Những Viên Bi Mầu Đỏ

25/09/20164:25 SA(Xem: 6197)
Những Viên Bi Mầu Đỏ

NHỮNG VIÊN BI MẦU ĐỎ
W. E. Petersen | Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

(The Red Marbles - W. E. Petersen)

 

Những Viên Bi Mầu ĐỏTôi đứng ở góc cửa hàng tạp hóa mua một ít khoai tây đầu mùa. Lúc đó, tôi trông thấy một cậu bé nhỏ bé trông ngượng ngùng, dáng người mảnh khảnh, rách rưới nhưng sạch sẽ, nhìn hau háu vào một rổ đậu hòa lan vừa hái.

Tôi đã trả xong tiền khoai tây, nhưng tôi cũng bị thu hút bởi mầu xanh lá cây, tươi mát, của đậu hòa lan. Tôi là người dễ bị thuyết phục bởi món ăn gồm có khoai-tây-mới hầm với hạt-đậu hòa lan cùng với bơ. Trong lúc còn đang suy nghĩ về đậu hòa lan, tôi tình cờ (và tò mò) nghe được cuộc chuyện trò giữa ông Miller (người chủ tiệm) và cậu bé rách rưới đứng cạnh tôi.

"Chào Barry, hôm nay con có khỏe không?"

"Dạ, chào ông Miller. Dạ con khỏe, cảm ơn ông. Con rất thích ăn món đậu hòa lan. Đậu trông thật là tươi ngon lắm."

"Đậu ngon lắm, Barry ơi. Mẹ con khỏe chứ? "

"Dạ khỏe. Mẹ con lúc nầy luôn khỏe mạnh, hơn trước kia nhiều."

"Tốt lắm. Ông có thể giúp gì cho con không?"

"Không, thưa ông. Con rất thích ăn món đậu hòa lan." "Con có muốn mang về một ít không?" ông Miller hỏi.

"Không, thưa ông. Con không có gì để trả."

"Thế thì, con có vật gì để trao đổi với đậu hòa lan chứ?"

"Con chỉ có viên bi quý đây thôi."

"Có đúng thế không? Để ông xem thử" ông Miller nói.

"Viên bi đây. Trông thật là đẹp".

"Ông nhìn thấy rồi. Hừm, nhưng chỉ tội viên bi mầu xanh, và ông đang kiếm viên mầu đỏ. Con có viên mầu đỏ, tương tự viên bi nầy ở nhà không?" ông chủ tiệm hỏi.

"Không hẳn mầu đỏ, nhưng trông cũng gần như thế."

"Ông cho con hay nầy. Hãy mang túi đậu hòa lan nầy về nhà đi, và lần tới khi con đi ngang đây, con mang cho ông xem thử viên bi đỏ". Ông Miller bảo cậu bé.

"Con chắc chắn sẽ mang tới. Cảm ơn ông Miller."

Bà Miller, người đang đứng gần đó, đi đến để giúp tôi chọn hàng. Với một nụ cười bà nói, "Còn có hai cậu bé khác, cũng cùng hoàn cảnh như cậu bé nầy trong cộng đồng chúng tôi, cả ba cậu bé đều ở trong các tình trạng rất nghèo khó. Jim yêu thích mặc-cả với chúng về đậu hòa lan, táo, cà chua, hoặc bất cứ thứ gì khác.

Khi các cậu bé quay trở lại với các viên bi mầu đỏ, và chúng luôn luôn trở lại, anh lại đổi ý là anh không còn thích mầu đỏ nữa, và anh gửi chúng về nhà cùng với một túi rau hoặc túi trái cây, rồi anh bảo chúng rằng anh muốn trao đổi bằng một viên bi mầu xanh lá cây hoặc là viên bi mầu cam, khi chúng đến cửa hàng vào lần kế tiếp."

Tôi rời cửa hàng mỉm cười với chính mình, và tôi khâm phục cùng kính trọng người đàn ông nầy.

Một thời gian ngắn sau đó, tôi di chuyển đến tiểu bang Colorado, nhưng tôi chẳng bao giờ quên được câu chuyện về người đàn ông nầy, cùng những cậu bé, và cuộc trao đổi của họ với những viên bi.

Rồi vài năm trôi qua, mỗi năm thời gian hình như trôi đi nhanh chóng hơn. Mới đây, tôi có dịp trở lại thăm một số bạn cũ trong cộng đồng Idaho, và khi đó tôi được biết là ông Miller vừa mới qua đời. Những người bạn tôi được mời đi dự đám tang của ông vào buổi chiều hôm đó, và tôi biết các bạn tôi muốn đi, nên tôi bằng lòng đi kèm theo.

Khi đến nhà quàng, chúng tôi đứng xếp hàng để gặp các thân nhân của người quá cố, rồi sẽ nói những lời chia buồnan ủi.

Đứng xếp hàng phía trước chúng tôi là ba thanh niên. Một người mặc đồng phục bộ binh và hai người kia, tóc tai gọn gàng, mặc đồ vét đen cùng với áo sơ mi trắng ... tất cả ba người trông như có chức tước, và rất lịch sự. Họ đến gần bà Miller, đứng thẳng thắn gần quan tài chồng bà, và mỉm cười. Mỗi người thanh niên bước đến ôm bà, hôn lên má bà, và họ nói với bà ít câu ngắn gọn, rồi họ tiến đến quan tài.

