Những Điều Cần Biết Khi Hành Thiền

09/01/201112:00 SA(Xem: 30917)
Những Điều Cần Biết Khi Hành Thiền

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HÀNH THIỀN
Tỳ kheo Dhammika - Bình Anson lược dịch

ngoithien-01231Hành thiền giúp phát triển sự tỉnh thứcnăng lực cần thiết để chuyển hóa các thói quen đã ăn sâu vào tâm ý.

Một số người có vấn đề như buồn nản, sợ hãi vô lý hay có biểu hiện của bệnh tâm thần, họ nghĩ rằng thiền là một phương cách điều trị tức thời cho những vấn đề của họ. Họ bắt đầu hành thiền, và đôi khi vấn đề của họ trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn có vấn đề như thế, bạn nên tìm sự giúp đỡ của một vi thầy có kinh nghiệm hoặc chuyên gia tâm lý; sau khi bạn cảm thấy khá hơn, bạn mới nên hành thiền…

Thiền là gì?

- Thiền là một nỗ lựcý thức để làm thay đổi sự vận hành của tâm. Tiếng Phạn là “Bhavana”, nghĩa là làm “tăng trưởng” hay “phát triển”.

Thiền có quan trọng không?

Vâng, thiền rất quan trọng. Cho dù chúng ta muốn tốt đẹp bao nhiêu, cũng khó mà thay đổi tâm ý, nếu chúng ta không thể thay đổi những tham dục vốn đã tạo nên cách hành xử của chúng ta. Ví dụ, một người có thể nhận ra rằng mình hay nóng nảy với vợ, và anh ấy tự hứa “Từ đây về sau, tôi sẽ không nóng nảy như thế”. Nhưng một giờ sau, anh ấy vẫn có thể la mắng vợ mình, đơn giản là anh ấy không tự biết mình, sự nóng nẩy đã bùng phát mà anh không biết được. Hành thiền giúp phát triển sự tỉnh thứcnăng lực cần thiết để chuyển hóa các thói quen đã ăn sâu vào tâm ý.

Tôi nghe nói rằng, hành thiền có thể rất nguy hiểm. Điều này có đúng không?

- Chúng ta cần có muối để sống, nhưng nếu bạn ăn một ký-lô muối, thì nó sẽ giết bạn. Để sống trong thế giới hiện đại, bạn cần xe ô tô, nhưng nếu bạn không tuân theo luật giao thông, hay trong lúc lái xe, bạn lại say rượu, thì xe ô tô trở thành cái máy nguy hiểm. Hành thiền cũng giống như thế, nó cần thiết cho sự an lạc tinh thần, nhưng nếu bạn thực hành một cách hời hợt, thiếu phương pháp, nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề. Một số người có vấn đề như buồn nản, sợ hãi vô lý hay có biểu hiện của bệnh tâm thần, họ nghĩ rằng thiền là một phương cách điều trị tức thời cho những vấn đề của họ. Họ bắt đầu hành thiền, và đôi khi vấn đề của họ trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn có vấn đề như thế, bạn nên tìm sự giúp đỡ của một vi thầy có kinh nghiệm hoặc chuyên gia tâm lý; sau khi bạn cảm thấy khá hơn, bạn mới nên hành thiền. Một số người khác, khi hành thiền, lại cố gắng quá mức, thay vì hành thiền từng bước một, họ lại thực hành với quá nhiều năng lực, và chẳng bao lâu họ kiệt sức.

