Xuân Trên Đất Phật

24/01/20235:19 SA(Xem: 2408)
Xuân Trên Đất Phật

XUÂN TRÊN ĐẤT PHẬT
Võ Đào Phương Trâm

tu-vien-khanh-anĐi Chùa, Lễ Phật ngày đầu năm từ rất lâu đời đã trở thành tập tục của người dân Việt Nam như một tâm niệm cầu mong những điều an lành, may mắn trong năm mới, và tôi cũng là một trong số đó, nhưng với tôi có một điều đặc biệt hơn trong năm nay, là khi tôi được góp mặt trong gia đình Phật tử, vì vậy ngày đầu năm đến Chùa, tôi mang theo cảm xúc hân hoanvô cùng hạnh phúc.

Đêm 30 Tết, sau khi đón Giao thừa cùng với gia đình, tôi vào phòng ủi lại bộ pháp phục (trang phục để đi Chùa) cho thẳng thóm, tôi cẩn thận treo lên một góc để sẵn. Buổi sáng, tôi dậy sớm, chuẩn bị trang phục chỉnh tề rồi chạy xe đến Tu Viện Khánh An. Sáng mùng Một Tết không gian vắng vẻ, hai bên đường là những dãy nhà đóng kín cửa, hàng quán cũng dọn dẹp nghỉ ngơi, không khí Trời Xuân mát mẻquang đãng, khi xe tôi chạy gần đến cổng Tu Viện, tôi đã thấy rất nhiều chiếc xe ô tô đậu hàng dài phía ngoài cổng, những dòng xe máy chạy liên tục vào bên trong không ngớt, trước giờ tôi thường đi Chùa vào những ngày vắng vẻ, lần đầu tiên tôi đi đến Tu Viện vào ngày mùng Một Tết nên tôi thấy khác lạ hơn so với mọi ngày.

Sau khi vào bãi giữ xe, tôi cũng tìm được một chỗ đặt chiếc xe đạp điện nhỏ xíu vào giữa rừng xe đông đúc, lúc này, tôi di chuyển đến khu vực Vườn Quán Âm để lễ Phật, dọc đường đi, tôi quan sát xung quanh, một quang cảnh thật là rực rỡ, hiện lên trong mắt tôi đủ sắc màu như một bức tranh, màu vàng của hoa mai, hoa cúc, vạn thọ, màu đỏ của những khóm hoa mào gà, hoa giấy, vẻ đẹp viên mãn kiêu kỳ của những nhánh hoa lan và nhiều loại hoa khác được bày trí ở khắp lối đi, ở khu vực trung tâm Chánh điện, tôi ngơ ngẩn như lạc vào một thế giới ngập tràn màu sắc của hoa và y phục rực rỡ của khách thập phương, ai cũng ăn mặc đẹp, trang nhã trong những tà áo dài, váy hoa, những bộ cánh mỹ miều khoác lên người những cô thiếu nữ xinh tươi, đẹp như ở chốn thần tiên. Ngoài những trang phục rực rỡ còn có những bộ áo nâu sòng, áo lam từ những người Phật tử, nhưng dù là màu áo nào thì cũng hòa vào không khí hân hoan, góp phần tạo nên một bức tranh lung linh đẹp đẽ. Đúng như lời Sư Thầy Thích Thiện Thuận đã nói: “đến Chùa càng đông càng vui nhưng cái vui mang sự an lạc chứ không ồn ào”. Tôi hòa giữa dòng người đông đúc nhưng không xô bồ, không ngột ngạt, tôi cảm thấy ở mỗi người là một niềm hoan hỷ, tươi vui và yên bình, không có những tiếng nói lớn gây ồn, không có những tiếng cười ha hả, cũng chẳng có những ngôn từ chói tai, ai cũng giữ cho mình một sự chừng mực vừa phải nên dù đông nhưng không gian lại rất dễ chịu nhẹ nhàng.

Tôi bắt gặp khu vực tiểu cảnh được trang trí xinh xắn và bắt mắt với ngôi nhà từ tre nứa, những đóa mai đào rực rỡ tô điểm giữa những câu đối đỏ rực, màu sắc vàng đỏ vốn được xem là gam màu chủ đạo của sự thịnh vượng trong năm mới, bụi trúc xanh nho nhã tạo sự thanh mát, lắng dịu, tượng Phật trầm mặc được đặt ở giữa gian nhà tiểu cảnh, chiếc bình cổ hay một bộ bàn ghế tre nhỏ nhắn, thanh tao, một chiếc bình hoa trang trí để khách thập phương chụp ảnh, tiểu cảnh được bày trí đơn giản nhưng hòa hợp, đẹp đẽ và đậm nét cổ truyền dân tộc. Tôi đứng cạnh đó khá lâu vì nhiều người thay phiên nhau chụp những tấm hình lưu niệm. Ngày hôm đó, tôi trở thành thợ chụp ảnh bất đắc dĩ khi được nhiều người nhờ chụp giúp, tôi biết ngày Xuân, ai cũng muốn lưu giữ cho mình những tấm ảnh đẹp, ý nghĩa khi đến Chùa Chiền nên tôi chụp rất nhiệt tâm, đổi lại, tôi đã nhận được những lời cảm ơn, chúc Tết từ những người khách lạ! Sau một hồi chờ đợi, khách du xuân đã giãn ra, tôi mới chụp cho mình một vài tấm ảnh nơi tiểu cảnh nhỏ xinh, lòng tôi vô cùng an vui và hoan hỷ.

Tham quan khu vực tiểu cảnh xong, tôi tiếp tục hòa theo dòng người đến Vườn Quán Âm để cầu nguyện, với tôi, nơi này là nơi thân thuộc và mang lại những điều an lạc, là điểm tựa tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua mà khi đến nơi này, tôi chưa giờ vắng mặt. Hôm nay, Vườn Quán Âm cũng rất đông Phật tử và khách thập phương, mọi người cùng chụp ảnh ở khu vực bờ hồ và trước Tượng Phật, lúc này, tôi chậm rãi quỳ xuống khu vực lễ bái, cầu nguyện những điều bình an, sức khỏe cho gia đình, tôi kính cẩn đặt nén hương vào chiếc lư đồng bằng tất cả lòng thành tâm, làn khói mỏng manh tỏa lan trong chốn linh thiêng, mang lại cho tôi cảm giác ấm áp, an lạc lạ kỳ.


chua khanh an
Mặt tiền chánh điện tu viện

Rời Vườn Quán Âm, tôi đi về các khu vực họp mặt và chiêm bái dành cho Phật tửdu khách, đó là Pháp đường Chánh Niệm, Tăng đường Vững ChãiPhật đường Tỉnh Thức, nơi nào cũng thật đông đảo quý Phật tử và người viếng thăm, mọi người cùng nhau ngồi quay quần bên chiếc bàn tròn, cùng thưởng thức những chiếc bánh ngọt, đàm đạo ngày Xuân, cùng cung kính, dâng hương khấn nguyện trước Đức Phật Thích Ca, hoan hỷ trao tặng công đức để cùng Tu Viện giúp đỡ người nghèo. Đi đến khu vực nào, tôi cũng bắt gặp những đóa mai vàng rực rỡ, nở ra thơm ngát, dường như cây cỏ, hoa lá cũng tươi vui, hân hoan ở nơi đất Phật. Bước chân tôi tĩnh tại bởi tôi không muốn đi nhanh, tôi không muốn lướt qua khung cảnh ngày Xuân ở chốn Thiền môn vội vã mà tôi muốn được cảm nhận hết vẻ đẹp, sinh khí của Đất Trời đang hội tụ về đây, cảm nhận sự tĩnh lặng giữa dòng người tấp nập, tôi muốn cảm nhận vẻ đẹp của hoa lá ngày đầu năm mới trong từng góc nhỏ của chốn Thiền môn, như một câu hát “Tôi muốn ôm cả Đất, tôi muốn ôm cả Trời” và dường như niềm hân hoan, cảm nhận vẻ đẹp qua từng cánh mỏng, từng hơi thở Đất Trời trong tôi chỉ thật sự tròn trịa và đủ đầy khi tôi được đặt chân lên miền đất Phật.

Tôi bước đến chiếc bàn nhỏ được đặt trên đó nhiều quyển sách tặng với những nội dung, chủ đề đa dạng về Phật pháp, chiếc bàn được trang trí bởi một bình hoa mai tao nhã, những câu thư pháp ngày Xuân được treo rực rỡ trên bức tường, vừa là nơi để mọi người nhận sách, vùa là nơi để lưu giữ những bức ảnh đẹp cho Phật tử và khách thập phương. Những quyển sách được bày trí đẹp mắt, mang lại giá trị tinh thần, hướng con người đến với chân thiện mỹ. Tôi nhận cho mình một quyển sách bằng tất cả lòng trân quý, biết ơnhạnh phúc vì với tôi, mỗi quyển sách là một kho tàng trí thức thu nhỏ, và nó càng quý hơn khi tôi được thỉnh từ Tu Viện.

Sau khi đã đi hết một vòng quanh Tu Viện để tham quan và lễ bái, tôi dừng chân ở Phật đường Tỉnh Thức, nơi đây quanh năm luôn đón luồng gió thổi mát rượi vì ở tầng cao và nhiều cây cối xung quanh, Phật đường được bao phủ giữa những tàng cây xanh mát cùng tiếng chim hót ríu rít trong trẻo, từ trên cao nhìn xuống, người ta thấy như lạc giữa chốn bồng lai, đẹp mê mẩn lòng người.

Ngoài hành lang Chánh điện, một vài người chụp ảnh, người thì tĩnh lặng chọn một góc khuất ngồi Thiền, tôi và một vài vị khách hành hương thì ngã lưng nghỉ tạm. Dù ai thực hiện hoạt động gì cũng đều giữ sự tĩnh lặng, có lẽ chỉ ở Chùa Chiền, Tu Viện, người ta mới có được sự an yên, nhẹ nhàng và an lạcxung quanh có thật nhiều người, một điều đặc biệt mà không nơi nào có được.

Sau khi nghỉ ngơi, tôi rời Phật đường và chuẩn bị ra về, đã gần 2 giờ chiều nhưng khách vãng lai vẫn còn rất đông, đoàn người này ra thì đoàn khác lại vào, tấp nập và nhộn nhịp trong ngày đầu năm mới.

Rời Tu Viện ngày mùng Một Tết, tôi cảm nhận niềm vui tràn ngập trong lòng, lần đầu tôi khoác chiếc áo nâu sòng để đi lễ Phật, lần đầu tôi đi Chùa ngày Mùng Một Tết, bỏ qua sự đông đúc của nhiều người, một năm tôi cảm nhận niềm hạnh phúc trọn vẹn, thuần khiết trong tôi, một hạnh phúc không từ điều mơ hồ huyễn hoặc, từ ai mang đến hay từ sự thành công nào mà hạnh phúc từ sâu bên trong nội tâm, từ sự thay đổi nhận thức, ý niệm, một niềm hạnh phúc nhẹ nhàng, tĩnh lặng do mình vun trồng từ những hạt mầm Phật pháp.

Ngày mùng Một Tết trong tôi không ồn ào cũng chẳng rình rang, chỉ là một mình tôi tìm đến niềm an lạc nơi đất Phật và viên mãn khi cội rễ giác ngộ đang bén từng nhánh nhỏ. Niềm vui trong tôi trọn vẹn, không sợ bị ai lấy đi hay bỏ lại lưng chừng bởi nơi tôi tìm đến và nương tựa là nơi thật an lành và tịnh độ!
Phật tử Võ Đào Phương Trâm (An Tường Anh)

Xem thêm:
https://thuvienhoasen.org/a30850/tu-vien-khanh-an 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2016(Xem: 11031)
14/04/2020(Xem: 4110)
26/07/2022(Xem: 3492)
28/02/2017(Xem: 24245)
15/01/2019(Xem: 6735)
29/01/2015(Xem: 9845)
01/01/2021(Xem: 3199)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.