Hội ngộ cố hương

25/06/20201:00 SA(Xem: 4826)
Hội ngộ cố hương

HỘI NGỘ CỐ HƯƠNG
Minh Mẫn

chua thien muHuế ngọt ngào, Huế yêu thương, Huế dịu dàng âm ba vang vọng của người con sông  Hương núi Ngự; cho dù người ấy là ai, bồng bềnh sóng tóc bạc đầu hay mượt mà xanh đen dậy thì, âm điệu chảy nhẹ như hơi thở, làm sao phân biệt được tiếng nói hay dòng chảy của con nước lặng lờ!

Mùa an cư truyền thống như lớp ngủ Đông động vật Bắc cực, chư Tăng hội tụ trầm lắng dưới mái cổ tích “không môn”, một Phật Ân chưa phải là cổ, nhưng cũng không gọi là mới tuy chưa tròn 20 năm với tuế nguyệt phong ba; Mãnh đất cằn cổi cho nhiều cây trái mật ngọt, cho ra đời lắm đệ tử nhân cách trượng phu; xây dựng trên công lao của một bậc từng vào tù không tội, từng chết lâm sàng trên nương rẫy sắn khoai  bởi đọt mỳ chống đói. Đôi tay trắng thuở đất trời phân kỳ, với trí tuệ un đúc nghị lực kiên cường để xuất hiện nét cổ kính mái chùa không tường không vách, không cửa đóng then cài; vườn tượng ẩn minh dưới rừng cây ủ bóng. Vùng hoang sơ thổ mộ biến thành Già lam kính cẩn.

Huế từ đâu vọng về lũ lượt ríu rít mượt mà các cô các cậu, các ông các bà như từng quen nhau từ thuở đất trời chưa ly dị. Nhộn nhã chào hỏi tình đồng hương trên đất khách. Cúng dường trường Hạ vẫn là tập quán cưu mang của những người sâu nặng Tam bảo, nữ sỹ sông Hương tha phương lập nghiệp, nghiệp bệnh toàn thân mà vẫn thân chinh cẩn bái các tôn sư trong mùa mít chín. Tuy là cọng bún thiu nhưng ai bảo âm giọng kia thiếu nhựa sống? Ôi thôi, trên 60km đường trường, xe lăn bánh thoăn thoắt bao nhiêu, giọng hồ hởi phấn khởi được dịp tràn ngập bấy nhiêu, như chưa từng được nói, 6 người còn lại bị lấn sân tắt đài, chìm sâu vào mộng mị.

Trùng vào dịp tiên thường của đại lão Hòa thượng vừa viên tịch 49 ngày, chư Tăng câu hội nhộn nhịp khác thường, trong không khí khác thường vẫn xuất hiện cái bình thường của đoàn cúng dường trường Hạ hàng năm, các cây mít sau chùa bị khuấy động bởi những bàn tay búng khẽ từng em, bao bì được nữ sỹ chuẩn bị sẵn thật chu đáo. Việc bình thường hàng năm mùa an cư mít, vẫn ẩn tàng không bình thường khi thu hoạch chưa đầy ba bao như mọi năm, thế nhưng, vẫn có những múi mít thơm lừng khi xe lăn bánh.

Phu quân nữ sỹ có tên thật đen nhưng cuộc đời chưa bao giờ đen; Luôn là chuyên gia kiểm tra mít như từng kiểm tra bệnh nhân trước khi gây mê theo nghề nghiệp, ấy thế mà có những em mít non đánh lừa kinh nghiệm của chàng “đen”, lặng lẽ nằm im trong bao đến khi bị phát hiện về đến nhà.

                                                       ***

Bạn đồng hành nhìn vị tu sỹ như vừa phát hiện một quê hương thuở bé; đồng hương, đồng bạn, cùng xóm…bao kỷ niệm ấu thời tràn ngập trên hai khuôn mặt của hai cuộc đời trái ngược, họ kéo nhau vào chỗ cách biệt để hàn huyên ôn cố. Chuyến xe tình cờ đưa họ đến với nhau thật tình cờ; cũng chuyến xe này năm xưa, đưa nữ sỹ gặp nhau một kẻ từng yêu thơ nữ sỹ trên cao nguyên Lâm Đồng; như hai thỏi nam châm,tuy chưa từng biết mặt, họ riu rít ôm chầm lấy nhau, xô giạt mọi người ngẩn ngơ giữa sương lạnh vùng cao. Người “môi giới” chưa nhận được lời tri ân “môi giới”, họ vờ quên như cố quên con nợ đời thường. Chiêc xe  bảy chỗ thật có duyên kết hợp, nếu là xe hợp đồng cưới hỏi lẽ nào không phát đạt làm ăn!

