Chiếc cuốc mòn và người đàn bà cũ - Buông có dễ không?

05/02/20224:59 SA(Xem: 3161)
Chiếc cuốc mòn và người đàn bà cũ - Buông có dễ không?

CHIẾC CUỐC MÒN VÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ CŨ

BUÔNG CÓ DỄ KHÔNG?

ảnh. trước cổng TV Tây thiên
Trước cổng Thiền viện Tây Thiên

Chuyện kể rằng có người nông phu nọ sau một buổi sáng đổ mồ hôi cày cuốc trên đám ruộng cằn cỗi, chờ mãi vẫn không thấy người vợ hay cằn nhằn của ông đem cơm ra đồng cho chồng. Đang đói lả, mắt mỏi trông, Y thấy một nhà sư đi khất thực về, dáng vẻ oai nghiêm và từ tốn, nhà sư ngồi xuống dưới một bóng mát ven rừng, rồi thọ thực một cách khoan thai và đầy trân trọng. Nhà Sư ăn xong vẫn còn một ít thức ăn thừa chưa động đến, thấy người nông phu có vẻ đang đói, sư gợi ý anh ta nếu muốn có thể ăn phần thức ăn đó.

“Buồn ngủ gặp chiếu manh” người nông phu liền xin ăn phần thức ăn ‘tàn thực’ đó. Anh ta có cảm giác chưa bao giờ được ăn một bữa cơm ngon như vậy. Ăn xong, anh ta mơ màng nghĩ ngợi: “mình cặm cụi làm quanh năm suốt tháng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà có được bữa ăn nào cho có hương có vị như bữa ăn của nhà sư khất thực đâu. Hay là mình xin sư cho xuất gia, theo sư đi tu, khất thực sống qua ngày mà lại được an nhàn, thong thả và… được ăn ngon nữa.”

Anh ta cũng so đo tính toán thêm: “mình có gì để mất đâu, chỉ có bà vợ đã không xinh lại nhau càu nhàu than vãn, và cái cuốc sắt đã rỉ mòn, cái cán nhẵn vẹt… Từ bỏ ư? Thử xem… Nghĩ sao làm vậy, anh ta lân la đến nói chuyện với nhà sư rồi xin ‘theo thầy học đạo’.

Nhà sư vốn không hỏi thực hư động cơ xuất gia của người đàn ông này. Thấy anh ta có vẻ thành tâmtội nghiệp, sư đồng ý nhận anh ta làm học trò và cho xuất gia. Sau khi xuất gia, cạo bỏ râu tóc, khoác lên tấm y Cà sa ba mảnh, anh ta cũng tập tành giữ oai nghi, ngồi thiềnđi vào xóm làng khất thực – sống đời sống của người xuất gia. Ban đầu vì còn hứng thú với đời sống mới, anh ta ngoan ngoãn vâng lời thầy và các sư huynh quét dọn, học vài câu kinh, ngồi thiền khá yên. Nhưng rồi chẳng bao lâu, anh ta thấy nhớ túp lều mái cỏ vách đất và người vợ hay cằn nhằn. Nhớ da diết nhất là cái cuốc lưỡi sắt và cái cán mòn nhẵn do bàn tay anh nắm và sử dụng suốt bao năm qua. Anh ta xoa xoa hai lòng bàn tay, các vết chai không còn, mảnh ruộng ấy nay không có bàn tay anh cỏ dại có lên bời bời … ôi nhớ một cái cảm giác quen thuộc xa xăm thời còn là người nông phu cần mẫn. Bà vợ tuy không xinh, nấu ăn sơ sài, hay cằn nhằn nhưng cũng thương chồng phết … bả có nhớ ta chăng? Theo những suy tư như vậy, anh ta cảm thấy đời tu sĩ thật nhàm chán, thức ăn khất thực cũng bữa ngon bữa dở, rồi anh ta muốn hoàn tục.

Anh ta trở lại túp lều cũ, thấy bà vợ cũ vui ra mặt, anh thấy mình vẫn còn rất có giá. Nhặt lên chiếc cuốc mòn vẹt, anh ta ngắm nghía và vuốt ve nó thân thương như đó là đứa con trai mình vậy. Bước ra ruộng, anh ta hăm hở đào xới. Nghe mùi đất, mùi phân, mùi mồ hôi hòa quyện và cảm thấy thân thuộc dường nào.

Nhưng rồi không bao lâu sau người nông phu này lại cảm thấy mệt mỏi với đám ruộng cằn cỗi, bà vợ cũ hay cằn nhằn, và cái cán cuốc cũng gần như rệu rã trong tay anh. Hình bóng những vị khất sĩ nghiêm trang, thư tháiđời sống lặng lẽ của người xuất gia lại mời gọi trải nghiệm một lần nữa. Anh ta lại muốn xuất gia, và đã được xuất gia. Nhưng lần xuất gia thứ hai này cũng kéo dài không được bao lâu.

Mỗi lần anh ta hoàn tục về lại, người đàn bà cũ lại cằn nhằncoi thường anh ta hơn. Chiếc cuốc mòn vẹt với cái cán nhẵn nhụi cũng dính nhiều mồ hôi tay hơn. Đám ruộng với những viên sỏi nhẵn nhụi thì vẫn trơ gan dưới nắng mưa thất thường, mà hoa màu thì không dễ dàng nảy nở. Anh ta thì vẫn đi lại giữa người đàn bà cũ, túp lều nát và giáo đòan của các vị khất sĩ (Sangha) năm lần bảy lượt mà không đâu vào đâu.

Ôi chao… sao chỉ có người đàn bà cũ, chiếc cuốc mòn vẹt mà khó buông đến vậy? Phải thật khâm phục các vị thiện nam tử, những người có thể từ bỏ tài sản lớn, những người vợ xinh đẹp, ngoan hiền và địa vị - đẳng cấp đáng mơ ước trong xã hội. họ từ bỏ thật dễ dàng, họ bước vào đời sống xuất gia thật trang nghiêmthuận lợi. Còn mình thì sao? Anh ta nghĩ mình phải cố gắng hơn để có thể từ bỏ.

Thế rồi người nông phu nghèo khó đó đã cầm cây cuốc đi ra sông Hằng. Ông ta quay lưng lại phía bờ sông và ném chiếc cuốc xuống sông … bủm. Nó rơi vào một nơi nào không biết, không thể nhặt lên được nữa.

Lần này ông ta xuất gia thành công.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 6581)
04/05/2015(Xem: 10707)
06/01/2020(Xem: 2708)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.