Nhưng có lẽ phần lớn những vấn đề trong khi hành thiền xảy ra là do loại “thiền Kăng-ga-ru” hay “thiền chạy nhảy” (Kangaroo, Đại thử, là một loài thú có túi trước bụng đặc biệt ở Úc, có thể nhảy xa bằng hai chân sau rất khỏe). Một số người đi đến một vị thầy để học thiền rồi áp dụng phương pháp thiền của vị ấy trong một thời gian; sau đó, họ đọc sách rồi quyết định thực hành theo sự chỉ dẫn trong sách; một tuần sau, có một thiền sư nổi tiếng viếng thăm thành phố của họ và họ quyết định phối hợp một số lời dạy của vị ấy vào trong việc tu thiền của họ; và chẳng lâu sau đó, họ rơi vào tình trạng hoang mang, thất vọng. Chạy nhảy giống như con Kăng-ga-ru, từ một phương pháp này sang một phương pháp nọ, là một việc làm sai lầm.

Dù sao, nếu bạn không có vấn đề bệnh tâm thần, và bạn hành thiền cũng chừng mực, thiền là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể tự làm cho chính mình.

Có mấy pháp hành thiền?

- Đức Phật dạy nhiều pháp hành thiền khác nhau, mỗi pháp để đối trị một vấn đề đặc biệt, hay để phát triển một trạng thái tâm lý đặc biệt. Tuy nhiên, hai pháp thiền phổ thông và hữu dụng nhất là Quán niệm hơi thở (anapana sati) và Quán từ bi (metta bhavana).

Làm thế nào để hành thiền Quán niệm hơi thở?

- Bạn làm theo bốn bước đơn giản: chọn nơi thanh tĩnh, thoáng mát, giữ tư thế ngồi, theo dõi hơi thở, và đối phó những trở ngại. Trước hết, bạn tìm một nơi thích hợp, có thể một căn phòng không ồn ào và tại nơi đó, bạn không bị quấy rầy. Thứ hai, ngồi trong tư thế thoải mái. Tư thế tốt nhất là ngồi với chân xếp lại, dưới mông có kê một cái gối, lưng thẳng, hai bàn tay xếp lên nhau đặt lên bắp đùi, và nhắm mắt lại. Cách khác, bạn có thể ngồi trên ghế nhưng cần phải giữ lưng cho thẳng.

Bước tiếp theo là phần thực hành. Trong lúc ngồi yên tịnh với mắt nhắm lại, bạn tập trung vào sự chuyển động của hơi thở vào và hơi thở ra. Thực hiện điều này bằng cách đếm hơi thở hay theo dõi sự phồng xẹp của bụng. Trong khi hành thiền, vài vấn đề khó khăn có thể sinh khởi. Bạn có thể thấy ngứa ngáy khó chịu trong cơ thể hay đau nhức ở đầu gối. Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắng giữ cơ thể thư giãn, không nhúc nhích và tiếp tục để tâm vào hơi thở. Có thể sẽ có nhiều ý nghĩ xuất hiện ở tâm bạn và làm xao lãng việc chú tâm vào hơi thở. Cách duy nhất để xử lý vấn đề này là phải kiên nhẫn để tiếp tục đem tâm trở lại với hơi thở. Nếu bạn tiếp tục làm như thế, cuối cùng, các ý nghĩ kia sẽ yếu đi, việc định tâm của bạn sẽ mạnh hơn, và bạn sẽ có được những giây phút đi sâu vào sự an lạcthanh tịnh nội tâm.

Tôi nên hành thiền bao lâu?

- Tốt nhất là hành thiền mỗi ngày 15 phút trong một tuần đầu; rồi gia tăng thêm 5 phút mỗi tuần, cho đến khi bạn có thể hành thiền trong 45 phút. Sau vài tuần lễ hành thiền đều đặn mỗi ngày như thế, bạn sẽ bắt đầu thấy việc định tâm trở nên tốt hơn, những ý tưởng tán loạn sẽ giảm dần và bạn sẽ có những giây phút an hòa và tĩnh lặng thật sự.

Còn Quán từ bi thì sao? Phương cách thực hành như thế nào?

- Khi bạn quen thuộc với pháp thiền Quán niệm hơi thởthực hành đều đặn rồi, bạn có thể bắt đầu hành thiền Quán từ bi. Pháp hành này nên thực hiện hai hay ba lần mỗi tuần, sau khi bạn hành thiền Quán niệm hơi thở. Trước tiên, bạn chú tâm vào chính mình và tự hỏi những lời như: “Xin cho tôi được khỏe mạnh và hạnh phúc. Xin cho tôi được bình an và tĩnh lặng. Xin cho tôi thoát khỏi mọi hiểm nguy. Xin cho tâm tôi không còn sân hận. Xin cho tâm tôi tràn đầy tình thương. Xin cho tôi được khỏe mạnh và hạnh phúc”. Sau đó, bạn nghĩ đến những người khác, từng người một, từ người thân thương cho đến những người bạn bình thường - nghĩa là người mình không thương mà cũng không ghét, và cuối cùng là đến những người mà mình không ưa thích; ước nguyện cho họ an vui như bạn đã ước nguyện cho chính mình.

Pháp hành thiền Quán từ bi này có lợi ích gì?

- Nếu bạn thực hành thiền Quán từ bi này một cách đều đặn với thái độ đúng đắn, bạn sẽ thấy trong người bạn có nhiều thay đổi tích cực. Bạn sẽ thấy mình có thể chấp nhậntha thứ cho chính mình. Bạn sẽ thấy tình cảm dành cho người mình thương gia tăng thêm. Bạn sẽ thấy mình thân thiện hơn với người mà trước đây mình thờ ơ và không quan tâm; và bạn sẽ thấy những ác ý hay sân hận mà bạn đã có với người nào đó nay sẽ giảm đi, và cuối cùng sẽ tan biến. Thỉnh thoảng, nếu bạn biết ai đó đang lâm bệnh, buồn khổ hay gặp khó khăn, bạn có thể nghĩ đến họ trong lúc hành thiền từ bi, và thường thì bạn sẽ thấy tình cảnh của họ được cải thiện.

Điều ấy có thể xảy ra như thế nào?

- Tâm ý, khi được phát triển đúng đắn, là một công cụ rất hùng mạnh. Nếu chúng ta biết tập trung năng lực tinh thần và hướng nó đến người khác, nó có thể có ảnh hưởng đến họ. Hẳn bạn đã có kinh nghiệm như thế. Có thể bạn đang ở trong một phòng đông người và bạn có cảm giác rằng ai đó đang chú ý đến mình. Bạn xoay một vòng xem và biết chắc là ai đang nhìn chằm chằm vào mình. Điều này đã xảy ra khi bạn bắt được năng lực tinh thần của người khác. Thiền Quán từ bi cũng giống như vậy. Chúng ta hướng năng lực tích cưcï của tinh thần tới người khác và dần dần sẽ chuyển hóa được họ.

Tôi có cần một vị thầy hướng dẫn hành thiền không?

- Một vị Thầy thì không tuyệt đối cần thiết, nhưng có được một sự hướng dẫn cá nhân của một người có kinh nghiệm hành thiền thì chắc chắnlợi ích. Bạn hãy cố gắng tìm một vị thầy có tiếng tốt, có nhân cách thăng bằng và trung thành với những lời Phật dạy.

Tôi nghe nói rằng, thiền định ngày nay được các chuyên gia về tâm thần, và các nhà tâm lý học áp dụng rộng rãi. Điều đó có đúng không?

- Vâng, đúng như thế. Ngày nay thiền được chấp nhận như có một ảnh hưởng cao cấp để trị liệu tâm thần, và được nhiều chuyên gia về sức khỏe tâm thần sử dụng, để giúp làm thư giản, vượt qua những ám ảnhmang đến tỉnh thức cho chính mình. Sự hiểu biết thâm sâu của Đức Phật về tâm ý nhân loại đang giúp rất nhiều cho con người hôm nay, cũng giống như Ngài đã từng giúp cho con người thời xưa.

Bình Anson lược dịch
(Trích từ “Good Question, Good Answer)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80838)
25/12/2015(Xem: 17619)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :