Nhân cách người tri thức yêu nước

04/07/20158:18 SA(Xem: 10118)
Nhân cách người tri thức yêu nước

NHÂN CÁCH NGƯỜI TRI THỨC YÊU NƯỚC
Tâm Chiếu Ngọc

Trong chuyến đi thiện nguyện vừa qua tại Nepal, tôi được tiếp xúc với một tình nguyện viên người địa phương- vị giáo sư đang giảng dạy tại một trường đại học ở thủ đô Kathmandu.

nepal earthquake 1Công việc của anh là làm phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nepal và ngược lại ( ngoài ra còn có một vị sư người Nepal), dẫn dắt mọi người đến các địa điểm thiệt hại nhất, tiếp xúc với người dân địa phương, giúp đoàn giải quyết một số vướng mắc trong quá trình di chuyển bằng phương tiện giao thông, giao lưu với các nơi đoàn ghé qua ….

Hiện tại người dân Nepal đang phải trải qua những tháng ngày vô cùng khó khăn trong sinh hoạt, khổ đau khi mất đi người thân do hậu quả của 2 trận động đất  và những đợt dư chấn vừa qua và mùa mưa cũng đã đến. Gần 2 tháng đã trôi qua nhưng sự khốn khó và đau thương vẫn chưa vơi đi được phần nào. Qua nhiều phương tiện thông tin anh đã chủ động liên lạc với các đoàn cứu hộ quốc tế đến Nepal tham gia phụ giúp mọi người với vốn tri thứctrình độ ngoại ngữ mà mình có.

nepal cuu tro 2
Quang cảnh một bữa cơm cứu trợ

Anh sớm gia nhập với đoàn Việt Nam ngay khi đoàn vừa đến thủ đô Kathmandu, sự thông thạo tiếng Anh và bằng sự nhiệt tình của anh đã đưa mọi người đến được tận nơi và gặp được  những con người đang gặp nhiều khó khăn và bất hạnh do thiên tai.

Anh hòa đồng với đoàn rất nhanh, rào cản ngôn ngữ không ngăn cách được chúng tôi cùng làm việc với nhau, ngoài phiên dịch anh cùng khuân vác hàng hóa, giúp sắp xếp người dân  để các buổi phát quà được diễn ra trật tựhiệu quả, giúp chúng tôi trong tất cả các tình huống giao tiếp với người địa phương kể cả những việc lặt vặt khác. Khi mọi người nghỉ ngơi, anh lại viết bài, phiên âm, ghi chú tên các địa danh mà đoàn đã đi qua để giúp nhóm thông tin truyền tin tức về Việt Nam .

nepal cuu tro 3
TT. Thích Nhật Từ gắp thức ăn cho người tỵ nạn tại đây.

Anh sát cánh với đoàn từ sáng sớm đến lúc tối khuya, mọi người làm việc, anh làm việc, không phân biệt, lựa chọn, bất cứ việc gì anh cũng làm. Nhìn anh ăn sau cùng, ngồi cuối dãy bàn, ăn cơm Việt với món ănViệt, cùng lau mồ hôi lấm tấm trên trán như mọi người, tôi xem anh gần gũi như không có gì khác biệt. Thỉnh thoảng có những giây phút hiếm hoi rảnh rỗi khi xe di chuyển, anh kể cho chúng tôi nghe về đất nước, con người Nepal với đa sắc tộc, đa tôn giáothể chế chính trị hiện hành, phong tục tập quán, nếp sống của người dân bản địa vừa khó khăn vừa thân thiện và có phần nhẫn nại… tất cả để mọi người hiểu, cảm thôngthương yêu đất nước này.

nepal cuu troKhi một quốc giabiến động phần lớn những người trí thức có những biểu hiện bằng hành động và thái độ khác nhau. Họ am hiểu tình hình, phân tích, đánh giá nguyên nhân, hậu quả… rất tốt, thậm chí họ có thể dự đoán cả tương lai, nói nhiều, bàn tính nhiều nhưng ít khi  trực tiếp đến được những nơi tận cùng của khổ đau. Nhưng người trí thức này sắp xếp lại công việc cùng dấn thân vào thực tế, có thể anh không có nhiều ngàn đô la, nhiều kiện hàng hóa, nhiều vật chất khác và không có vị thế trong chính quyền địa phương hay tiếng nói quyết định trên những bàn tiệc, bàn hội nghị…nhưng anh có lòng tâm từ theo lời Phật dạy, có tri thức, có gương mặt hiền lành, thân thiện, dễ mến và dễ hòa đồng, làm việc hết mình với mọi người, trân trọng những ai đến để chia sẻ đau thương với đồng bào của anh.

Ngày làm việc cuối cùng của chúng tôi ở Nepal rồi cũng kết thúc, anh theo đoàn ra tận sân bay, giúp chúng tôi khuân vác từng chiếc valy, túi hàng để hoàn tất thủ tục hàng không. Ngay tại cổng kiểm soát, anh chấp tay cúi chào từng thành viên của đoàn (cách chào của người Nepal) và nói lời cám ơn. Nhìn người trí thức hơn 50 tuổi, tóc đã lốm đốm bạc, thân thiện, hiền hòa, lòng tôi dâng lên nhiều xúc cảm, hình ảnh đó theo tôi trên suốt chuyến bay về quê hương và tôi tự hỏi mình nếu ở hoàn cảnh tương tự, tôi có thể đủ sức lực và nhiệt tình để làm tròn những việc như anh đã làm không?

 Máy bay đã cất cánh, màng đêm giăng đầy phía trước. Kathmandu xa dần; Nepal đổ nát, đau thương xa dần; chỉ còn lại lập lòe những đốm sáng phía sau, nhỏ dần và mất hút. Nhưng tinh thần thiện nguyện của những người con Phật vẫn sáng ngời, cùng hòa đồng với nhau không phân biệt sắc tộc, trình độ hay tuổi tác. Mong rằng nơi quê hương Đức Phật đản sanh, ánh sáng của Phật Pháp sẽ mãi mãi chiếu rọi và lan tỏa làm bừng sáng thêm những tấm lòng luôn đến với tận cùng khổ đau của nhân loại./.

                  

Kỷ niệm chuyến đi Nepal, tháng 6 năm 2015
Ảnh: Thầy Thích Ngộ Dũng (Quỹ Đạo Phật Ngày Nay)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2016(Xem: 11119)
14/04/2020(Xem: 4184)
26/07/2022(Xem: 3582)
28/02/2017(Xem: 24415)
15/01/2019(Xem: 6812)
29/01/2015(Xem: 9935)
01/01/2021(Xem: 3284)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.