Câu chuyện trẻ thơ làng chài

10/08/202310:42 CH(Xem: 1356)
Câu chuyện trẻ thơ làng chài

blank

Câu chuyện trẻ thơ làng chài

 

 

        Từ ngoài quốc lộ đi vào, qua đôi rồng chầu ngậm ngọc phun châu, quang cảnh chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng thật thanh vắng, yên tĩnh.

       Tắt máy, dựng xe, vừa bước vào cổng tam quan chùa, tôi đã nghe tiếng giọng của trẻ thơ:

        "Con chào bác!"

        "Con chào bác!"

        Rồi một giọng khác vang lên:

        "Nam mô A Di Đà Phật!Chào ông chứ, con chào ông!"

        Tôi quay lại nhìn về phía góc sân có bóng rợp mát của cội bồ đề lớn, thấy là ba cháu gái còn nhỏ đang chơi bông lá với nhau...

        "Ừ, ông chào các cháu, các cháu ngoan lắm!"

        Cả ba cháu bé đều đang cùng chắp tay sen búp khi chào đón khách lạ.

        Cháu lớn nhất cất giọng líu lo:

        "Ông chụp hình hở ông? Ông đi ngang qua đây thấy chùa đẹp nên vô chụp hình phải không ạ?"

         Tôi ngạc nhiên, vì cháu gái chỉ chừng 6-7 tuổi mà sao ăn nói lễ phépchững chạc quá.

        "Ừ đúng rồi con, ông đi ngang đây đã nhiều lần, thấy chùa to tượng lớn đẹp quá mà chưa thuận tiện ghé vô được. Bữa nay ông nhất quyết phải vô chùa lễ Phật đó con!"

        "Ông ở đâu vậy ạ?"

        "Ông ở Nha Trang!"

        "Ồ, dì Ba của con cũng ở Nha Trang..."

        "Vậy à?! Nhà các con ở gần đây phải không?"

        "Dạ, nhà tụi con ở dưới núi bên này nè ông. Chùa này là Chùa Làng của tụi con đó. ông ơi..."

       Cháu bé tự giới thiệu với niềm tự hào làm cho tôi thán phục và cảm mến vô cùng.

        "Ông đi chụp hình đi, nhiều tượng đẹp lắm, ông chụp hết xong ngoài sân này rồi tụi con dẫn ông lên trên kia chụp tiếp, có nhiều cảnh nhiều hoa đẹp lắm ông!"

        "Ồ, quá tốt, ông cảm ơn các con. Chút nữa hướng dẫn ông nghen."

        Cháu bé nhỏ nhất e dè nấp sau chị lớn, cất giọng yêu cầu:

        "Ông chụp hình cho tụi con đi ông!"

        "Ô kê. Các con đứng gốc cây bồ đề, mỗi đứa cầm một cành hoa rồi ông chụp cho nè!"

        Chụp hình cho mấy cháu xong, tôi tiếp tục dạo quanh sân vườn để săn cái đẹp cái lạ. Rồi mấy cháu hướng dẫn tôi đi lối bên hông để lên chánh điện lạy Phật, ra sân trước nhìn về phía biển để lạc từng bước oai nghi vào một cảnh giới trang nghiêm thanh tịnh của ngôi chùa làng vạn chài trên triền núi dốc đèo...

blankblankblankblank
blankblankblankblankblank

       Từ ngoài vào trong, từ sau ra trước, tôi không thấy một bóng tăng nhân sư sãi nào. Nghe tiếng đại hồng chung ngân vang, tôi lần dò ra đến nhà chuông thì thấy chỉ là một cậu bé khoảng 10 tuổi đang ngồi ghế thỉnh chuông, niệm danh hiệu Phật...

       (Sau, về đến nhà, tôi mới rõ biết là chư tôn đức Tăng Ni ở các tự viện trong Huyện đều đã vân tập về chùa Viên Ngộ - Ninh Ích để dự lễ Đại tường cố Hoà thượng Thích Ngộ Tịnh, nguyên Trưởng Ban trị sự GHPGVN Thị xã Ninh Hoà).

        Khi tôi về, ra đến nơi cổng tam quan thì không còn thấy các cháu bé đâu nữa để chào một câu tạm biệt...

       Trên suốt đường về Nha Trang phố biển xô bồ, tôi cứ nhớ nghĩ về các cháu bé ở làng chài vùng ven biển, vẫn còn nghe văng vẳng bên tai giọng líu lo như chim của các cháu và tự hỏi:

        "Mấy đứa nhỏ ở thành phố văn minh, đô thị hào nhoáng cùng lứa tuổi liệu có được dạy dỗ lễ nghi, lễ phép như mấy đứa bé làng chài này không?"
        Một cảm tác gửi tặng các cháu nhỏ của tôi:

Nắng lia tia rát bỏng

Mưa xối nước lạnh tê

Gió lùa rung cửa cổng

Chướng duyên vây tứ bề

 

Từ bùn tanh tù đọng

Vươn nụ búp nhà quê

Ngập ngừng nơi ao rộng

Nương nấp lá che xoè

 

Nhạc reo trưa hắt nắng

Lay nhẹ lá mượt mềm

Búp mong ngày hương ngát

Một lần trọn kiếp Sen.

 

 blank

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :