Tảng Đá Kỳ Diệu

08/07/20224:13 SA(Xem: 1875)
Tảng Đá Kỳ Diệu

TẢNG ĐÁ  KỲ DIỆU
Nhuận Hùng

 

TANG DA KY DIEUCó những mảnh đời nghiệt ngã đã xảy ra, thật không ai có thể ngờ trước được. Chúng ta mãi mãi bận rộn trong cuộc sống hằng ngày, cơm – áo – gạo – tiền. Nhất là giai đoạn này, không riêng gì nước Mỹ chật vật về vật chất leo thang, buộc  cả thế giới đều chao đảo theo…Vì sao …rốt tại vì sao ??? Ai ai, cũng có thể trả lời được cả. Không riêng một ai, chúng ta, cứ thử nhìn về phía trời Âu. Không gianthời gian, gần gũi nhất là nhìn lên màn ảnh nhỏ trong TV hay chiếc điện thoại cầm tay (cell phone.) Bấm vào  “YouTube” hoặc “Facebook” là quý vị thấy ngay cảnh tượng hổn độn, thê thảm chiến tranh khói lửa - tang tóc ngút trời, mưa tên - đạn pháo phun ra, tràn ngập bầu trời Ukraine đang đương đầu với Nga hai đối thủ bất cân trọng lượng. Đánh nhau bằng hỏa tiển đại đạo, tên lửa tầm xa – tầm gần…xe tăng xe bọc thép hạng tối tân, máy bay không người lái… Nay Ukraine lại  được Tây phương viện trợ vũ khí tối tân có biệt danh là “Sát thủ diệt hạm” nào là địa đối không…vũ khí của trận chiến này không thể biết trước được, mỗi ngày đều có tên tuổi “vũ khí” mới xuất hiện nữa...! Con người tiêu diệt con người là thế đó. Diệt cả sự sống của trái đất, từ hoa mầu - nông sản cho đến hải sản ở bên trời Âu, thật là thê thảm. Không thể nghĩ bàn… Càng văn minh - hiện đại bao nhiêu thì lại càng giết chóc nhau bằng nhiều cách tinh vi hơn thế nữa…! Chiến tranh ta không thể nào liệt kê ra hết được...Các loại vũ khí của các nước…!

 

Đứng trên lập trường khách quan, không ngoài hai “tham vọng” mà ra. Bình yên không thích, vì quá im lặng nhàm chán… Cho nên các chính khách quốc tế có tầm cỡ lại muốn xua quân đi xâm lấn bờ cõi  của những nước nhỏ. Để thỏa mãn tham vọng của cá nhân mình cũng như muốn cộng nghiệp vào cuộc chiến khuấy động lên, để cho thế giới bất an, người dân phải lầm than chết chóc, các nước chung quanh cũng bị họa lây về kinh tế cũng như nông nghiệp – thương nghiệp v.v… và nhiều việc khác nữa…!

 

Vậy thì chuyện gì đã xảy ra? Chết chóc – tang tóc – khói lửa ngút trời, nhà cửa tan hoang.  Vì đâu mà ra cớ sự vậy? Nỗi khổ kinh hoàng không thể nghĩ bàn. Chúng sanh trong cõi Ta Bà này chẳng khác nào đang sống trong nhà lửa…tam giới. Có phải không quý vị???

 

Thật vậy, chúng ta nhìn và chiêm nghiệm cho kỹ cuộc đời này. Chẳng khác nào màn kịch được diễn trên sân khấu. Những nhân vật tên tuổi (thiện – ác) lần lược xuất hiện, vai tuồng nào, hẳn nhiên họ sẽ diễn y thật. Từ gương mặt cử chỉ cho đến hành động…! (Hỷ - ộ - ái - ố - tham –sân- si…) đều có đủ…..! Thậm chí còn nhiều hơn thế nữa…Chúng ta không thể nghĩ bàn…!

 

Cuộc đời bất một ai đó tuy khó khăn, nhưng rốt lại cũng có lối thoát. Khi chúng ta biết chấp nhận những gì khi gặp nạn – dù khốn đốn đến đâu. Ý chí và lòng quyết tâm của chúng ta không thể ngừng lại và chùng bước. Dù phải hy sinh tánh mạng cũng như dân chúng và binh lính của Ukraine…Tuy ít người một đất nước nhỏ dám hùng dũng đương đầu với con mãnh hổ to lớn hùng mạnh gấp bội lần. Nhờ phương Tây hổ trợ vũ khí nên tinh thần không hề suy sút. Họ vẫn hiên ngang, trên đấu trường, thật đáng khâm phục thay!  Hậu quả về sau cho kể đến….! Thắng bại là chuyện của binh gia, nhưng tinh thần người dân và binh lính vững hay không là chuyện khác. Miền Nam Việt Nam sau trận chiến 1975 nếu ai sống ở hải ngoại nhìn lại cuộc chiến trong quá khứ và cuộc chiến bây giờ. Thấy có rợn tóc gáy và nổi kinh hoàng không thể quên được... Dù đã gần 50 năm rồi VN không còn tiếng súng nổ. Khi nhìn màn ảnh TV thấy cảnh chiến tranh bên trời Âu, đều phải chùng lòng xuống, lòng luôn luôn khấn nguyện cho thế giới, sớm chấm dứt nạn đao binh. Dân lành có cuộc sống an lành hạnh phúc. Sau trận dịch Covid 19 – có mệnh là “sát thủ vô hình” cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng. Nay lại tiếp tục chiến tranh bùng nổ, cuộc chiến khốc liệt bên trời Âu, thật là “khổ đế…khổ đế”…! Không thể nghĩ bàn…!

 

Đúng thế, trên đời này là một nghệ thuật sống. Không có một công thức hay khuôn khổ nào nhất định đưa ra cả. Bạn hãy tỉnh thức mà biết hòa mình vào cuộc sống. Dù hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải chấp nhận mà sống. Bạn hãy luôn luôn tỉnh thức và sống trong chánh niệm phân biệt tốt xấu, trắng – đen – thiện –ác. Không thể sống như đám khói mù mờ, lập lờ không có chánh niệm và chánh kiến…! Một khi bạn đánh mất đi nhân phẩmđạo đức con người và sự nhẫn nhịn. Chỉ sống cho “bản ngã” tham vọng cuồn cuộn như lấy sức mạnh đè bẹp kẻ yếu hèn, thì thật là mất đi nhân tính. Chẳng khác nào nước Nga ỷ mạnh mà hiếp nước nhỏ. Không còn nhân tính của con người chỉ biết quyền lợi là trên hết. Thật khổ thay!!!

 

Nhân đây, chia xẻ quý vị câu chuyện vui!

 

“Mưa càng to, gió thổi càng mạnh, trời chiều mau tối ập xuống, mây đen giăng giăng khắp nẻo. Khiến cho khu rừng xanh thẳm lại càng thẳm đen, đen hơn, không còn thấy lối đi nữa, thật là khốn đốn  vô cùng! Thỉnh thoảng tiếng gầm gú của sấm sét đánh vào khu rừng rậm vang lên chát tai. Lé lên những tia chóp sáng rực như, những luồng điện giao thoa với nhau, tạo nên sét đánh rất kinh hoàng. Trong không gian rừng rú u tịch, xé tan bầu trời yên tĩnh, mưa mỗi lúc mỗi nặng hạt dần…! Những tia chớp của sấm sét lé lên rồi vụt tắt thật là hãi hùng nơi thâm sâu cùng cốc của núi đồi, nào là cây cao bóng cả. Xa xa phía bên kia đồi hình như có hai bóng người đang thập thò trong cơn mưa to. Hình như họ đang tìm chỗ trú mưa. Tại sao không vào hang đá gần đó hay ẩn nấp hoặc những tàng cây to, mà cứ lẫn quẩn đi qua đi lại như thế? Thật là, tội nghiệp quần áo ướt nhũng, lạnh – lại càng thêm lạnh....!

 

À! Thì ra những người này nhiều kinh nghiệm ở rừng núi…! Trong dân gian thường hay truyền khẩu rằng: “Khi trời mưa xuống không nên đứng dưới gốc cây lớn, vì sợ sấm sét đánh vào...”

 

Thật ra, điều đó có đúng hay không, chưa ai quả quyết được. Bầu trời mưa liên tục, mỗi lúc càng nặng hạt thêm lên, gió rất mạnh rét buốt càng lúc càng gia tăng. Hai người này lầm lũi, men theo con đường mòn. Cuối đoạn đường mòn, là vách đá cheo leo, men theo đó dẫn đến miệng hang tối om om. Nhờ những tia chớp của  sấm sét nên xác định, nơi đây là hang đá, nên cả hai bước vào đó trú mưa. Cơn mưa này dai dẳng suốt đêm, hai người đành trú lại trong hang, vừa lạnh – vừa đói....!

 

Sáng hôm sau, khi ánh bình tỏ dạng cũng là lúc trời quang mây tạnh. Trả lại bầu trời trong xanh nơi núi rừng bao la, trùng điệp. Tiếng chim hót líu lo cũng là lúc họ trở về tiếp tục công việc làm, trong một ngày tạnh mưa. Mọi việc cũng bình thường như mọi ngày chẳng có gì là mới lạ cả. Sau cơn mưa trời lại sáng....!

 

Đúng thế, diễn tiến câu chuyện từ từ sẽ xảy ra. Được biết, hai cậu thanh niên một là tên Phước An, còn cậu kia thường gọi là Chánh Định. Cả hai là bạn chí thân cùng làm một nghề với nhau, sau nhiều năm quen biết. Công việc của hai cậu này chuyên điêu khắc tượng đá và gỗ. Trại này rất nhiều thợ chuyên nghiệp, riêng hai cậu Phước An – Chánh Định thuộc về nhóm điêu khắc tượng đá...!

 

Tại đây là núi đồi xa vắng phố thị, ít người biết đến, nhưng quy tụ được nhiều nhân tài về ngành điêu khắc. Bởi Phước An và Chánh Định tay nghề khá sắc xảo, nên chủ trại tuyển chọn, đứng đầu trong số thợ  chuyên điêu khắc những sản phẩm thuộc về ngành đá quý v.v...(Tiếng dữ đồn xa – tiếng lành đồn gần.) Thế rồi, những mẫu tượng đá cũng như gỗ, lần lượt trình làng, số khách hàng rất ưa chuyện tìm đến rất đông. Có cả những quan chức trong triều đình cũng tìm đến tham khảo và đổi chác, họ mua giá rất cao. Có nhiều lúc nguy hiểm khi giao du với “ông hổ”... (ám chỉ) các quan cao cậy quyền ủy thế…! Chặng đường nào cũng lắm chông chênh và vất vả...! Làm việc gì cũng có cái giá phải trả của nó..! Không dễ “ăn” chút nào...?

 

Sau một thời gian khá dài, kể từ khi trại điêu khắc này khai trương, lần lần khách hàng tìm đến rất đông. Ông chủ bấy giờ, phải tuyển thêm thợ thuyền từ các nơi đến làm. Mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu của khách. Tên tuổi của trại nổi lên như cồn. Cổ nhân thường hay nói:

 

"Hữu xạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập"

(Nghĩa là khi có mùi hương thì tự nó thơm, không cần phải ra đứng ở đầu ngọn gió.)

Tạm dịch: Khi một người thực sự là tài giỏi, đạo đức, thánh thiện, thì mọi người chung quanh sẽ tự nhìn nhận- đánh giá. Chứ đừng tự mình nói ra, thành ngữ có câu “một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự cao” .

 

Rồi từ đó, theo thời gian năm tháng trôi qua. Tiếng thơm lan đến triều đình (trong phúc lại có họa hay ngược lại trong họa cũng có phúc.) Lúc bấy giờ, các quan đại thần trong triều đổ xô, tìm đến mua sắm nhiều pho tượng quý giá...! Không kể xa – gần họ đồn đại, thương hiệu khiến cho ông chủ phải lo lắng, hậu quả như thế nào đây???

 

Tình cờ, hôm nọ không hiểu vì sao mà lọt đến tai vua, về những pho tượng điêu khắc... Có kẻ còn cho là “huyền thoại...hoặc linh hiển...” Miệng dân gian không ai ngăn được, khi lan rộng trong hoàng triều…! Khiến cho hoàng thân quốc thích cho triều cũng phải xiêu lòngbàn tán...!

 

Nhân buổi nghị luận trong tháng, các quan thường hay tấu chương lên cho vua. Hôm nay, vì ít tấu sớ nên vua rảnh rổi. Muốn ngồi lại hàn huyên trao đổi chuyện Đông - Tây cùng các quan đại thần, và những mẫu chuyện vui – buồn trong dân gian...Bổng nhiên, nhà vua cao hứng hỏi rằng:

 

-“ Trẫm nghe nói, dạo này nghề điêu khắc tượng đá cũng như gỗ, của nước ta đang thịnh hành lắm, phải không các ái khang?

 

Có một quan đại thần liền bước ra tâu rằng:

 

-“Bẩm bệ hạ, vâng đúng vậy....!” Chưa nói hết lời....!

 

Nhà vua liền hỏi tiếp:

 

-“Vậy các ái khanh, tuyển nhân tài, điêu khắc giỏi về tượng đá cho trẫm có được không?”

 

-“Bẩm, bệ hạ, chúng thần sẽ tuân thủ, nhưng....” chưa dứt lời ....!

 

Nhà vua liền nhắn mạnh, trẫm muốn:

 

-“Tạc tôn tượng Ngài Bồ Tát Quán Âm bằng đá… kích thước....!”

Các ái khanh có thực hiện được hay không? Vậy các khanh, nghĩ việc đó như thế nào? Nên hay không ???

 

Tất các các quan đại thần, trong triều lúc bấy  giờ đều ngơ ngáo, nhìn mặt nhau. Chưa ai lên tiếng cả. Thấy vậy, nhà vua liền nhanh miệng nói rằng:

 

-“Bên công khố, quan…hãy chi ngân khoản cho công việc tôn tượng...Còn lại ái khanh nào, tiên phong đi lo việc tạc tượng Quán Thế Âm cho trẫm” Xong việc trẫm sẽ hậu thưởng...!

 

Mọi người đều trố mắt nhìn nhau, tưởng rằng nhà vua nói đùa thôi...!

 

Thấy vậy, nhà vua lớn tiếng nói rằng:

 

-“Đây là chiếu chỉ, vậy ái khanh phải tuân thủ”

 

Trong các quan đại thần, có người bước ra thưa rằng:

 

-“Bẩm bệ hạ, chúng thần sẽ hoàn tất công việc được giao phó.”

 

-“Vậy, ai là người chịu trách nhiệm việc này?”

 

Chưa có đại thần nào can đảm đứng ra nhận công tác cả, vì sự kiện xảy ra quá đột ngột, các quan chưa hội ý, được với nhà vua. Không hiểu nhà vua muốn tạc tượng gì...và mẫu mã ra sao? Thời gian bao lâu…Hàng loại câu hỏi của các quan đại thần đang thắc mắc, chưa được giải đáp. Tại sao và tại sao???

 

Nhà vua rất mau mắn và nhanh lẹ, nhìn qua – nhìn lại, chỉ định ngay.

 

-“Trẫm giao việc này cho quan thừa tướng, các khanh có đồng ý không?”

 

-“Chúng thần, đồng ý và nhiệt tình ủng hộ...”

 

Sự kiện xảy ra quá đường đột, cho nên các quan đại thần cao niên, chẳn tuổi nên quyết định chậm chạp...!

Nhà vua liền lên tiếng:

 

-“Bãi triều....!”

 

Mọi người ra về thở phào nhẹ nhỏm, riêng quan thừa tướng nặng gánh lo âu. Tuy không phải chiến sự cấp bách mà hoảng sợ. Trái lại việc này tuy đơn giản, nhưng không hoàn tất thì đầu lìa cổ ngay. Cũng giống như trở bàn tay, mấy hồi. Thật vậy, sự việc rất đơn giản, nhưng khiến quan thừa tướng tâm trí rối bời, trời không nóng nực nhưng mồ hôi vẫn tuôn ra ướt cả áo.

 

Về đến nhà, quan thừa tường nằm dài ra đó, vắt tay lên tráng suy nghĩ...! Kế sách này phải nhanh - gọn -lẹ. Đánh nhanh lợi điểm, ngược lại sẽ nhiều phiền toái...! Kẻo “đêm dài lắm mộng…”

 

Quan thừa tướng thầm nghĩ: “buổi nghị luận hôm qua, cũng có nhiều quan đại thần, không ưa mình...!” Nhìn qua là biết họ khích bác lắm chớ không phải việc bình thường...! Trên đời này, làm không ra hồn mà hay đánh “võ mồm” lắm khi hại kẻ khác thật là toi mạng như chơi! Thế gian này là thế đó...! Chẳng khác nào bọn tiểu nhân thường làm hề trên sân khấu, ngược lại “đại trượng phu nói được phải làm được..” Quan thừa tướng rất lo lắng trong công việc này...!

 

Nhưng vị thừa tướng, cũng chẳng phải “bình thường” đã từng vào sanh ra tử cùng với vua nhiều trận chiến rồi....Không thể nào bỏ ngang được. Dù đám tiểu nhân bao vây dèm pha...” Nhưng ngài vẫn đứng vững  như (kiềng ba chân...!) tuy có choáng ngột trong ngày đầu. Sau đó, cũng quờn hồn lại, trận này, tuy không phải giao tranh với kẻ địch bằng sức lực và binh khí. Mà lại săn lùng nhân tài điêu khắc tạc tượng Phật, tôn trí trong hoàng cung cũng không phải là chuyện đùa. (Đâu nhé!!!.)  Nổ lực lại càng nổ lực thêm hơn... May ra mới có thể vượt qua đươc...! Về tâm linh không dễ như mình tưởng...!

 

Ba hôm sau, liền triệu tập nhóm thị vệ, quan thừa tướng ra lệnh các ngươi hãy khẩn cấp tiến hành công việc. Truy lùng và đem tất cả những tay điêu khắc, tài ba trong và ngoài thành thật giỏi, về gấp cho ta. Kể từ khi ra thông lệnh. Tất cả các thợ điêu khắc bị bắt giam tại chỗ rồi chuyển về nhốt tại gia trang của quan thừa tướng. Rồi từ từ tra hỏi từng người một nhưng vẫn chưa tìm ra kẻ anh tài điêu khắc. Viên thừa tướng vì nóng lòng trong công việc nên khởi tâm nghĩ không tốt đến công việc:

 

“Đây chẳng lẽ, có người muốn hại ta chăng...!!!” Việc này còn cam go hơn cả điều binh ra chiến trường....! Chuyện đồn đại trong dân gian có đáng tin hay không? Tại sao, bao nhiêu tay điêu khắc đã bắt mang về rồi mà chẳng tìm ra tên nào cả. Chẳng lẽ, tên cao thủ “......” hắn đã bỏ trốn hay là cao xa bay chạy mất rồi. Không được, ngày mai ta sẽ tăng viện thêm người, cho đi truy lùng đợt thứ hai thử ra sao???

 

Không hiểu, ngọn gió nào thổi, đưa quan (về hưu) lại là bạn thân, đã nhiều năm không gặp. Đến viếng thăm chơi, sau khi trò chuyện qua lại...Vị quan xưa kia cất tiếng nói rằng:

 

-“Xin ngài, thừa tướng hãy giữ bình tĩnh, chờ đợi và kiên nhẫn, tìm nhân tài trong đống lá ủ kia...!”

 

-“Vậy, ta phải làm sao đây?”Thật khó vô cùng...!

 

-“Hoa mai chỉ nở, sau cái giá buốt tận xương tủy. Không có giá rét căm căm, không thể có hoa mai”.

 

(Hoa mai nở sau hoa đào và trời thật lạnh thì hoa mai mới nở. Ai ai, cũng thế, nếu đã từng trải qua những khó khăn tột cùng và cái lạnh buốt xương trong mùa Đông. Nên cũng hưởng được nụ cười tươi sáng như những hoa mai rực rỡ trong nắng ấm, mùa Xuân.)

 

-“Cám ơn, bạn tri kỹ, đã nhắc nhở (hoa mai) cho ta...!”

 

-“Ngài làm bất cứ điều gì có thể làm được thời điểm hiện tại. Chẳng có gì tồn tại mãi trên đời này. Mọi thứ sẽ thay đổi theo thời gian, tốt hay xấu là do sự vận chuyển của công việc. Đêm ngài không yên giấc, thì trí tuệ ngày cũng lo mờ theo. Phải thiền định – phải tư duy – phải thấu tình đạt lý. Phải thành tâm cầu khẩn chư Phật. Hướng tâm làm việc thiện, hãy mở lòng ra đón nhận tất cả, dù thuận hay nghịch, hãy chấp nhận thương đau, nên khiêm thì tốt hơn. Sống hài hòa - khoan dung với mọi người... trong giao tiếp..! Nếu ngài cư xử như thế, sẽ tìm được báu vật trong đám tro tàn kia...”

