Vọng Tưởng Luân Hồi

08/12/201112:00 SA(Xem: 40246)
Vọng Tưởng Luân Hồi

VỌNG TƯỞNG LUÂN HỒI
Nguyên tác The Samsaric Illusion
Tác giả: Agnes Jedrzejewska 
Chuyển ngữTuệ Uyển

Thỉnh thoảng tôi thường nghe những phê bình một số cá nhân trình bày giáo lý Đạo Phật. Người ta quán sát một vị thầy Phật Giáo và thường nhìn rất thất vọng nếu họ nghe điều gì đấy không phù hợp với những định kiến trước đây của họ. Chúng ta hãy cố gắng để thẩm tra phản ứng thông thường này.

Một vọng tưởng căn bản vốn dĩ ở tâm điểm của mối quan hệ giữa cá nhân người giảng dạy giáo lýchính Quả Phật. Bài giảng mà vị nào đấy trình bày không phải của chính người đó. Nó là giáo huấn của Đức Phật mà điều ấy được người thuyết giảng chuyển tải trong khả năng cao nhất - tự học hỏi tối đa cũng như giảng dạy cho người khác.

Tôi không cảm thấy như thế mặc dù tôi là tác giả của bất cứ bài thuyết giảng nào tôi thực hiện. Tôi cảm thấy như một người lắng nghe chúng rất nhiều. Trong một bài thuyết giảng thật sự, duy người thuyết giảngGiáo Pháp thật sự, Giáo Pháp thuyết giảng. Tất cả mọi người, kể cả những vị thầy, là những học trò của Giáo Pháp. Ngay lúc tôi đang viết hay trình bày một bài thuyết giảng là một cơ hội để lắng nghe Đức Phật. Tôi đã thường hoàn toàn ngạc nhiên với những gì tôi đã nói trong bài giảng của tôi, giống như tôi không phải thật sự là tác giả.

Thật phải là thiện nghiệp một cách ngoại lệ để có thể được dạy bảo, một cách trực tiếp và cá nhân bởi một vị thầy như Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. Người ta không còn có cơ hội quý báu này nữa. Nhưng điều ấy không có nghĩa là con người ngày nay là tách biệt với Giáo Pháp. Sự giảng dạy của Đức Phật tiếp tục được chuyển tải trong một sự đa dạng của những phương cách. Một cách như vậy là qua những người Tín Tâm[1].

Những người Tín Tâm không phải là những Đức Phật, mặc dù họ có thể lắng nghe Đức Phật một cách trực tiếp và bảo đảm sẽ đạt đến giác ngộ không sớm thì muộn. Những người như vậy là có thể thấy cuộc đời của chính họ, và của những người khác, trong một cung cách đặc biệt được ban cho họ bởi Đức Phật qua Niệm PhậtTuy thế, bởi vì họ vẫn là những chúng sinh trong cõi luân hồi, họ không thể hành động trong một cung cách như một Đức Phật có thể làm. Đây là ý nghĩa của những gì ở trong cõi luân hồi. Họ sống những cuộc đời luân hồi, mặc dù tâm thức họ đã được chuyển hóa và chuẩn bị cho sự giải thoát tối hậu của họ. Để đạt đến Quả Phật, thông hiểu hầu hết giáo huấn là không đủ; vì mục tiêu này, chúng ta phải loại trừ tất cả si mê ám tối và vọng tưởng của chúng ta, và thay thế chúng với phước đức vô lậu hay công đức của Đức Phật. Chưa một người Tín Tâm nào đã từng có thể làm điều ấy và việc này tạo nên toàn bộ sự khác biệt.

Trong Tịnh Độ Tông, chúng ta tham dự trong công đức của Đức Phật bằng việc thực hành việc kêu gọi tên ngài hay Niệm PhậtĐức Phật chuyển hóa vọng tưởng của chúng ta và có thể làm cho chúng ta đạt đến một sự tương đồng với Tâm của Ngài, Tâm Phật. Sự chuyển hóa này là phương pháp duy nhất có thể làm cho chúng ta trở nên trưởng thành về tâm linh. Nhưng không là một Đức Phật chúng ta không có thể hành động như một vị Phật; chúng ta cũng không tiên liệu một khả năng như vậy trong khi vẫn là một con người.

