Tô Tiểu Muội, Tô Đông Pha & Thiền Sư Phật Ấn

24/12/20153:00 CH(Xem: 16171)
Tô Tiểu Muội, Tô Đông Pha & Thiền Sư Phật Ấn

TÔ TIỂU MUỘI, TÔ ĐÔNG PHA & THIỀN SƯ PHẬT ẤN
Lê Huy Trứ (Biên soạn) 12/24/2015

Chúc Mừng Giáng Sinh!

LỜI NÓI ĐẦU

Thú thật không hiểu sao Phật Pháp lại tìm đến tôi, thuở ban đầu tự học đạo phật online, mới lướt qua kinh điểntạng luậntự nhiên ‘ca đúng điệu, đúng nhịp’ cứ như là mình đã diển ca và nhảy múa cái điệu luân vũ phật pháp từ đâu, lâu rồi?  Rồi thì đầu óc như bị download bởi Phật Pháp softwares, tay thì ngứa ngáy gõ lia chia còn mau hơn là ý nghĩ trong đầu dù trong lòng vừa gõ vừa tự nhủ thầm thôi thì thôi nhé chỉ ‘ngừng’ ấy thôi, ...no more không còn gì để viết nữa..  Ngay trong lúc này tôi cũng vẫn ca lui ca lại cái bài ca con cá ‘em chả’ đó nhưng rồi thì tôi vẫn gõ, vẫn tư duy, vẫn vọng tưởng mà không viết thì ý thức vẫn làm việc trong mơ, không ngủ được.  Thôi thì thôi cũng đành thôi...thôi! 

Có khi đọc lại những điều mình viết, sao nó hay quá dzậy, chắc chắn tối hôm qua, trong lúc mắt nhắm mắt mở, nửa thức nửa ngủ, tay thì gõ, mắt thì xem TV, tai vừa nghe nhạc, ...có thể ‘tâm lòng’ đọc cho mình cọp dê chứ chắc chắc tôi còn quá ngu muội, vô minh không đủ trí tuệ để có thể viết một câu văn đầy ẩn ý lẫn lắc léo ba bốn nghĩa như vậy. 

Thỉnh thoảng, đọc những bài tôi viết, tôi lại hiểu theo nghĩa khác có lúc lại phản nghĩa. Bây chừ, 12/24/2015 gần lễ Giáng Sinh bận rộn, khi đọc lại những bài tôi viết, tôi không hiểu lấy một chữ, không một chữ nào vô não nổi? Cứ như trong ‘Sở tri phân biệt,’ Chân Hiền Tâm viết: Đọc cuốn ‘Cốt tủy đạo Phật,’ đọc cứ như đọc thần chú. Mấy năm sau, tình cờ đọc lại tập sách ấy, tôi mới hiểu là do mình, không phải do Thiền sư Suzuki. Mới biết, vạn pháp qua tâm thức của mình đều trở thành hạn cuộc, [lúc đồng ma thuyết lúc y Phật thuyết. THL].

Schopenhauer, một triết gia của thế kỷ XIX, khi sách của ông, sau 16 năm xuất bản, hầu hết đều bị đem bán làm giấy loại, ông đã mượn câu nói của Lichtenberg để nói lên trình độ yếu kém của người đời đối với tác phẩm của mình, “Những tác phẩm như vầy, giống như một chiếc gương. Một con khỉ nhìn vào thì bạn không thể nào chờ đợi một thiên thần nhìn ra.” Tác phẩm của ông có đúng là một chiếc gương để soi không thì tôi không biết để mà bàn đến.  Dĩ nhiên, tôi không dám ví tác phẩm tầm thường của mình với ‘kiệt tác giấy loại’ của Schopenhauer nhưng tôi chỉ ‘cáo mượn ý hùm’ để mong là những paperless (giấy không) trên internet (lưới ảo) này nó không phải là ‘giấy loại... thật’ để bán mua online.  Khi một ‘con chấp Ngã’ nhìn kiến chiếu yêu thì quả tình thấy nó không giống một con giáp nào cả, không thể chiếu kiến ngũ uẩn giai không, chỉ thấy cái nguyên hình yêu quái của nó chứ khó có thể là chiếu kiến được cái bản lai diện mục của mình.

Đây là điều bất khả tư nghị mà tôi chỉ thành thật tâm sự chứ không thể giải thích được cho đến ngày tôi giác ngộ tuy nhiên tôi chưa bao giờ mong ước hay mơ tưởng đến cái ngày đó.  Tôi chỉ muốn sống đơn giản bình thường: đói ăn, khát uống, mệt nghĩ, không vui không buồn, không lo không nghĩ mà thôi chứ không mong thành Phật, không muốn cầu giác ngộ, ‘ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp.’  Tôi chưa có tu và không cầu chứng.  Tu có, chứng không!

Đa số những bật trí giả trong lúc học Phật thường lọt vào vòng “Thiền Tông ‘hổ lốn’ trong bụng Tô Đông Pha” hay sở tri chướng ngăn ngại trí tuệ Bồ Đề để rồi khó kiểm soát được phiền não sinh khởinghiệp chướng xuất hiện.  Mà nhắc đến Tô Đông Pha thì không thể nói đến Thiền Sư Phật Ấn.  Không Tô Đông Pha, không Phật ẤnTuy nhiên, ‘Không’ Phật Ấn thì vẫn ‘Có’ Tô Đông Pha lịch sử nhưng không có chuyện thiền nổi danh giữa đại cư sĩcao tăng.  Nói đến Tô Đông PhaPhật Ấn mà không nhắc đến Tô Tiểu Muội, em gái tài hoa của Tô Đông Pha thì là một thiếu sót rất lớn lao cho Phật giáo, thiền tôngvăn chương.  Cho nên tôi xin sao chép và đặt câu chuyện truyền kỳ của Tô Tiểu Muội lên hàng đầu trong bài viết này.  Tô Đông Pha tượng trưng cho trí, Thiền Sư Phật Ấn tượng trưng như tuệ và Tô Tiểu Muội chính là Quan Thế Âm Bồ Tát.

Dĩ nhiên những chuyện về tam tuyệt tài tử này tam sao thất bổn cho nên tôi cũng dựa theo đó mà chêm thêm nước mắm, tương chao cho nó có chút mùi ‘dị Diệt Nam’ cho nên nếu quý vị không hài lòng thì xin...ráng mà chịu vì rồi cái khó chịu đó nó cũng sẽ qua đi.

THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT TUYỆT:  TÔ TIỂU MUỘI

Tại Châu Mi, thuộc Tứ Xuyên có một người họ Tô tên Tuần, tự là Minh Doãn biệt hiệu là Lão Tuyền. Ông ta là một nhà thông thái, có tiếng là học giỏi cho nên được người thời đó kính trọng và tôn là Lão Tô.

Lão Tô sinh được ba con, hai trai, một gái.  Đứa con trai lớn là Đại Tô, tên Thức, tự Tử Chiêm, biệt hiệu là Đông Pha. Đứa con trai kế là Tiểu Tô, tên Triệt, tự Tử Do, biệt hiệu là Dĩnh Tấn. Cả hai đều nổi tiếng văn hay chữ giỏi, kinh luân nặng túi, thi phú đầy lòng.  Anh em cùng đậu Tiến sĩ một khoa làm đến chức Hàn Lâm Học Sĩ, nổi tiếng nơi triều đình.

Còn người con gái, tuy phận liễu bồ, song chữ nghĩa cũng không kém. Nàng tên là Tiểu Muội, tánh hay đọc, làm thơ, ngoài ra không còn dự vào công việc gì khác cả.

TÔ GIA HUYNH MUỘI

Trong thời đó, ai ai cũng biết rằng nhà họ Tô, anh em trong nhà hay dùng văn chương thi phú mà trêu ghẹo lẫn nhau, cái tiếng ấy vang dội khắp cả vùng đều biết tiếng.

