Kinh doanh tôn giáo

05/06/20184:04 SA(Xem: 7542)
Kinh doanh tôn giáo

kinh doanh ton giao

 

           1.- CHUYỆN NHÀ CHÙA       

       

          Hôm nọ, bác Quẹo dẫn tôi lên thăm một ngôi chùa lạ, nghĩa là bản thân tôi rất ít giao du nên có chùa tôi hay lui tới thì gọi là “chùa quen”, riêng bác Quẹo thì chùa nào cũng gần gũi thân tình, không hề phân biệt lạ hay quen.

Gặp lúc chùa này đi vắng cả, hòa thượng trụ trì đi họp trên tỉnh hội, các thầy đứng tuổi thì lo các duyên sự cúng kỵ linh tinh. Chỉ có một ông thầy trẻ gọi là Sư V.C lo việc giữ chùa. Theo lời bác thì:

“Sư V.C. là một vị tỳ-kheo vui tính dễ thương, năm nay khoảng hai mươi lăm tuổi. Lên chùa lúc nào cũng thấy Sư ngủ ngày. Và ngoài khả năng ngủ bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi nào, Sư đang theo học năm thứ tư trường đại học ngoại ngữ, do đó phải học tiếng Anh liên tu bất tận, kèm theo vi tính như là nhu cầu chính yếu của người xuất gia. Thỉnh thoảng sư cũng tham gia cúng kỵ và thăm viếng các gia đình bổn đạo thâm niên của chùa. Do đó, kiến thứcnăng lực của sư thật lớn rộng bao gồm nhiều mặt cuộc sống, ngoại trừ hiểu biết về Phật pháp, dĩ nhiên!”

        Sáng nọ, lúc sư đang ngáy pho pho cùng cuốn Streamline rơi trên gối, thì bác Cửu Dọp lên viếng chùa. Trong khi bác lễ bái trên điện Phật, bác Quẹo vội vàng nắm chân sư và kéo sư ra khỏi những giấc mơ huyền ảo của một thanh niên đang sung sức. Chùa chẳng có ai, chỉ có Sư ở nhà, đương nhiên đảm nhiệm việc tiếp khách. Điệu Lý phụ trách pha trà, rót nước mời khách.

       Trà nước. Hỏi han. Chuyện thời sự nóng bỏng bên Tây. Bên I-rắc, I-ran, Ap-ga-nít-tăng… và chuyện thế sự vui buồn quẩn quanh thành phố, nói riết vẫn không nhàm, chỉ mỏi miệng mà thôi!

        Bác Cửu Dọp than thở:

- Dạo này làm ăn thiệt khó khăn. Tui thì như đã xong một đời người. Mần ăn cực khổ chi mình cũng chịu nổi. Riêng con cái thì tương lai quá bấp bênh, khiến mình xót ruột…

Sư hỏi:

- Mấy anh chị năm nay bao tuổi, có học hành gì không, hở bác?

Dường như chỉ đợi có thế, bác Cửu Dọp mở máy:

- Ui chao! Học hành đủ ngón, tốt nghiệp tương đương cử nhân, mà thất nghiệp mới đau chớ! Mình chịu đói chịu cực làm tiền để nuôi bầy con học hành tới nơi tới chốn. Ai ngờ… thi đậu rồi, sau mấy năm từng trải gió sương để tốt nghiệp ra trường thì lại… đắp mền bông ngủ ngày!

Một chú điệu mới chập chững trên đường làm “sa-di tập sự”, người ta gọi là Chú Lý bỗng nhiên xía vào:

- Tôi có thể bày cho bác một cách làm giàu cấp tốc nhé? Lại ít vốn nữa, không cần đầu tư công sức chi cho nhiều…

Bác Cửu Dọp mừng rỡ, khuôn mặt nhăn nhó như trái sa-pô-chê bể vỏ tự nhiên trở nên tươi rói:

- Dạ, chú cứ bày cho tui, có chi mô mà ngại?

Sư khẽ gật đầu:

- Ừ, nếu có phương pháp mần ăn cụ thể, chú cứ mạnh dạn nói ra. Tôi cho phép mà!