Bất cứ thẩm quyền nào chúng ta sở hữu có thể ra mệnh lệnh, bất cứ vị thế xã hội hay tôn giáo nào chúng ta có thể nắm giữ, nhưng chúng ta chưa phải là những Đức Phật toàn giácChúng ta vẫn là đối tượng đối với những cảm xúc duyên nghiệpthường hành động như những người bình thường khi chúng ta bị tác động bởi những sự kiện trong đời sống. Chúng ta có những giới hạn của chúng ta (kể cả thân thể) do bởi những sự vướng mắc chấp trước bén rể lâu đời là những thứ đã ràng buộc chúng ta vào trong cõi luân hồi. Ngay cả nếu chúng ta biết tất cả những giáo huấn của Đức Phật một cách tuyệt hảo (là điều, trong thực tế, hoàn toàn không thể có với một tâm thức chưa hoàn toàn tịnh hóa), chúng ta vẫn mang chứa những vọng tưởng của kiếp nhân sinh vì vậy làm cho chúng ta không tương ứng, cả tinh thần lẫn thân thể, để hành động như một vị Phật toàn hảo.

Tổ Thân Loan thường tự thú rằng ngài thấy luân hồi hấp dẫn, mặc dù ngài nhận ra bản chất vọng tưởng của sự đam mê lôi cuốn nguy hiểm của nó. Ngài hoàn toàn thấu hiểu bản chất con ngườinhận ra sự cần thiết của việc xác định Giáo Pháp. Chỉ qua việc tiếp nhận một phương pháp cá nhân hướng đến Quả Phật, là người ta có thể chuyển hóa tâm thức của họ và lìa bỏ luân hồi lại phía sau. Nếu chúng ta không cảm thấy Giáo Pháp như kinh nghiệm đời sống của chính mình, thế thì luôn luôn sẽ có một khoảng cách giữa kiến thức Phật Phápchúng ta như chúng ta thật sự là. Nhận thức của chúng ta về giáo huấn sẽ vẫn là lý thuyết và nó không thể thật sự chuyển hóa chúng taThân Loan nhấn mạnh rằng không chỉ đi theo giáo huấn chỉ như một lý thuyết, mà phải tiếp cận Đức Phật trong một cung cách rất cụ thể qua Niệm Phật.

Niệm Phật có thể làm cho chúng ta nhận ra vọng tưởng của luân hồi cũng như sự giả dối của chính chúng ta. Nó làm cho chúng ta nhận rachấp nhận khả năng chân thật của chúng ta cũng như những giới hạn của chúng ta.

Nếu chúng ta thật sự thực hành Niệm Phật, chúng ta do vậy tin tưởng rằng chúng ta đã cải thiện tình trạng của thế giới hay ngay cả đời sống của những người khác. Chúng ta liên tục bị lo âu với vấn đề chúng ta là ai và ai là Đức Phật. Đây là nhiệm vụ của cả cuộc đời của chúng ta và nó đòi hỏi tất cả mọi sự cống hiến của chúng ta. Thay vì lắng nghe Đức Phậtchánh niệm với chính mình, chúng ta chỉ cố gắng tác động đến những hoàn cảnh ngoại tại của chúng ta, chúng ta không được gì nhưng chỉ bối rối thất vọng. Sự bối rối này không phải được mang đến bởi Đức Phật hay bất cứ một vị thầy nào, mà bởi cung cách suy nghĩ luân hồi của kiếp ngườiChúng ta, như những con người bình thường bị mê hoặc bởi luân hồi và những lôi cuốn vô tận của nó.

Chúng ta là những con người bởi vì chúng ta bị nhấn sâu trong luân hồiDĩ nhiên, chúng ta không vui sướng bởi khổ đau luân hồi, nhưng chúng ta đón nhận những khoái lạc luân hồi để để duy trì sự vướng mắc với những điều kiện của kiếp nhân sinh. Một trong những vọng tưởng căn bản nhất là tin tưởng rằng luân hồi thế nào đấy có thể được cải thiện để cung ứng cho chúng ta một đời sống không có rắc rối. Nhiếu người đã hy sinh sự sống của họ cho một mục tiêu như vậy. Hầu hết mọi người bắt đầu lắng nghe Giao Pháp chỉ để cải thiện nhiều thứ trong cuộc sống hơn là bất cứ sự khao khát nào để thấu hiều cung cách mọi thứ thật sự là, bàn chất của thực tạiNhận thức hướng đạo sai lệch này hướng để cải thiện những gì luôn luôn duy trì sự bất toàn hơn là cố gắng để đạt đến một quan điểm đúng đắn trong đời sống, chánh kiến.

Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử. Những con người hảo tâmthiện ý thường 'làm những việc đúng' và săn sóc người khác trong niềm tin rằng họ đang làm những việc thiện thông thường. Tuy thế, không có ánh sáng của Đức Phật soi rọi chúng ta, không ai có thể thấy tính vị kỷ nằm bên trong trái tim của nhiều nhà hoạt động vị thađạo đứcThân Loan đã nhận ra thực tế nghiệt ngã này và nói: 'Đức Phật Di Đà phát nguyện của Ngài chỉ cho con, Thân Loan'. Trong Ánh Sáng của Niệm Phật, chúng ta có thể thấy rằng tất cả mọi nổ lực của chúng ta, bất kể chúng là đúng hay sai, mãi mãi chỉ có một xu hướng - làm cho chúng ta cảm thấy khá hơn. Chúng ta muốn gia đình chúng ta đừng gây rắc rối cho chúng ta, hơn là nguyện ước một cách chân thành cho họ được cát tường. Nếu chúng ta thương mến ai đấy, chúng ta muốn người này phục vụ lợi ích riêng của chúng tachúng ta cảm thấy giận tức nếu họ không cho chúng ta những gì chúng ta mong đợi về họ. Chúng ta thích những vị thầy thực chứng Giáo Pháp làm cho đời sống của chúng ta dễ dàng hơn và chúng ta phiền hà các ngài vì những rắc rối của chúng taChúng ta cố gắng phản đối Giáo Pháp như không đủ tốt cho chúng ta, lấy thì dụ về đời sống của những người khác cho việc đi đến một kết luận như vậy. Nhưng những gì chúng ta có thể biết về đời sống của một người khác? Chúng ta ngay cả không biết đời sống của chúng ta một cách đầy đủ nữa kia mà.

Trong cách này, chúng ta thích trụ lại như chúng ta là, nhưng chúng ta muốn sống cùng với những vị bồ tát những vị phụng sự lợi ích cá nhân của chúng taChúng ta không muốn nghĩ một cách có ý thức trong một cung cách như vậy nhưng chúng ta rõ ràng xử sự như vậy. Để cải thiện mọi thứ chung quanh chúng ta thay vì thế chính chúng ta thật sự muốn nói là mong muốn người khác làm cho đời sống chúng ta khá hơn.

Rõ ràng rằng những con người thông thường của thế giới luân hồi hành động để hổ trợ sinh tử, và rằng những ai với ngưỡng vọng cho sự Giác Ngộ muốn lìa luân hồi hoàn toàn - khuynh hướng của họ là hoàn toàn đối kháng. Tại sao thế giới của xã hội luân hồi sinh tử lại mong muốn những người tôn giáo chịu trách nhiệm và hữu dụng cho thế giới luân hồi? Không có lý do xác đáng cho một quan điểm như vậy. Hãy nhìn vào lịch sử của nhân loại: 1) Đức Phật Thích Ca từ bỏ gia đình để tìm con đường tâm linh của chính Ngài; điều này làm cho gia đình của Ngài băn khoăn, bối rối và từ một quan điểm xã hội nghiệt ngã, quyết định của Ngài có thể được thấy như là một hành động đáng phiền trách hay tội lỗi; 2) Chúa Giê-su tạo ra nhiều rắc rối cho những giới thẩm quyền trong thời của Ngài, vì thế họ quyết định giết Ngài; 3) Mô-ha-mét đã bị áp lực phải trốn thoát để tránh bị giết bởi chính những người của Ngài; 4) Thân Loan bị xem như một tội phạm bởi nhà cầm quyền Nhật Bản và bị lưu đày; 5) Đức Đạt Lai Lạt Ma được xem như là một cá nhân nguy hiểm bởi chính quyền Trung Cộng.

Con người luân hồi chỉ thấu hiểu tôn giáo, trong tất cả những hình thức của nó, như một món trang trí của cõi luân hồi; như một truyền thống xã hội hay văn hóa, điều gì đấy có thể làm cho con người nghĩ tốt hơn về chính họ. 'Tôn giáo làm cho con ngườicon người hơn.' Đây là một quan điểm hoàn toàn của thế giới luân hồi.

Nếu chúng ta thích là con người, chúng ta không thể là một vị Phật. Trước nhất chúng ta phải nhận ra con người là dễ sợ như thế nào, khốn khó như thế nào để là con người! Ngoại trừ chúng ta thực hành Niệm Phật bằng không chúng ta không có bất cứ một cơ hội nào để thấy nhân duyên chân thật của con người. Không có tuệ giác thẩm thấu vọng tưởng của chính mình, chúng ta không thể tác động đến việc chuyển hóa thành Phật của chúng ta.

