Giải trừ khổ đau, ngược đãi

27/07/20173:47 CH(Xem: 7185)
Giải trừ khổ đau, ngược đãi

GIẢI TRỪ KHỔ ĐAU, NGƯỢC ĐÃI
Vĩnh Hảo

 

luu hieu baKhát vọng tự do là khát vọng muôn thuở của con người kể từ khi những cá nhângia đình, vì nhu cầu an sinh mà tiến đến việc sống quần tụ trong bộ lạc, xã hội, lãnh thổ, quốc gia. Sự quần cư càng lớn, luật lệ chung càng phức tạp và gò bó hơn theo thời gian. Người ta đã phải đánh đổi một phần tự do của mình để được bảo vệ trong khuôn khổ đời sống tập thể. Đến khi khung luật tập thể bị lạm dụng quá mức bởi những kẻ tự cho mình có quyền chế tác, ban hànhgiải thích tùy tiện theo quyền lợi cá nhân và đảng phái, thì bất công xã hội càng sâu dầy, khiến cho thống khổ dìm ngập con người dưới mức không thể chịu đựng được nữa. Khát vọng tự do bật lên thành tiếng nói, và dần đi vào hành động.

Đối với hành giả theo Phật, đó không chỉ là khát vọng mà là bản nguyện: giải thoát khổ đau tự bản chất (1), đồng thời hướng đến việc giải trừ những ngược đãi, bất công từ xã hội, bằng hành động thực tiễn (cứu khổ, ban vui), bằng ái ngữ (tiếng nói của thương yêu, cảm thông), và bằng đại bi tâm (từ bi vô lượng).

Tinh thần của Vu-lan (Ullambana), dù theo truyền thống nam hay bắc truyền, nên như thế: là bản nguyện cứu khổ, không chỉ cho người chết (như tín ngưỡng “xá tội vong nhân” nơi cõi âm), mà quan trọng nhất là cho nhân sinh, cho người sống.

Sống và dấn thân vào đời ác-trược, người con Phật không thể dửng dưng, vô cảm trước nỗi thống khổ vô vàn của số đông.

Không có gì sai trái khi lên tiếng bảo vệ quyền sống của con người, của chúng sanh.

Không có gì mâu thuẫn giữa lòng từ bi và tiếng nói hay hành động uy dũng khi cần thiết, để phản tỉnh những người vô minh xấu-ác bách hại sinh linh, tước đoạt quyền tự do của con người.

Lưu Hiểu Ba — khôi nguyên Nobel Hòa Bình năm 2010, người vừa mất vào ngày 13.7.2017 trong ngục tù Trung quốc vì bệnh ung thư gan — không phải là một phật-tử đúng nghĩa, nhưng tiếng nói, hành động và lý tưởng đấu tranh cho tự do dân chủ của ông là hành xử của một bồ-tát.

Vị bồ-tát ấy đã nói thay cho những kẻ thấp cổ bé họng khát vọng tự do của con người trong thế giới ngập tràn thống khổ nầy. Tiếng nói không gươm đao, không bom đạn, không thù hận, không có kẻ thù (2). Tiếng nói của lòng từ bi bất bạo động tạo cảm hứng vươn dậy cho những thế hệ sau, và dư âm của nó có thể làm rung chuyển những cỗ máy độc tài bóp nghẹt tự do trên toàn hành tinh.

 

Vu-lan, cung kính tri ân cha mẹ và thầy dạy, đồng thời không quên tưởng nhớ những vị bồ-tát hữu danh, vô danh, một thời lừng lẫy hoặc âm thầm đi qua trần gian nầy để nói lên khát vọng tự do của con người trong mọi thời đại.

 

California, ngày 24.7.2017

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info

 

 

______________

 

(1) Tam khổ (ba cái khổ) theo giáo lý nhà Phật: Khổ-khổ (thực trạng khổ đau), Hoại-khổ (khổ đau vì bản chất của mọi sự mọi vậtbiến hoại, vô thường), và Hành-khổ (khổ đau từ vô minh, đầu mối nhân duyên của vòng sinh tử luân hồi). Có thể hiểu Khổ-khổ là thực trạng; Hoại-khổ và Hành-khổ là bản chất, nguyên do.

(2) “No Enemies, No Hatred” (Không Kẻ Thù, Không Thù Hận) là tác phẩm của Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo, 1955-2017), gồm những bài xã luận và thơ được sưu tập và hiệu đính bởi Perry Link, Tienchi Martin-Liao and Liu Xia (vợ của Lưu Hiểu Ba, cũng là một nhà thơ), chuyển dịch bởi Jeffrey Yang, xuất bản năm 2012.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2016(Xem: 11030)
14/04/2020(Xem: 4110)
26/07/2022(Xem: 3490)
28/02/2017(Xem: 24240)
15/01/2019(Xem: 6735)
29/01/2015(Xem: 9841)
01/01/2021(Xem: 3197)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.