Cò - Còn đó một ước nguyện chưa thành

14/11/20173:34 CH(Xem: 6716)
Cò - Còn đó một ước nguyện chưa thành
CÒ - CÒN ĐÓ MỘT ƯỚC NGUYỆN CHƯA THÀNH 
Giác Minh Luật

blank
Còn đó một ước nguyện chưa thành

Chị hai cứ bảo là chị không muốn lấy chồng, nhưng cuộc đời người con gái có được bao lâu để mộng, để mơ, để đợi, để chờ, để nâng niu như một loài hoa đẹp. Để rồi thoáng qua cái khoảng thời hương phấn của đời người thì còn ai đâu để ý, để nhìn, để muốn rang rộng vòng tay để nâng niu chi nữa.

Thằng Cò - em của chị hai nó năm nay cũng ngoài 20 tuổi rồi - nó cứ bảo hoài chị hai là phải đi lấy chồng đi, mẹ Sáu cứ để cho Cò nuôi, Cò sẽ nuôi mẹ, sẽ hy sinh để chị hai có được tấm chồng, có gia đình, có con như những đứa bạn của chị hai trong xóm nghèo này, để người ta không còn phải dè chừng thì thầm cái chuyện con bé hai xóm trên, con gái gì từng tuổi này rồi mà không có ai thèm để mắt đến.

Nhưng Cò có hiểu được nỗi lòng của chị hai, chị hai đâu phải vì mẹ Sáu già yếu không đâu, chị hai còn muốn hy sinh vì Cò. Chị hai muốn Cò được an tâm ra đi, đi tìm cái lý tưởng mà Cò đã thầm ước mong, thầm kể cho chị hai nghe mỗi khi đêm về.

Cò nói với chị hai – Cò muốn được đi tu, Cò không muốn lấy vợ, có con và lập gia đình như mấy đứa bạn của Cò, Cò thích cuộc sống thiền môn thanh bình vì Cò nghĩ chỉ có đi tu thì Cò mới được thong dong, mới thảnh thơi và mới tìm được hạnh phúc đích thực, quan trọng hơn nữa là Cò có thể giúp ích cho mọi người trên con đường tâm linh đạo đức mà Cò đã thầm ước mong và nghĩ đến. Nhưng còn mẹ Sáu già yếu, và còn chị hai nữa, Cò phải ở nhà nuôi mẹ để chị hai an tâm mà đi lấy chồng, để chị hai được hạnh phúc như con bé Lựu, bé Lan bạn chị, đứa nào cũng có con để bồng, để bế.

Nghe Cò nói đến đây, chị hai khóc nghẹn – chị hai bảo – chị không muốn lấy chồng, chị sẽ ở vậy suốt đời, chị sẽ ở nhà nuôi mẹ, còn Cò hãy ra đi, hãy đi tìm lý tưởng của cuộc đời mình đi, chị hai sẽ ở vậy, chị hai muốn được hy sinh một chút gì đó cho Cò. Rồi chị hai gạt đi dòng nước mắt mà nói tiếp:

- Cò ơi! Chị thương em nhiều lắm Cò à. Ngày ba mất đến nay, sau khi em đã được cha hiện về khuyên bảo từ đó em đã trở thành người đàn ông trụ cột để kiếm miếng ăn lo cho gia đình, đến nay tuổi em ngày càng lớn nhưng vì lý tưởng xuất gia nên em cứ ở vậy để chờ đợi đến ngày được sống với ước mong lớn nhất của đời mình, rồi tháng ngày qua chị em mình chỉ biết đợi, biết chờ chứ nào ai dám ước mơ gì hơn thế.

- Cò ơi! Em đừng nghĩ đến chị nữa. Em hãy an tâm mà ra đi, chị sẽ ở nhà thay em nuôi mẹ – nói xong tự nhiên chị hai ôm lấy Cò trong lòng mà khóc.

Cò từ tốn đáp: - Chị hai ơi! em cũng thương chị nhiều lắm, nhưng sao mà em nỡ ra đi hả chị, mẹ thì đã già, chị thì vì em mà không dám quen người nào khác để ở vậy tới giờ, cả cuộc đời chị chỉ biết âm thầm hy sinh hạnh phúc của mình cho người khác, chị nào có dám ước, dám mong cái gì cho bản thân mình đâu. Con gái lớn lên là phải lấy chồng chị à! Chị hãy lập gia đình đi, em sẽ ở vậy để nuôi mẹ, khi nào đủ duyên em sẽ xuất gia khi nào cũng được.

