Lễ Tưởng Niệm 48 Năm Ngày Bồ Tát Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

22/05/201112:00 SA(Xem: 15473)
Lễ Tưởng Niệm 48 Năm Ngày Bồ Tát Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

qd-title-2

LỄ TƯỞNG NIỆM 48 NĂM NGÀY BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC VỊ PHÁP THIÊU THÂN

Sáng 22-05-2011, tại Văn Phòng 2 TƯGHPGVN (TV Quảng Đức-Q.3) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân và chư Thánh tử vị đạo. Chư tôn đức giáo phẩm ban thường trực HĐTS -Ban thường trực THPG-TPHCM, chư tôn đức Tăng, Ni Ban đại diện Phật giáo các quận huyện, ông Lê Hồng Phúc, phó giám đốc Sở Nội Vụ, đại diện chính quyền các cấp và đông đảo Phật tử về tham dự.

 

quangduc-1

quangduc-3

quangduc-5quangduc-4

HT Thích Thiện Nhơn Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS đã tuyên đọc lại tiểu sử của Bồ Tát Quảng Đức khi còn tại thế trong công cuộc đấu tranh cho quyền tư do tín ngưỡngbảo vệ Phật pháp: "Ngày 20 tháng 4 nhuần năm Quý Mão (11/6/1963), trong cuộc diễn hành trên một ngàn vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni để tranh thủ chính sách bình đẳng tôn giáo và sự tôn trọng lá cờ Phật giáo, cùng sự thực thi năm nguyện vọng chơn chánh của Phật giáo, Ngài thấu nhận “Chính pháp là ngọn đuốc thần, soi sáng thế nhân, còn thân Ngài vẫn chỉ là giả tạm” nên Ngài quyết định thực hành hạnh nguyện tự thiêu thân, cúng dường Phật pháp, và cũng để chứng tỏ những nguyện vọng chính đáng của Phật giáo, đồng thời cũng để giải tỏa cho ba ngôi chùa ở Huế, lúc ấy đang bị vây khốn. Chính vì tâm nguyện ấy, nên Ngài tự tẩm xăng, ướt mấy lớp cà sa. Khi đến giữa ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt Sài Gòn (nay là đường Cách mạng Tháng 8 và Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh), từ trên xe Ngài ung dung bước xuống, ngồi kiết già và tự tay quẹt châm lửa vào người. Ngọn lửa bốc cao phủ kín thân mình, Ngài vẫn an nhiên tịnh tọa, lưng thẳng như tượng đồng. Gần 15 phút sau lửa sắp tàn, Ngài gật đầu ba lần như cúi chào tạm biệt, rồi ngã nằm ngửa, trên tay còn kiết ấn Cam lộ.

Trước khi Giác linh về cõi Phật, Ngài còn để lời cảnh tỉnh Tổng thống Ngô Đình Diệm và chế độ thời ấy, hãy áp dụng sự công bình đối với tôn giáo và nhất là không nên khắc nghiệt, mà hãy mở rộng từ bi bác ái đối với quốc dân.

Đối với hàng ngũ Phật giáo đồ, Ngài căn dặn rằng : “Tôi thiết tha kêu gọi chư Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni và Phật tử nên đoàn kết nhất trí, hy sinh để bảo tồn Phật pháp”.

 Sau phần đọc tiểu sử, HT.Thích Trí Quảng,Phó chủ tịch HĐTS-Trưởng BTS THPG-TPHCM đã đọc lời tưởng niệm của TƯGH. Bồ Tát Quảng Đức một vị Thánh Tăngcông hạnh lớn lao đối với Phật pháptinh thần yêu nước thương dân trong thời kỳ đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm:" ...Bằng tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi của Đạo Phật, Bồ Tát Thích Quảng Đức đã nêu cao gương hy sinh cao cả và tinh thần yêu nước trong sáng vì đồng bào, đồng đạo, nhất là sự tồn vong của Đạo pháptự do tín ngưỡng, bình đẳng giữa các Tôn giáo, Bồ Tát đã mượn ngọn lửa thiêng để tự thiêu thân bảo tồn Phật Pháp... Chính ngọn lửa thiêng hùng tráng, từ bi cao ngất tòa sen, đã nâng hình hài Bồ Tát vào thế giới bất diệt, hình ảnh ấy đã in đậm trong ký ức của mỗi người Việt Namthế giới, cùng Phật giáo đồ Việt Namlịch sử Phật giáo Việt Nam..." 

 Tin, ảnh : Bảo Toàn
(Giác Ngộ)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 46985)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.