Chú Lý giả bộ gãi đầu gãi tai một lát, rồi cười tủm tỉm:

- Đơn giản thôi. Bác hãy cho hai người con trai xuất gia càng sớm càng tốt. Với trình độ đại học như thế, thì chỉ sau một năm sẽ thọ giới Sa-di,… và sau hai năm nữa, sẽ thọ Tỳ-kheo giới. Chỉ cần bộ tang mõ, chiếc tăng-già-lê (chiếc y thầy tu), và một ít thủ thuật đắc nhân tâm, tôi cam đoan chắc rằng, trong vòng năm sáu năm nữa thôi, bác rủng rỉnh thu hoạch kết quả rất ư là cụ thể như: xe hơi đời mới, ti vi xịn, thuốc lá ba con năm hút mệt nghỉ, tài khoản tiêu thoải mái, và bia lon nhậu thả giàn. Mà lại còn được trọng vọng, cung kính với số bổn đạo mỗi ngày càng tăng thêm nhiều… Nếu sau này muốn mở rẫy khai nương, hoặc kinh doanh cây lưu niên hoặc khai thác gỗ, lập xưởng cưa, nhà máy nước đá… gì gì, thì tôi sẽ cố vấn thêm cho bác. Bác nên cho hai anh lớn xuất gia thiệt lẹ kẻo lỡ thời vụ, uổng phí lắm đó à nghen…

Trong lúc khuôn mặt sư đỏ lừ như bộ da gà cồ đang quyết đấu, thì bác Cửu Dọp rất chi vui vẻ, phấn chấn:

- Thiệt không? Chú Lý?

Chú Lý trở nên nghiêm trang hơn bao giờ hết, nói lớn:

- Tôi nói thật mà. Đâu dám giỡn với bác là bậc cha chú…

Sư hơi nguôi giận, cất tiếng la rầy với mục đích vớt vát:

- Chú Lý chớ đùa cợt trắng trợn, quá đáng như vậy. Mình là người xuất gia tu hành, thì phải luôn ăn nói… sao cho phù hợp giới luật…

Chú Lý ưỡn thẳng ngực, dáng điệu bất khuất như người chiến sĩ sắp sửa ôm bộc phá nhét vào lô cốt địch:

- Bạch sư, con mong sư đừng bao giờ đem chiêu bài giới luật ra để hù doạ kẻ khác. Đạo Phật là đạo Như Thật, đạo Trí Tuệ, do đó chúng ta buộc phải trừng mắt nhìn vào sự thật một cách thẳng thắn, uy dũng, can đảm, dẫu sự thật ấy có thể làm chúng ta đau đớn chua xót đến mấy chăng nữa.

Thưa bác, xuất gia là một nghề công khai tựa như bao ngành nghề khác, được gọi là Kinh doanh tôn giáo. Ví dụ Ông Tám Ông Chín nào đó, hay là Mụ Đờn Bà Mắt Lé chẳng hạn. Vốn liếng của ông ấy và bà kia chỉ là khả năng nói và viết thạo tiếng Anh, tiếng Tàu, cùng nghệ thuật ăn nói trước công chúng với tài bẻm mép tía lia, họ hành nghề chỉ trong vòng mấy năm cũng đã thu hoạch thắng lợi ghê gớm, những thành quả vượt mức với hơn hai chục triệu đô-la ở ngân hàng và hàng loạt biệt thự đồ sộ đắt tiền khắp nhiều bang nước Mỹ, nước Đức. Tất cả đều nhờ họ biết chí thú làm ăn và biết tổ chức theo phương pháp khoa học kèm theo phong cách tuyên truyền mới lạ, lợi dụng sự ngu dốt của thiên hạbóp méo chân lý để mưu cầu danh lợi. Ông Tám và Bà kia có làm việc gì khác đâu, ngoài những hoạt động mang tính chất kinh doanh tôn giáo?

Nếu bác Cửu quyết tâm kinh doanh bằng cách đưa hai anh lớn cạo đầu ở chùa vài năm thôi, tôi đảm bảo sẽ thắng đậm, thắng lớn, thắng chắc chắn. Nhưng sau này thành công thì chớ quên tôi là người mách nước đấy nhé?

 …

Sư chột dạ, ngồi thừ người, như đang theo dõi một bài Anh ngữ khó nhá. Bác Cửu Dọp ra dáng phân vân:

- Đi xuất giathành đạt thì quá sướng, quá ngon lành, nhưng mần răng mà nối dõi tông đường và đẻ cho tui dăm ba đứa cháu nội để vợ chồng tui ẵm bồng cho bui cửa bui nhà?

Chú Lý vung tay mạnh mẽ, tỏ ra vô cùng tự tin:

- Dễ ợt, bác à! Nói thiệt, xuất gia thì xuất gia, nhưng lắm người cũng vẫn lấy vợ sanh con như thường!

Bác Cửu Dọp ngây ngô hỏi:

- Chắc chắn không?

Chú Lý:

- Chắc trăm phần trăm. Có điều này, tôi xin nói nhỏ mà nghe. Tuy có vợ, nhưng người xuất gia buộc phải giấu giếm vợ con xa xa và kín đáo một chút. Thế gian ai hơi đâu mà biết, mà bàn, mà lục soát, kiểm tra làm gì? Nhưng,..

Bác Cửu tái xanh mặt mũi:

- Lại còn chi rắc rối nữa, chú nói luôn cho tui hay, kẻo…

- Này nhé! Cứ êm êm như rứa mà lui tới với vợ con, thì cả đời cũng không bao giờ bị lộ và bể mánh. Nhưng bác căn dặn mấy anh chớ có tự xưng Thiền sư, Giáo tổ này nọ, thì chẳng có ma nào thóc mách đời tư đời riêng của mình đâu mà lo xa, mà e ngại! Chớ có bày đặt thừa thắng xông lên mà thành lập tông phái, tụ tập môn đồ, thâu nhận đệ tử rùm beng, tuyên bố ỏm tỏi và mưu đồ làm Đại Tăng Thống, Đại Giáo Chủ… thì sẽ bị dư luận quần chúng Phật tử phanh phui sạch trụi tất cả “vết hằn năm tháng” cho mà xem.

Bác Cửu Dọp dường như hoàn hồn, mặt mày trở nên tươi tỉnh hơn:

- E phải rứa! Phải mần như rứa cũng nên…

Bác Cửu Dọp ngần ngừ một lát, rồi chậm rãi thưa:

- Như vậy thì giải quyết được việc nhà của mình…. Nhưng về phương diện Phật giáo thì có bị… kẹt gì không hở chú?

Chú Lý bỗng dưng cười ha hả một tràng, rồi nói:

- Đó! Đó! Chỗ mấu chốt là ở đó! Thưa bác và cả Thầy nữa, cho phép tôi nói ra sự thật này. Một sự thật mà bất cứ người tu sỹ nào cũng phải vướng buộc. Ấy là cái bi thảm của toàn thể con người chúng ta.

Bởi vì… chúng ta đi tu hoặc gởi thân vào chốn thiền môn chỉ mục đích duy nhất là: Giải quyết vấn đề của mình chứ không phải để giúp Phật giáo tạo dựng một cơ đồ mới mẻ cho Tam Bảo!. Hoặc là hoằng dương chánh pháp, hoặc vực dậy một đoàn thể sắp rơi vào thảm cảnh mạt vận, hoặc cứu độ biết bao sanh linh đang chìm trôi trong biển khổ. Mà chúng ta ai nấy đều vào cửa chùa chỉ để mưu đồ hoặc để thỏa mãn mục đích riêng tư của mình mà thôi. Có người vì cơm áo mà xin vào chùa, có người vì thấy nếp sống nhà chùa có tương lai bảo đảm hơn, cũng mong làm một ông sư cho sướng tấm thân. Có người không biết mần chi giữa đời cạnh tranh khốc liệt bèn xon xen xách khăn gói đi làm thầy tu. Có người thấy bà con mình xuất gia mấy năm mà được ăn trên ngồi trốc mà tiền bạc vô ào ào cũng khoái chí chen chân vào cửa Phật. Mà cửa Phật là một cái cửa rộng thênh thang lại không có bảo vệ che chắn và canh gác, nên ai muốn vô cũng rất dễ dàng! Ui chao! Một cái tập thể toàn là những người như rứa thì không biết sẽ đi đâu, về đâu?