 

Quan thừa tướng, xưa nay quá xem thường những tiểu tiết như thế. Nay bổng nhiên, gặp bạn tri kỹ nhắc lại, liền thức tỉnh nói rằng:

 

-“ Cám ơn, ngài đã nhắc nhở  tôi...”

 

Vài câu nói, đơn giản của người bạn cũ, có thể thay đổi lối sống (cổ hủ) của quan thừa tướng. Quả nhiên, đêm hôm ấy quan thừa tướng, liền thiết lập bàn thờ lộ thiên giữa sân. Liên tục ba đêm, khấn nguyện tha thiết khẩn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát hiển linh gia hộ… thành tâm sám hối nghiệp chướng....hầu mong sớm hoàn tất, tôn tượng…..do nhà vua giao phó. Vì lòng chí thành, cho nên đêm thứ ba ngài nằm mộng. Thấy mình đang đi lạc vào một khu rừng nào đó gặp:

 

 “Ông lão râu tóc bạc phơ, không nói chi, chỉ tay về hướng núi Nga My, nhưng ông ấy chỉ viết chữ trên cát....”

 

Sáng hôm sau, quan thừa tướng liền vội vã lên đường cùng đám tùy tùng...Từ gia trang của thừa tướng đi đến núi Nga My. Phải vượt qua đoạn đường khá dài và vất vả vô cùng. Nhưng cuối cùng đoàn cũng đến được Nga My Sơn.

 

Thoạt đầu, viên thừa tướng nhìn xa xa trông thấy tôn tượng Quán Âm, bằng ngọc bích cao lớn trang nghiêm. Thừa tướng liền xuống ngựa đảnh lễ thật chí thành, nhưng khi đứng dậy thì chẳng thấy tượng đâu nữa. Quả tình, do tâm thức vọng tưởng mong cầu quá độ, tạo nên ảo giác trong tâm trí, dù ban ngày nhưng vẫn hiện ra. Đó gọi là ảo giác của người lạc vào cảnh giới căng thẳng của thần kinh suy tưởng mà ra.

 

Sự thật, không phải như thế, nếu để lâu... Con người ta, sẽ lạc vào cảnh giới hoang tưởng...! Nhưng quan thừa tướng, không phải là người như thế. Đoàn vẫn tiếp tục cuộc hành trình, qua đến ngày hôm sau gặp được làng mạc có đông dân cư sinh sống. Trước khi vào cổng làng, đoàn người gặp ngay vị sư ôm bình bát từ trong làng đi ra, tiến về phía đoàn người. Thấy vậy, thừa tướng cho ngừng lại bước đến đảnh lễ vị sư. Rồi cúng dường phẩm vật. Qua vài câu thăm hỏi, vị sư ân cần khuyến tu, nên kiên nhẫncố gắng vào trong làng sẽ gặp được quý nhân hỗ trợ và giúp đỡ cho. Cuối cùng quan đại thần, liền thay đổi y phục của dân bản địa giả làm đoàn người thương gia, cùng đám tùy tùng. Cho dễ bề thân thiện với dân làng ở đó…Hầu mong tìm ra nhân sự để công việc sớm hoàn thành…! Sau đó, cho lính bắt hết đám thợ làm công trong trại điêu khắc mang về gia trang của quan thừa tướng chọn lựa.  Nhưng vẫn tìm chưa ra ai cả? Tại sao…và tại sao ???

 

Cuối cùng quan thừa tướng không đủ kiên nhẫn nữa, vì thời gian đã gần đến hạn định của vua giao phó. Sự việc cấp bách chỉ vỏn vẹn bảy tuần nữa là hết hạn. Mà mãi đến nay vẫn cho được gì cả. Vì quá loa lắng, nhiều đêm qua thừa tướng hét lên “tôi không thể chết....không thể chết....mãi mãi không thể chết....!!!” Khiến cho mọi người âu lo vô cùng.

 

Vào thời Đại Đường niên hiệu....rất sùng bái đạo Phật, luật lệ quá ư khắc khe. Nếu trễ nãi việc của vua chúa giao sẽ bị ảnh hưởng đến tánh mạng....Cho nên ai ai cũng phải tuân thủ. Ngay cả hoàng gia – quốc thích cũng không ngoại lệ.

 

Giây phút hai mươi lăm rồi, quan thừa tướng đành ra hạ sách. Tống giam đám nghệ nhân điêu khắc “ấy” của làng…… Nga My Sơn! Làng này “mệnh danh nổi tiếng về điêu khắc” phút cuối gặp (đại nạn) như thế! Thật là nghiệt ngã vô cùng, không chừa một ai trái lệnh xử liền tại chỗ. Tất cả số thợ điêu khắc vào đại lao, chờ ngày hành quyết....! Lệnh đã được đưa ra. Không ai có thể chống đỡ được.

 

Ngoại trừ nhà vua mới có quyền ân xá, con dân thấp cổ bé họng…đành phải chịu đắng nuốt cay…! Màu đen trùm xuống làng mạc đang vui vẻtung tăng trong ngày tháng dù là khoai củ cũng an lành. Còn hơn cao lương mỹ vị....Bây giờ mang trọng án…cả làng chẳng ai muốn ra khỏi nhà...! Màu đen tang tóc – cũng là màu chết chóc thật khiếp sợ vô cùng!!!

 

Phước An là bạn chí thân của Chánh Định hôm ấy vì bị bệnh ở nhà, không đến trại. Cho nên không bị quan bắt đi ….Thấy vậy, khi nghe tin “dữ” cả trại riêng nhóm thợ điêu khắc bị bắt đưa về hoành thành giam giữ…! Phước An không thể nào làm ngơ được.

 

Chàng quyết tìm mọi cách, cứu đồng nghiệp của mình, dù phải ra sao cũng bất chấp tất cả. Liền tìm đến ông chủ trình bày mọi sự việc…và mượn ngân khoản để làm lộ phí tìm đến hoàng thành. Biết được, tình đồng nghiệp keo sơn như thế. Ông liền dốc hầu bao, giúp đỡ tối đa. Dù sao đi nữa họ cũng là thợ đắc lực, làm việc nhiều năm cho ông. Ông phái thêm người cùng theo Phước An, phòng kẻ gian dọc đường thủ tiêu chàng. Kèo theo bức thư gởi đến quan phủ trong triều giúp đỡ trong sự việc này. Phước An và đoàn người ngày đêm tốc hành đến nơi hoàng thành (nơi vua chúa ngự trị.) Sau đó, tìm được nhà quan thừa tướng. Nhờ có lá thư giới thiệu của người bạn tri kỹ của quan thừa tướng. Nên ông ta mới ra mặt tiếp…Câu hỏi đầu tiên của quan thừa tướng rất cay nghiệt:

 

-“Vậy, các người đến đây làm gì?”

 

Chưa kịp trả lời, ông ta phán thêm câu nữa thật chua cay…!

 

-“Đến đây để chết thế cho bọn họ chăng?  Đâu dễ như các người tưởng, ai chống cự ta là phải lãnh hậu quả ngay. Hậm hự ông còn bồi thêm một câu ân nghĩa nữa:

 

-“Ta vị nể hoàng thượng, thỉnh Phật về thờ, cầu phúc cho bá tánh. Nên chưa xuống tay, các ngươi liệu hồn đó…”

 

-“Vâng, bẩm quan lớn, thảo dân này đều biết cả, quyền sanh sát là ở trong tay Ngài, thảo dân đây không dám làm phật lòng. Nhưng mong Ngài hãy mở lòng, hải hàquảng đại cho chúng thảo dân một cơ hội. Sẽ lấy công chuộc tội….! Nghe nói đến câu “lấy công chuộc tội” ông ta bừng thỉnh liền, dịu giọng đổi chiều ngay lập tức. Nói rằng:

 

-“Đứng lên, từ từ nói ta nghe chuộc tội, bằng cách nào đám phạm nhân kia. Nếu không giải thích được, ngươi sẽ chung số phận cùng gặp diêm vương luôn  thể.”

 

-“Bẩm quan lớn, thảo dân có cách….!”

 

-“Âm mưu tạo phản hả…!”

 

-“Dạ, không và không bao giờ dám nghĩ tới…”

 

-“Thôi thì nói mau lên, giải trình ra sao?”

 

-“Quan lớn, cho thảo dân này về quê, tạc lại tôn tượng Quán Âm…”

 

Nói chưa hết lời,  thì quan thừa tướng quát to:

 

-“Giỡn mặt hả, cả làng ngươi ta cũng diệt được, huống gì cỏn con như ngươi. Muốn gì hãy nói mau lên…ta không có giờ mà đứng đây nghe ngươi rãi nhãi…! Bộ ngươi muốn “chết” hả, có phải không ?” Thật điên rồ.

 

-“Bẫm quan lớn, dạ không...còn đang ú ớ....”

 

Dịu giọng lại, quan thừa tướng, chuyển đề dùng đòn tâm lý thăm dò chàng, ôn tồn nói rằng:

 

-“À! Thì ra ngươi cũng có bản lãnh, cũng “khá lắm” đấy, dám mang thân vào miệng hổ. Ngươi có biết luật lệ Đại Đường nghiêm khắt như thế nào không? Dám vuốt râu hùm hả ... “con ...” Ngươi chết thì chẳng sao...Còn đại gia đình ông đây, thì sao? Chúng ta đâu có giỡn với hoàng thượng...!

 

-“Bẩm, quan lớn con biết, việc này hệ trọng lắm liên quan đến nhiều mạng sống. Thân con thì chả có chi là ....nhưng quan lớn là trụ cột của triều đình, là người nắm kỷ cương của đất nước, đâu phải là chuyện đùa. Nhưng con tin, mình thành tâm cầu khẩn, mười phương chư Phật cũng chứng dám cho:

 

 “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”

 

(Nghĩa là linh thiêng, hiệu nghiệm hay không là do ở mình. Do ở mình có tin, có chí thành, có nhất tâm niệm Phật hay không? Linh ứng hay không là do ở bản thân mình. Nói cách khác, sự linh ứng chỉ hiển hiện với những ai có lòng tin thành khẩn, chân thành, sắt bén như kim cang bất hoại. Chuyện báo ứng, linh ứng hay nói đúng hơn là lòng tin vào cái thế giới tâm linh “Phàm Thánh đồng cư” đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.) Ngài cho con một cơ hội cuối cùng (lấy công chuộc tội...!)

 

Vừa dứt lời, Phước An liền quỳ lạy quan thừa tướng lia lịa, còn hơn là lạy cha – mẹ của mình (chết đi -sống lại.)

 

-Được, ta cho ngươi cơ hội lần cuối, nếu không xong thì là (tru di cửu tộc nhớ nghe con). Ngày mai bắt đầu công việc, cần gì hãy báo cho người của ta giúp hộ. Xong việc ta sẽ thả đám thợ về lại quê. Ngươi nên nhớ thời gian rất cấp bách, “càng sớm – càng tốt” không quá sáu tuần lễ nhớ chưa?

 

-“Bẩm, quan lớn con ghi nhớ và cố gắng tối đa, để hoàn tất công việc...”

 

Về đến nhà, Phước An trằn trọc suốt đêm, nghĩ nát óc không tìm đâu ra đá quý để tạc tượng....! Bao nhiêu câu hỏi vờn vờn trong đầu chàng, thời gian thì hạn hẹp, bao nhiêu sinh mạng nằm trong tay chàng. Lỡ một nước cờ là....! Thật nghiệt ngã thay!!! Đúng là “sanh nghề- tử nghiệp” định mệnh trớ triêu cho một anh chàng điêu khắc tài hoa, nhưng cũng lắm bạc mệnh...! Cuối cùng chàng chợt nghĩ ra điều gì đó, liền bước ra giữa sân nhà, đêm khuya không một tiếng động tĩnh ngoài tiếng dế mèn rên rỉ và ếch nhái – vọng lại.

 

Chàng liền trần thiết một bàn hương án, quỳ xuống dâng hương chí thành khấn nguyện....Mười phương chư Phật...Quán Âm Bồ Tát hiển linh giúp con vượt qua ác nạn này....! Tên họ....làng....xã....! Thành tâm khẩn nguyện....! Cầu xin ơn trên phò hộ việc trọng đại sớm được hoàn tất....Cầu chư Phật gia hộ tất cả mọi người đang bị giam trong ngục thất được an lành, con xin hứa....!

 

Đêm ấy, vì mệt- vì quá lo lắng ngã lăn ra đất ngủ thiếp. Sáng hôm sau khi bình minh tỏ rạng, chàng giựt mình thức dậy. Liền nhớ lại trong giấc chiêm bao, có một ông lão râu tóc bạc phơ nhắc rằng: “Ba năm trước con còn nhớ không? Tại nơi đó...trong hang động khi con trú mưa....!”

 

Sáng sớm hôm sau, chàng thức dậy, nhớ lại giấc mơ đêm qua….liền dẫn người đến đó ngay, tìm kiếm một thời gian khá lâu, mới phát hiện ra được miệng hang. Từ từ tiến sâu vào, bên trong tối đen buộc lòng phải đốt đuốc lên mà đi. Chàng phát hiện ra rất nhiều khối đá tuyệt đẹp. Không ngờ, nơi đây thật là huyền bí và kinh hoàng. Khi nhìn chung quanh thấy những thanh kiếm rét rỉ lâu năm. Còn có những hình thù thật quái gỡ. Có lẽ, hang động này năm xưa, ai đó đã chôn cất nhiều báu vật...Vì chung quanh có rất nhiều ngỏ ngách bên trong hang động....! Chàng vẫn không ngừng tại đó mà tiếp tục, dẫn mọi người tiến vào tận trung tâm của hang. Trên tay luôn luôn cầm bó đuốc. Cạnh chàng là những tay cao thủ võ công, được quan thừa tướng tuyển chọn, cho theo giúp chàng. Thực thi công tác được giao phó. Thỉnh thoảng cũng gặp vài bất trắc, nhưng không đáng kể, đoàn người vẫn vượt qua. Cuối cùng phát hiện ra tận trong hang sâu có một tảng đá rất kỳ diệu, phát quang ra ánh sáng huyền diệu và thu hút nhiều điện từ.  Nếu ai không đủ nội lực dễ bị ngất xỉu. Trong đoàn có vài người bỏ cuộc không theo đoàn nổi…! Sau khi quan sát kỹ lưỡng tảng đá, chàng liền hét to lên rằng:

 

“Đúng rồi, đúng rồi....”

 

Mọi người ngơ ngác không hiểu, cậu này tại sao la lớn như thế, “đúng rồi, đúng rồi...!” là đúng cái gì đây? Chung quanh chẳng có vật gì khác hơn là một tảng đá “ngồ - ngộ...” phát ra ánh sáng rất huyền diệu, một loại đá quý hiếm đã chôn vùi không biết là bao nhiêu năm trong hang động này. Đúng là “vật báu” đợi “chủ” nếu không đủ phước duyên, chắc có lẽ khó tìm thấy tảng đá kỳ diệu này. Nhìn qua, nhìn lại, quan sát hồi lâu, Phước An chàng gật đầu lia lịa bèn quỳ xuống lạy tạ trời đất, và vái tạ mười phương Chư Phật đã dẫn dắt con đến chỗ này. Mọi việc coi như sở nguyện đã trọn, chàng từ từ giải thích cho mọi người rõ, những đường nét trên tảng đá trông giống như Quán Thế Âm Bồ Tát. Chàng liền ôm chồm từng người khóc nức nở nói rằng:

 

 “Đúng! Là Bồ Tát Quán Âm thị hiện cứu chúng ta rồi” Mọi người chẳng biết gì cả, thấy chàng lạy tảng đá, liền lạy theo. Tự nhiên trong hang đá tỏa ra một luồng ánh sáng chói lòa rực rỡ, trông như ánh hào quang phát sáng nơi hang động, chưa ai đã được chứng kiến như thế cả. Chàng lạy tạ lần nữa, hứa xong việc chàng, sẽ thế phát quy y Tam Bảo dũ sạch bụi trần, quyết đi vào con đường chánh đạo tu tập…!