Thân Loan bị bình phẩm bởi người Tây phương bởi vì ngài không thích hợp với ý tưởng của con người về một vị thánh. Ngài rời tu viện của ngài, ngài kết hôn hai lần và rời bỏ cả hai người vợ, và đôi khi bị xem là tội phạm - ngài đã làm những thứ 'dễ sợ' này. Ngài đã làm những gì ngài đã làm nhằm đề khám phá ra ngài thật sự là ai và nhằm đề đối diện với khuôn mặt rực sáng của Đức Phật, bất chấp là gì. Ngài không bao giờ tìm kiếm bất cứ tín đồ hay đệ tử nào. Ngài đã hiểu rằng không có lý do gì để theo đuổi bất cứ một chúng sinh bị ràng buộc với nghiệp chướngĐức Phật là đối tượng duy nhất để đi theo và tôn thờ.

Nhận ra điều này nhằm đề lắng nghe Đức Phật Di Đà, ngài đã viết về Giáo Pháp, ngài cuối cùng đã rời vợ ngài, Enshinni. Ngài đã không viết về sự thực chứng tôn giáo của ngài vì lợi ích của nhân loại. Ngài làm việc ấy cho chính ngài. Ngài là học trò đầu tiên của những tác phẩm của ngài. Nếu người ta thấy hữu ích trong những tác phẩm ấy, đấy chỉ là do bởi năng lực khách quan của Giáo Pháp đã tỏa hương trong chúng. Không một ai trong những người Tín Tâm là một tư tưởng gia. Tất cả là những người lắng nghe. Giáo Pháp là về việc lắng nghe và thể hiện.

Chỉ những người thực hành Đạo Phật một cách kiên quyết về Niệm Phật mới có thể làm cho chúng ta lắng nghe về Giáo Pháp. Chỉ trong cách này chúng ta mới có thể nhận ra những gì chúng ta làm, chúng ta làm cho chính chúng taChúng ta thuyết phục chính chúng ta rằng chúng ta hành động cho một người nào khác đó, cho nhân loại, cho hành tinh, cho Giáo Pháp, cho Đức Phật nhưng chúng ta đang thật sự đang tìm kiếm lợi ích cho chính mình. Giới hạn sâu sắc này được liên kết một cách mật thiết đến bản chất luân hồi của sự tồn tại chính chúng taChúng ta dấn thân với những người khác và tất cả chúng ta liên hệ nội tại, nhưng nhìn vào những người khác chung quanh chúng ta, chúng ta chỉ thấy chính chúng ta mà thôi. Nhược điểm này trong tình trạng con người của chúng ta không cho phép chúng ta thấu hiểu một cách thích đáng những người khác, bất chấp họ là ai. Nếu chúng ta cố gắng để thấu hiểu giáo huấn của Thân Loan mà không thực hành Niệm Phậtthực chứng Tín Tâm, thế thì chúng ta chỉ lãng phí thời gian của mình mà thôi. Không có Tín Tâm, chúng ta chỉ có thể nhìn thế giới qua mắt kính mù quáng của nghiệp chướng và thiếu quan điểm về sự tồn tại tương hổ lẫn nhau. Tuy nhiên qua Tín Tâm, chúng ta có thể đi đến thấu hiểu cung cách mọi thứ là vì chúng ta là, rồi thì chúng ta có thể nhìn thế giới qua con mắt của Phật.

Cuối cùng, trong việc dành quá nhiều thời giannăng lượng của chúng ta trong việc theo đuổi những mục tiêu vọng tưởng luân hồi, chúng ta thất bại trong việc tập trung đến một thứ thật sự quan trọng - tỉnh thức với tâm của Phật qua sự thực chứng Tín Tâm. Nhưng làm thế nào những người đó, những kẻ hoàn toàn nhiễm ô với luân hồi sinh tử và những hứa hẹn sai lầm của nó thậm chí có thể bắt đầu tin tưởng trong khả năng của một đời sống tự do khỏi những vọng tưởng điên đảo như vậy?

Nam mô A Di Đà Phật

Nguyên tác The Samsaric Illusion
Ẩn Tâm Lộ ngày 6/12/2011
http://www.nembutsu.info/agnes1.htm

[1] Shinjin (信心): trong phạm vi của Tịnh Độ Tông Nhật Bản, nó liên hệ đến một sự tỉnh thức và an trụ tâm tỉnh giác với hoạt động của Thệ Nguyện Nguyên Sơ của Đức Phật Di Đàbảo đảm cho một sự vãng sinh.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190696)
01/04/2012(Xem: 36298)
08/11/2018(Xem: 14973)
08/02/2015(Xem: 54130)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.