Ví dụ như Đông Pha râu rậm, Tiểu Muội nhạo rằng:

Khẩu đốc kỷ hồi vô mịch xứ,

Hốt văn mao là hữu thanh truyền

Dịch:

Mồm mép nơi đâu không thấy rõ

Bỗng nhiên râu vẳng tiếng truyền ra

 

Tiểu Muội trán dồ, Đông Pha nhạo lại rằng:

Vị xuất đồng trung tam ngũ bộ,

Ngạnh đầu trên đáo họa đường tiền

Dịch:

Trong sân chưa quá năm ba bước

Trước cỗng đã nhô chiếc trán dồ

 

Tô Đông Pha mặt dài, Tiểu Muội nhạo rằng:

Khứ niên nhất điểm tương tư lệ,

Chí kim lưu bất đáo tư liên

Dịch:

Giọt lệ tương tư xưa chảy mãi

Đến nay gò má vẫn chưa qua

 

Tiểu Muội mắt sâu, Đông Pha nhạo lại:

Kỷ hồi thức lệ thâm nan đáo

Lưu thuốc uống dương lưỡng đạo truyền

Dịch:

Mắt sâu lệ chảy lau không tới

Linh láng đôi giòng mãi chẳng thôi

KÉN RỄ ĐÔNG SÀNG

Năm Tiểu Muội lên 16, Lão Tô cố kén rễ đông sàng, nhưng lựa mãi mà không có ai đáng mặt làm chồng cái cô nữ thi sĩ ấy.

Bỗng một hôm, Tể tướng Kinh quốc công Vương An Thạch sai người mời Lão Tô sang dinh để uống rượu chơi.  Vương An Thạch là một người nổi tiếng bậc đại hiền song có tánh kỳ dị, hàng tháng không rửa mặt, giặt áo, do đó Lão Tô cho là một kẻ “bất cận nhân tình” và đoán rằng lão này lúc đắc ý sẽ trở nên một gian thần phản quốc. Vì thế Lão Tô đã từng viết quyển “Biệt Gian Luận” để châm biếm.

Lão An Thạch vẫn nuôi hận trong lòng, chờ cơn trả oán, nhưng về sau thấy hai đứa con của Lão Tô đều đổ tiến sĩ, làm đến chức Hàn Lâm Học Sĩ nên đổi oán thành thân.

Còn Lão Tô, thấy An Thạch nắm trong tay trọng quyền, nếu gây chuyện sợ hại đến đường tiến thủ của hai con mình nên cũng làm lành trong việc giao du.

Hôm ấy Lão Tô đến dinh, Tô Thạch hai người đang đối ẩm với nhau rất tương đắc, thì An Thạch khoe rằng ông ta có một đứa con trai, đọc sách chỉ đọc qua một lần đã thuộc lòng ngay.

Lão Tô đang lúc hứng chí, không nín được bèn nói:

— Hai đứa con trai tôi cho việc ấy là thường sự, cả đến đứa con gái tôi, coi qua một lần sách vở đều nhớ không sót một chữ nào.

An Thạch nghe nói mặt buồn dàu dàu nghĩ rằng:

— Như vậy tức là bao nhiêu tú ký My Sơn đã ung đúc vào nhà họ Tô cả.

Tô lão nói lỡ lời, trong lòng cũng hối hận, nên nói thêm qua loa vài câu nữa rồi cáo biệt ra về.

An Thạch sai tiểu đồng vào phòng học công tử lấy một quyển vở, thân đệ đến trước mặt Lão Tô nói:

— Đây là bài của cháu nó học, vậy hiền đại nhân chấm xem nếu có chỗ nào sơ suất phiền đại nhân chỉ bảo cho.

Tô Lão không từ chối, cất tập vở vào tay áo rồi ra về.

Về đến nhà ông ta cởi áo vào phòng ngủ khì. Khi tỉnh rượu mới sực nhớ đến câu chuyện ấy, và nghĩ rằng:

— An Thạch đưa vở của con trai y cho ta chấm, như thế là có ý cầu thân. Nhưng làm thân với người ta không muốn thực là một tai hại.

Tuy nghĩ thế, Tô Lão cũng lấy vở ra xem, quả trong đó văn chương tuyệt tác, thật là một đấng tài hoa.

Phúc động lòng vài tài năng, Tô Lão nảy ra một ý kiến, muốn thử lòng đứa con gái mình xem sao, bèn kêu a hườn đến bảo:

— Bài vở này của một chàng trai trình đệ ta phê chấm, nhưng ta bận việc, đưa nhờ tiểu thư của mi duyệt xem, xem xong phê vào đó rồi mang ra đây ngay.

Vừa nói, Tô Lão vừa rọc bỏ cái tên Vương Nu trên mặt sổ, rồi trao cho a hườn.  Liễu hoàn, tên con a hườn của Tiểu Muội, cầm vở đi thẳng vào phòng thuật lại đúng như lời Tô Lão đã dặn.

Tô Tiểu Muội, tay cầm bút son, chấm phá một lúc rồi than rằng:

Văn chương tuyệt tác song tú khí phát tiết đến tận cùng, e khó bề mà trường cửu.

Bèn cầm bút son phê trên mặt quyển:

— Tài này dùng để chiếm đoạt cao khoa có thừa xong hưởng tuổi trời chẳng đủ.

Tiểu Muội phê xong giao cho Liễu Hoàn kính trình thân phụ.

Tô Lão thoáng thấy lời phê của con gái mình, thất kinh, nói:

— Lời phê thế này nếu An Thạch mà trông thấy thì bất tiện lắm.

Nghĩ đi nghĩ lại, Tô Lão xé mặt quyển, đổi giấy, và viết lại một câu để làm vừa lòng An Thạch, rồi cho gia đinh đem sang nhà trả lại.

Chiều hôm sau, có một sai quan của Vương phủ đến thưa rằng:

— An tướng công, vì một tài đức của Tiểu thơ, nên cho tôi đến đây cậy lời mai mối, chẳng biết tôn ý ra sao?

Tô Lão lựa lời từ chối khéo:

— Tướng phủ hạ cố cầu thân, tôi đâu chẳng dám tuân lời, song tiện nữ của tôi tài sơ, trí thiển, lại xấu xa, không xứng đáng với công tử đâu.

Sai quan về bẩm lại. An Thạch thấy mặt quyển đã đổi giấy, lại từ chối như thế, trong lòng không vui, song cũng bỏ qua câu chuyện hôn nhân.

Các sĩ phu hay được tin Tướng công An Thạch cầu hôn bất thành nên tấp nập đem văn đến cửa nhà họ Tô bán rao ầm ĩ.

Tô Lão truyền bắt bọn cầu thân xuất tĩnh văn bài đệ cho Tiểu Muội tự ý lựa chọn người chồng là tưởng.

Trong số bài vở rất đông, nhưng chỉ có một quyển Tô Tiểu Muội phê:

— Ngày nay tuy tú tài ngày kia sẽ học sĩ. Rất tiếc hai Tô đồng thời nếu không hoàng bàng một thưở.

Tô Lão xem quyển, biết con gái mình vừa ý, bèn dở bìa quyển ấy xem thấy đề tên Tú tài Tần Quán.

Tô Lão lập tức truyền cho bọn gia nhân, hễ thấy tên Tần Quán đến thì mời vào.

Nhưng khốn thay, cái gã Tần Quán kia người quận Cao Đưu đất Dương Châu — tuy tài cao học rộng — cũng theo đòi thiên hạ, đem ngọc bán rao, song lại sợ tổn thương đến danh dự nên không cùng với mọi người đến ngưỡng cửa họ Tô chầu chực.

Tô lão thấy Tần Quán không đến, đành sai người đến ngọ sở tìm đón.

Tần Quán tuy trong lòng hí hửng muốn chọc ghẹo khách anh tài, nghe Tô Tiểu Muội tiếng tăm lừng lẩy, cũng muốn được cầu thân, song chưa thấy được dung nhan, lại nghe đồn trán nàng cao như núi, mắt thẳm tợ sông, trong lòng cũng ngan ngán, muốn kiếm dịp nào để gặp mặt, coi hơn thiệt thế nào rồi sẽ định.

Vừa lúc ấy chàng lại nghe tin đúng ngày mồng một tháng hai Tiểu Muội đến chùa dâng lễ.

Thế là dịp tốt. Ngày hôm đó thấy Tần Quán dậy thật sớm, ăn mặc nâu sòng, trá hình một tăng sĩ du phương, cổ đeo chuỗi hộc, đầu thắt khăn vải.