Này, thưa bác, vậy thì bác có nghe tới một hình thức mới của Nhật Bản gọi là Tân Tăng hay chưa?

- Tui có nghe qua, nhưng chưa hiểu thấu đáo. Vậy chú có thể cho tui biết với?

Chú Lý rút một xấp giấy A4 từ trong tập vở ra, thưa:

- À, tôi đang nghiên cứu về đề tài Tân Tăng cho nên tiện dịp lấy ra để đọc bác nghe chơi! Tài liệu này trên mạng Phật giáo chứ chẳng bí mật gì, tôi đã đem in ra để dễ dàng tra cứu. Đây này:

 

2.- CHUYỆN BÊN NHẬT BỔN

 

Cách đây không có lâu, trong một bài giảng, hòa thượng Thích Giác Quang, có người thắc mắc và đã hỏi như sau:

- Con đọc báo chí thì thấy rằng ở Nhật Bản các nhà sư được quyền lấy vợ, sinh con, nuôi con ở chùa và thậm chí họ còn tổ chức tuyển vợ cho các nhà sư để duy trì nòi giống cũng như có người kế tục sự nghiệp ở chùa. Đạo Phậtvô thường vô ngã, kiếp người mong manh, người xuất thế gian đi tu là để thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình, tránh bị nhân quả luân hồi vậy tại sao các nhà sư Nhật Bản lại làm điều ngược lại? Như vậy thì có phải biến chùa thành một nơi thu lợi nhuận và nuôi gia đình cá nhân, như thế thì làm sao Phật tử có thể dám đến chùa học hỏi về Phật Giáo? Con thật bối rối và cũng cảm thấy khó chịu trong vấn đề này. Xin Sư hoan hỉ giải đáp cho con được biết ạ?

Hòa thượng Thích Giác Quang đã trả lời:

       - Việc Nhà sư lập gia đình để truyền thừa Phật pháp tại một ngôi chùa, gọi là Nhà Sư tu hành theo học phái “Tân Tăng”, một bộ phận nhỏ và là việc bình thường của Phật giáo Nhật Bản. Ở Việt Nam cũng có một hệ phái… trong đó quý chư Tôn Đức Tăng đều có lập gia đình và chỉ ăn chay kỳ, ăn chay lâu ngày nhất là vào 03 tháng An cư kiết hạ. Thời kỳ chiến tranh Việt Pháp, các Sư thường xuyên cùng với nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp quen với nếp sống ngoài xã hội nhiều hơn, nên ít ăn chay mà chỉ có “ăn mặn”.

Vào năm 1950 Cụ Đoàn Trung Còn cũng có tiếp nhận phong trào “Tân Tăng” đem về Việt Nam, lập Hội Phật Giáo Tịnh Độ tông Việt Nam từ năm 1955, nhưng phong trào nầy chỉ hoạt động trong nội bộ bổn hội, hình tướng “Nhà Sư Tịnh Độ Tông” vẫn là một cư sĩ thuần túy. Đến năm 1963, Thầy Nhất Hạnh, cũng đem phong trào “Tân Tăng” áp dụng cho Phật giáo Việt Nam, nhưng không được chư tôn Hòa Thượng chấp nhận, chư Tôn Đức Tăng Ni phản đối kịch liệt.

Phong trào “Tân Tăng” Nhật Bản, gồm những Nhà Sư học giỏi, tài năng, Hiệp hội môn phong cho phép Nhà Sư tham gia công tác xã hội, trong chốn cung đình, cơ quan chính phủ từ Trung Ương đến địa phương hay làm việc trong các Cty, Xí nghiệp, nói chung làm việc ngoài xã hội như cư sĩ; đồng thời đời sống kinh tế của các vị chỉ nương vào đồng tiền lương của chính mình làm ra, không còn bị ảnh hưởng đến sự phát tâm cúng dường hộ trì của Phật tử nữa.

