Nhật Ký Một Phật Tử (19)

29/12/20233:35 SA(Xem: 1421)
Nhật Ký Một Phật Tử (19)

NHẬT KÝ MỘT PHẬT TỬ (19)
Thanh Nguyễn

 

 

nhat kyNgày mùa xuân, tháng này, năm nay

Khi chúa xuân về, muôn hoa ngào ngạt sắc hương, bướm ong rộn ràng, đất trời phong quang, lòng người thênh thang… Chí ít ba ngày xuân mọi người tạm gác lại những bất đồng, bất như ý để vui với mùa xuân mới. Ngày xuân, ngàn đời nay gắn liền với việc viếng chùa, lễ Phật, dâng hương, thăm viếng họ hàng và bạn bè. Thời gian dẫu qua mau, thế gian vốn vô thường, vạn vật và vạn việc liên lỉ đổi thay nhưng truyền thống tốt đẹp này vẫn được duy trì. Con cháu tộc Việt dù nơi cố quận hay ở chân trời góc bể vẫn giữ được nếp nhà. Nhiều người quanh năm bận bịu không đến chùa, ấy vậy mà ngày xuân cũng hăng hái về chùa dâng hương lễ Phật, lạy Phật cho dù chỉ đơn giản là làm theo thói quen hay là thành tâm khấn nguyện gì đi nữa cũng tốt. Còn giả như đạo hữu dâng hương với tất cả tâm thành tôn kính, tưởng nhớ Phật, nương tựa Phật, thực hành lời Phật dạy, tạ ơn Phật thì công đức không thể nghĩ bàn.

Mình cũng thế, sáng mùng một (nếu vào ngày cuối tuần thì quá thuận tiện, còn như ngày trong tuần thì sắp xếp lấy ngày nghỉ) thì việc đầu tiên là lên chùa lễ Phật, hương trầm thoang thoảng, khói nhang phảng phất, hoa tươi quả đẹp, Phật điện dường như thiêng liêng hơn những ngày thường. Phật tử về chùa lễ Phật thật đông, những tà áo dài đủ màu sắc, đủ kiểu cách làm cho vườn chùa trở nên sống động đầy sắc xuân.

Mình cảm nhận kiểng chùa ngày xuân hiện tại chẳng khác gì những ngày xuân quá khứ. Kiểng chùa trong những ngày xuân ở hải ngoại hay cố quận cũng đều giống nhau. Mình đảnh lễ, chiêm ngưỡng tôn tượng của đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà lòng cảm thán công đức sâu dày của ngài. Mình lễ lạy các tôn tượng Phật và bồ tát khác bài trí trong chánh điện mà cảm nhận làn sóng từ bi an hòa tỏa khắp đất trời, dường như chư hiền thánh, long thần, thổ địa, phi nhân… cùng hoan hỷ trong những ngày xuân.

Mình nhớ những ngày xuân xưa, chư tổ cũng hoan hỷ chép kinh, tả kệ như các ngài Mãn Giác thiền sư, Tuệ Trung thượng sĩ, Pháp Thuận, Khuông Việt, Pháp Loa, Huyền Quang… Trong số những bài kệ – thơ xuân nổi tiếng nhất, nhiều người biết nhất, xưa nay nhắc hoài đó là bài “Cáo tật Thị Chúng”. Hai câu cuối của bài kệ – thơ dường như khắc sâu vào tâm ý và đã trở thành bất tử trong lòng người:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi Mai”

Thật đúng là một đóa hoa mai đã tạc vào lòng người. Xuân xưa, xuân nay, xuân sau này sẽ mãi mãi như đóa hoa mai , hoa chẳng bao giờ tận và xuân chẳng bao giờ tàn, vẫn mãi mãi trong tâm tưởng.  Ngày xuân lên chùa lễ Phật, mình chợt nghĩ rằng mình và mọi người có được thân người là kết quả của việc giữ năm giới từ những mùa xuân quá khứ, còn có được thân người vào xuân mai sau hay không thì phụ thuộc vào việc ta có giữ được giới ở xuân này! Phật đã dạy rõ rồi: “Chúng sanh là chủ nhân của nghiệp cũng là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng, là quyến thuộc, là điểm tựa cho vạn loài. Chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời”.(kinh suy niệm về nghiệp)

