Đức Phật Và Nàng (Truyện dài hư cấu PDF)

28/12/20203:41 CH(Xem: 12560)
Đức Phật Và Nàng (Truyện dài hư cấu PDF)

ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG
Tác giả: Chương Xuân Di
Dịch Việt: Lương Hiền | Thực hiện ebook: Dâu Lê
Nhà xuất bản Văn Học

Đức Phật Và Nàng

 

Không phụ Như Lai, không phụ Nàng (Bất Phụ Như Lai Bất Phụ Khanh) là một trong bộ ba cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về đề tài Phật giáo của tác giả Chương Xuân Di.

Khi chưa đọc nó, ắt hẳn cái tựa ngồ ngộ này sẽ khiến bạn tưởng bở đây là câu chuyện về tình yêu giữa Đức Phật và một cô gái nào đó – hai chủ thể đối lập tưởng chừng như chẳng bao giờ có thể đứng cùng một hệ quy chiếu. Mặt khác tựa sách này cũng khơi dậy sự tò mò khiến bạn muốn tìm xem nhân vật “nàng” ở đây là ai, có hay không, là thực hay là mơ. Chỉ đến khi lật giở từng trang sách và đọc nó, bạn mới giật mình trước một cốt truyện biến hóa.

Đúng như tên gọi, tác phẩm có nhắc đến Đức Phật và “nàng” nhưng ở đó không phải quan hệ tình yêu nam nữ như ta tưởng (cho dù trước khi đắc đạo, Đức Phật từng có gia đình, có vợ, có con). Câu chuyện tình yêu ở đây là một cõi sâu lắng, có hạnh phúc, có hy sinh, có niềm tinđợi chờ giữa Kumarajiva (Cưu Ma La Thập) và nàng Ngải Tình. Và, Đức Phật và Nàng ở đây là sự lựa chọn, là vị trí của Phật Tổ và tình yêu trong Rajiva.

Kumarajiva là một nhân vật vĩ đại, một dịch giả nổi tiếng của Phật giáo. Ngải Tình là một cô nghiên cứu sinh ở thời hiện đại xuyên không để tìm hiểu về lịch sử.

Lần đầu gặp gỡ, nàng 24, ta 13.

10 năm sau gặp lại, ta và nàng cùng 24.

Lần thứ ba gặp lại, ta 35, nàng vẫn mãi trẻ đẹp như vậy, nàng 25.

Lần thứ tư, ngỡ là lần sau cuối, ta 53, nàng 30, nhưng đâu đó, vẫn là ước hẹn một ngày đoàn viên.

Ngải Tình – cô gái đến từ tương lai, hứa với lòng sẽ không xả lại bất kỳ cọng rác nào, không dính dáng đến bất kỳ người cổ đại nào. Vậy mà, nàng đã trao trái tim cho một người cách thời đại của mình đến 1650 năm. Bất chấp sức khoẻ của mình, gạt nước mắt để lại cha mẹ già, để được bên người mình yêu thương.

Rajiva – một chàng trai, từ nhỏ theo mẹ vào cửa Phật, nuôi mộng lớn trở thành danh sư, một lòng hướng về Phật Tổ, một lòng truyền bá lời Phật dạy cứu chúng sinh thoát khỏi trầm luân. Tình yêu không có lỗi, ta gặp nàng là nhân duyên, Phật Tổ đã cử nàng đến. Từ lúc gặp nàng, trái tim Rajiva đã tràn ngập hình bóng của nàng. Liệu Rajiva có cân bằng được giữa lý tưởng và tình yêu?

Cả Rajiva và Ngải Tình đều biết chắc chắn rằng cho dù họ thay đổi như thế nào, bánh xe lịch sử vẫn sẽ quay, nhưng họ vẫn không ngừng cố gắng vì nhau. Họ sẵn sàng đợi nhau nơi địa ngục vô gián, nhưng trước đó, hãy sống với một tình yêu thật trọn vẹn cái đã.

Có thể nói, nếu như không có chuyến xuyên không đó, nếu như không xảy ra trục trặc kĩ thuật khiến nàng trở về quá khứ sớm hơn 500 năm so với dự kiến, thì có lẽ chàng cũng vẫn cứ là một nhân vật lịch sử, còn nàng thì  giống như bao người khác, hoặc có thể có một mối tình xuyên không với một vị vua chúa nào đó. Thế nhưng, Phật Tổ đã đưa nàng đến bên chàng như một lẽ tự nhiên. Duyên phận nhiều khi kỳ lạ như vậy đấy.

Trước mặt mọi người là một vị đại sư, nhưng trước mặt Ngải Tình, Kumarajiva cũng chỉ là một con người, cũng có “thất tình lục dục”, chẳng thể thoát nổi một chữ “tình”. Tình yêu giữa hai người thường đơn giản, nhưng cũng tỏa sắc bởi màu phong ba thi vị. Một chuyện tình không biết diễn tả bằng ngôn từ nào ngoài từ “đẹp”. Nó dạy người ta đừng nhầm lẫn tình yêu và cuốn hút nhất thời. Đã yêu thì hãy yêu làm sao cho đến cùng trời cuối đất.

Đàn ông và phụ nữ tình cờ gặp gỡ, nảy sinh tình cảm, giai đoạn đó người ta gọi cuốn hút. Cuốn hút là sức hấp dẫn nhục dục, nó sẽ tan rất nhanh. Nhưng yêu là thứ tình cảm chứa đựng cả rung động của tâm hồn và khao khát nhục cảm. Khi người ta yêu, lý trí trở nên bất lực, mọi buồn vui hạnh phúcđau khổ đều nảy sinh từ đó. Rồi người ta muốn được có nhau, muốn được hãnh diện về nhau, đón nhận nhau, thương nhớ nhau, tha thứ cho nhau, hạnh phúc vì nhau.

Nhưng đó chưa phải giới hạn cao nhất của tình yêu, giới hạn cao nhất là sống bên nhau. Tình yêu cuồng nhiệt đến đâu rồi nước chảy hoa trôi, cũng sẽ trở nên bình lặng. Hai con người nương tựa vào nhau, sống bên nhau cho tới khi đầu bạc răng long, đó mới là sự gắn kết bền chặt, mãi mãi.

Dưới bỏ bọc của cuốn sách ngôn tình, “Đức Phật và nàng” thật sự là những chiêm nghiệm tỉ mỉ về kiếp người, về nhân sinh, về tình yêu và sự vô thường. Tác phẩm chứa đựng vô vàn tri thức quý báu và hiếm có về lịch sử triều đại nhà Nguyên – Mông Cổ, về lịch sử phật giáo Tây Tạng, về cuộc đời của ngài Kumarajiva – người đã có công rất lớn trong việc dịch thuật từ tiếng Phạn sang tiếng Hán các bộ kinh vĩ đại.

Chương Xuân Di là người có hiểu biết rộng và có những cái nhìn sâu sắc nên khi đọc bạn có cảm giác mình đang là người chứng kiến, người trải qua những thăng trầm cảm xúc của nhân vật. Thậm chí khiến bạn xúc động tới mức phải nghẹn ngào, nước mắt rơi mà bạn không biết, trái tim quặn đau như chưa bao giờ bị đau như thế, là cảm giác ngọt ngào thăng hoa khi nhân vật hạnh phúc.

Tự tàm đa tình ô phạm hành,
Nhập sơn hựu khủng ngộ khuynh thành.
Thế gian na đắc song toàn pháp,
Bất phụ Như Lai bất phụ khanh?

Như Lai và nàng, cả hai đều không phụ…

Một câu chuyệnkết thúc tốt đẹp nhưng lại khiến người ta phải day dứt khôn nguôi.

Mỹ Phương 

 

 

Kumarajiva – Sống độngchân thực
qua một chuyện tình không thực


Viết một chút để thôi không nghĩ ngợi thêm nữa…

Tôi không định viết để lôi kéo ai đó đọc. Cũng không có ý định giới thiệu câu chuyện. Tôi không có hứng thú thuyết phục ai đó đọc cùng một quyển sách với mình. Chỉ là đọc xong được mấy ngày rồi mà tôi vẫn cứ ngẫm nghĩ lan man mãi không thôi nên muốn viết ra mấy dòng suy nghĩ.

Tôi vốn ưa đọc truyện dịch phương Tây hơn là mấy thể loại truyện ngôn tình sướt mướt được nhiều người yêu thích mấy năm gần đây. Nhưng không biết thế nào lại vô tình đọc được truyện này: “Đức Phật và Nàng” (tựa gốc “Bất phụ Như Lai, bất phụ khanh” – Không phụ Như Lai, không phụ nàng). Có lẽ có duyên gì đó chăng. Tôi nghĩ thế. May sao đây là một câu chuyện hay. Hay theo cách cảm nhận cuả tôi thôi, vì tôi biết có nhiều người không ưa, chỉ trích ghê gớm vì có động chạm đến tôn giáo – một đề tài khá nhạy cảm mà không phải ai cũng chấp nhận.

Tôn giáo ở đây là Phật giáo. Câu chuyện kể về tình yêu giữa Kumarajiva – một vĩ nhân có công lớn trong việc truyền bá đạo Phật từ vùng Tây Vực đến Trung Nguyên hồi thế kỉ IV và một cô sinh viên ngành lịch sử đến từ thế kỉ XXI. Đương nhiên là một câu chuyện hư cấu nhưng lại dựa trên những mẩu chuyện lịch sử có thật gắn liền với cuộc đời Kumarajiva. Ban đầu tôi không để tâm lắm vì tôi vốn không hứng thú về lịch sử tôn giáo. Dù trước kia rất thích tìm hiểu về lịch sử nhưng thật sự cái gì liên quan đến tôn giáo thì đọc rất mệt, và lỡ có đọc rồi thì cũng quên sạch. Nên ban đầu đọc truyện tôi cứ vô tư kiểu như tất cả là hư cấu nhưng dần dần đọc mới nhận ra những chi tiết, những nhân vật lịch sử, những giai đoạn lịch sử được nhắc đến “rất thật”. Và tôi vẫn cứ nửa tin nửa ngờ, cho đến cuối cùng đọc xong truyện tôi còn kiểm chứng lại và đúng là nó có thật!

Thật sự đó là một câu chuyện cảm động. Cảm động bởi nhiều khía cạnh chứ không chỉ riêng câu chuyện tình yêu hư cấu.

Đi là b kh!

REPORT THIS AD

Kumarajiva là con trai của Kumarayana – một người Ấn và Jiva – em gái vua Khâu Từ lúc bấy giờ. Kumarayana có thân phận cao quý nhưng chọn con đường tu hành rồi sau ông sang Khâu Từ gặp Jiva thì ông hoàn tục, kết hôn với bà, trở thành quốc sư Khâu Từ. Jiva xưa kia kiên quyết cưới bằng được Kumarayana nhưng sau khi mang thai sinh ra Kumarajiva thì bà muốn đi tu. Kumarayana phản đối nhưng cuối cùngtuyệt thực nên ông phải chiều theo ý bà. Éo le là thế. Nhưng cuộc đời Kumarajiva sau này cũng không thua kém.

Kumarajiva cũng theo mẹ đi tu từ khi còn nhỏ tuổi, cùng bà hành hương hàng mấy năm trời ở khắp nơi. Sớm bộc lộ năng khiếu thiên bẩm, Kumarajiva được kì vọng trở thành bậc cao tăng đại đức. Kumarajiva không phụ sự kì vọng đó, ngay từ nhỏ đã đọc hết và thấu hiểu vô số kinh văn, lại giỏi biện luận, … lập được những “kỳ tích” khiến người người ngưỡng vọng và tôn kính. Nhưng cuộc đời vốn không bình lặng như thế. “Thế sự xoay vần, biển hóa nương dâu”, chiến tranh nổ ra, Kumarajiva bị bắt và phải lưu lạc xa quê hương. Chính quyền đương thời muốn lợi dụng Kumarajiva để lấy lòng dân và mượn tôn giáo để thực hiện nhiều toan tính nhưng anh phản kháng quyết liệt. Rốt cuộc nhà sư bị chuốc rượu, bị ép phá giới, cưới vợ. Rồi sau đó, Kumarajiva lại bị giam cầm suốt 17 năm đến khi chính quyền lúc đó sụp đổ. May sao, vua mới lên cầm quyền tín nhiệmtôn trọng Kumarajiva nên đã đưa về Trường An phong làm quốc sư và những năm tháng cuối đời Kumarajiva tập trung vào dịch kinh Phật ra tiếng Hán, truyền bá rộng rãi Phật giáoTrung Nguyêncho đến bây giờ sau hàng ngàn năm vẫn còn tồn tại.

Đó là sự thật lịch sử mà sau khi đọc truyện xong tôi đã kiểm chứng lại.
Cuộc đời Kumarajiva được tóm tắt qua những ghi chép ngắn ngủi, không thực sự chi tiết. Người ta chủ yếu tập trung vào những năm cuối đời ông với công việc dịch thuật kinh Phật và những tác phẩm để đời. Đặc biệt, những chi tiết nhạy cảm như nhà sư đã phá giới rất ít được nhắc tới. Hầu như không tìm thấy trong những văn bản tiếng Việt. Tôi phải tìm hiểu bằng tiếng Anh và tiếng Nhật mới thấy có. Cũng đúng thôi vì Việt Nam là nơi sùng đạo Phật, những khắt khe giáo điều chắc ai cũng biết. Và đối với một vĩ nhân thì đương nhiên là không-nên-mang-tì-vết. Cho nên vô tình hay cố ý gì đó mà nhiều chi tiết bị lờ đi. Còn phương Tây thì đương nhiên suy nghĩ thoáng và khách quan hơn. Nhật cũng vậy. Và ở Nhật, đạo Phật được tiếp nhận theo hướng khác, nhà sư vẫn kết hôn, có gia đình bình thường. Dù sao thì, tôi nghĩ nếu đã là sự thật lịch sử thì cần phải được tôn trọng, không nên xét đoán. Với người chép sử thì chỉ là ghi chép lại những sự kiện, hiện tượng khách quan còn nội tình thế nào, nếu không phải người trong cuộc thì không thể hiểu và không thể bình phẩm. Đặc biệt là đối với bậc vĩ nhân.

Và, tôi quay li vi câu chuyn tình yêu tôi đã đc.

