hồ, ngắm nhìn những đóa sen nở muộn, trong váng chiều vàng lãng đãng rơi trên mặt hồ. Cụ nói nhiều lắm về những thế giới mông lung huyền ảo, về thế giới quỷ thần, về trăng, về sen và về những thi sĩ lừng danh đời Đường, nào Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị với Bạch Y cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du của Việt Nam, người đã từng đặt chân đến Hồ Tây này, đã từng bơi thuyền ngắm trăng, xem hoa sen nở và xem những người con gái hái sen.

Tôi không còn nhớ hết chi tiết nội dung câu chuyện giữa chúng tôi và cụ, vì đã hơn một thập niên rồi, nhưng bây giờ mỗi khi kể cho ai nghe câu chuyện về Tây Hồ Hàng Châu, thì tôi nhắc thêm về cụ Hồng, một nhà thơ, một nhà văn, một học giả, một nhà tư tưởng và một Cư sĩ uyên thâm Phật Pháp, của Việt Nam cận đại, cũng đã đặt chân đến đây, ngắm nhìn sen nở, nhìn ánh mặt trời tắt dần trên Tây Hồ và rải những câu thần chú khắp mặt hồ, để cầu cho một nước Việt Nam thanh bình, cho chúng sinh mọi miền an lạc.

Khi nhắc đến Nguyễn Du, tôi có trao đổi với cụ về một giai thoại mà hầu như ít người biết đến, nửa như thực, nửa như hư, về một thời Nguyễn Du tiên sinh ở Hàng Châu, do nghe được từ một người bạn già, trong một hội ái hữu của chồng tôi kể lại. Không biết cụ có nghe rõ hay nghe hết câu chuyện tôi kể lại không, nhưng nay, tôi xin kể lại, viết lại thành văn, như là một kỷ niệm với cụ, vào một buổi chiều tối ở Tây Hồ, đầu Thu năm 1991.

Số là trong một bữa ăn tối, tại một nhà hàng trước mặt Hồ Tây, vào cuối thu năm 1986, người kể chuyện (*) được làm quen với một người Tầu mang hai dòng máu Việt Hoa, đã già, từng sống ở Việt Nam lâu năm, và nói được tiếng Việt, tên là Quách Hán. Quách Hán mời về nhà dùng trà xem tranh và giới thiệu bức tranh thơ chữ Hán của cụ Nguyễn Du làm năm 1813, khi ghé thăm Tây Hồ.


Như gặp được tri kỷ, ông Quách Hán kể về nguồn gốc bức tranh thơ: “Năm 1813, cụ Nguyễn Du được vua Gia Long cử đi công cán tại Trung Hoa. Khi tới Hàng Châu, cụ nghỉ tại nhà khách chính phủ. Một buổi chiều, trong lúc nhàn rỗi, giong thuyền hóng mát ở Tây Hồ và đọc cuốn “Tiểu Thanh Ký”, kể chuyện nàng Tiểu Thanh, một nữ sĩ nổi tiếng đời vua Hiến Tông nhà Minh. Nàng là người tài sắc vẹn toàn, nhưng tình duyên lận đận, lấy phải người chồng đã có gia đình, thườnghay bị vợ cả la mắng đánh đập, lại bị chồng phụ rẫy tình xưa.... Tiểu Thanh phải trốn ra ở trong một gian nhà tranh ven Tây Hồ, rồi buồn phiền lâm bệnh. Một đêm kia, tự nhiên lửa bốc cháy từ gian nhà tranh của Tiểu Thanh. Khi dân làng tới cứu, dập tắt được ngọn lửa thì nàng đã ra người thiên cổ. Trong đống tro tàn còn sót lại một số thơ văn của nàng mới làm. Sau đó một văn nhân, vì xót thương người tài hoa bạc mệnh, nên thu thập tài liệu viết thành sách nhan đề “Tiểu Thanh Ký’, trong đó ghi chép tiểu sửvăn chương của nàng. Sau khi đọc xong chuyện nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du thấy lòng chạnh buồn, liền làm bài thơ bằng chữ Hán, khóc người tài hoa vắn số và bài thơ này được truyền tụng trong giới thi văn ở Hàng Châu từ hơn 100 năm nay...”
Bài thơ chữ Hán nhan đề là “Độc Tiểu Thanh Ký Cảm Tác”, được ông Quách Hán chép lại ra giấy, trao tặng cho người mới quen, và ông đã dịch thoát ý ra văn Việt như sau:

“Cành mai ở Tây Hồ đã biến thành nấm mồ hoang,
trong gió thu nhỏ lệ khóc người phận mỏng,
trời sanh có thấu mối sầu này không,
vì nghiệp văn chương mà nàng mang lụy,
tôi và nàng cùng chung một nỗi niềm.
Không biết ba trăm năm sau nữa trên trần gian có ai khóc Tố Như không”.

Đó là câu chuyện được viết lại ra đây để kỷ niệm, một buổi chiều tối ở Tây Hồ, Hàng Châu với Nghiêm tiên sinh, để nhớ về cụ, nhớ lại cảnh Hồ Tây trong sương chiều mờ ảo, trong ánh trăng huyền hoặc lúc đêm về. Chỉ tiếc là sự hiểu biết của tôi về vẻ đẹp thiên nhiên, về văn thơ của cụ, không có là bao nhiêu, nên không thể viết ra được những nét đẹp kỳ ảo của Tây Hồ trong cảnh hoàng hôn sương mờ và những nét đẹp kỳ diệu thâm mật trong văn thơ của cụ. Xin trang trọng thắp lên một nén hương lòng, tưởng nhớ đến cụ, nhân ngày giỗ đại tường.

Tịnh Thủy

Chú Thích:
(*) Người kể chuyện lại, là ông Tôn Thất Tùng, công chức Bộ Công Chánh, VNCH trước năm 1975.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/01/2011(Xem: 254632)
17/09/2013(Xem: 10181)
09/12/2013(Xem: 8759)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.