Mình nhớ những ngày xuân xưa, những ngày xuân tuổi thơ, ba mình đã dẫn dắt mình vào đạo. Khởi đầu bằng tụng niệm kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, kinh A Di Đà, sau đó thì xem kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, .. rồi những mùa xuân của tuổi trẻ (teenage) mình nhiễm thuyết vô thần nên sinh ra bài bác đạo, cho là mê tín, mãi đến xuân sau này, khi đã xa cố quận mình hồi tâm chuyển ý quay về lại với ngôi nhà Phật giáo của thuở ban đầu. Những mùa xuân sau này của mình là cả một quá trình quay về rốt ráo, học và đọc ngấu nghiến, thực nghiệm lời Phật dạy…Và những mùa xuân sau này trong mình là cả một sự xung động mãnh liệt, cuộc xung động nội tâm giữa tinh tấn với giải đãi, giữa hưởng thụ với biết đủ, giữa giữ giới và buông lung… Quả thật rất khó khăn, mình phải thú nhận là đôi lúc cũng rất bồng bềnh, nhất là những khi điều kiện bên ngoài thuận tiện cho việc thụ hưởng, giao lưu với bạn bè ăn chơi đam mê lạc thú, hưởng thụ...  Mình thấm thía câu nói: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”  và câu “thầy lành bạn tốt”. Cũng từ điều này mình thấy việc nhập thất của quý thầy có ý nghĩa vô cùng lớn. Nhập thất để toàn tâm ý tu tập, huấn luyện thân và tâm. Nhập thất để sáu căn tạm rời với sáu trần bên ngoài, điều này rất quan trọng vì khi mà tâm còn yếu kém chưa đủ định lực để vượt qua được sự dính mắc sáu trần. Nhập thất cần thiết biết bao với quý thầy, còn hàng Phật tử như mình thì tránh hoàn cảnh dụ hoặc, gần gũi thầy lành bạn tốt là việc cần thiết, là cái duyên quan trọng. Mình đọc sách thường thấy những câu “thõng tay vào chợ”, “nhập triền trủy thủ”, “tâm bất động giữa dòng đời biến động”… phần nhiều là sáo ngữ, muôn người chưa dễ được một người, cứ nhìn vào thực tế thì khắc biết! Thực tế cũng cho thấy có những vị thầy thật sự “bất biến giữa dòng đời vạn biến”, đó là các ngài: Huyền Quang, Quảng Độ, Tuệ Sĩ…. Các ngài dù là trong thiền thất hay trong ngục thất vẫn tự tại, dù những thế lực vô minh có bách hại, khủng bố, đày đọa thế nào đi nữa các ngài vẫn vững như vách đá tường đồng, tín tâm như bàn thạch, từ bi tâm không suy suyển, tinh thần vô úy như kim cang bất hoại!

Những ngày xuân xưa, đọc kinh Lăng Nghiêm, Pháp Hoa với tín tâm tuyệt đối, không có suy nghĩ hay phân tích chia chẻ gì. Những ngày xuân nay thì nhận thấy các kinh ấy cảnh giới cao siêu, ý nghĩa thâm sâu vượt quá khả năng nhận biết của mình. Những ngày xuân nay mình đọc tụng kinh Nam truyền, những bản kinh ngắn, nhỏ nên dễ thuộc và ý nghĩa cũng dễ hiểu, dễ thực hành hơn. Cảnh giới trong kinh cũng đơn giản hơn, dễ cảm nhận và thấy thực tế hơn. Những bản kinh như: Kinh phước đức, kinh suy niệm về nghiệp, kinh duyên sanh, kinh châu báu, kinh vô ngã tướng, kinh chuyển pháp luân...khá ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hành. Mình thiết nghĩ hàng Phật tử sơ cơ nên thọ trì đọc tụng những kinh này! Các bộ kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Bát Nhã… quá đồ sộ, vượt quá khả năng chúng mình.