Cứ thế hai chị em ai cũng muốn được hy sinh cho nhau, được trở thành người cam chịu để dâng tặng hạnh phúc của riêng mình cho người mình thương, mình quý.

5 năm về trước…

Hồi đó khi ba mới mất, Cò vẫn là một cậu thanh niên mới lớn vẫn tràn đầy nhựa sống như ai, nhưng rồi Cò cảm thấy mất phương hướng, không mục đích, không có gì để Cò có thể bám trụ mà vươn mình sống tiếp khi người cha yêu quý của mình đã vĩnh viễn ra đi trong cơn bão miền Trung đầu mùa. Cò – nó cứ nói thầm trong miệng là tại sao ông trời không để cho nó chết thay cha nó, chứ để nó nhìn thấy cảnh mẹ nó, chị nó đau đớn nhìn xác cha nằm mà khóc lóc thở than trong quằn quại như thế – phận làm trai như nó sao mà nó nỡ đứng nhìn thấy người thân yêu của mình đau khổ như thế được. Nói rồi, nó cũng khóc như ai, nó cũng lén lút đứng nấp sau một bên hông cửa để khóc trong ức nghẹn không thành lời. Nó bảo: - Cuộc đời này thật bất công, ông trời thật ác độc khi người tốt, hiền lành, và thương yêu vợ con như cha nó mà sao lại nỡ cướp mất đi, nói rồi nó vun tay đập mạnh vào trong cánh cửa mà bậm môi khóc ức ức.

Dẫu thế, Cò cũng biết ông trời thì có dính líu gì đến chuyện sống chết của cha mình, nhưng nó tức giận, nó đau khổ khi không còn ai để đỗ thừa, để trách móc mỗi khi nghĩ đến người cha yêu quý của nó đã vĩnh viễn không còn cười nói, vui đùa và xoa đầu nó mỗi khi nghe nó nói về những ước mơ khờ dại.


Từ đó…

Cò như một chú Sư tử con lạc bầy đầy khoang dại để cố rống lên những tiếng rống oai hùm như muốn chứng tỏ bản lĩnh rừng xanh vốn có, nhưng sau những tiếng rống làm muôn loài khiếp sợ thì Sư tử con tội nghiệp vẫn một mình lủi thủi sụt sùi khóc và vun mình chạy thật nhanh vào rừng sâu để trú ẩn.

Cò nay đã trở thành một tay anh chịtiếng trong làng, Cò có thêm mấy đứa đàn em phía sau theo hậu thuẫn, Cò bất cần đời, Cò chẳng còn ham muốn gì nữa ngoài việc phải sống theo bản năng của một cậu thanh niên mới lớn đang muốn thể hiện mình. Cò bắt đầu tập hợp lại những ai có cùng chung số phận và quan điểm sống để bắt đầu cho những cuộc thanh trừng, trộm cắp và máu lạnh. Và cũng từ nay Cò có thêm tên mới là “Cò Đen”, vì ai thấy Cò cũng sợ, cũng tiếc, cũng thầm nói: “Tội nghiệp cái thằng không cha, không người bên cạnh dạy dỗ răn đe nên nó mới hư hỏng, mới ra nông nổi như thế này đây, ăn rồi đi trộm cắp, rượu chè - phá làng phá xóm, ai nhìn cũng tránh xa, cũng khiếp sợ”.

Mẹ Sáu thì già yếu nên đi lại khó khăn, nên người đau khổ nhất vì Cò vẫn là chị hai, chị hai cứ sống trong thấp thỏm lo âu và tủi hổ khi đi đến đâu người ta cũng bảo với chị là thằng Cò Đen là cái đứa không ra gì, không người giáo dục, sống như cặn bã của xã hội.