 

Dưới con mắt nhà nghề, chàng không bỏ phí thời giờ tập trung vào công việc gọt dũa cho ra tác phẩm. Miệt mài trong thời gian ở trong hang động, nhờ nhiều người trợ giúp cho nên công việc, sớm hoàn tất, tác phẩm quý hiếm này…Cũng là kỳ tích cho làng, cứu được bao nhiêu sinh mạng đang bị quan thừa tướng bắt giam vì không làm được tôn tượng…!

 

Ba tuần lễ trôi qua, chàng đã hoàn tất công trình, báo cho quan thừa tướng biết. Gởi người đến chuyển tôn tượng Quán Âm ra khỏi hang và đưa về hoàng cung, cho kịp buổi lễ tôn tượng do nhà vua quyết định.

 

Lúc đó, quan thừa tướng giữ lời hứa  thả số người bị ngài, bắt giam trong nhà tù ra về. Quan thừa tướng cũng không quên, tặng quà cho mỗi người trước khi ra về. Quan thừa tướng thở “phào” Mừng hết “cỡ” vì đã đặt một gánh nặng xuống khỏi vai...! Tiếp đó, quan thừa tướng cũng không quên hậu thưởng cho Phướcg An, chàng đã giữ đúng lời hứa mà còn tạc nên tôn tượng Quán Âm, một tuyệt tác thật quý hiếm trong đời, không có chỗ nào chê được. Thật là của báu chờ “chủ” quả tình nhà vua nhân hậu, nên Quán Âm hiển linh nơi ấy. Qua bao thử thách chúng ta mới thấy rằng:

 

 “Phàm làm gì bằng cả tấm lòng, lúc đầu gặp nhiều gian truân, nhưng về sau sẽ có kết quả mỹ mãn”

 

Bằng như ngược lại thì việc gì sẽ xảy ra? Quý vị, từ từ cũng hiểu! Nhân quả hiện tiền là gì?

 

Phước An, chàng ta đặc biệt, chỉ làm việc “nghệ thuật vị nghệ thuật” không phải  (nghệ thuật vì mưu sinh...) Vẫn biết cuộc sống cơm –áo – gạo –tiền, nhưng chàng yêu nghệ thuật. Nhất là điêu khắc, yêu chân lý sự sống, không muốn ai phải mất mạng vì công việc làm của chính mình...!

 

Cuối cùng chàng giữ trọn lời hứa với Chư Phật phò hộ cho chàng đã hoàn tất công việc. Tự cứu mình và cũng cứu mọi người giữa cơn thập tử nhất sanh. Lời hứa dõng dạc trước mặt quan thừa tướng. Chẳng khác nào câu thơ:

 

“Tử sinh như một con đường

Người đi trước - kẻ ngập ngừng theo sau

Về đâu? Ai biết về đâu?
Cũng tùy mầm nghiệp ban đầu lỡ gieo

Phận người – trước gió đèn treo
Mong manh như đám bọt bèo trên sông
Hơn nhau chỉ một tấm lòng
Để đen muôn thuở - hay hồng ngàn thu…”

                       (Phương Xuân)

Nhờ sự, quả quyết cang cường nên quan thừa, đặt niềm tin nơi chàng...! Xong việc, chàng quyết từ bỏ tất cả vào núi tìm thầy học đạo, xuất gia làm kẻ hành khất, nối gót những bậc chơn tu, tiếp tục tu hành quảng đời còn lại.

 

Câu chuyện “Tảng Đá Kỳ Diệu”  đã từ từ khép lại...! Một lần nữa kính chúc quý độc giả, sống an lành dưới ánh hào quang của chư Phật. Việc gì đến rồi sẽ đến, thành hay bại là do duyên nghiệp của mọi người đã tạo ra. Thật ra phước báu của mọi người đều khác nhau, nghiệp lực cũng thế...! Không ai hơn ai cả. Mỗi người đều có cộng nghiệp chung của một quốc gia hay gia đình...còn nghiệp lực (riêng) – phước lực cũng vậy đều có  sự khác biệt nhau. Không ai giống ai!!! Rốt lại chúng ta nên sống chung hòa bình – bình antốt hơn là gây chia rẽ và tạo ra chiến tranh. Rất là thê thảm trong xã hội này. Tâm bình thì thế giới sẽ bình, ngược lại là khổ đau triền miên với mọi người

 

Mong lắm thay!!! An bình sẽ mãi mãi đến với tất cả mọi người!!!

 

Bảo Quang Tự - Santa Ana ngày  4/7/2022

 

                    T. Nhuận Hùng

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2016(Xem: 11083)
14/04/2020(Xem: 4177)
26/07/2022(Xem: 3571)
28/02/2017(Xem: 24383)
15/01/2019(Xem: 6776)
29/01/2015(Xem: 9910)
01/01/2021(Xem: 3266)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?