Đôi mắt mầu xanh nhạt của bà rướm lệ nhìn theo họ, từng người một, mỗi người thanh niên dừng chân lại trong một thời gian ngắn, rồi họ đặt bàn tay ấm áp của họ lên bàn tay xanh xao, và lạnh giá của người chết trong quan tài. Mỗi người rời nhà xác một cách khó khăn, rồi họ lau nước mắt.

Đến lượt chúng tôi đến gặp bà Miller. Tôi nói với bà tôi là ai, và tôi nhắc bà về câu chuyện nhiều năm trước đây, về những gì bà nói với tôi về cuộc trao đổi của chồng bà qua những viên bi.

Mắt bà sáng hẳn lên, bà nắm lấy tay tôi và dẫn tôi đến quan tài.

"Ba người thanh niên vừa ra về, họ là những cậu bé mà trước kia tôi đã kể với cô. Họ nói với tôi là họ trân quý những món hàng mà Jim 'đã trao đổi' với họ.

Bây giờ, ở phút giây cuối cùng, khi mà Jim không thể nào đổi ý về mầu sắc hoặc kích thước của viên bi ... họ đến đây để trả nợ."

"Chúng tôi chưa bao giờ là người có nhiều tài-sản trong cuộc đời nầy", bà tâm sự, "tuy nhiên, ngay bây giờ, Jim được xem là người giầu có nhất ở tiểu bang Idaho."

Qua bàn tay dịu dàng, cùng với lòng yêu thương, bà khẽ nhấc lên những ngón tay không còn sức sống của người chồng quá cố. Nằm yên nghỉ phía bên dưới, là ba viên bi mầu đỏ sắc sảo tỏa sáng.

Ý NGHĨA CỦA CÂU CHUYỆN NẦY:

Mọi người không còn nhớ đến các lời nói của chúng ta, mà họ nhớ đến các hành động tử tế của chúng ta.

 

The Red Marbles - W. E. Petersen

I was at the corner grocery store buying some early potatoes. I noticed a small boy, delicate of bone and feature, ragged but clean, hungrily apprising a basket of freshly picked green peas.

I paid for my potatoes but was also drawn to the display of fresh green peas. I am a pushover for creamed peas and new potatoes. Pondering the peas, I couldn’t help overhearing the conversation between Mr. Miller (the store owner) and the ragged boy next to me.

"Hello Barry, how are you today?"

"H’lo, Mr. Miller. Fine, thank ya. Jus’ admirin’ them peas. They sure look good."

"They are good, Barry. How’s your Ma?"

"Fine. Gittin’ stronger alla’ time."

"Good. Anything I can help you with?"

"No, Sir. Jus’ admirin’ them peas." "Would you like take some home?" asked Mr. Miller.

"No, Sir. Got nuthin’ to pay for ‘em with."

"Well, what have you to trade me for some of those peas?"

"All I got’s my prize marble here."

"Is that right? Let me see it" said Miller.

"Here ’tis. She’s a dandy."

"I can see that. Hmmmmm, only thing is this one is blue and I sort of go for red. Do you have a red one like this at home?" the store owner asked.

"Not zackley but almost."

"Tell you what. Take this sack of peas home with you and next trip this way let me look at that red marble". Mr. Miller told the boy.

"Sure will. Thanks Mr. Miller."

Mrs. Miller, who had been standing nearby, came over to help me. With a smile she said, "There are two other boys like him in our community, all three are in very poor circumstances. Jim just loves to bargain with them for peas, apples, tomatoes, or whatever.

When they come back with their red marbles, and they always do, he decides he doesn’t like red after all and he sends them home with a bag of produce for a green marble or an orange one, when they come on their next trip to the store."

I left the store smiling to myself, impressed with this man.

A short time later I moved to Colorado, but I never forgot the story of this man, the boys, and their bartering for marbles.

Several years went by, each more rapid than the previous one. Just recently I had occasion to visit some old friends in that Idaho community and while I was there learned that Mr. Miller had died. They were having his visitation that evening and knowing my friends wanted to go, I agreed to accompany them.

Upon arrival at the mortuary we fell into line to meet the relatives of the deceased and to offer whatever words of comfort we could.

Ahead of us in line were three young men. One was in an army uniform and the other two wore nice haircuts, dark suits and white shirts ... all very professional looking. They approached Mrs. Miller, standing composed and smiling by her husband’s casket. Each of the young men hugged her, kissed her on the cheek, spoke briefly with her and moved on to the casket.

Her misty light blue eyes followed them as, one by one, each young man stopped briefly and placed his own warm hand over the cold pale hand in the casket. Each left the mortuary awkwardly, wiping his eyes.

Our turn came to meet Mrs. Miller. I told her who I was and reminded her of the story from those many years ago and what she had told me about her husband’s bartering for marbles.

With her eyes glistening, she took my hand and led me to the casket.

"Those three young men who just left were the boys I told you about. They just told me how they appreciated the things Jim "traded" them.

Now, at last, when Jim could not change his mind about color or size ... they came to pay their debt."

"We’ve never had a great deal of the wealth of this world," she confided, "but right now, Jim would consider himself the richest man in Idaho."

With loving gentleness she lifted the lifeless fingers of her deceased husband. Resting underneath were three exquisitely shined red marbles.

THE MORAL OF THIS STORY:

We will not be remembered by our words, but by our kind deeds.









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2016(Xem: 11030)
14/04/2020(Xem: 4110)
26/07/2022(Xem: 3490)
28/02/2017(Xem: 24240)
15/01/2019(Xem: 6735)
29/01/2015(Xem: 9841)
01/01/2021(Xem: 3197)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.