Nghe người ta nói về em mình như thế, chị hai cũng hiểu cũng đồng cảm, cũng thương nhưng sau trong lòng chị hai lại cảm thấy đau đớn như đứt từng đoạn ruột, chị hai cứ cúi đầu xuống núp mình trong chiếc nón lá cũ rách mà lủi thủi bước đi – rồi chị cứ nói thầm trong miệng: - Cò ơi! em ơi! sao em lại ra nông nỗi thế này hả em, cha mất rồi thì còn có mẹ, có chị mà em, sao em lại ra nông nỗi này hả em – nói rồi chị hai ngồi bệt xuống đường thơ thẩn úp mặt xuống một mình mà khóc. Rồi trong nỗi buồn mênh mang đó, bất chợt chị hai nhớ lại cái thời khi còn nhỏ, lúc còn có cha và khi ấy mẹ Sáu còn khỏe khi đó thằng Cò nó cứ quấn quít chạy theo đuôi chị hai để ghẹo chọc cùng với ba mẹ đi công viên ở đầu phố.

Chơi cái trò ngồi trên chiếc thuyền rồng đưa lên cao rồi hạ xuống, khi ấy thằng Cò nó đòi ngồi ở trên đầu tàu mà chị hai thì sợ quá không dám chơi nên chỉ đứng dưới trông coi ủng hộ tinh thần cho Cò, ấy thế mà mỗi lúc cái tàu nó đưa lên cao là Cò cứ hú hồn hú vía, la thất thanh gọi: - Chị hai! Chị hai ơi! em sợ quá. Nhìn thằng Cò nó la mà chị hai mắc cười gì đâu, cái thằng sợ chết nhát mà thích ngồi ở trên đầu tàu rồi chị hai gọi lại: - Không sao đâu, có chị ở đây nè! Cò ơi – không sao đâu rồi chị hai gượng cười để Cò cảm thấy an tâm.

Nhớ đến những hình ảnh đó tự nhiên chị hai trào dâng nước mắt, chị hai khóc to như chưa bao giờ được khóc, chị hai thấy không còn có cha nữa, mẹ thì già yếu, mà Cò thì nay lại không còn dễ thương như hồi nó còn bé, Cò đã lớn, đã ương ngạnh, đã không cần tới chị nó nữa và nói đúng hơn là chị hai đã thật sự mất đi một người em mà khi xưa mình đã hằng kỳ vọng và mơ ước về một tương lai tươi đẹp cho nó.

Năm nay đúng vào ngày giỗ lần thứ năm của cha Cò, nhưng Cò cũng chẳng nhớ hoặc có nhớ mà nó lại cố tình quên đi, vì nó không muốn nhắc lại nỗi buồn đó nữa, nó mê mẩn trong những cuộc vui cùng với đám bạn, và bàn kế hoạch cho tối nay. Đêm về, Cò lại cùng với mấy đứa như: thằng Nam Đầu Hói, thằng Chuột Đêm, thằng Bờm Con…đang chuẩn bị kế hoạch để đánh nhau cùng với đám anh chị ở đầu làng, vì nghe đâu cái đám anh chị do thằng Chiến Hà Mã cầm đầu mới thành lập mà ngông cuồng, hỗn láo và dám qua mặt Cò Đen để chiếm lĩnh địa bàn ở ngay khu chợ cá.

Sau những trận cười rôm rả với chén rượu – chén nồng, đám Cò Đen cũng đầy những hơi men để bắt đầu cho cuộc chiến mà Cò Đen tạm gọi là: - làm cho ra lẽ. Rồi cũng như bao cuộc đấu chiến khác, cuối cùng thì Cò Đen vẫn là người “trên cơ” vì do kinh nghiệm nhiều hơn và có đầy đủ đồ nghề tác chiến hơn nên chỉ mới gặp thôi là Chiến Hà Mã đã chết khiếp và xin quy phục liền.

Từ đây, Cò Đen như trở thành “ông Hoàng bóng đêm” vì mỗi khi đêm về là Cò bắt đầu khoanh vùng hoạt động làm ăn, mỗi ngày Cò cảm thấy mình càng quan trọng, càng được đề cao và có thể một tay che cả bầu trời.

Ngày qua ngày, Cò càng lún sâu vào trong con đường tội lỗi, trộm cắpthanh toán lẫn nhau, để trong muôn vàn cái bản năng sống vốn có từ nỗi đau đớn mất người thân mà Cò muốn được trả thù đời, muốn được thể hiện mình và muốn được làm cái gì đó cho người ta biết rằng là Cò có tồn tại trên thế gian này chứ không phải là thằng vô danh tiểu tốt, không người để mắt đến. Cứ thế, mà với vô vàn lý do để Cò tự biện minh cho chính những hành động của mình là đúng, là điều phải làm.

Rồi chiều nay, khi thức dậy để chuẩn bị ra quán trà đầu phố hay còn được gọi là điểm tập kết như mọi ngày thì bỗng nhiên nhìn quanh mình Cò có cảm giác lạc lõng, trống trải và chênh vênh vô cùng, Cò chợt thấy nhớ mẹ Sáu và nhớ chị hai nữa, cũng mấy tháng rồi Cò cũng chưa có dịp về thăm nhà, vì Cò sợ cái cảnh mẹ Sáu thì lẩm bẩm la mắng Cò, còn chị hai thì cứ suốt ngày thủ thỉ ăn nỉ lạy lụt Cò hãy từ bỏ mọi thứ để về với gia đình, về với chị hai mà làm lại từ đầu. Nghĩ tới cảnh đó Cò ngán lắm nên chẳng muốn về thăm nhà làm gì ngoài chuyện tranh thủ thắp cho ba Cò nén nhang ngoài mộ rồi đi liền.

Nhưng tự nhiên Cò thấy nhớ thầy Hải sống ở chùa Thanh Lương ở tuốt trên đỉnh đồi, vì khi còn nhỏ Cò được ba mẹ dắt đi cùng với chị hai mỗi khi có dịp lễ lộc hay ngày rằm lớn và thỉnh thoảng có mấy vị giảng sư về thuyết pháp ở chùa thì ba mẹ của Cò cũng thường dắt Cò và chị hai đi nghe cùng. Cò còn nhớ là thầy Hải thương Cò lắm mỗi khi Cò đến là thầy Hải đều xoa đầy khen dễ thương, mặt mày phúc hậu, có căn tu. Nghe đến đây Cò còn nhớ là chị hai còn ghẹo chọc Cò: - Em của chị lớn lên đi tu nha, mà em cạo đầu nhìn chắc vui lắm hỉ – rồi chị hai cười to làm Cò cũng ngượng lây. Nhưng Cò vui vì những lúc như thế Cò thấy mình được nâng niu, được thương yêu và được thầy Hải lúc nào cũng cho Cò trái cây từ bàn thờ Phật mỗi khi có dịp lên thăm.

Tự nhiên nghĩ đến đây, Cò thấy nhớ thầy Hải vô cùng, nhớ chị hai nữa, rồi Cò không muốn ngồi dậy mà chỉ muốn nằm lỳ trên chiếc gường nhỏ ngay trong căn phòng trọ với bốn bức tường cũ kỹ bao quanh, rồi Cò chợt lóe lên ý nghĩ là muốn thoát mình ra khỏi cái vỏ bọc bên ngoài với hai tiếng Cò Đen mà vốn dĩ nó đâu phải là của Cò ngày nào, ngày mà Cò được thầy Hải dạy khuyên.

Rồi Cò chợt nhớ đến những lần mà nhìn chị hai ôm Cò khóc và năn nỉ Cò hãy quay trở về nhà với mẹ với chị để làm lại từ đầu, tự nhiên những cảnh tượng ấy lại liên tục tràn về trong tâm trí Cò. Cò sợ hãi và chiến đấu với cái thiện – ác ngay bên trong mình rồi Cò cảm thấy bất lực khi đứng giữa mênh mang của cảm xúc lẫn lộn buồn vui và những hoài niệm tuổi thơ, bất chợt Cò đấm vào ngực mình và khóc nức nở - Cò la to: - Chị hai ơi! em nhớ chị nhiều lắm – Chị hãy tha thứ cho đứa em này nha chị.

Rồi Cò chợt giật mình nghĩ đến là chị hai mình đã già lắm rồi mà chị vẫn chưa lấy chồng, chị vẫn ở vậy để nuôi mẹ, chị đã hy sinh hạnh phúc của đời người con gái để vì mình, nghĩ đến đây càng làm cho Cò cảm thấy đau đớn hơn và thương chị hai nhiều hơn.