Trông vào gương, chàng ta mỉm cười tự nghĩ:

— Nếu mình đi tu thật thì chắc làm cho các bà vãi si mê không ít.

Chàng ta lấy làm tự đắc cho cái anh tuấn của mình, ung dung bước đến chùa Đông Nhạc.

Giữa lúc đó, kiệu hoa của Tô Tiểu Muội cũng vừa đi đến. Tần Quán trông thấy nàng, tuy mặt nàng không phải bực “chìm đáy nước cá lờ đờ lặn, lỉnh da trời nhạn ngẩn ngơ sa”, nhưng chứa đựng một cái gì uy nghi, đoan chính.

Muốn thử chút tài năng, Tần Quán đứng đợi dâng hương xong, mới bước đến nói:

— Tiểu thư hữu phúc, hữu thọ, nguyện phát từ bi... (Tiểu thư có phúc, có thọ, xin mở lòng từ bi).

Biết chàng trai kia có ý ghẹo mình, Tô Tiểu Muội nối lời đáp:

Đạo nhân hà đức, hà năng cảm cầu bố thí? (Đạo nhân có đức, có tài gì mà dám xin bố thí?)

Tần Quán nói tiếp:

— Nguyện tiểu thư, thân như được thụ, bách bệnh bất sinh... (Cầu chúc tiểu thư mình như cây thuốc, trăm bịnh không sinh).

Tiểu Muội vừa bước đi, vừa quay đầu lại đáp:

— Tùy đạo nhân khâu thổ liên hoa, bán văn vô cả (Dù đạo nhân miệng nở hoa sen, nửa đồng không có.)

Trần Quán nói thêm:

— Tiểu nương tử nhất thiên hoan hỷ, như hà triết thủ bảo sơn? (Tiểu nương tử một trời hoan hỉ, tại sao lại khép non vàng?)

Tiểu muội bồi thêm một câu:

— Phong đạo nhân điểm địa tham si, ma đắc tùy thân kim huyệt (Phong đạo nhân lắp đất tham si, đâu được thâu vào hang bạc.)

Đáp xong câu ấy, Tiểu Muội bước lên kiệu.

Các nhà sư trong chùa đi theo đưa Tiểu Muội được nghe các lời đối đáp ấy, lấy làm lạ, chẳng hiểu tên đạo nhơn nào, từ đâu đến mà lại sỗ sàng như vậy.

Vừa định quay lại để trách cứ thì tên đồng tử đến bên người đạo nhân kia, kính cẩn nói:

— Xin công tử về nhà thay áo.

Chờ người đạo nhân đi khỏi, người giữ chùa hỏi nhỏ đồng tử:

— Người đó là ai thế?

Đồng tử đáp:

— Đó là công tử Tần Quán, tự là Thiếu Du, một danh tài ở đất Dương Châu, ai ai mà chẳng biết...

Người giữ chùa nghe nói thất kinh, đem chuyện ấy thuật lại với một người trong chùa. Và chẳng bao lâu, tiếng ấy đồn khắp đó đây.

Thiếu Du thấy nhan sắc Tiểu Muội không đẹp nhưng mặn mà, đem lòng kính mến, liền đến nhà Tô Lão để cầu thân.

Tô Lão nhận lời. Thiếu Du lập tức đem nạp đồ sính lễ.

Lúc bấy giờ, vào đầu tháng hai. Tần Thiếu Du nóng thành hôn, nhưng Tiểu Muội xem văn, đoán thiên văn biết khoa thi này, thế nào Thiếu Du cũng đậu tiến sĩ, muốn rằng vị tân lang của mình, ít ra ngày họp cẩn cũng có bào gấm hia thêu, nên thưa với Tô Lão xin hoãn cuộc thành hôn lại đã.

Kịp đến mồng ba tháng ba, triều đình mở khoa thi kén chọn nhân tài, Tần Thiếu Du quả nhiên thi đậu, bảng vàng đề tên.

Khoa thi đã đỗ, Tần Quán lại càng nóng lòng cưới vợ, vội vã đến xin làm lễ cưới ngay ngày hôm ấy.

Tô Lão thấy chàng rễ mình quá bôn bức, cười xòa, và nói:

— Ngày hôm nay yết bảng ắc là ngày lành, vậy ta cho nghĩa tế thành hôn tại tệ xá trong đêm nay có được chăng?

Còn gì mừng rỡ hơn nữa. Tần Thiếu Du lạy tạ đền ơn...

Đêm ấy trời trăng vằn vặc, bầu trời trong suốt, gieo vào lòng người một tâm hồn man mác, như muốn giúp cho đôi tình nhân văn học một nguồn cảm giác xa xuôi.

Sau khi dự tiệc, Thiếu Du toan bước vào động đào để xem hoa nở, thì thấy cửa phòng tiểu thơ đóng kín, trước cửa có để một bàn án nhỏ, đủ cả văn phòng từ bửu, lại có thêm ba phong thơ và ba cái chén: một chén ngọc, một chén vàng, và một chén bằng sứ.

Thấy con Liễu Hoàn đứng lấp ló, Tần công tử tưởng nó chực mở cửa cho mình, bèn nói:

— Vào báo cho tiểu thơ biết, tân lang đã đến sao không chịu ra mở cửa?

Liễu Hoàn cung kính đáp:

— Tiện tỳ tuân lệnh tiểu thơ ra đây để nhắc cho công tử rõ rằng trên án thư có ba đề mục, nếu đáp trúng cả ba, tôi xin mở cửa ngay.

Thiếu Du nói:

— Ba cái chén ấy dùng đựng gì thế?

Nữ tỳ đáp:

— Chén ngọc đựng rượu, chén vàng đựng trà, chén sứ đựng nước lã. Nếu trúng cả ba đề mục tôi sẽ dùng chén ngọc dâng ba lần rượu trước khi mở cửa vào phòng; nếu chỉ đáp trúng hai đề mục thì tôi dùng chén trà dâng một chén nước để công tử giải khát, chờ đến đêm mai sẽ lại; còn nếu đáp trúng một đề mục thì tôi sẽ dâng cho công tử một chén nước lã và phạt ở ngoài hiên đọc sách ba tháng.

Thiếu Du nghe xong, trong lòng hậm hực, nhưng không biết phải làm sao, chẳng lẽ từ chối cuộc chơi ấy thì còn gì là một trượng phu, nên gượng cười đáp:

— Nơi chốn trường thi, ngàn vạn anh tài tranh đoạt, thế mà ta còn chưa sợ thay, huống chi ở đây chỉ là một đề thi thử thách, đâu có đáng kể!

Liễu Hoàn cũng không vừa, nghe Tần Quán tự phụ như vậy, vội nói ngay:

— Tiểu thơ của tôi không thể ví với các khảo quan, chỉ lôi những sáo cũ ra mà lòe thí sinh. Ở đây có ba đề mục. Thứ nhất là bốn câu, công tử phải trả lời bằng 4 câu thơ ẩn nghĩa của bài thơ xướng là đúng. Thứ hai cũng là bốn câu thơ, trong đó có bốn danh nhân thời cổ, công tử biết đặng bốn tên ấy, mà trả lời thì đúng.

Thứ ba, đề tài này dễ hơn, công tử chỉ phải đối một vế câu đối bảy chữ mà thôi.

Nói xong, Liễu Hoàn kính cẩn dâng cho Tần Quán một phong thư. Tần Quán bóc thư ra, thấy bốn câu thơ viết trên một tờ hoa tiên.

Đồng thiết đầu hồng dã

Lâu nghĩ thướng phấn tường

Âm dương vô nhị

Thiên địa ngã trung ương...

Đồng thiết quặn lò lớn: ẩn nghĩa chữ “hóa”

Ong kiến lên tường vôi: ẩn nghĩa chữ “duyên”

Âm dương không hai đường: ẩn nghĩa chữ “đạo”

Giữa trời đất có ta: ẩn nghĩa chữ “nhân”

Thiếu Du xem xong mỉm cườinghĩ thầm:

— Theo người khác thì khó thực, nhưng ta, ta là người đã giả đạo nhân để ghẹo nàng trước kia, nay nàng lại làm một đề thơ có hàm ý chữ “hóa duyên đạo nhân” thì chẳng khó khăn gì, ý nàng muốn trêu ta về câu chuyện ở chùa hôm nọ.