Xuân nay lại về, đất trời phương ngoại bừng lên muôn sắc hoa, phấn hoa bay vàng cả không gian, hoa đào hồng cả một vùng trời… Những kiểng chùa mang dáng dấp đường nét cổ truyền của tộc Việt đã và đang mọc lên khắp nơi. Đạo Phật đã và đang được những người Âu – Mỹ tìm đến, nhất là dòng Phật giáo Tây Tạng, Làng Mai, Nam truyền. Những mùa xuân xưa, Phật giáo tộc Việt đã có những mùa xuân huy hoàng rạng rỡ từ Đinh, Lê, Lý, Trần nhưng rồi cũng có những mùa xuân ảm đạm khi gặp họa cường quyền, độc tài, gia đình trị...Những thế lực vô minh muốn hủy diệt Phật giáo, muốn thay Phật giáo bằng một tôn giáo khác. Cũng có thế lực độc tài toàn trị khác thì lại lũng đoạn Phật giáo, cài cấy và cắm vào những kẻ biến chất vào trong Phật giáo, biến Phật giáo thành công cụ sai xử để phục vụ cho mục đích cai trị. Sự thịnh suy của Phật giáo hay của bất cứ sự vật hay sự việc nào ở thế giann này cũng đều là lẽ thườngthế giới này là thế giới vô thường. Sự thịnh suy, sanh diệt là biểu hiện cụ thể của quy luật thành - trụ- hoại- không. Phật giáo phát tích từ Ấn Độ nhưng rồi biến mất khỏi Ấn Độ. Thế gian này chẳng có chi thường hằng vĩnh viễn, tất cả luôn biến chuyển thay đổi sanh diệt không ngừng.

Ngày xuân tháng này năm nay ở nơi đây thật đẹp, thật hoan hỷ, cảnh vật và lòng người đều tươi nhuận, an hòa, cửa chùa rộng mở, tiếng chuông vang vọng trong hư không. Mình cảm nhận làn sóng âm như những vòng tròn lan tỏa khắp đất trời, chạm vào muôn vật, thức tỉnh tâm người. Mình có được sự an vui trong phút giây hiện tại ngay bây giờ và ở tại đây, sống tỉnh thức từng phút giây hiện tạihiện pháp lạc trú, không truy tìm quá khứ, không vọng cầu tương lai. Điều này khiến một số người hiểu lầmtư tưởng hiện sinh, hiện sinh là sống hưởng thụ lạc thú vì sợ đời ngắn ngủi mà không kịp hưởng. Cả hai thoạt nghe câu chữ có vẻ giống nhưng thật sự hoàn tòan khác nhau, một bên là sống tỉnh thức còn một bên là mê muội với lạc thú. Hiện pháp lạc trú là sống tỉnh thức, không tiếc quá khứ, không cầu tương lai, nói vậy không có nghĩa là rũ bỏ quá khứ và tương lai, phủ nhận quá khứ và tương lai mà là không để quá khứ và tương lai làm cho bất an cái phút giây hiện tại. Quá khứ, tương lai, hiện tại vốn là một niệm tâm, không thể tách rời hay chia chẻ, vốn là một mà cũng là ba, tuy là ba nhưng vẫn là một, nếu dùng tứ cú bách phibiện luận diễn biến không cùng. Mình chỉ là một Phật tử sơ cơ, không có cái khả năng đo trời đếm sao. Mình chỉ biết là xuân hiện tại, tháng này, năm nay đang hiện diện. Mình đang viếng chùa lễ Phật dâng hương. Mình đang cố gắng học Phật và thực hành lời Phật dạy.

 

Thanh Nguyễn

Ất Lăng thành, 1223 

Nhật Ký Một Phật Tử (18)
Nhật Ký Một Phật Tử (17)

Nhật Ký Một Phật Tử (16)

Nhật Ký Một Phật Tử (15)

Nhật Ký Một Phật Tử (14)
Nhật Ký Một Phật Tử (13)
Nhật Ký Một Phật Tử (12)

Nhật Ký Một Phật Tử (11)
Nhật Ký Một Phật Tử (10)

Nhật Ký Một Phật Tủ (9)
Nhật Ký Một Phật Tử (8)
Nhật Ký Một Phật Tử (7)
Nhật Ký Một Phật Tử (6)
Nhật Ký Một Phật Tử (5)
Nhật Ký Một Phật Tử (4)
Nhật Ký Một Phật Tử (3)
Nhật Ký Một Phật Tử (2)
Nhật Ký Một Phật Tử (1)



                                              

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21203)
12/10/2016(Xem: 19151)
26/01/2020(Xem: 11775)
12/04/2018(Xem: 19986)
06/01/2020(Xem: 10868)
24/08/2018(Xem: 9379)
12/01/2023(Xem: 3793)
28/09/2016(Xem: 25046)
27/01/2015(Xem: 26110)
11/04/2023(Xem: 3048)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :