Thành Vijaya

28/06/20191:05 SA(Xem: 5000)
Thành Vijaya

THÀNH VIJAYA
Tiểu Lục Thần Phong

 

Trời vừa sập tối, vầng trăng tròn vành vạnh lơ lửng trên không tỏa ánh sáng bàng bạc khắp sơn hà. Không biết đã tự bao đời, cứ mỗi độ trăng tròn là mọi người laị tụ về bên tháp Bạc. Không luận là người của thị tộc Dừa hay Cau, không kể là quý tộc hay hạng bình dân…Đêm trăng tròn là lúc tuyệt vời nhất của dòng thời gian bất tận vô thuỷ vô chung. Đêm nay tháp Bạc trang hoàng rực rỡ, nào cờ xí, phan, lọng…hàng ngàn ngọn đuốc cháy rực rỡ quanh tháp. Tháp Bạc sừng sững trên ngọn đồi đất đỏ, dưới chân là một khúc quanh của dòng sông Côn luôn đầy ắp nước, kể cả những lúc khô hạn.

 Bọn ca nhi bắt đầu muá hát véo von,  những dải lụa tung lên như những làn mây, những đôi ta ngà ngọc cong cớn cùng sự uốn éo của tấm thân kiều diễm. Bọn đồng nam cũng lăng xăng lo dâng lễ vật để tế thần Shiva. Sau khi tế lễ xong thì mọi người sẽ nhập tiệc hoan ca cho đến tàn canh.

 Vị phó vương Vinarachandara ngồi trên tấm thảm Ba Tư lắc lư thgeo tiếng kèn của thầy tư tế. Cung nữ hầu quạt và lắc những cái lồng xông khói đàn hương, mùi hương và khói trầm lan toả cả ngọn đồi; thức ăn, hoa quả liên tục được dâng lên. Cảnh tượng cứ như hỷ tiệc hoan ca ở cung trời phạm thiên Brama.

 Xa xa dưới chân đồi bọn thường dânnô lệ cũng muốn lên đồi nhưng đám lính canh và hộ vệ sừng sộ la hét chặn laị:

 - Lũ chúng mày không được phép lên đồi, đừng làm ô uế đến các bậc cao qúy!

 Tuy vậy vẫn có một số len lỏi lên được, bọn cấm vệ quân lập tức xông ra đánh đuổi túi buị. Vị phó vương nghe ồn ào hỏi chuyện gì xảy ra, người hầu cận thưa:

 - Bọn thường dânnô lệ cũng muốn lên đồi.

 Ông đứng dậy đi xuống gần với đám cấm vệ quân bảo:

 - Đêm nay trăng tròn, mừng mùa màng bội thu, hãy để cho bọn họ lên đồi, đừng làm hỏng tiệc hoan ca!

 Tay trưỏng cấm vệ quân tâu:

 - Thưa phó vương, bọn thấp hèn ấy sao có thể lẫn lộn với bậc cao qúi được?

Phó vương Vinarachandara cười:

 - Họ cũng là người, cũng có tánh giác như ta nhưng vì kém phước nên mới sanh ra vậy thôi!

Y laị trình bày:

 - Thưa phó vương, bọn thường dânnô lệ sanh ra từ bàn chân của thần Brama sao có thể bằng với bậc cao quý sanh ra từ miệng và đầu của thần được?

 Phó vương nhìn vào mắt y và từ tốn:

 - Nhưng đấng thiên nhân sư Sakyamuni dạy: Tất cả chúng sanh vốn đồng một thể! năm xưa ngài vốn là thái tử cao quý nhưng đã từ bỏ tất cả để tu đạo, sống hành khất…Khi ngài đắc đạo thì độ cho tất cả mọi người, không phân biệt sang-hèn, trí- ngu, cao- thấp…Ngài bảo tất cả đều giống nhau nhưng vì mê - ngộ mà sanh ra sai biệt!

 Trưởng cấm vệ quân không dám cưỡng mệnh nên để cho mọi người lên đồi nhưng y hậm hực mách nhỏ với mấy thầy tư tế. Bọn đạo sĩ Bà La Môn bèn kéo đến cật vấn:

 - Thưa phó vương, sao ngài laị cho đám người hạ tiện lên đồi? chúng làm ô uế thần Brama, làm nhơ bẩn đến người tôn qúy!

