Nho giáo,
Đạo giáo và
Phật giáo là ba cái nguồn gốc
văn hóa của dân tộc
Việt nam ta từ xưa.
Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải
đạo làm người.
Đạo giáo lấy đạo làm
chủ tể cả
vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh
vô vi nơi yên lặng.
Phật giáo dạy ta
biết
cuộc đời là
khổ não, đưa ta
đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc
ảo hóa điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.
Ba
học thuyết ấy thành ra ba
tôn giáo, người ta thường gọi là
Tam giáo, đều có
ảnh hưởng rất sâu về đường
tin tưởng và sự
hành vi trong cuộc
sinh hoạt của ta
ngày xưa.
Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta theo khuynh hướng
vật chất,
coi rẻ những điều
đạo lý nhân nghĩa. Đó cũng là sự
dời đổi biến hóa trong
cuộc đời.
Đời là
biến hóa không có gì là thường định. Mỗi một cuộc
biến hóa lại giống một mắt xích trong cái dây xích, rồi cái nọ tiếp giáp cái kia, thành cái dây dài không biết đâu là
cùng tận. Sự
biến hóa tuần hoàn ấy, kể
thực ra không có gì là chuẩn đích
nhất định, chẳng qua là nó theo thời mà
luân chuyển. Cái trước ta cho là tốt, thì bây giờ ta cho là xấu;
cái bây giờ ta cho là hay, sau này người ta lại cho là dở. Dở dở,
hay hay vô thường vô định, thành ra như cái trò quỉ thuật làm cho người ta
mê hoặc....
(Nguồn: http://rongmotamhon.net)