Bút ký: "buổi chiều dâng hương bái lễ bảo tháp sư phụ"

26/11/20202:02 SA(Xem: 3351)
Bút ký: "buổi chiều dâng hương bái lễ bảo tháp sư phụ"

Bút ký

blank

 blank

BUỔI CHIỀU DÂNG HƯƠNG BÁI LỄ BẢO THÁP SƯ PHỤ

 

          Trời Nha Trang ngày này mưa nắng thất thường, sáng mưa ào ào rồi tạnh, nắng lên một chặp thì mưa lại, nên bầu trừi không trong xanh mà xám xịt đến trưa...

          Nghe được tin chiều ngày 13 tháng 10 âm lịch (tức hôm nay 27/11/2020), Thượng tọa Thích Chơn Thành. trụ trì chùa Diên Thọ (Thị trấn Thành-Diên Khánh), cùng các môn đệ sẽ dẫn đoàn Phật tử về chùa Tỉnh Hội Long Sơn vào lúc 14h30 để viếng thăm, dâng hương lạy Bảo Tháp của cố Hòa thượng Thích Trừng San, tự Hải Tuệ, nhân Lễ húy nhật lần thứ 29 sắp đến của Ngài, TKVH đã chuẩn bị đâu đó sẵn sàng, bỏ giấc nghỉ trưa, và có mặt tại khu mộ tháp từ lúc 13h30.

          Cố hòa thượng Thích Trừng San nguyên Giám sự Phật Học viện Hải Đức- Nha Trang, Giám viện Phật Học viện Sơ đẳng Linh Sơn thuộc chùa Linh Sơn Pháp Bảo- xã Vĩnh Ngọc- Tp. Nha Trang, Chứng minh sáng lập “Y Vương Niệm Phật Đường” tại Bệnh viện Tỉnh Khánh Hòa, kiêm nhiệm trụ trì Chùa Diên Thọ, trụ sở Giáo hội Phật giáo huyện Diên Khánh, và Linh Phong Cổ Tự - Nha Trang (sau truyền giao Thượng tọa Thích Trừng Thủy, hiệu Chí Viên trụ trì cho đến nay).

         Thầy Chơn Thành (thường được tăng ni, Phật tử gọi là Thầy Quyết) là đệ tử truyền thừa của Hòa thượng Trừng San, từ khi bổn sư viên tịch ((16 tháng 10 năm Tân Mùi 1991), thầy đã kế nhiệm truyền đăng tục diệm cho đến nay.

        Đi sớm đến sớm, tôi mang máy ảnh rời khỏi khu mộ tháp để đi rảo một vòng băng lên đồi cao, chiêm bái Kim Thân Phật Tổ, rồi hạ sơn vòng về lại Chùa Long Sơn để lạy Phật, sau đó mới lội lên lại viếng bảo tháp của Bổn sư truyền tam quy ngũ giới cho tôi vào năm 1979, năm tôi 19 tuổi...

         Bảo tháp của cố Hòa thượng Trừng San nằm trong khu mộ tháp phía dưới triền đồi, gần bên bảo tháp của Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang (vị pháp thiêu thân), bảo tháp của Hòa thượng Thanh Hương, và của chư tôn đức Tăng Ni đạo hạnh sáng ngời của Xứ Trầm Hương....

         Thấy vẫn còn sớm, tôi rảo bước lên phía trên, vào khu Bảo Tháp của chư tôn đại lão hòa thượng, những bậc thạch trụ thiền gia, rường cột của Phật Giáo Khánh Hòa nói riêng và nước nhà nói chung. Có đến 4 bảo tháp: cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Nghiêm, cố Hòa thượng Tuyên Luật Sư Thích Đỗng Minh, cố Hòa thượng Thích Chí Tín (trụ trì chùa Long Sơn), và cố Hòa thượng Thích Thiện Bình (Trưởng Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa).

blank

blank

blank
Bảo tháp Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang (vị pháp thiêu thân)

 

blank
Khu Bảo Tháp Chư Tôn Hòa Thượng Giáo Phẩm


blank

         Tôi được yết kiến Thầy Thích Tâm Bình, cũng là đệ tử của Hòa thượng Trừng San, đang giữ nhiệm vụ trông coi chăm sóc khu Bảo Tháp, thầy đã lo toan sửa soạn, dọn dẹp quanh bảo tháp của sư phụ từ khi sáng để kịp chiều đón đoàn chư tăngPhật tử chùa Diên Thọ về dâng hương.