Nghĩ xong, bèn lấy bút viết bài thơ trả lời:

Hóa công hà ý bả xuân thôi

Duyên đáo danh vên hoa tự khai

Đạo thị xuân phong chân hữu chu?

Nhân nhân bất cảm thướng hoa đài

Dịch:

Hóa công sao khéo giục xuân hoài

Duyên đến vườn thơm hoa tự khai

Đạo ấy, giờ xuân đà có chu?

Nhân nhân, ai dám tới hoa đài

Liễu Hoàn thấy Thiếu Du viết xong, vội vã tiếp lấy đem vào trình cho Tiểu Muội.

Tiểu Muội xem qua mỉm cười nói:

— “Hóa duyên đạo nhân” ý! ra cũng giỏi đấy.

Thiếu Du lại giở phong bì thứ hai, thấy trong đó cũng một bài thơ đề:

Cường gia thắng tổ hữu thi vi

Tạc bích thâu quang dạ độc thư

Phùng tuyến lộ trung thường ức mẫu

Lão ông chung nhật ỷ môn lư

Dịch:

Con lại hơn cha chẳng kẻ bì,

Dục tường mượn sáng đọc bài thi

Vá may buồn bã thường trông me.

Tựa cửa lão ông đợi suốt ngày

Câu “Cường gia thắng tổ” nghĩa là “Tôn Quyền”

“Tạc bích thâu quan” nghĩa là “Khổng Minh”

“Thường ức mẫu” nghĩa là “Tử Tư”

“Lão ông tựa cửa” nghĩa là “Thái Công Vọng”

Thiếu Du xem xong lấy bút đền liền bốn tên ấy với những lời chú giải.

Liễu Hoàn lại tiếp lấy đem vào dâng cho Tiểu Muội xem, Tiểu Muội cũng chắc lưỡi khen thầm.

Đã trả lời được hai đề thi khó khăn rồi, bây giờ đến đề thi thứ ba là một câu đối. Thiếu Du thở ra khoan khoái, tưởng chừng như mình sắp được vào phòng rồi, mặt mày hớn hở, bóc đề bài thứ ba ra xem; trong ấy viết:

Bế môn, suy xuất song tiền nguyệt.

Khi mới đọc xong, Thiếu Du cho là một vế đối rất dễ, nhưng lòng anh chàng lúc này đã quá nóng nảy, ý tứ không còn tập trung nữa, tâm hồn như đang lạc loài trong cõi mộng thần tiên, thành thử nghĩ hoài mà không ra ý.

Giữa lúc đó Tô Đông Pha chưa ngủ, biết rằng đêm hợp cẩn thế nào đứa em gái mình cũng “chơi ác” để làm khốn vị tân lang, bèn đến gần khuê phòng nghe ngóng. Vừa đến nơi, thấy Thiếu Du chắp tay thơ thẩn mãi trong sân, miệng lẩm bẩm câu:

Bế môn, suy xuất song tiền nguyệt.

Đông Pha mỉm cười, tự bảo:

Đúng rồi! Cô em gái mình đang đưa vế đối ấy để làm khó dễ vị tân lang của hắn; ý muốn giúp đỡ cho Thiếu Du một chút cho xong chuyện, xong sợ Thiếu Du tự ái, chẳng biết phải làm sao.  Đông Pha suy nghĩ một lúc rồi lượm một hòn đá nhỏ ném vào mặt hồ gần đấy.

Nước trong hồ đang im lìm trong giấc ngủ, bỗng cau mày, vừng trăng tan rã ra từng mảnh, nước bắn vào mặt Thiếu Du.

Như chiêm bao sực tỉnh, Thiếu Du hội ý, chạy vào án thư cầm bút đối rằng:

Đầu thạch xung khai tỉnh để thiên

(Ném đá vỡ trời tung đáy nước)

Để đối với câu của Tiểu Muội:

Bế môn suy xuất song tiền nguyệt

(Đóng cửa đùa trăng ra trước sân)

Liễu Hoàn vừa nạp bài thi chót vào cho Tiểu Muội chưa bao lâu, thì bỗng “kẹt” một tiếng, cánh cửa “động đào” mở rộng, một tên tùy nữ từ bên trong bước ra, tay dâng chén ngọc đầy rượu và nói:

— Thật là một đấng tài hoa. Tiểu thơ tôi xin mời công tử cạn ba chén.

Thiếu Du đắc ý uống liền. Uống xong, bên trong lại có hai con tùy nữ khác bước ra, kính cẩn đưa chàng vào phòng huê chúc.

Mối tình giai nhân tài tử thấm thía vô cùng...

Một thời gian sau, vì tài năng lừng lẫy, Thiếu Du được triều đình bổ nhậm đến chức Hàn Lâm học sĩ. Còn Tô Tiểu Muội thanh danh càng ngày càng lừng lẫy, được Hoàng thái hậu mời vào cung để xướng họa suốt ngày đêm.

Về sau, Tiểu Muội mất sớm, Thiếu Du thương tiếc quá, không tục huyền, giữ mãi mối tình thơ, gói trong niềm ân ái, đến chết vẫn chưa phai.

Lời Bàn:

Còn bàn chi nữa? Chuyện chi xãy ra cho Tô Tiểu Muội trong đêm ‘động phòng’  đó...rồi thì nó cũng ‘yên tĩnh’ qua đi.

VƯƠNG AN THẠCH SỬA LƯNG TÔ ĐÔNG PHA

Vương An ThạchTô Đông Pha là hai vị đại văn hào đã được người Trung Hoa tôn kính vào hàng "Bát Đại Gia" của họ. Tính tình của hai ông trái ngược nhau: Tô thì hào sảng, bộc trực; còn Vương thì uyên bác, thâm trầm.

Vương An Thạch là người có hùng tâm, đại chí. Ông thi đỗ sớm, nhưng không nhận chức ngay.  Ông để ra một thời gian dài gần hai mươi năm để du lịch, học hỏi địa hình địa vật, phong tục tập quán, văn chương văn hóa khắp miền. Sau khi tự nhận thấy mình đã có đủ bản lãnh, ông mới chấp chánh và được phong làm Tể Tướng.

Trong lúc du học ở đảo Hải Nam, ông đã làm một bài thơ, trong đó có hai câu rất lạ:

Minh nguyệt sơn đầu khiếu

Hoàng khuyển ngọa hoa tâm

Dịch nghĩa:

Trăng sáng hót đầu núi

Chó vàng nằm (trong) lòng hoa

Thi hào Tô Đông Pha, khi đọc, thấy không vừa ý nên đã sửa lại hai chữ cuối cho thơ có ý nghĩa hơn.

Ông sửa là:

Minh nguyệt sơn đầu chiếu

Hoàng khuyển ngọa hoa âm

Dịch nghĩa:

Trăng sáng rọi đầu núi

Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa

Chuyện sửa thơ đến tai Vương An Thạch nhưng ông không hề lên tiếng! Vương Tể tướng chỉ bổ nhiệmthi hào làm những chức quan tốt, nhưng chuyển đổi thành một vòng, từ Kinh đô xa dần về tận miền cực Nam, rồi lại trở về Kinh đô.

Khi đến làm quan ở Hải Nam được một thời gian, Tô Đông Pha mới khám phá ra là: ở địa phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu núi; và có một loại sâu tên là Hoàng Khuyển, chỉ thích nằm trong lòng hoa! Lúc ấy Tô Đông Pha mới biết là mình bồng bột và thấy được cái thâm trầm của Vương An Thạch.

Cách xử sự của Vương làm Tô khâm phục và sau này hai người thành bạn tương kính nhau, mặc dù trái ngược cả về tính tình lẫn chính kiến.

Lời Bàn: 

Tô Đông Pha còn trẽ, cao ngạo hiếu thắng nhưng thiếu kinh nghiệm chưa thể so sánh bằng kiến thức, trí tuệkinh nghiệm của kẻ lão thành, nhất phẫm triều đình như Vương An Thạch được. Cho nên mới có những chuyện ‘Thiền Tông ‘hổ lốn’ trong bụng Tô Đông Pha’ tiếp theo đây.