Cò cũng bắt đầu chồm dậy để rửa mặt, nhưng trong tâm thì Cò nói là trở ra quán nước đầu làng để chuẩn bị gặp tụi đàn em đang đợi ngoài đó mà chân thì sao cứ khiến Cò phải bước đi, đi về hướng mặt trời lặng khi những bóng hoàng hôn còn lấp lánh những tia sáng sau cùng, Cò chợt dậm chân đứng lại để suy ngẫm điều gì đang xảy ra với cuộc đời mình, nhưng rồi chân Cò cứ bước đi trong vô thức, Cò thấy mình đang đi hướng đi về chùa Thanh Lương – nơi mà thầy Hải đang tu học và nơi mà có thể giúp cho Cò thoát ra cái vỏ bọc tăm tối của đời mình.

Nẻo về…

Vừa lúc đến chùa là trời cũng đã chập tối, Cò chợt nghe lại những tiếng chuông chùa vang vọng cả một góc trời hòa cùng tiếng xướng kệ khai kinh của chú điệu Huệ Giác ngân vang đầy thanh thoát như một chú chim non đang cất cao giọng hót:

“Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới
Xa xôi tăm tối cũng đều nghe
Những ai lạc bước mau dừng lại
Tỉnh giấc hôn mê thấy nẻo về”.

Nghe đến đây tự nhiên trong tâm thức của Cò bỗng chợt bừng tỉnh ra điều gì đó, Cò đứng lặng im và nghe chuông trong sự tỉnh thức cao độ, Cò cảm thấy tâm mình thật thanh thản, bình anthư thái đến lạ cùng, một cảm giácchưa bao giờ Cò có được – rồi Cò chợt xúc động trong tâm mình với những phút giây thực tại mầu nhiệm này – Cò chợt khóc – khóc trong niềm hạnh phúc và tuyệt dịu làm sao vì Cò đã thật sự quay về, thật sự tỉnh thức và dừng lại để tìm ra được nẻo về.

Thấy có người nhìn mình, chú Huệ Giác cũng vội cất giọng sau lời kệ đã vang – chú ơi! chú qua đây ngồi khai chuông với cháu nè, sư phụ trụ trì đi Phật sự tới sớm mai mới về nên không có ở chùa chú ạ - nghe chú Huệ Giác gọi Cò cũng chợt giật mình trong vẻ ngượng ngùng nhưng cũng lần tới ngồi ngay bên cạnh chú Huệ Giác để cùng chú thỉnh chuông.

Huệ Giác nói: - Sư phụ của cháu bảo khi mình nghe chuông thì mình nên nhắm mắt lại để thưởng thức thanh vị của chuông một cách sâu sắc, vậy chú ngồi đây khi nào cháu đánh tiếng chuông lên ngâm kệ là chú nhắm mắt lại cùng với cháu nha. Nghe Huệ Giác nói thế, Cò cũng tập làm theo, Cò để hai tay xếp lại lên nhau để ngay đùi và nhắm mắt lại còn chú Huệ Giác thì cứ thế mà đánh vang chuông đại hồng với giọng đọc thanh thoát ngân vang hòa cùng tiếng ngâm:

“Phổ Môn vọng tiếng triều dâng
Bé thơ xuất hiện giữa lòng đóa sen
Cam lồ một giọt rưới lên
Xuân về trên khắp mọi miền núi sông”.

Nghe đến đây tự nhiênhạnh phúc, Cò bình an và Cò như thấy được hình ảnh của mình trong từng lời kệ ngân, Cò chợt thấy lạnh cả người với một tâm thức sáng ngời và lắng dịu vô biên.

Và thế là thời chuông chiều cũng đã xong, Cò nén lại trò chuyện với Huệ Giác trong ít phút thăm hỏi thì Huệ Giác cũng xin cáo lui để vào trong liêu phòng hầu nước cho Sư ông lớn. Nên Cò cũng không có dịp được thăm hỏi nhiều để biết thêm về chú Huệ Giác, người đã phần nào khơi mở và đánh thức Cò trong giấc ngủ say như mãnh lực thiêng liêng huyền bí nào đó để kêu gọi Cò tìm về đến đây.