REPORT THIS AD

Tác giả đã dựa trên cái nền là những mẩu chuyện gắn với cuộc đời Kumarajiva để viết thành một câu chuyện cảm động. Cảm động như thế nào thì thôi tôi không kể thêm dài dòng nữa. Tôi đã ngẫm nghĩ khá lâu và cảm thấy ấn tượng nhất không phải chi tiết đặc biệt nào đó trong truyện mà chính là tác giả – người sáng tác ra câu chuyện này.
Tác giả mới thật sự đặc biệt!
Tôi thật sự khâm phục tác giả với vốn kiến thức lịch sử rất chi tiết. Tôi đã thắc mắc không biết tác giả đã từng làm công việc gì. Nhà khảo cổ? Nhà nghiên cứu lịch sử? Nhà nghiên cứu tôn giáo? Hay đơn giản chỉ là đọc sử và thích mỗi Kumarajiva nên nghiên cứu về mỗi giai đoạn lịch sử này thôi. Dù thế nào thì viết một câu chuyện tình yêu lấy lịch sử làm nền thì khá là “ghê gớm”. Đọc truyện tôi có thể cảm nhận rất rõ tác giả đã tái hiện lại vĩ nhân Kumarajiva vô cùng sống động, gần gũi và hết sức dễ thương. Có lẽ tác giả rất “yêu” Kumarajiva nên mới xây dựng được một hình ảnh như thế.
Từ trước đến giờ tôi cũng đọc sử nhiều. Với tôi, nhân vật lịch sử giống như những hình nộm bằng giấy, gắn với những con số niên đại, những sự kiện lịch sử khô khan,… Nhưng Kumarajiva trong truyện này thật sự rất “có hồn”, rất khí chất. Tôi nghĩ nếu đọc sử về Kumarajiva thì dù nhà sử học có viết ông ta thông tuệ, khí chất thế nào tôi cũng không thèm tưởng tượng gì cả mà đọc xong rồi quên ngay. Nhưng tôi sẽ nhớ Kumarajiva trong câu chuyện này và vẫn rất ấn tượng với bậc vĩ nhân này! Đọc nhiều đoạn tôi nghĩ chứ có lẽ tác giả yêu Kumarajiva đến nỗi hình như tưởng tượng mình là nhân vật nữ chính – cô gái từ thế kỉ XXI quay về thời cổ đại để gặp Kumarajiva chăng?
Có những chi tiết rất đáng yêu qua cách miêu tả của tác giả. Đó là về dáng vẻ, ánh mắt, nụ cười, … của Kumarajiva từ lúc là cậu bé 13 tuổi, đến khi trở thành chàng trai 24 tuổi đầy cuốn hút, rồi một người chín chắn trưởng thành năm 35 tuổi, sau cuối là vẻ thông tuệ của một vĩ nhân ở tuổi ngũ tuần. Thậm chí có cả những chi tiết rất “ngố” như Kumarajiva vấp vào bậc cửa lúc bối rối, tôi đọc mà buồn cười. Tác giả miêu tả sống động như chính mình đã ở đó. Có thể là nữ chính, hay là người núp sau cánh cửa chứng kiến hết chẳng hạn. Tôi nghĩ thế. Cho đến cuối cùng, xem cách tác giả cố gắng xây dựng một cái kết tròn vẹn chứ không chịu “bỏ lại” Kumarajiva một mình ở thời cổ đại mới càng thấy rõ “tình yêu” đó.
Và tôi vẫn còn thắc mắc không biết tại sao lại là Kumarajiva? Không biết cơ duyên nào khiến tác giả sáng tác một câu chuyện về ông? Tôi ít khi tìm hiểu về tác giả của một quyển sách mình đã đọc nhưng tôi sẽ tìm hiểu thử tác giả này xem sao.
Với tôi, tôn giáo nào cũng có cái hay của nó nhưng tôi không theo tôn giáo nào. Dù vậy, tôi thấy ấn tượng với Phật giáo khi đọc truyện này. Tôi đã suy nghĩ rất lung về những tư tưởng Phật giáo được nhắc đến. Tôi thấy có nhiều đoạn thoại rất hay, đọc mà rơi nước mắt. Rồi những địa danh nữa, tôi cũng muốn đi xem Thiên Phật động Kizil, chùa “kì lạ”, muốn đi Tây Tạng, Tân Cương,…
Tôi cũng vừa mắc cười vừa nghĩ về cỗ máy thời gian trong truyện. Nếu xem phim hay đọc lịch sử mà thấy có hứng thú với ai thì quay về đó “khảo sát tình hình” cũng thú vị lắm nhỉ.
Một độc giả sau khi đọc truyện xong có những cảm xúc như tôi thì rõ ràng tác giả đã thành công rồi!

Kết lại, thật sự “Kumarajiva” là một cái tên khó nhớ nhưng đọc xong truyện tôi nghĩ là tôi sẽ không quên! Câu chuyện tình yêu là tưởng tượng nhưng bậc vĩ nhân là thật. Tôi cảm thấy khâm phục tác giả với câu chuyện này, với tình yêu dành cho một nhân vật lịch sử vĩ đại như Kumarajiva. Tôi cũng kính phục Kumarajiva với cuộc đời vô cùng sóng gió nhưng cho đến cuối cùng ông đã nỗ lực để đến ngày nay, sau gần 2 thiên niên kỉ những đóng góp của ông vẫn đóng vai trò vô cùng lớn lao.
Tng em, thiên thn bé nh
Ch là n cười và ánh mt thân thương
Nhưng cha đng c khong tri thương nh
Ca tôi, dành cho em đến trn đi.    -YB-

Đêm.

Osaka,
2018.05.28

Hoàng Độ Yên Bình

 

pdf_download_2
Đức Phật và nàng (Tập 1)
Đức phật và nàng (Tập 2)

Xem thêm về Ngài Cưu Ma La Thập:
Tiểu sử Cưu Ma La Thập và các môn đệ




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 6580)
04/05/2015(Xem: 10705)
06/01/2020(Xem: 2708)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.