         Thầy Chơn Thành mang 3 môn đệ theo cùng, và khoảng 20 Phật tử đất Diên Khánh, đã dâng hương, nhiễu tháp bổn sư ba vòng trang nghiêm, rồi cùng lên bái lễ chư tôn hòa thượng trên Khu Bảo Tháp với niềm tôn kính vô biên, và dâng lòng tri ân đến các bậc tiền bối đều là danh tăng của Phật Giáo Viêt Nam...

blank
blank
blankblank
blank
blank
blank
blankblank
blank
blank
blankblank
blank

        Sau khi lễ bái xong, Thầy Chơn Thành nhắc nhở tôi lên chùa Diên Thọ vào ngày 16 tháng 10 âm lịch để dự Lễ Húy Nhật Sư Phụ. Trong đoàn Phật tử theo Thầy, tôi được gặp lại lão thi sĩ Đỗ Hữu (ở Suối Hiệp), chú cũng là Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, đã cùng tôi 2 lần dự "Trại Sáng Tác Văn Học Phật Giáo" tại cao nguyên DakLak.

        Một hội ngộ bất ngờ nữa, rất bất ngờ, đó là nhà báo Mỹ Lệ, Trưởng Văn Phòng Đại Diện Báo Thương Mại đặt tại Khánh Hòa, là đồng nghiệp trước kia có gặp gỡ giao lưu với tôi rất thân tình, vui vẻ . Hỏi ra mới hay cô nàng quy y sư phụ Trừng San từ năm lên 6 tuổi, nhà ở bên kia đường đối diện chùa Diên Thọ. Vui quá, vậy mà trước kia cả hai lại không hề biết, cô nàng pháp danh Tâm Thông, còn tôi là Tâm Không. Lâu lắm rồi, hơn 10 năm rồi, chiều nay lại gặp nhau trước bảo tháp của sư phụ, thật là thiện duyên hoan hỷ!
          Khi đã về đến nhà, lòng cứ râm ran nỗi niềm buồn vui chen lẫn khôn tả khi hồi tưởng những năm tháng xưa xa và tháng năm hiện tại với bóng hình sư phụ phảng phất loáng thoáng, tôi thức khuya ngồi bên máy trong yên ắng để trút trải tâm tư qua nhịp vần ngũ ngôn cảm tác: 

BÊN BẢO THÁP SƯ PHỤ

 

Chiều một mình lên non

Một vòng qua lối vắng

Tĩnh lặng dưới Kim Thân

Vẫn chợt mưa chợt nắng

 

Quay về bên bảo tháp

Dâng hương nặng nỗi niềm

Con vẫn còn ngốc nghếch

Loanh quanh ngoài cửa thiền

 

Lạy Thầy bậc cao cả

Nụ cười nhẹ an nhiên

Cõi niết bàn vô ngã

Bóng hình vẫn thiêng liêng

 

Những áng thơ sóng sánh

Tĩnh Song- Hiền Minh Quang (*)

Di ngôn nguồn lấp lánh

Còn tưới đẫm nhân gian...

 

Con quỳ nơi thanh tịnh

Một mình niệm ân sư

Gió về reo công hạnh

Sáng hiền hòa đường tu

 

Con, tục gia đệ tử

Thiếu kém nhiều phước duyên

Nhập nhằng qua cuộc lữ

Giang hồ mãi bon chen

 

Nay thành tâm sám hối

Lúc tóc đã bạc màu

Đạo, bước đường bất thoái

Tâm hương đỏ nguyện cầu

 

Bây giờ bên bảo tháp

Trời không nắng không mưa

Tiếng lòng theo gió mát

Dâng Thầy những tâm tư...

Tâm Không Vĩnh Hữu

 

 

(*) Tĩnh Song- Hiền Minh Quang là bút hiệu của HT. Trừng San ký dưới những bài thơ của Ngài sáng tác.

blank



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.