Đi một vòng chánh điệnthăm viếng những nơi mà Cò khi còn nhỏ thường ghé qua như: Đài Quán Âm, cây Bồ-đề, Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ nơi có thờ di ảnh của cha Cò ở đây, thế là Cò rón rén đến thắp cho cha Cò nén nhang và đứng nhìn sâu vào trong di ảnh của cha một hồi lâu rồi lẳng lặng ra về.

Đêm nay Cò không tài nào ngủ được, Cò chợt nhớ đến hình ảnh dễ thươngtrong sáng của chú Huệ Giác – nhất là khi chú mời Cò ngồi bên cạnh để nghe chuông mà Huệ Giác là ai, rồi có biết Cò là ai đâu mà lại mời Cò ngồi nghe chuông trong sự thánh thiện và gần gũi vô cùng, rồi Cò nhớ lại cái cảm giác hạnh phúc tỉnh lặng tuyệt vời mà từ trước đến nay chưa bao giờ Cò có được, nó như khoảnh khoắc lắng dịu nhưng trầm hùng để thức tỉnh Cò phải quay trở về cái gì đó mà Cò cũng chỉ lòng vòng trong mớ mơ hồ của cảm xúc và suy tư.

Cò chỉ nằm im để tưởng tượng và để ôn lại cái cảm giác chiều nay mà mình có được, nhưng không tài nào Cò có thể kéo lại được khi thời gian đã trôi qua, Cò muốn trời thật mau sáng để Cò chạy liền lên chùa để tìm gặp lại thầy Hải và cũng như sẽ có dịp thăm hỏitrò chuyện với chú Huệ Giác nhiều hơn, biết đâu Huệ Giác sẽ giúp cho Cò hiểu thêm về đạo – về con đườngHuệ Giác đang đi.


Ấy thế là…

Trời vừa hừng sáng, Cò lật đật chuẩn bị mọi thứ xong là nhanh chóng chạy nhanh lên đỉnh đồi để tìm Huệ Giác, vừa bước đến cổng chùa Cò liền nhìn thấy thầy Hải đang quét sân, mừng quá Cò liền chạy đến chắp tay hoa sen chào thầy – thầy ơi! con đây. Con Cò của thầy đây – thầy còn nhớ con không – hồi còn nhỏ con đi chùa với ba mẹ và chị hai, thầy thường xoa đầu con bảo là con sau này có căn tu đó thầy – vừa nói mà khuôn mặt của Cò vui tươi mừng hớn hở.

Nghe đến đó, thầy Hải từ tốn đáp: - Ồ! Đúng rồi. Cò đó hả con. Con vẫn khỏe chứ, dạo này nhìn con lớn và khác quá, từ ngày cha con mất đến nay thầy không còn thấy con và gia đình về chùa thăm thầy và lễ Phật nữa.

Vừa nghe thầy Hải nhắc đến cha, tự nhiênxúc động chắp tay mà rưng rưng nước mắt – dạ - cha con đã mất đến nay được 5 năm rồi thầy ạ, mẹ thì già yếu còn chị hai thì đi làm cả ngày để kiếm tiền nuôi mẹ nên cũng không còn thời gian để đi chùa như khi xưa. Nhưng giờ sao con thấy thầy cũng đã già nhiều lắm – nghe đến đây – thầy Hải cười nhẹ bảo: - thì thời gianvô thường biến chuyển mà con, ai rồi mà không già, không chết hả con, nó là định luật của đời người con ạ, xuân qua đông đến, chợt sáng chợt đêm rồi ta cũng chợt tắt theo lẽ vô thường thôi!

Thầy Hải vừa nói xong: - Cò thấy vẫn như cái giọng nói ngày nào, vẫn ấm áp và êm dịu trong nét thiền vị nhẹ nhàng đi vào lòng người của những bậc chân tu phạm hạnh.

Cò vội nhớ lại chú Huệ Giác, Cò chợt hỏi: - Thưa thầy. Chú Huệ Giác đâu ạ, chú đi học rồi hả thầy.

Nghe đến đây thầy Hải giật mình hỏi: - Chú Huệ Giác nào, ở đây làm gì có chú Huệ Giác nào, thầy vẫn ở đây một mình từ xưa đến nay mà.

Bổng nhiên Cò lạnh cả người, nói tiếp: - Dạ không, tối hôm qua con lên thăm thầy nhưng không gặp, chú bảo là Sư phụ trụ trì đi Phật sự sáng sớm mai mới về, rồi chú mời con ngồi xuống nghe chuông đại hồng với chú nữa, chú còn ngâm thơ kệ cho con nghe hay lắm. Khai chuông xong chú từ biệt con để vào trong hầu trà cho sư ông.

Thầy Hải chợt bình tâm hỏi tiếp: - Ở đây làm gì có sư ông nào nữa, rồi còn chú Huệ Giác hồi hôm qua con gặp là ai, tối qua thầy vẫn ở trong phòng để đọc sách chứ nào có đi Phật sự ở mô (đâu).

Suy nghĩ một hồi rồi thầy Hải chợt nhớ lại đáp: - thôi chết rồi! hồi xưa ta nhớ là ta có đặt pháp danh cho cha của con là Huệ Giác, mẹ của con là Diệu Ngộ, còn chị hai của con là Diệu Chơn và con là Huệ Lý – ghép lại thành Giác Ngộ Chơn Lý - con không nhớ à.

Nghe đến đây tự nhiên Cò rùng hết cả và lạnh cả sương sống, Cò vội quỳ sập xuống dưới chân thầy Hải mà khóc nức nở - thầy ơi! thưa thầy con đã sai, con đã làm khổ mẹ, khổ chị và mọi người quanh con – con đã lầm lỗi nhiều lắm rồi – Cò lấp bấp gọi trong nước mắt: - Đúng rồi là cha, là cha đây mà! cha ơi! giờ này cha ở đâu, con đã về bên cha rồi đây, con đã ăn năn sám hối rồi đây, cha ơi! Huệ Giác ơi!. Cò nói trong ức nghẹn vì thương cha, vì Cò biết Huệ Giác chính là cha mình, chính cha đã muốn thức tỉnh mình và muốn mình phải quay về nương tựa bóng từ bi để làm lại cuộc đời – cha ơi! con nhớ cha nhiều lắm – cha về bên cạnh con nha cha – rồi Cò khóc nghẹn.

Thầy Hải vừa nghe xong đã vội hiểu ra mọi chuyện, thầy Hải xoa đầu Cò một cách trìu mến như thuở nào khi Cò còn là cậu bé ngây thơ, trong sáng với nụ cười hồn nhiên đáng yêu. Rồi thầy Hải nói: - thôi Cò! Con đứng dậy đi, làm người ai cũng có một thời sai lầm mà con, quan trọng là con đã biết nhận ra lỗi lầm để từ bỏ, để làm mới lại chính mình, khi con còn thân mạng, còn được sống thì con vẫn còn tất cả, và còn có thể làm lại từ đầu như những con thiêu thân vùi chôn mình trong biển lửa thì nay sẽ hóa thân thành những ngọn hải đăng để soi sáng cuộc đời.

Nghe những lời thầy Hải khuyên bảo, Cò mừng lắm, Cò xin thầy cho Cò được vào bên trong Cửu Huyền để lạy cha, rồi Cò đảnh lễ thầy Hải để xin thầy cho Cò đi tu, được làm lại từ đầu, nhưng thầy Hải không đồng ý, thầy Hải bảo: - Con còn phải về báo hiếu người mẹ già vẫn còn đang ở nhà chờ con, con phải về chuột lại lỗi lầm với chị hai con và mọi người đang sống quanh con bằng cách con phải sống cho thật tốt, sống có trách nhiệm và sống thế nào cho xứng đáng với chí nam nhi ở đời, đừng vì những thú vui, hào nhoáng nhất thời để tự đánh mất mình như trước nữa - thầy Hải nói xong – Cò vâng lời làm theo và xin thầy Hải khi nào đủ duyên thì xin tiếp nhận Cò được đi tu, được xuất giatrở thành tu sĩ như thầy Hải để trở thành một bậc thầy tâm linh hướng dẫn và dìu dắt những người lầm lạc như Cò – thầy Hải nghe đến đây vội gật đầu đồng ý và nở nụ cười tươi mát dịu hiền.

Thế là Cò lật đật chạy về nhà để thăm lại mẹ, thắp hương cho cha và cùng chị hai nấu một bữa ăn thật con để cúng cha và mời mẹ dùng. Cò thấy vui lắm, Cò hạnh phúc lắm vì Cò thấy chị hai vui, chị hai cứ cười suốt cả ngày, chị hai nói với mẹ Sáu là Cò đã thay đổi rồi, Cò đã ngoan hiền, đã là một cậu thanh niên yêu đời, hiếu thảothương yêu chị hai hết mực. Nghe đến đây Cò ngượng cả hai má ửng hồng lên, Cò nói với chị hai về ước nguyện của mình là đi tu để làm lợi lạc chúng sanh.

Chị hai nghe đến đây mừng lắm, lúc nào cũng nói Cò phải đi tu đi, phải trở thành tu sĩ đi, nhưng Cò đâu có muốn đi bây giờ, Cò bảo: - không được, thầy Hải nói là khi nào báo hiếu cho mẹ xong rồi chị hai đi lấy chồng rồi thầy Hải mới nhận Cò đi tu – Cò nói tiếp - chú Điệp ở làng bên mấy năm nay cứ theo đuổi chị hai miết sao chị không đồng ý lấy chú Điệp đi, chú cũng đã già mà chị thì cũng không còn trẻ nữa.

Chị hai cười đáp: - Thì hồi đó Cò như vậy, rồi mẹ thì già yếu làm sao mà chị hai nỡ đi lấy chồng được, lấy chồng rồi ai nuôi mẹ, ai lo hương khói cho cha hả Cò. Nghe đến đây Cò mừng lắm, Cò đáp ngay:

- Ha, ha. Vậy bây giờ có Cò rồi, Cò đã thành người tốt rồi, Cò sẽ nuôi mẹ Sáu, sẽ lo hương khói cho cha, cho ông bà để chị hai đi lấy chồng nha. Sau này khi mọi việc ổn định xong Cò sẽ đi tu sau.

Thế là chị hai ngượng ngùng giật đầu đồng ý, thế rồi đám cưới làng quê nghèo của chị hai cũng được diễn ra, Cò cùng đám bạn thân của mình hồi trước, thằng Nam, thằng Chuột, thằng Bòm đứa nào bây giờ cũng quay đầu hướng thiện và hiền lành hết, tụi nó phụ giúp với thằng Cò leo cây hái lá dừa để lợp mái, che vòm thật hoành tráng cho đám cưới của chị hai nó, cả làng ai cũng nô nức mặc đồ đẹp để đi dự lễ cưới của con hai Hiền con bà Sáu già cuối xóm làm cho khung cảnh làng quê nghèo hôm nay bỗng nhiên vui như ngày khai hội.

Đứng nhìn chị hai cùng với đoàn rước dâu đưa chị hai về nhà chồng, tự nhiên Cò khóc – Cò nói thầm trong lòng: - Chị hai ơi! chị đi bình an nha chị - chị đi tìm hạnh phúc của đời mình đi – em cảm ơn chị vì chị là chị của em – rồi Cò khóc.

Từ phía xa tự nhiên chị hai tách khỏi đoàn rước râu đang đi để chạy đến bên Cò, chị hai ôm chặt lấy Cò chị bảo: - Cò ơi! chị đi nha Cò, Cò ở lại mạnh khỏe, ráng lo cho mẹ, khi nào sắp xếp được thì chị sẽ về thăm mẹ, thăm Cò. À! Cò nhớ là còn một ước nguyện đi tu chưa thành nữa đó, chị sẽ chờ cái ngày được dự lễ xuất gia của Cò – ngày ấy sẽ là ngày hạnh phúc nhất trong đời chị - rồi chắc lúc đó thầy Hải sẽ đặt cho Cò pháp danh là “Cò Trắng” hì hì – nói rồi chị hai cười nhẹ quay người chạy đi một mạch rồi đứng nhìn lại một hồi trên đám ruộng như luyến tiếc – rồi chị hai lấy cái vạt áo dài đang mặc trên người để lau đi hai dòng nước mắt đưa tay với gọi theo: - Chị hai đi nha Cò – tạm biệt em – Cò ơi – chị sẽ nhớ em nhiều lắm.

GIÁC MINH LUẬT

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 6579)
04/05/2015(Xem: 10702)
06/01/2020(Xem: 2706)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.