Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc lều to màu lục được dựng lên đây đó, và những chiếc dù nhỏ đủ màu sắc được cắm rải rác khắp nơi, trông như những cánh bướm đậu trên bờ cát trắng. Gió phần phật lay những cánh dù vải và những hàng cau ven bờ. Vài con diều với đuôi dài uốn lượn trên bầu trời xanh lơ, dịu mắt. Ngoài kia, những chiếc ca-nô lướt nhanh, vạch ngang dọc những làn sóng trắng xóa. Bầy trẻ giỡn nước, đùa sóng, rộn tiếng cười khúc khích vui tai. Vài chiếc tàu sắt lớn thả neo ngoài khơi xa. Mặt biển vạch một đường thẳng tắp ở chân trời. Nơi ấy, dường như là sự tĩnh mịch, bất động, hoàn toàn trái ngược với sự náo nhiệt vui vẻ nơi đây. Và xa hơn, xa hơn, với vạn dặm đại dươngtrùng trùng sóng nước, là biển quê hương. Lòng chợt chùng xuống một nỗi buồn.
Sữa hòa với nước sẽ không thấy đâu là nước, đâu là sữa.
Muối hòa với nước, là nước biển, chỉ có một vị mặn.
Hóa chất độc hại hòa vào nước biển thì khó thấy đâu là hóa chất, đâu là nước biển; nhưng nếm hay xúc chạm thì có thể tử vong.
Vậy, hợp sẽ đưa đến hòa, trong khi hòa mà không hợp tất sẽ có dị ứng, phản ứng.
Hòa không có hợp thì hòa chỉ là hình thức, gượng gạo, trước sau gì cũng dẫn đến bất đồng, chống trái lẫn nhau.
Độc tố đem vào đất (lãnh thổ), nước (lãnh hải), có thể hủy diệt nhiều mầm sống. Tốt nhất là không đem vào; mà đã lỡ đem vào, biết là gây họa, thì phải tẩy độc đi.
Lãnh đạo đất nước không phải là chủ nhân của đất nước. Đất nước nầy là của dân. Người xưa thường nói “quan một thời, dân nghìn đời” là thế. Quan chỉ là kẻ thừa hànhý nguyện của dân trong một giai đoạn; dân mới làm chủ đất nước trong mọi thời. Làm chủ, dân có quyền biểu đạt nguyện vọng của họ để quan thi hành. Không thể gọi là một đất nước dân chủ khi dân không có quyền.
Lãnh đạo tổ chức (tôn giáo, giáo hội…) không phải là chủ nhân của tổ chức. Tổ chức nầy là của toàn thể thành viên (dù có một vài nhân tố dựng lập giai đoạn đầu). Lãnh đạo chỉ là người đại diện tổ chức trong một giai kỳ, không phải là miên viễn. Thành viên, toàn thể thành viên của một tập thể, mới là chủ nhân của tổ chức. Tiếng nói và ý nguyện của thành viên là tố chất duy trì và phát triển tổ chức, và chỉ có năng lực của toàn thể thành viên mới đưa đến vinh quang cho tổ chức ấy.
Các nhà lãnh đạo (chính quyền, tôn giáo, giáo hội…) khi được ngồi vào ghế lãnh đạo, thường mắc phải ảo tưởng và lòng tự thị rằng mình được làm chủ cái tập thể nầy, có thể toàn quyền quyết định mọi thứ, coi thường kẻ dưới, coi thường tập thể, khoa trương về những thành tựu chung như thể do chính mình làm nên. Ảo tưởng nầy dựng lên một bản ngã to tướng, cồng kềnh, kịch cỡm, lệch khỏi quỹ đạo của đám đông, tạo nên sự bất hòa, bất hợp đối với quần chúng.
Dân chủ của đất nước tự do cũng là dân chủ của các tổ chức tôn giáo, giáo hộitiến bộ. Đặc biệt là đối với tổ chức tăng đoànPhật giáo nói chung, giáo hội – tông phái nói riêng, không thể không có dân chủ. Trong tập thể những người con Phật hướng về giải thoátgiác ngộ, không có thứ bậc chủ/tớ, mà chỉ có tôn ty của đạo đứcvô hành, của giới luậtnghiêm minh. Giới luật là nền tảng của thanh tịnh; thanh tịnh là chất liệu cho hòa hợp. Không thanh tịnh thì khó lòng có hòa hợp trong tăng-đoàn, mà thiếu hòa hợp thì cũng không thể gọi là một tập thể thanh tịnh.
Khiếu kiện, kêu oan, biểu tình đòi bình đẳng, đòi sự minh bạch về thông tin, đòi tự do… đều là quyền của dân, của thành viên các tổ chức, lãnh đạo phải quan tâm, xem xét, tìm cáchđáp ứng; lãnh đạo phải gần gũi, tiếp cận quần chúng, không thể làm ngơ chứ đừng nói là tỵ hiềm, xoi mói, đố kỵ, trấn áp, bắt giam, giết hại!
Thế mà ở nơi nầy, nơi kia, đất nước đã phải như thế, và lãnh đạo đã là những người như thế.
Tại sao không hòa hợp mà chỉ thấy sự bất hòa, ô hợp? Làm thế nào để một đất nước, một tổ chức (tôn giáo, xã hội dân sự…) có sự an vui, hòa hợp? — Hãy là sữa tan trong nước, là muối tan trong biển. Nghĩa là những người lãnh đạo hãy quên mình đi.
Quên mình đi để chăm lo cho nước cho dân thì dân nhớ mãi.
Đã không lo cho nước mà còn hại nước, nước sẽ đắm thuyền.
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.