                                                  ***

Món ăn Huế do nguời Huế nấu, người Huế ăn trầm trộ khen ngon. Không phải vì óc địa phương, nhưng chùa Huế vẫn quy tụ dân Huế, tu sĩ Huế, Phật tử Huế, cũng thế, chùa Bẵc hay chùa Nam như gạo nếp tẻ rặt mùi nếp tẻ, không lẫn vào đâu. Món bánh canh điểm tâm sáng, bánh bèo, chè đậu xanh cơm trưa, đậm đà hương vị cố đô, đám lữ khách  hảo hương vị như từng hảo“hảo mít”.

Đoàn chia tay lão Hòa thượng như chia tay người anh thân thiết, lão ta có một phong thái phóng khoáng lạ thường, có lẽ bao năm nhuốm tình đồng đội của Gia Đình Phật Tử, Hướng đạo Phật tử, biết hòa nhập, biết xóa nhòa ranh giới giữa tu sĩtín đồ; Có người xa lạ đến tìm, đối diện mà không tin ngài là HT;đôi lúc lo cho chư Tăngphật tử điểm tâm, lão xuống bếp tìm thức ăn còn lại, chễm chệ như ông vua Táo bên bếp lửa hồng, thật vô tư  bình dị. Tuy chùa đã có trụ trì, lão tu sỹ vẫn đích thân kiểm tra đốc thúc từng nhân sự khi chùa có tang đám ma chay.Hình ảnh của lão đậm nét trong mọi giới đã từng đến chùa, các đoàn thể GĐPT không xem ngài là vi Hòa thượng mà xem là đàn anh trong cùng  màu áo lam sương khói.

                                                           ***

-Anh có đi chung với chị NGTC?

-Dạ, không, chị ấy đi, ngồi sau.

Giọng trả lời ởm ờ hàng hai làm nữ sỹ NGTC phát điên, thầy trụ trì tu viện Phước Hoa cũng tưởng nhầm xe đi hai chiếc.

- Anh có đến chùa?

- Dạ đang đến cúng dường tượng Di Lạc bằng gỗ xá xị cho tu viện.

- Vậy tôi đợi – thầy trụ trì tu viện Phước Hoa nói.

Tội trời đến thế, mùa an cư mà để thầy trụ trì bỏ nghỉ trưa đón đoàn. Chả hiểu thế nào cho đúng cái đoàn trời thần đất lỡ này, không như những tín đồ đến bái lễ cung kính ra vẻ ngôi thứ; chưa đến ngày đi mà đã điện ra điều kện xin ăn món khoái khẩu.Mọi khi sư bà thường cho ăn bún, giờ xin đổi món bánh xèo. Người tính không bằng trời tính, bánh xèo chả có mà có cả nồi cháo nấm mối ngọt lịm,loại thổ sản quý hiếm đắc hơn vàng, một ký 500 ngàn nhưng đâu phải lúc nào cũng có.Đến để ăn, đi còn mang về những đặc sản do công sức điệu chúng canh tác. Thầy vẫn chu đáo như sự chu đáo quà cáp hàng năm vào những dịp lễ, hàng chục anh chị em văn nghệ sỹ được thầy quan tâm, hiểu từng tâm tánh, từng nhu cầu mỗi người. Một tu sĩ trung niên với tâm hồn nghệ sỹ, làm bóng mát hàng năm cho anh chị em văn nghệ quy tụ, vẫn điều hành điệu chúng trong tu viện  rập khuôn nề nếp. Có ba điêm trong thiền môn ươm mầm cho hồn thơ, văn. nhạc, họa… Phật giáo tồn sinh. Một Hòa thượng trên 80 vẫn muợt mà văn bút cùng anh chị em văn nghệ, chùa Phi Lai Biên Hòa. Một bóng mát, tụ điểm sinh hoạt tại tu viện Phước Hoa Long Thành; một thầm lặng nhưng kiên cố như núi Ngũ hành tại chùa Quán Thế Âm, Đà Nẵng, vùng đất thiêng làm điểm tựa cho du sỹ mỏi cánh ẩn thân,điểm ghi dấu lễ hội văn hóa mỗi độ Xuân về để Nguyễn Nhã Tiên và anh em vung bút dệt thơ.

                                                         ***

Ai bảo tu hành cách ly nhân thế như sâu ẩn mình trong tổ kén? nhập thế là vậy, cốt cách hạnh tu vẫn chưa từng phai mờ trong giới luật; đóng góp hương vị cho đời mà vẫn ngọt lịm hương thơm. Xuất thế hay nhập thế đều là diệu dụng của Phật pháp. Mùa mít chín đi cúng dường trường Hạ cũng là một diệu dụng. Khi ra về, trên tay từng người nặng trĩu quà của đất trời bao tháng ngày ấp ủ nở hoa, cũng là một diệu dụng chơn thường – thế gian pháp tức Phật pháp!

Hội ngộ cố hương hay hội ngộ mùa mít năm sau, cũng thế thôi?

MINH MẪN

24/6/2020

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2016(Xem: 11030)
14/04/2020(Xem: 4110)
26/07/2022(Xem: 3491)
28/02/2017(Xem: 24242)
15/01/2019(Xem: 6735)
29/01/2015(Xem: 9841)
01/01/2021(Xem: 3197)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.