Chuyện Nhà Bà Năm

11/07/20183:05 CH(Xem: 5732)
Chuyện Nhà Bà Năm

CHUYỆN NHÀ BÀ NĂM
Truyện ngắn của Hoằng Trúc

Bà năm ngồi bệt dưới thềm ba khâu mấy cái nút áo cũ của thằng út để lại. Tuy tuổi đã ngoài bảy mươi nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn khỏe khoắn, đủ sức gánh hai thùng nước từ chỗ cái giếng nhà chú tám về nhà.

Hồi Đất nước còn chiến tranh đến năm chín mươi, bà năm đã sinh cho ông năm mười bốn đứa con, trai gái đủ hết. Năm bà sinh thằng út, ông năm bị cơn bệnh tim hoành hành, bác sĩ kêu phải lên Sài Gòn mổ nhưng ông không chịu. Vậy là ông ăn nằm với cơn bệnh gần một năm dài. Rồi ông cũng bỏ bà mà đi theo diện đoàn tụ ông bà, để lại tám đứa con chưa chồng vợ.

Kể từ đó bà năm lủi thủi một thân một mình, gánh vác chuyện trong chuyện ngoài. Cô bảy thương chị dâu cực khổ, có lần cũng khuyên chị bước thêm bước nữa để có người phụ lo cho cuộc sống của mấy đứa nhỏ. Nhưng bà phớt lờ, một dạ thủy chung, dầu khổ nhọc cách mấy cũng chịu, phụ ông năm sao đành.

Cách đây ba năm bà gả con mười hai về nhà chồng ở xã Tân Hội Đông. Thấy tụi nó sống hạnh phúc bà cũng an tâm. Bà chỉ còn lo cưới vợ cho thằng út là xong trách nhiệm với họ hàng bên chồng.

Từ ngày đi bộ đội về thằng út ra vẻ tròn phận con, có được việc làm ổn định. Bà không còn lo lắng như trước. Bữa nó báo tin được làm việc ở Ủy ban, trong lòng bà có chút buồn nhưng vì thương con bà gật gù thích thú, mặt tươi cười, còn nói lời khen “thằng út nhà mình cũng giỏi chứ bộ”, nghe mà mát ruột.

Tháng lương đầu tiên thằng út đưa hết cho má. Nó thưa dạ nghe hiếu để “tiền này con gởi má mua sữa ensure để bồi bổ thêm, chứ má ăn chay, đâu có chất dinh dưỡng gì, mau già lắm, con không muốn thấy má già yếu, tội cho má ! Tháng này con có lãnh thêm tiền lương ở nhà chú hai, cũng đủ sài, má đừng lo nữa.”

Chú hai - Lê Kim Thanh làm phó trưởng công an ở Ủy ban. Nhà chú có mở cơ sở nhỏ sản xuất nút chai, cung cấp cho các thương hiệu nổi tiếng trên Sài Gòi. Ban ngày, thằng út làm ở Ủy ban, tranh thủ chiều tối làm cho chú, kiếm thêm vài trăm, cũng đủ tạm gọi dành dụm vài năm là sắm được hai cây vàng cưới vợ.

Nhờ làm thêm việc mà thằng út quen với con Hồng. Hồng làm việc ở văn phòng công an Tỉnh, nghe đâu cũng có nhiều anh tỏ ý kết duyên nhưng chưa thuận lòng đón nhận. Thằng út nghe chú hai nói “cuối đường bê tông trước nhà mình có con bé dễ thương, đẹp người đẹp nết, chưa có người yêu, chắc còn đợi người hợp ý hợp tình, nhìn cũng xứng đôi với chú mầy lắm.”

Thế là duyên bén từ câu nói vô ý của chú hai. Sau một tuần chinh chiến, sáng chiều,  thằng út vào ra trên con đường có chiều ngang chỉ đúng một thước tây với lý do duy nhất là được ngồi nghe bác sáu kể chuyện thời bác đi đánh giặc ở chiến trường Tây Ninh, tuy trong lòng nó còn có một lý do mà có lẽ xóm giềng ai cũng biết.