KIẾN TÁNH

Tô Đông Pha là một học sĩ làm quan thời Tống. Quan trường thăng trầm nên ông thường đến chùa Kim Sơn học Thiền và luận đạo với Thiền Sư Phật Ấn. Là một học giả có tài, nên ông luôn tự hào về trình độ hiểu thiền của mình.

Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày, hai người ngồi xếp bằng đối nhau luận thiền. Đông Pha hỏi Phật Ấn:

- Ngài thấy tôi thế nào?

Phật Ấn đáp:

- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!

Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:

- Ông thấy ta ra sao?

Đông Pha nhìn thấy Phật Ấn mập tròn quay lại mặc áo bào đen, bèn đáp ngay:

- Giống một đống phân bò!

Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, mười phần sung sướng. Đến chiều về nhà, mặt mày hớn hở nói với Tô Tiểu Muội:

- Này muội muội, hồi nào tới giờ mình bị Ấn lão cho đo ván mãi, đấu không lại ông ta. Không biết hôm nay Hòa thượng trở cờ hay Học sĩ này gặp may mà chuyến này Ấn lão không còn lời để nói, không có lý để trình đấy.

Nói rồi bèn đem tình hình pháp chiến vừa qua thuật lại. Tô Tiểu Muội thiên tư hơn người, tài hoa xuất chúng, nghe Ca Ca kể xong câu chuyện, liền nói:

- Xì, anh thua đậm rồi!

Đông Pha tức quá mắng :

- Ta làm sao lại thua? Tại sao ông ấy không nói một lời nào? Cái con nha đầu này, thiệt là miệng chó không mọc ngà voi đâu nhé!

Tô Tiểu Muội nói:

- Này ca ca, tôi xin hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?

Đông Pha tức tối nói bướng:

- [Phân bò quý. THL]

Tô Tiểu Muội nói:

- Ủa cái câu trả lời này nó không có trong bài bản trước nay nhưng anh đã chứng minh ý của Tiểu Muội. [THL]

Tô Tiểu Muội nói tiếp:

- Sư huynh ơi! Tâm thầy là tâm Phật nên nhìn huynh trang nghiêm như Phật. Tâm sư huynh như phân bò, chẳng trách sư huynh nhìn thầy như đống phân bò.

Luận Bàn:

Nếu không có cái duyên là tâm thức thích hơn người của Tô Đông Pha và câu hỏi “Thầy thấy tôi tọa thiền ra sao?” mà Phật Ấn vẫn thấy tướng tọa thiền của Tô Đông Pha “trang nghiêm như Phật,” thì tâm Phật Ấn không khác Đông Pha. Tuy được Tô Tiểu Muội phết mấy chữ “Tâm thầy là tâm Phật” nhưng thực chất không khác phân bò. Vì sao? Vì thiền sư nhìn tâm là tâm, không một khởi niệm nhị nguyên. Thử hỏi, cái gì “trang nghiêm như Phật?”  Song vì phần sở tri hoạt động quá mạnh, có dịp là… trướng to như đống phân bò, còn ngồi cách nào không làm nên Phật vịPhật Ấn kê đơn cho thuốc: Trang nghiêm như Phật. Tô Tiểu Muội nhân đó bốc thuốc, trị cái tật huênh hoang của Tô sư huynh.

Theo Phật Giáo, trong A Lại Da Thức có chứa đựng rất nhiều hạt giống nhân duyên (duyên nghiệp chủng tử.) Có những hạt giống dễ thương, thơm như hoa Chi Lan nhưng cũng có rất nhiều hạt giống không dễ thương, thúi như phân bò.  Có những hạt giống làm Phật, nhưng cũng có rất nhiều hạt giống làm chúng sanh. Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, gian ác, hơn thua, thối tha… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò,” ngửi mùi phân bò hết. Ngửi riết quen mùi rồi cũng thấy quen, rồi mình là phân bò hồi nào không biết.

Ngược lại, nếu mình biết khơi dậy, nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống bố thí, thương yêu, cảm thông, tha thứ, thơm tho… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, đáng thương, thơm như hoa Chi Lan, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật, thơm như hương trầm.  Tự thân thơm hồi nào không biết.

Gần mực thời đen; gần đèn thời sáng.  Gần đống phân bò thì hôi thúi; gần bật thánh nhân thì thơm như hoa Chi Lan.  Thông thường, thánh nhân ngửi được mùi hôi của kẻ phàm phu; Phàm phu cũng ngửi được mùi thơm của thánh nhân nhưng không ngửi được mùi hôi của chính mình.  Vậy thì tại sao Tô Đông Pha ngửi được mùi phân bò, thấy được cục phân bò Phật Ấn và ngược lại?  Hay họ Tô thấy mình, tự ngửi mình rồi suy bụng tiểu nhân ra bụng Phật Ấn?  Ngược lại, Phật Ấn suy bụng Phật ra bụng tiểu nhân?  Thật ra, Tô Đông Pha muốn trã đủa vì trước đó bị Phật Ấn chê tuyệt tác của mình như ’cức chó’ nhưng lại thua đậm hơn.  Thiền Sư Phật Ấn trước chê Tô là ’cức chó’ sau đó khen là ’như Phật’ tương tự như câu trã lời ’Không’ rồi lại ’Có’ của Triệu Châu Cẩu Tử truyện.  Ngược lại, Tô Đông Pha trước là ’cức chó’ sau  là ’cức bò,’ vẫn là phân.

Kinh nói, tâm thế nào thì nhìn ra thế ấy nhưng chưa chắc ngửi ra sự thật, nếu tâm biết nhìn biết ngửi, còn thêm biết nghe để tức giận nữa.  Ca dao có câu: ”Thương ai thương cả đường đi lối về, ghét ai ghét cả tôn ti họ hàng.” Người có quyền tước giàu sang thì dù họ có đánh dấm cũng thơm.  Đó cũng từ cái tâm nịnh kẻ có tiền và sợ kẻ có quyền ấy mà ra.

Khi tâm mình có năng lượng từ bitrí tuệ, nó sẽ làm thăng hoa đời sống của chính bản thân mình và đem đến cho mọi người chung quanh niềm an lạc, hạnh phúc.  Khi ấy nhìn đâu mình cũng có thể thấy hoa đẹp, ngửi được mùi thơm, dù khi hoa đang là rác rưới...vẫn không ngửi được mùi thúi vì ta bị nghẹt mũi từ bitrí tuệ.

Học Phật không phải để tranh sáng tối, cao thấp, hơn thua, thơm thúi, xấu tốt mà để chuyển hóa nội tâm, khiến cho tâm thanh tịnh. “Tâm tịnh là cõi Phật!” Đó là bí quyết để xây dựng Tịnh độ.

Trước đó, Tô Đông Pha đã ra một bài kệ rung động xưa nay như sau :

Cúi lạy Thiên trung Thiên

 Hào quang chiếu đại thiên

 Tám gió không lay động

 Ngồi vững đài Kim Liên.

Bài kệ này nghe rất ổn diệu. Thiên trung Thiên chỉ cho Phật là bậc Thánh hùng, hào quang là ánh sáng phát xuất từ tự tánh của Phật. Một ngàn thái dương hệ là 1 tiểu thiên thế giới, 1.000 tiểu thiên thế giới là 1 đại thiên thế giới. Tám gió là 8 thứ gió từ hoàn cảnh (cảnh phong): Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc (lợi lộc, suy hao, hạ thấp, đề cao, khen, chê, khổ, vui.)  Trước định lực của Phật, 8 thứ gió này không làm lay động được, Ngài vẫn ngồi sừng sững trên tòa sen báu.  