Theo giáo sư cư sỹ Nogawa Hiroyuki hiện đang giảng dạy ở Đại học Huyền Trang Đài Loan nhận định về nguyên nhân người tu ở Nhật Bảngia thất như sau: 

“Hiện nay nhiều tự việnNhật Bản các Sư có gia thất là chuyện bình thường, không có gì là bất ngờ. Phật giáo Nhật Bản so với các quốc gia tiến bộ trên thế giới thì có phần tiến bộ hơn nhiều, do ảnh hưởng dân trí cao có sự quyết đoán chuẩn mực. Vã lại sinh hoạt Phật sự của chư Sư rất phong phú và đa dạng, có tính độc lập, chú trọng vào nội tại tu chứng nhiều hơn hình thức Tăng đoàn”

Sinh hoạt Phật giáo tại Koyashan từ năm từ năm 1993 đến 1994 của giáo phái Chân Ngôn tông, có sự truyền thừa theo phong kiến, cha truyền con nối, dù có nhiều người phê phán đến đâu, các vị vẫn bình chân như vại là hoằng truyền theo phong cách truyền giáo của mình.

Khi có ai hỏi đến tại sao tổ sư của các Ngài lại xả bỏ giới Tỳ kheo để sống cuộc sống với gia đình bình thường, lập gia đình và truyền tự như vậy, họ chỉ giữ im lặng không nói cụ thể. Điều ấy cũng nói lên về ý tưởng dễ dãi phóng khoáng của các Sư “Tân Tăng” Phật giáo Nhật Bản.

Theo tài liệu liên quan đến Thánh nhân Thân Loan (1173-1262) khai sơn Tịnh độ Chân tông về việc kết hôn lập gia đình, thì có rất nhiều bài viết ca ngợi hưởng ứng và được đa số người dân Nhật Bản thời bấy giờ tán đồng việc làm này, phong trào “Tân Tăng” đã lan rộng, hệ thống Tăng đoàn thuần túy không còn kiểm soát họ nữa, ông Sư thế tục đó, ở Việt Nam gọi “ông Thầy cúng”.

Việc ngài Thân Loan, giáo phái Tịnh độ chân tông đã thông qua việc kết hôn lập gia đình để thực tiễn hóa Phật giáo trong tầng lớp bình dân và họ cho rằng không có gì là không tốt? Song Phật giáo Nhật Bản từ cận đại về trước, ngoài Tịnh độ Chân tôngquan điểm đó ra, thì 12 tông còn lại, như Pháp Tướng, Hoa Nghiêm, Luật, Thiên Thai, Chân Ngôn, Tịnh Độ, Thời, Viên Thông Niệm Phật, Nhật Liên, Lâm Tế, Tào ĐộngHoàng Bá tông… đều nghiêm cấm, cho dù lý do cao thượng nào đi nữa Tỳ kheo vẫn không được kết hôn.

Đến thời đại Giang Hộ (Edo 1603~1867), Phật giáo trở thành quốc giáo. Tất cả mọi người dân là tín đồ của một ngôi chùa, lúc này tất cả các Tự Viện trở thành nơi đăng ký hộ khẩu hộ tịch, ký thác hài cốt, bài vị, bảo quản gia phổ của tín đồ. Do các công việc đó, nơi tự viện cần có rất nhiều người chuyên môn quản lý lĩnh vực này.

Khi đó, các vị Sa di nhỏ tuổi xuất gia trong các ngôi chùa ở quê hương, học tập Kinh sách cơ bản, đa số rời xa chùa mình đi đến Kinh đô học tập, nơi các trường học do các tông phái lập nên, có rất nhiều Giáo sư giỏi và có nền kinh tế ổn định. Lúc này, Nhật Bản không có chiến tranh, văn hóa phát triển, một đất nước thái bình. Kết quả là tốt xấu cùng tồn tại, ở thành phố Osaka và đế đô Đông Kinh, nơi chốn phồn hoa đô thị, các Sa di mới học Phật nhỏ tuổi bất hạnh đều bị vướng phải sự hấp dẫn của chốn hồng trần sắc dục, tài sắc danh thực thụy, phạm phải giới điều nhà Phật.

Tuy nhiên thời gian này Phật giáoquốc giáo, nên các Tỳ kheo phạm giới đều bị tự việnpháp luật của quốc gia xử phạt. Từ nửa thế kỷ 19 trở về trước, những người phạm giới đều bị phạt lưu đày ra đảo Hachijo! Đây là hòn đảo ở phía nam của Kinh đô, không thể trồng lúa, chỉ trồng được khoai lang, cư dân sống rất cực khổ. Bị lưu đày ra hải đão còn là hình thức tạo điều kiện cho họ xa hẳn chùa chiền và giới luật Phật, đồng thời do họ có học thức nên hay viết sách và soạn sách giáo khoa, đa số họ kết hôn với người vùng này sinh con đẻ cháu, họ làm việc cho các cơ quan nhà nước và dạy học ở các trường, cuộc sống của họ tương đối ổn định, và tất cả người dân đều đồng tình với họ.


Sau năm 1840, những tu sĩ được nhà chùa cho đi học phạm giới quá nhiều, chính phủ và Tăng đoàn không có cách nào quản thúc được nữa. Cuối cùng, sau khi học xong có người đã đi cùng với người mình kết hôn về thăm cố hương và mang theo con cái nữa. Thầy của họ khi ấy vô cùng khó chịu, song cuối cùng phải thu nhận những người đệ tử bất hiếu này.

Vì công việc quản lý hộ khẩu hộ tịch của tự viện không thể đình chỉ, nên họ phải vào làm công tác này để phục vụ quê hương. Kết quả, Nhật Bản có rất nhiều hình ảnh tự viện ở quê sau chùa phơi đồ trẻ em. Tuy vậy, nhưng họ vẫn là những người làm rất tốt công tác quản lý hộ khẩu hộ tịch, phần mộ và bài vị tổ tiên.


Theo Thời báo Hoàn Cầu: Phật giáo, tôn giáo lớn thứ hai ở Nhật Bản sau đạo Shinto (Thần Đạo), đã bị suy yếu trong những năm gần đây khi nhiều ngôi chùa không đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động. Ngày càng có nhiều dự án đổi mới được các chùa áp dụng nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người và tăng nguồn thu nhập, trong đó có việc mở phòng nghe nhạc jazz, các thẩm mỹ viện trình diễn thời trang và các đêm nhạc hiphop.


Các Nhà sư hiện nay đang là đối tượng được các cô gái Nhật “săn lùng” để kết hôn trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Ở Nhật, có một số hệ phái Phật giáo cho phép Nhà sư kết hôn và họ hiện là những người giàu trong xã hội.


Khi đến vãn cảnh một ngôi chùa Nhật, người ta có thể bắt gặp hình ảnh các cô gái trẻ và các nhà sư trao đổi danh thiếp với nhau, cùng mua tranh thư pháp hoặc xúm xít bên nhau chụp ảnh chung rất vui vẻ. Người ta có thể bắt gặp các nhà sư phóng xe máy từ chùa ra ngoài đi làm Phật sự. Các nhà sư Nhật Bản đều là những người giàu có, vậy thu nhập của họ từ đâu? Trước hết, do bán đất nghĩa địa, đất làm mộ táng là một loại kinh doanh siêu lợi nhuận ở một quốc gia đất chật người đông như Nhật Bản. Một khoảnh đất để xây mộ có giá tới mấy triệu Yên. Hơn nữa, theo tập quán của người Nhật, mộ của người thân mai táng trong chùa, tuy đã trả tiền mua đất, song hàng năm đều phải trả tiền để các nhà sư chăm sóc phần mộ giúp.


Từ xa xưa, các Lãnh Chúa và chư hầu đều có tập quán hiến đất cho nhà chùa như một thứ lễ vật để cầu phúc hoặc sám hối. Những khu đất đó, qua bao đời, đến nay, vẫn thuộc sở hữu của nhà chùa và trở thành món di sản để các nhà sư sinh sống.


Thứ hai, tín ngưỡng tôn giáo của người Nhật khá độc đáo. Khi sống thì rất nhiều người theo Thần đạo, hoặc theo Cơ Đốc giáo, thậm chí vô thần, nhưng sau khi chết thì nhất định trở thành tín đồ Phật giáo để được về Tây Phương cực lạc.

Muốn biến thành tín đồ đạo Phật, cần phải trải qua nghi thức đưa người chết vào chùa để nhà sư đặt cho một pháp danh. Thông thường, muốn có một pháp danh phải trả hàng trăm ngàn Yên; nếu khôngpháp danh thì nhà chùa sẽ không bán đất làm mộ táng cho gia đình.


Thứ ba, các nhà sư đi làm Phật sựđọc kinh cũng có một khoản thu không nhỏ. Khi có người chết, người ta thường mời nhà sư đến làm lễ và đọc kinh. Khi xong việc, họ được hậu tạ một khoản tiền khá lớn.


Các vị trụ trì những ngôi chùa Nhật Bản phần lớn đều là con trai của trụ trì thế hệ trước. Dù giàu có, nhưng phần lớn các sư ở Nhật Bản đều khiêm nhường. Tuy nhiên, họ có thể tham dự vũ hội và ăn thịt ở bên ngoài nhà chùa và đặc biệt là có thể lấy vợ và sinh con.


Sự việc trên không còn là hiện tượng nữa, mà là xã hội Phật giáo, phong trào “Tân Tăng” nhà sưgia đình, có con cái lan mạnh thật sự trở thành tập quán sống “tự túc kinh tế nhà chùa”, người Phật tử không còn phải dâng cúng dường cho họ nữa và có truyền thống tại Nhật Bản, cũng giống như cuộc sống của các Thầy cúng ở Việt Nam các bạn ạ! Đấy cũng là chuyện bình thường của Phật giáo Nhật Bản đã có từ thế kỷ 13 đến nay rồi các bạn ạ!
 

3. – CHUYỆN TRONG NHÀ MÌNH 

Thấy người lại ngẫm đến ta, chúng ta xét rằng, người Nhật đã có cách giải quyết vấn đề của họ, còn chúng ta vẫn lúng túng, chẳng dứt khoát cái gì. Và bài viết này chỉ góp ý cho vui.

Chú Lý đọc xong mấy tờ A4, bèn thở dài:

- Nếu chúng ta “cạo đầu cho mát” rồi để nương nhờ cửa từ bi như một cây tầm gởi, ngày tán tụng ê a với ba bữa cơm rau dưa, mọi sự đều phó mặc cho nhà chùa. Như vậy có thể gọi là kẻ kinh doanh tôn giáo hạng bét, vì số lãi thu được quá ít ỏi.

Nếu chúng ta lợi dụng chiếc y vàng và giới luật tỳ-kheo như là phương tiện sinh tồn và là bàn đạp để đạt những mục tiêu thế gian , thì chúng ta là kẻ kinh doanh cỡ bậc trung.

Trong trường hợp chúng ta thờ ơ với lý tưởng bồ-tát đạo, bỏ rơi chí nguyện giải thoát, bóp méo giá trị của Như Thật Đạo và rao truyền tà kiến, mê tín để phù hợp với bọn tín đồ ngu muôi và bảo đảm an toàn cho hầu bao (tài khoản) của mình, dùng chức sắc và địa vị để mưu đồ danh vọng và chỗ đứng thế gian – thì dù dưới cái lốt vỏ nào hào nhoáng, chúng ta cũng chỉ là người kinh doanh tôn giáo bậc thượng, đồng thời là một nhà sư lây lất mà thôi. Hơn gì bọn giáo chủ giả hiệu ấy đâu?

Bác Cửu Dọp gật gù:

- Chú Lý vào chùa đã bao lâu rồi? Thọ giới gì rồi?

Chú Lý cười vui:

- Tui chỉ là thằng điệu, vào chùa chỉ ba bốn năm. Nhưng Chân Lý Như Thật, thì đâu có ăn nhằm gì đến tuổi tác, hoặc thâm niên… cạo đầu?

 

4.- TẠM GỌI LÀ KẾT LUẬN

 

Hình như Phật giáo Nhật bản từ lâu vốn tồn tại hai đoàn thể và đường lối tu tập hoặc thể hiện tâm linh: đó là TỊNH TĂNG VÀ TÂN TĂNG.

Tịnh tăng là đoàn thể duy trì truyền thống tu hành có từ ngàn xưa, không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Thường đề cao nghiêm trì giới luật thanh tịnhăn chay trường.

Bài này viết ra không phải để cổ xúy cho phong trào tân tăng hoặc là để bảo vệ lối tu tập truyền thống vốn có từ thời Đức Thích Ca thành đạo cho tới nay. Lại càng không lên án, hoặc đả kích công cuộc thế tục hóa ấy, như nhà sư lấy vợ, tụng kinh ăn tiền, mua bán bất động sản,

Kẻ viết bài này thật vô cùng ngạc nhiên khi thấy rằng: Toàn thể Phật giáo Nhật bản hầu như đã bị “thế tục hóa”, (ai cũng thấy và hiểu rất rõ), rứa thì tại sao nước Nhật lại cống hiến cho nhân loại vô số những tác phẩm tu chứng và những con người giác ngộ vĩ đại như vậy?

Chúng ta không thể chối bỏ những cuốn Ngữ Lục của thiền sư Bạch Ẩn, những vần thơ tuyệt tác của Basho, …. Các công trình giá trị của đại sư D. T. Suzuki (đã từng thọ giới Sa-di và cũng kết hôn với nữ học giả người Mỹ),  Tiến sĩ Hisao Inagaki (Đạo Viên Cửu Hùng), và những người không học hành mà vẫn thấu đạt diệu lý cao cả của Tịnh độ như Asahara Saichi (Thiển Nguyên Tài Thị 1851 - 1933), thường được gọi là Diệu Hảo Nhân.

Gần đây nhất, nghĩa là cách đây nửa tháng, kẻ viết bài này nhân một bữa dạo phố, ghé vào nhà sách Phú Xuân (chi nhánh của Phương Nam) bỗng mua được cuốn sách có tựa là: “Điều gì khiến chúng ta hiện hữu trên đời” của 3 tác giả người Nhật đã biên soạn ra: Kentetsu Takamori, Daiji Akehashi và Kentaro Ito. 
Ngoài ra, còn có đề tựa nhỏ: Những giáo pháp của đại sư Thân Loan. Sách dày khoảng 300 trang, Việt dịch: Nguyễn Tiến Văn.
Chúng tôi đã đọc xong cuốn sách ấy và vô cùng sung sướng lẫn thích thú khi khám phá ra rằng, tại Nhật Bản ngay thời đại vi tính bây giờ, vẫn còn những cư sỹ kiên trì tu tập theo đường lối Chân Tông do ngài Thân Loan khởi xướng từ hơn 8 thế kỷ trước. Và sách vở diễn giảng giáo lý của tổ sư Thiện Đạo và cả Thân Loan đang được lưu hành mạnh mẽ.
Từ đó, chúng tôi nghĩ rằng, mặc kệ có lắm kẻ tuyên bố “hiện nay là thời mạt pháp” và mặc kệ những kẻ “kinh doanh tôn giáo” – chúng tôi vẫn tìm thấy những người con Phật đang kiên cường với niềm tindũng mãnh thực hành, chỉ biết gìn giữ lý tưởng hoằng dương Chánh Pháp Như Lai và rồi phát triển đến muôn người và vô cùng tận trong thời gian…
Nam mô A di đà Phật 
Nam mô A di đà Phật 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 6579)
04/05/2015(Xem: 10702)
06/01/2020(Xem: 2706)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.