 Phó vương ôn tồn:

 - Bọn họ cũng là người, ta lấy lòng từ bi đối đãi với họ. Bọn họ đã phục dịch, đã thu hoạch mùa màng xong…cũng nên cho bọn họ chút niềm vui.

  Mấy đạo sĩ Bà La Môn vẫn khăng khăng:

   - Thưa phó vương, ngài quên lời thần Brama rồi sao? ngài muốn theo ngoaị đạo? chúng tôi e rằng thần Shiva sẽ giận dữgiáng họa đó! 

 Phó vương bảo:

   - Sao là ngoaị đạo? các thầy tư tế quên rằng từ đời vương Indravaman đã tin Phật Sakyamuni. Vương đã cho xây tháp và tạc tượng Sakyamuni thờ ở Đồng Dương, Trà Kiệu. Rồi các đời vương sau cũng thế, nay vương Harivaman cũng cho thờ tượng Sakyamuni Phật ở trong tháp này, sao bảo là ngoại đạo được! Ta vẫn tôn thờ thần Shiva, ta không nghĩ thần sẽ giáng hoạ. Tượng Phật Sakyamuni thờ ở đây đã lâu mà thần có giận hay trừng phạt chi đâu. Các thầy chớ có quá lo lắng, việc ta làm thì ta chịu!

 Các thầy tư tế kkhông vui nhưng không biết làm sao bèn lui đi, tiệc hoan ca laị tiếp tục, ánh trăng càng về khuya dường như càng đậm đặc hơn, sắc vàng lấn đi màu bàng bạc lúc đầu hôm. Bọn ca nữ dường như lâng lâng cả, không biết vì men rượu hay vì nhập thần mà khúc hát càng réo rắt hơn. Vị phó vương cho gọi cô Nimphondara laị ngồi bên. Cô ta là ca nữ trẻ nhất trong bọn, nhan sắc bá mị thiên kiều, giọng hát trong vắt và cao vút…Làm bao nhiêu người mến mộ. Phó vương rất yêu mến cô, đêm càng về khuya ánh trăng lung linh huyền hoặc như chảy trên tháp và cả sơn hà dần dần lạnh trong sương. Ngài lấy áo bào choàng cho Nimphondara , đâu đó tiếng cú rúc nghe rờn rợn cả đất trời.

 Hôm sau, phó vương nhận được lệnh gọi vào chầu. Vua Harivaman hỏi:

 - Ta nghe khanh cho bọn hạ tiện lên tháp Bạc làm ô uế thần linh, trong đêm trăng tròn bọn thấp hèn lên đồi làm lỡ tiệc hoan ca của các bậc cao quý.

 Phó vương biết là bọn tư tế xàm tấu lên vương, ngài quỳ tâu:

 - Bẩm bệ hạ, thần rất mực cung kính thần Brama , thần Shiva, thần Visnu…không hề xúc phạm đến phạm thiên. Sở dĩ thần cho bọn thường dânnô lệ lên đồi là vì bọn họ đã phục dịch, mùa màng đã bội thu, quốc gia cường thịnh…đêm trăng tròn mở tiệc hoan ca cũng nên cho bọn chúng chút niềm vui. Vả laị Phật Sakyamuni cũng đã bảo:” Chúng sanh vốn đồng một thể tánh” kia mà!

 Vương laị nói:

  - Thần Brama cấm bọn hạ tiện, bọn Thủ Đà La không được đến gần người cao qúy.

 Phó vương thưa:

  - Phật sakyamuni  vốn là thái tử , tu đắc đạo đã không từ bỏ một ai, dù là người hạ tiện nhất. Ngài tuyên bố: không có giai cấp khi mà nước mắt cùng mặn, máu cùng đỏ!

 Vương Harivaman giọng nghi ngờ:

  - Vậy phó vương đã bỏ Brama để theo Sakyamuni Phật rồi à?

 Phó vương giải thích:

  - Muôn tâu bệ hạ, thần vẫn một mực cung kính phạm thiên brama nhưng bệ hạ thấy đấy! các tiên vương đã thờ tôn tượng Sakyamuni từ Đồng Dương, Trà Kiệu. Thành Indrapuka là cả kinh đô phụng thờ Sakyamuni Phật. Nay tại thành Vijaya này cũng thờ tượng Sakyamuni, giữa thành này có cả ngôi tháp Đồng tôn trí tượng của ngài Sakyamuni…Thần chỉ vâng theo chứ đâu dám tự tiện!

 Vương nói:

  - Việc tôn trí các tôn tượng Sakyamuni Phật vốn có từ nhiều đời, các tiên vương cũng sùng Phật, ta cũng tin Phật. Ta đã đọc qua giáo lý của ngài và chấp nhận đời là vô thường, là khổ … Ta cũng ban rải tình thương bằng cách giảm thuế khoá, bớt phu phen tạp dịch, tha bổng hình ngục….Ta cũng cho tạc tượng Sakyamuni Phật thờ ở tháp Đồng nhưng ta vẫn không quên mình là con thần Brama. Ta vẫn sợ thần Shiva nổi giận, khanh cần cẩn trọng kẻo không thần sẽ giáng tai họa diệt vong xuống thành Vijaya này!

 Phó vương dập đầu:

  - Thần vâng mệnh!

  Năm ấy việc thờ Phật Sakyamuni lan rộng toàn cõi Champa, thành Vijaya nối tiếp thành Indrapuka xây tháp thờ sakyamuni tuy nhiên không hưng thịnh bằng, việc chiêm bái ngày càng sâu rộng trong hoàng gia nhưng ngoài dân chúng laị chưa được là bao. Thiền sư Thảo Đường từ Bắc Tống sang giảng pháp cho vương và hoàng thân quốc thích. Sứ giả Đaị Việt mang tặng vật của vua Trần gởi mấy bộ kinhtôn tượng Sakyamuni Phật bằng đồng đen. cả thành Vijaya và hoàng gia hoan hỷ mến mộ Phật đạo cho dù vẫn còn tôn thờ phạm thiên. Cũng năm ấy, vua Chân Lạp biếu tặng một viên ngọc xá lợi, vua Tiêm La tặng bộ kinh tiểu bộ.  Ngày rằm tháng trăng tròn Vesak. Vương dẫn bá quan và cả các thầy tư tế lên đồi đem ngọc xá lợi an trí trên ngôi tháp cao nhất của thành Vijaya. 

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất lăng thành, 6/2019


__________________________

Chú thích của BBT về thành Vijaya:

Thành Vijaya hay còn gọi là Thành Đồ Bàn (tiếng Phạn विजय, nghĩa Việt: Thắng lợi) còn gọi là thành cổ Chà Bàn (Trà Bàn) hoặc thành Hoàng Đế, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn và cách thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình ĐịnhViệt Nam) 27 km về hướng tây bắc, là tên kinh đô của Chăm Pa trong thời kỳ Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành. Vijaya đồng thời cũng là tên gọi của một trong tiểu quốc của Chăm Pa, tiểu quốc Vijaya.

THÀNH VIJAYA

Champa-KingdomThành cổ Đồ Bàn nằm ở phía bắc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, tọa lạc trên đất các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Bá Canh của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc. 
Đồ Bàn là kinh đô của vương quốc Chămpa, vốn tên là Vijaya, được xây dựng từ năm 1000. Trong các sử liệu thường phiên âm là Đồ bàn, Xà Bàn, Trà Bàn hay Chà Bàn.

Lịch sử 
Sau khi kinh đô cũ Indrapura bị quân đội Lê Hoàn của Đại Cồ Việt tấn công và phá hủy năm 982. Triều đình Chăm Pa lánh nạn vào phương nam. Lưu Kế Tông, một vị tướng của Lê Hoàn đã ở lại và cai trị khu vực bắc Chăm từ Quảng Bình vào Quảng Nam ngày nay. 
Ở phía nam, người Chăm đã tôn một vị lãnh đạo của minh lên ngôi với tên hiệu là Harivarman II vào năm 988. Ông đã cho xây dựng Vijaya là quốc đô của mình. Sau cái chết của Lưu Kế Tông, người Việt rút lui khỏi vùng đất phía bắc, Harivarman II đã lấy lại và dời đô và kinh đô cũ Indrapura, tuy nhiên tới khoảng năm 999 vị vua kế tiếp là Sri Vijaya Yangkupu đã vĩnh viễn dời đô về Vijaya. Việc dời đô về Vijaya được Tống sử ghi lại khi đoàn sứ thần của Chăm Pa tới nhà Tống (Trung Quốc) vào năm 1005.

Trong 5 năm thế kỷ là kinh đô, Vijaya phải chịu nhiều cuộc tấn công từ Đại Việt, Chân Lạp, Xiêm, Nguyên Mông. Người Khmer đã tấn công vào rất nhiều lần, có những thời gian Vijaya chịu sự cai trị của Chân Lạp từ 1145-1149 và 1190-1192. Xiêm La dưới thời vương triều Sukhothai cũng góp phần vào trận chiến năm 1313 nhưng sau đó đã rút lui bởi sự can thiệp của nhà Trần (Đại Việt), Nguyên Mông tấn công Vijaya và năm 1283. Nhưng nhiều nhất vẫn là các cuộc tấn công từ các vương triều Đại Việt, các thống kê cho thấy Vijaya bị tấn công từ Đại Việt vào các năm 1044, 1069, 1074 (nhà Lý), 1252, 1312, 1377 (nhà Trần), 1403 (nhà Hồ), 1446, 1471 (nhà Lê). Trận chiến tại thành Vijaya vào năm 1471 với quân đội nhà Lê (Đại Việt) cũng chấm dứt sự tồn tại sau 5 thế kỷ là quốc đô của Vijaya, Chăm Pa mất hoàn toàn miền bắc vào Đại Việt và lui về vùng phía nam đèo Cù Mông. 

Thời gian biểu 

Năm 982 dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya (âm Hán-Việt là Ngô Nhật Hoan ?) thành Đồ Bàn được xây dựng. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa và các vua Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15.

Năm 1376, vua Trần Duệ Tông đem 12 vạn quân thủy, bộ đánh thành Đồ Bàn bị Chế Bồng Nga đánh bại, Trần Duệ Tông tử trận. 

Năm 1403, Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân vây đánh thành Đồ Bàn ngót hai tháng trời, nhưng bị quân Chiêm Thành phản công quyết liệt liệt, phải rút quân về nước
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem một đoàn thủy, lục quân hùng mạnh sang đánh Chăm Pa. Sau khi chiếm được, Lê Thánh Tông ra lệnh phá hủy thành Đồ Bàn. 
Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung Ương Hoàng Đế nhà Tây Sơn, đóng đô ở đây, nên còn gọi là Hoàng Đế thành, ông cho mở rộng về phía Đông, xây dựng nhiều công trình lớn. 
Năm 1799, thành bị quân Nguyễn Ánh chiếm, đổi gọi là thành Bình Định. 
Ngày nay, Thành Hoàng đế là một trong những di tích giá trị, quan trọng trong nghiên cứu lịch sử quân sự và khảo cổ học.

Đặc điểm 
Vijaya nằm tại vị trí mà hiện nay là xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cách quốc lộ 1A khoảng 2km, toàn thể kinh thành nằm trên một vùng đất cao so với các cánh đồng xung quanh 
Theo ghi chép của Mã Đoan một thông ngôn của Trịnh Hòa (nhà Minh, Trung Quốc) đến Vijaya vào đầu thế kỷ 15 - khoảng năm 1413 được thể hiện trong cuốn sách sau này của ông là Ying-yai Sheng-lan - Doanh Nhai Thắng Lãm, thì kinh đô Chăm Pa thời kỳ này được miêu tả:

Đi theo hướng tây nam một trăm lí bạn sẽ tới thành phố nơi nhà vua cư ngụ, tên gọi ngoại quốc của nó là Chiêm Thành (Chan city). Thành phố có một bức tường thành bằng đá, với lối ra vào qua bốn cổng, có người được lệnh đứng gác. Ngôi nhà trong đó nhà vua cư ngụ thì cao và rộng. Nó có một cái mái lợp ngói nhỏ hình thuẫn trên đó, bốn bức tường bao quanh được xây dựng với phần trang trí công phu bằng gạch và hồ, rất gọn ghẽ. Các cánh cửa được làm bằng gỗ cứng, được trang trí với các hình khắc các thú hoang và gia súc. Các ngôi nhà trong đo dân chúng sinh sống có mái lợp bằng tranh, chiều cao của gờ mái nhà (tính từ mặt đất) không thể quá ba ch’ih, (người ta] ra vào phải khom lưng và cúi đầu xuống, [và có] chiều cao quá khổ là một điều bực mình.

Vijaya là kinh đô của Chăm Pa kéo dài 5 thế kỷ, từ năm 999 đến năm 1471. Trong khoảng thời gian này, các vua Chăm đã cho xây dựng rất nhiều đền tháp quanh khu vực kinh thành, mà hiện nay vẫn còn tồn tại 8 ngôi tháp.
Qua các cuộc xung đột với Đại Việt, Champa mất dần các trấn phía bắc: Indrapura, Amaravati rồi đến năm 1471 thì chính Vijaya bị quân của vua Lê Thánh Tông vây hãm. Quân nhà Lê hạ được sau khi giao tranh đẫm máu. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì quân Việt bắt sống hơn 30.000 người Chiêm, trong đó có vua Trà Toàn còn 40.000 lính Chiêm tử trận. Đồ Bàn từ đó bị bỏ hoang.
Mãi đến cuối thế kỷ 18, vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc mới ra lệnh xây dựng Thành Hoàng Đế trên nền cũ thành Vijaya cũ để làm kinh đô. Năm 1799 quân chúa Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm thành Hoàng Đế và đổi tên là Thành Bình Định. Sang triều Gia Long năm 1816, nhà vua cho phá bỏ thành Bình Định và chuyển thủ phủ về Quy Nhơn.
Hiện nay dấu tích của vương triều Chăm Pa tại Vijaya còn lại là đôi sư tử bằng đá, chạm trổ theo phong cách nghệ thuật Bình Định vào thế kỷ 12-14. Ngoài ra có ngôi Tháp Cánh Tiên, một trong các phong cách nghệ thuật các tháp Chăm.

Di tích Đồ Bàn hiện nay không còn mấy ngoài tường lũy bằng đá ong, ngoài là hào cạn. Trong thành vẫn còn lối đi lát đá hoa cương, một thửa giếng vuông, tượng voi đá, và bên cửa hậu là gò Thập Tháp.
Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20 mét, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng, voi đá và nhiều tượng quái vật. Kiến trúc tháp này được coi là tiêu biểu cho phong cách Bình Định có niên đại nửa sau thế kỷ 11 sang đầu thế kỷ 12, thuộc triều vua Harivarman IV (1074-1081) và Harivarman V (1113-1139). 

Phía Bắc thành có Chùa Thập Tháp Di Đà (được xây trên nền của mười tháp Chăm cổ); phía Nam thành có chùa Nhạn Tháp, đều là những ngôi chùa cổ. Khu vực Đồ Bàn nói chung còn giữ được nhiều di tíchliên quan đến văn hóa Chăm Pa và phong trào Tây Sơn như lăng Võ Tánh, lăng Ngô Tùng Châu, cổng thành cũ.
Trong lăng còn chiếc lầu bát giác cổ kính, trong lầu còn tấm bia đá khắc công tích của Ngô Tùng Châu và Võ Tánh (năm 1800). Bia bằng đá trắng, chịu nhiều gió bụi thời gian đến nay đã mòn cả những chữ Hán khắc trên đó.
Hiện nay Phường Đập Đá nằm ngay bên ngoài thành

 

Theo http://vi.wikipedia.org/

 

 

 

 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 6680)
04/05/2015(Xem: 10858)
06/01/2020(Xem: 2799)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.