Bài kệ này như thật khen ngợi công đức của Phật, ngay trên văn chương có đủ khởi thừa chuyển hợp, không chê vào đâu được. Đến nay trong các tòng lâm tuyên sớ, còn mượn dùng làm đầu sớ, vào ngày rằm, mồng một, vị sư Duy-na ngân nga đọc lớn.  Bình tâm mà luận, bài kệ này hay không thể tưởng, Tô Đông Pha làm xong bài kệ này rất là khoái chí, vuốt râu ngâm vịnh mãi. Ông ta qua lại rất thân với Hòa thượng Phật Ấn, chép bài kệ trên xong, liền sai tên gia đinh chèo thuyền đưa đến cho Ấn lão và dặn dò chờ xem có phúc đáp gì không. Ông ta cho rằng thế nào Phật Ấn cũng tán thưởng đặc biệt, nào ngờ Phật Ấn xem xong chỉ nói hai tiếng "cức chó" rồi ném đi.  Có sách nói là ’rấm rít.’

Lát sau gia đinh hỏi :

- Hòa thượng có thơ phúc đáp cho lão gia tôi không ?

Sư đáp : Không.

Gia đinh nói :

- Thế thì Hòa thượng có điều gì dặn dò để tiểu nhân thưa lại ?

Sư nói :

- Ngươi có điếc không?! Lão tăng đã chẳng nói "cức chó" rồi sao ?

Tên gia đinh bị một bữa không thú vị gì, thật là nuốt không trôi, bắt buộc phải chèo thuyền trở về báo lại, chẳng có thơ trình. Tô Đông Pha lấy làm lạ hỏi :

- Ấn lão có thơ phúc đáp không ?

- Nếu có thơ phúc đáp thì tiểu nhân đâu dám không trình lên lão gia ! Gia đinh đáp.

- Vậy thì Ấn lão xem bài thơ của ta rồi có nói gì không ?

- Không có nói lời chi !

- Cục cức! Bài thơ hay như vậy lẽ đâu chả nói tiếng nào ? Đông Pha bực tức nói.

- Đồ cức! Tiếng đó thì có. Lão hòa thượng xem xong, nói: "Cức chó," rồi ném đi. Gia đinh nói.

Tô Đông Pha nghe báo như thế, giận đến ba hồn nhảy dựng, thất khiếu phì hơi, lật đật nói :

- Hòa thượng già tối mắt, bài kệ của ta đựng nước còn không chảy mà ông ta chẳng coi ra gì cả !?

Nói xong, Tô bảo gia nhân chuẩn bị xuồng chở ông ta qua sông ngay. Vừa gặp Phật Ấn, Tô ta hét lớn :

- Ấn lão, vừa rồi bài kệ của tôi có chỗ nào không hay ? Xin được khai thị, khai thị, khai thị !

Phật Ấn khiêm hòa nhỏ nhẹ nói :

- Tám gió thổi chẳng lay, cức chó vượt sông ngay.

Đông Pha nghe nói, biết mình rơi vào thế hạ phong, không đừng được ngửa mặt lên trời cười ha hả

- Hòa thượng quả nhiên đáng bội phục !

Do đó càng thêm tương đắc, qua lại càng mật thiết.

Lời Bàn:

Tô Đang Pha còn hiếu thắng tranh hơn thua, trong khi đó Phật Ẩn, vô chiêu thắng hữu chiêu, không màng thua hơn. Thành thật mà nói, Phật Ấn là một vị Tông tượng chơn tham thật chứng, một lời nói, một cử chỉ của ngài đều phát xuất từ "trí tuệ." Còn Tô Đông Pha chỉ là một văn hào thông minh, đầy kiến thức bác học, dù cho ngòi bút nở hoa đi cở nữa cũng chỉ là phát xuất từ "kiến thức." Lời câu phát ra từ ý thức dù cho nhảy dựng lên đến cõi trời 33 đi nữa cũng không thể cao hơn đảnh tướng của bậc đại tu hành. (Dung Hy Pháp sư, Thích Minh Cảnh dịch)

THIỀN SƯ PHẬT ẤN 

Vua Thần Tông nghe danh đức của Thiền Sư, vua ngưỡng mộ ban cho cà-sa của Cao Ly tặng và bát vàng.

thượng đường dạy chúng:

- Lạnh lạnh, gió gõ tiếng tre khô, nước đông cá lội rích, rừng thưa chim ngủ khó, thảy là uy thế của sương. Đâu kham hành khách áo đơn, thôi nghỉ hoa tía núi ngàn đóa, hãy vây lò lửa một phen dùi, buông đi thù du trong không cọc tre, lật ngược Ca-diếp trước cửa cột phướn.

Liền đó, Sư lại nói:

- Chẳng hội suy nghĩ càng không manh mối. Tham!

Khi Thiền Sư Phật Ấn ở chùa Kim Sơn, Tô Đông Pha gởi thơ đến hẹn gặp nhau, thơ nói: Chẳng cần xuống núi đón, như Triệu Châu tiếp người thượng đẳng. Đông Pha đến, Sư ra đón tiếp.

Đông Pha thăm hỏi Sư, Sư dùng kệ đáp:

            Triệu Châu đương nhật thiếu khiêm quang

            Bất xuất tam môn kiến Triệu vương

            Tranh tợ Kim Sơn vô lượng tướng

            Đại thiên đô thị nhất thằng sàng.

Dịch:

            Triệu Châu ngày ấy thiếu khiêm nhường

            Chẳng đến tam môn đón Triệu vương

            Đâu giống Kim Sơn nay lắm tướng

            Đại thiên chung lại một chiếc giường.

Đông Pha vỗ tay khen hay.

Một hôm, Sư và đồ chúng vào thất, cư sĩ Tô Đông Pha đến thẳng vào thất. Sư nói:

- Trong này không có ghế ngồi, cư sĩ đến đây làm gì?

Đông Pha đáp:

- Tạm mượn thân tứ đại của Phật Ấn làm ghế ngồi.

- Sơn tăng có một câu hỏi, cư sĩ nếu nói được thì mời ngồi. Bằng nói chẳng được thì cổi ngọc đái để lại.

Đông Pha vui vẻ nói:- Xin hỏi.

- Vừa rồi cư sĩ nói: tạm mượn thân tứ đại Sơn tăng làm ghế ngồi? Chỉ như Sơn tăng tứ đại vốn không, năm ấm chẳng có, cư sĩ đến chỗ nào ngồi? Tô Đông Pha không đáp được, phải cổi dây ngọc đái để lại.

Sư tặng lại cho Đông Pha lá y Vân Sơn.

Đông Pha làm kệ:

            Bách thiên đăng tác nhất đăng quang

            Tận thị hằng sa diệu pháp vương

            Thị cố Đông Pha bất cảm tích

            Tá quân tứ đại tác thiền sàng.

            Bệnh cốt nan kham ngọc đái vi

            Độn căn nhưng lạc tiễn phong ki

            Hội đương (dục giao) khất thực ca cơ viện

            Đoạt đắc Vân Sơn cựu nạp y.

Dịch:

            Đèn trăm ngàn ngọn ánh sáng đồng

            Cả thảy hằng sa Diệu pháp vương          

            Bởi thế Đông Pha đâu dám tiếc

            Mượn anh tứ đại làm giường thiền.        

            Bệnh xương khó chịu ngọc đái ràng

            Căn độn nên rơi máy nhọn tên

            Hiểu nên khất thực xa ca kỹ

            Nhận lãnh Vân Sơn chiếc y xưa.

CHUYỂN NGIỆP CỦA TÔ ĐÔNG PHATHIỀN SƯ PHẬT ẤN

Vọng tưởng có hai phần: thô và tế. Vọng tưởng thô ai cũng biết, bởi hành tướng nó rất rõ ràng. Còn vọng tưởng vi tế, người tu già dặn cũng phải e ngại.

Người mới tu, chỉ có thể nhận biết được các vọng tưởng thô, khó lòng phát hiện được các vọng tưởng vi tế. Người tu hành lâu (thiền định hay các pháp môn khác,) đến trình độ tịnh tâm mới thấy biết được vọng tưởng vi tế.

Bạch Thánh pháp sư, một buổi sáng từ nơi giường bước lại ghế ngồi, trong khoảng chừng vài sátna đã phát giác trong tâm mình nổi lên đến vài mươi vọng niệm sai biệt. Chừng ấy ngài mới chứng minh được lời nói trong kinh, "Một niệm có chín mươi sát na, một sát na có chín trăm sanh diệt." Đây là vọng tưởng thuộc loại vi tế.

Quang Huệ và Giới Diễn là hai vị thiền sư đều ngộ Đạo. Một hôm trong khi đồng ngồi thiền, nơi tiềm thức của ngài Giới Diễn thoạt nổi lên một niệm sắc ái, ngài liền diệt trừ; song bên kia Quang Huệ thiền sư đã hay biết. Sau khi xuất định, ngài Quang Huệ làm bài kệ có ý trêu cợt ngài Giới Diễn. Giới Diễn thiền sư buồn thẹn, liền thâu thần nhập diệt.

Ngài Quang Huệ hối hận, gọi đệ tử đến phó chúc rằng, "Bạn ta trong khi thiền định có một niệm sắc ái, sau tất lụy về sắc; vì phiền ta mà thị tịch, sau sẽ phá hoại Tăng bảo. Lỗi ấy một phần do ở nơi ta, nếu ta không theo hóa độ, tất sẽ mang lấy hậu quả."

Dặn dò xong, ngài cũng viên tịch theo luôn. Sau, Quang Huệ chuyển thân làm thiền sư Phật Ấn; Giới Diễn chuyển kiếp làm Tô Đông Pha. Đông Pha do kiếp trước có tu nên làm quan to trong triều, thông minh trí tuệ mà cũng đa tài đa tình. Ông có đến bảy người thiếp, và thường đem sự thông minh kiến thức bác học của mình mà vấn nạn các vị thiền sư. Về sau Tô Đông Pha bị ngài Phật Ấn chiết phục, ông mới quay lại đường tu. 

Lời Bàn:

Người tu khi có chút cảnh giới tốt chớ vội khoe khoang tự đắc, phải nhìn gương ngài Giới Diễn và cũng đừng vội tự thị chê bai kẻ khác, mà phải xem gương Quang Huệ thiền sư.

Ngộ đạo rồi mà chỉ một niệm luyến ái phải đọa xuống trần gian để tu học lại.  Hèn chi chúng sinh cứ luân hồi trong vòng sanh tử không bao giờ dễ dàng giải thoát.

Cho nên vọng tưởng vi tế, người tu lâu cũng phải e ngại là thế. Tiên Đức có câu:

Công phu không thiếu cũng không dư,

Muôn kiếp tham si chữa dễ trừ.

THIỀN ‘HỔ LỐN’ TRONG LÒNG TÔ ĐÔNG PHA

(Dung Hy Pháp sư, Thích Minh Cảnh dịch)

Tiếng khe, như tiếng quảng trường thiệt

 Sắc núi, đúng màu thanh tịnh thân

 Đêm lại tám muôn bốn ngàn kệ

 Sáng ra làm sao nói với người ?

Bài thất ngôn tứ tuyệt trên đây là của Tô Đông Pha sáng tác khi ngủ lại đêm ở chùa Đông Lâm. Đông Pha bảo nó là kệ thì cho nó là kệ cũng chẳng sao. Bài kệ của ông ta hai câu mở đầu, mới xem qua thật kinh người. Nếu không phải là tác gia tông hạ thì khẩu khí của ông ta không quá khoát đại như vậy, ngay cả Thượng Trúc Trí Viên Chứng Ngộ Pháp sư còn bị gạt nữa là. Một hôm Chứng Ngộ đến tham yết Hộ Quốc Thử Am Nguyên Thiền sư, hai bên bàn luận suốt đêm. Chứng Ngộ đưa ra bài Túc Đông Lâm Kệ của Tô Đông Pha và khen : "Cũng không dễ gì đến được chỗ đó!"

Am nói : Đường còn chưa biết, nói gì chuyện đến ?

Chứng nói : "Tiếng khe như tiếng quảng trường thiệt, sắc núi đúng màu thanh tịnh thân"; nếu không đến được chỗ ấy thì làm sao dám thốt ra như thế ?

Am nói : Chỉ là bọn ngoài cửa thôi !

Chứng nói : Xin Hòa thượng từ bi nói toạt ra thử ?

Am nói : Có thể từ chỗ tình thái mạnh mẽ đó mà rình bắt được, nếu rình bắt được ông ta rồi thì sẽ biết bổn mạng nguơn thần của ông ấy rơi vào đâu.

Chứng nghe nói thế hoang mang, cả đêm suy nghĩ mãi, không tài nào ngủ được, bất giác trời sáng, bỗng nghe tiếng chuông hoát nhiên đại ngộ, như cất đi gánh nặng, làm bài kệ :

Cư sĩ Đông Pha thật lắm lời

 Thanh sắc tầm thường muốn ví thân

 Khe nếu là thanh, núi là sắc

 Núi không, nước cạn khéo trêu nhân.

Làm kệ xong lật đật đem cho Thử Am xem. Am bảo : "Trước đây những gì ông nói đều là của bọn ngoài cửa". Chứng bèn lễ tạ.

Lời Bàn :

Đoạn công án này nói ra thật là kỳ quái, Tông môn có hai câu rất quen thuộc : "Xanh xanh trúc biếc đều là Pháp thân, rỡ rỡ hoa vàng đâu không Bát-nhã". Ý câu này các tòng lâm đều công nhận, thế thì ý kệ của Tô Đông Pha xem ra cũng đồng một lối nói, tại sao Thử Am lại bảo là còn chưa thấy lối ? Mà Chứng Ngộ nghe chuông chợt rỗng rang, là thấy được đạo lý gì ? Hai điểm nghi vấn này chúng ta nên cùng thương lượng thật kỹ mới được.

Chúng ta phải biết Thiền Tông còn gọi là Tâm Tông, việc này cần phải thân ngộ, thân chứng, không phải ý thức suy lường mà đến được. Nếu là người thân chứng đạo tràng thì nói dọc nói ngang đều là đúng cả. Chẳng thấy ngài Triệu Châu đó sao ? Có vị tăng hỏi : "Con chó có Phật tánh không ?" Châu đáp : "Không". Hôm khác có vị tăng hỏi : "Con chó có Phật tánh không ?" Châu đáp : "Có". Có thể thấy rằng bậc thiện tri thức phá lập tự tại đều không có gì nhất định cả. Lại, vị tăng Chí Triệt hỏi Lục Tổ : "Đệ tử thường xem Kinh Niết Bàn, chưa hiểu về nghĩa Thường và Vô thường, xin Hòa thượng từ bi giải thích tóm tắt cho". Tổ nói : "Vô thường tức Phật tánh, Hữu thường tức tâm phân biệt tất cả pháp thiện ác". Chí nói : "Lời Hòa thượng nói rất trái với kinh văn". Tổ nói : "Ta là truyền Phật tâm ấn, đâu dám nói trái với kinh". Chí nói : "Kinh nói Phật tánh là thường, Hòa thượng lại nói là vô thường; pháp thiện ác cho đến tâm Bồ-đề đều là vô thường, Hòa thượng nói trái lại. Điều này khiến cho người học càng thêm nghi hoặc".

Tổ nói : "Ngày xưa ta đã từng nghe cô ni Vô Tận Tạng tụng qua một lượt rồi giảng nói cho cô nghe, không một chữ một nghĩa nào trái với văn kinh. Bây giờ nói cho ông nghe cũng không khác xưa, ông có biết không ? Phật tánh nếu thường, thì còn nói các pháp thiện ác làm gì ? Cho đến cùng kiếp không có người phát tâm Bồ-đề. Vì thế ta nói là vô thường, chính là đạo chơn thường của Phật nói. Lại, tất cả các pháp nếu là vô thường, thì mọi sự vật đều có tự tánh lẽ đâu bị sinh tửnghĩa chơn thường có chỗ chẳng khắp. Vì thế ta nói thường chính là nghĩa chơn vô thường. Phật vì hàng phàm phu ngoại đạo chấp nơi tà thường, các hàng Nhị thừa thường mà chấp vô thường, cộng thành bát đảo; cho nên trong Niết-bàn liễu nghĩa giáo phá tà kiến của họ mà hiển nói chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh. Ông nay theo lời trái nghĩa, dùng đoạn diệt vô thường và xác định tử thường mà hiểu lầm lời nói viên diệu rốt sau của Phật. Dù cho xem đọc ngàn lần cũng đâu có ích gì ?"

Chí bỗng nhiên đại ngộ mà nói kệ rằng :

Nhơn giữ tâm vô thường

 Phật nói có tánh thường

 Chẳng biết là phương tiện

 Như lượm ngói ao xuân.

 Ta nay không ra sức

 Phật tánh vốn hiện tiền

 Không phải thầy truyền thọ

 Ta cũng chẳng được chi.

Tổ ấn khả cho, nói : "Ông nay đã thấu triệt rồi".

Chí lễ tạ mà lui.

Lời Bàn :

Xem ra có thể thấy người đã về đến nhà (đạt ngộ) chỗ nào cũng là đường, chánh thuyết cũng đúng mà phản diện cũng không sai. Nếu chỉ căn cứ vào tâm cơ ý thức thông minh linh lợi múa bút thành lời thì chỉ coi là thứ văn chương của Thiền Tông hổ lốn mô phỏng theo "trúc biếc hoa vàng" để làm chỗ thấy của mình thôi. Đó cũng là để lộ ra sự chấp trước Phật tánh là thường, sinh diệt vô thườngkim khẩu Như Lai đã tuyên nói cũng không tiêu nổi một cái quét của Tổ sư tông môn. Thử Am là một vị đại thiện tri thức có mắt huệ sáng suốt, nhìn dọc suốt ba đời, ngang thấu mười phương, nói lên liền biết rõ ràng, như nhìn người đi trước mặt còn dễ biện biệt.

Ở trên, xem qua các điểm, Thiền Tông trong bụng Tô Đông Pha chỉ là hổ lốn. Màu tía của ông ta chỉ là củi lò, Tế hồng Tân tuyền xem ra đều là eo đá đỉnh giả, Thử Am là người có mắt biếc thụ cùng hoành biến, làm sao mà gạt được ? Vì thế vừa nghe Chứng Ngộ nêu lên bèn biết Tô Đông Phatừ tâmý thức làm ra, đoán định ông ta là "tên ngoài cửa vô môn quan." Nhưng Chứng Ngộ Pháp sư suy nghĩ suốt đêm, nghe chuông lại hoát nhiên, rốt ráo ông ấy thấy được đạo lý gì ? Điều này thiệt muôn lần không thể bỏ qua được. Nguyên lai lịch trình trong cảnh ngộ của Thiền Tông, Cổ đức có câu : "Đại ngộ 18 lần, tiểu ngộ không kể số". Tuy nhiên, không phải ai ai cũng giống nhau, nên biết rằng tông hạ phân biệt có ba giai đoạn : Sơ quan, Trùng quan và Mạt quan. Nếu ở giáo hạ có "Văn" sở thành huệ, "Tư" sở thành huệ và "Tu" sở thành huệ, thì "Bác học" của Nho gia hơi đồng với Văn sở thành huệ, "Thận tư", "Minh biện" hơi đồng với Tư sở thành huệ, "Đốc hành" hơi giống với Tu sở thành huệ. Vì thế hành nhân có chỗ tỏ ngộ phải ngộ đến triệt để mới là đại hưu đại hiết. Việc tham học đã xong, như giữa đường ngừng lại ở lương đình, bèn chẳng phải về nhà có lúc ngồi yên. Đại thiện tri thức gặp người ham ngoạn cảnh sắc, đặc biệt chỉ cho đường về, sách tấn hướng thượng, mỗi mỗi hướng người ấy vận chuyển then máy, đó là yếu mục của Thiền môn.

Chứng Ngộ Pháp sư nguyên không phải là vị Thiền đức tầm thường. Lúc đầu Sư nương theo Bạch Liên Tiên Pháp sư hỏi về đạo cụ biến, Tiên chỉ hàng đèn nói : "Như đèn này, lìa tánh dứt lỗi, vốn tự vắng lặng, lý thời đầy đủ vậy. Lục phàm tứ thánh, chỗ thấy chẳng đồng, biến thời tồn tại vậy". Sư không khế hội. Sau nhân quét đất nghe tụng Kinh Pháp Hoa đến chỗ "Biết pháp thường không tánh, giống Phật khởi từ duyên" mới hiểu ý chỉ. Nói cho Tiên, Tiên cho là đúng. Từ khi lãnh đồ chúng về sau thường lo người học bản tông lầm theo chữ nghĩa, đến như Thiên Thai truyền thừa là cái học văn tự, Nam tông rất coi thường. Nhơn đó đến gặp Thử Am, bỗng khen bài kệ của Đông Pha, Thử Am thừa cơ quét sạch, đẩy Sư vào trong chót sừng trâu, khiến Sư suốt đêm nghi ngờ, đến chỗ đường nói nghĩ dứt. Khi hiện nghiệp lưu thức không còn hiện hành nữa, bỗng nghe tiếng chuông hoát nhiên đại ngộ, tức thời hư không vụn nát, đại địa lặng chìm, chứng được sum la vạn tượng đều không tự tánh, tất cả như huyễn chỉ từ duyên sinh. Thế thì, vì khe là huyễn nên khe không phải là khe, tiếng lại căn cứ vào đâu ? Đặt trên tướng "Quảng trường thiệt" khác nào nói người si nằm mộng. Núi cũng là huyễn thì không phải núi, núi không là núi thì sắc từ đâu hiển bày mà gọi là "Thanh tịnh thân" ? Như vậy há chẳng phải kẻ khờ vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh, vẽ hổ thêm móng hay sao ? Vì thế Sư đối với chỗ này bất giác buột miệng nói :

Cư sĩ Đông Pha thật lắm lời

 Thanh sắc tầm thường muốn ví thân

 Khe nếu là thanh, núi là sắc

 Núi không, nước cạn khéo trêu nhân.

 Bấy giờ Sư mới đúng là kẻ chân đạp lên đất (Cước căn điểm địa hán).

Người xưa đối với công án này, nêu ngược lại : "Anh chàng ấy nghĩ suy suốt cả đêm mới nói sảng, là tên ngoài cửa Đông Pha, đúng là tên đó chưa tới cửa". Ở đây Thử Am khẳng định chỗ của Chứng Ngộ là : "Trước đây những gì ông nói đều là của bọn ngoài cửa". Rằng : Nói ra là thưởng hay là phạt ? Chớ nhận lầm ! Phàm như thế là hàm chứa diệu dụng đoạt lấy tri giải của người học. Nhân vì Thiền Tông kỵ tri giải, khán công án chẳng từ người mà được, hiểu rõ ràng qua giấy mực, kia là giáo tướng, mảy may không quan hệ với việc bổn phận. Vì thế bậc Cổ chùy nói ra, tất yếu phải sinh nghi. Nghi thì tham ! Tham thì phá. Cho nên nói : "Tiểu nghi tiểu ngộ, đại nghi đại ngộ, chẳng nghi chẳng ngộ".

Nghi Không, Ngộ Không ! [THL]

Chứng Ngộ bị Thử Am dồn đến thở chẳng ra hơi, cả đêm phát phẩn nghi ngờ mới được "liếc mắt thấu suốt". Cho nên Am mới khẳng định cho. Về sau có người sửa lợp điện Mã Tổ, cầu xin Chứng Ngộ mấy lời phát dương. Chứng Ngộ viết rằng :

Gởi đến Giang Tây lão cổ chùy

 Từ khi "Nhật chích với phong xuy"

 Chẳng phải cháu con không coi ngó

 Phải thấy "Băng tiêu ngõa giải thì".

Thử Am thấy những lời này cười nói : "Phải là A-xà-lê ấy mới được như thế !" Lời này có thể nói là rồng từ ngàn dặm đến kết huyệt của bài văn này.

Riêng tôi, bắt chước ‘các sư khùng ở ngoài cửa’ đó thức cả đêm mà chả hiểu chi mô, chỉ có điên cái đầu.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2016(Xem: 11009)
14/04/2020(Xem: 4087)
26/07/2022(Xem: 3464)
28/02/2017(Xem: 24147)
15/01/2019(Xem: 6702)
29/01/2015(Xem: 9820)
01/01/2021(Xem: 3164)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.