Hồng là cô bé nết na, nên có chút e thẹn trong lần đầu gặp thằng út, dù đã biết anh qua lời kể của ba má. Quen nhau hơn nửa năm, tình cảm của tụi nó cũng dần thấm thiết, sâu đậm hơn. Bà con trong xóm ai cũng ra vẻ ưng lòng, mong đến ngày được dự tiệc cưới của tụi nó.

Mối tình quê của anh thông tin và chị công an viên trôi êm đềm như vạt lục bình trên con kênh chạy ngang trước nhà thằng út, đã trải qua hơn hai năm vẫn chưa thấy có động tĩnh gì. Bà năm cứ hối thúc “hai đứa mau mau mà cưới, tao muốn có thêm thằng cháu để ẵm bồng lắm rồi đó”. Nghe má nói vậy, trong lòng thằng út cũng có ý muốn cưới nhưng chợt nghĩ tới Hồng, đành lặng im.

Thằng út với con Hồng thệ ước khi nào thằng Phương - em con Hồng đi làm có tiền lo cho ông bà sáu thì hai đứa mới tính đến chuyện cưới nhau. Vậy là bà năm phải chờ cái hẹn của thằng út trong sự già nua kéo dài thêm mấy năm nữa.

Hôm Ủy ban tổ chức lễ tổng kết cuối năm, thằng út thưa với bà năm sẽ ở lại nhà con Hồng tối mới về, vì sợ uống rượu say không về được. Bà năm cứ đinh ninh là vậy. Nhưng tiệc tàn, thằng út không đến nhà con Hồng, mà qua chùa An Lạc để phụ Ni sư chặt cho xong mấy bao thuốc nam, giao cho nhà thuốc Tân An bên kia cầu Tân Hương.

Mấy tháng trước bà năm có nghe thằng út kể chuyện đi chùa với con Hồng. Nghe con kể “Ni sư ở chùa An Lạc có mở lời hôm nào đi làm thì buổi trưa ghé qua chùa ăn cơm với Ni sư cho vui, để má con ở nhà khỏi phải nấu thêm phần cơm trưa, tội cho bà.” Hàng tháng bà năm còn được nhận tiền trợ cấp của ông năm, cộng thêm tiền lương của thằng út cũng đủ lo ba bữa cơm. Nhưng Ni sư có ý, thì bà cũng chấp thuận, vì ăn cơm chùa rồi phụ việc chùa sẽ có phước, cưới được vợ đẹp, sau này có cuộc sống giàu sang. Bà năm nghe chị tám xóm dưới là Phật tử ở chùa Thiên Phước hay nói vậy.

Bà năm không ngờ những bữa cơm trưa ở chùa An Lạc đã níu chân thằng út ở lại, không về với má. Để hôm nay, không chỉ có những bữa cơm trưa mà còn có những bữa cơm sáng chiều, mình bà với mấy món chay mà thằng út thường hay đòi má nấu cho con ăn.

Dẫu vậy, bà năm vẫn còn có niềm vui riêng khi hằng ngày được lần chuỗi, niệm Phật A-di-đà. Rồi lâu lâu bà cũng được mấy đứa con chở đi chùa lễ Phật, tham gia khóa tu niệm Phật một ngày ở chùa An Lạc, không còn bận lòng như trước nữa.

Bà năm đã gởi tương lai của thằng út cho Phật lo liệu khi bà cùng Ni sư đưa thằng út lên Sài Gòn xuất gia tu học với Hòa thượng Vạn Đức.

Kể từ hôm đó, xóm giềng nhà con Hồng cũng không thấy thằng út tới lui. Đoạn cuối con đường bê tông cũng buồn chờ nghe tiếng bước chân đều đều của thằng út và mối tình chưa trọn vẹn với con Hồng.

Bà năm nghe chú hai nói con Hồng đã có người tới nhà dạm hỏi, qua năm làm đám cưới, vậy là không còn thẹn với nhà người ta.

Thằng út nghe được chắc cũng mừng cho gia đình của bác sáu.

Chuyện nhà bà năm,…!

HOẰNG TRÚC

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 6581)
04/05/2015(Xem: 10708)
06/01/2020(Xem: 2708)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.