- Giải Thích Tên Kinh
- Phẩm Tựa Thứ Nhất
- Phẩm Phương Tiện Thứ Hai
- Phẩm Thí Dụ Thứ Ba
- Phẩm Tin Hiểu Thứ Tư
- Phẩm Dược Thảo Dụ Thứ Năm
- Phẩm Thọ Ký Thứ Sáu
- Phẩm Hóa Thành Dụ Thứ Bảy
- Phẩm Thọ Ký Cho Năm Trăm Vị Đệ Tử Thứ Tám
- Phẩm Thọ Ký Cho Bậc Hữu Học Và Vô Học Thứ Chín
- Phẩm Pháp Sư Thứ Mười
- Phẩm Thấy Bảo Tháp Thứ Mười Một
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa Thứ Mười Hai
- Phẩm Khuyên Trì Thứ Mười Ba
- Phẩm An Lạc Hạnh Thứ Mười Bốn
- Phẩm Từ Dưới Đất Vọt Lên Thứ Mười Lăm
- Phẩm Thọ Lượng Của Như Lai Thứ Mười Sáu
- Phẩm Phân Biệt Công Đức Thứ Mười Bảy
- Phẩm Tùy Hỷ Công Đức Thứ Mười Tám
- Phẩm Công Đức Pháp Sư Thứ Mười Chín
- Phẩm Bồ Tát Thường Bất Khinh Thứ Hai Mươi
- Phẩm Thần Lực Của Như Lai Thứ Hai Mươi Mốt
- Phẩm Chúc Lũy Thứ Hai Mươi Hai
- Phẩm Bổn Sự Của Bồ Tát Dược Vương Thứ Hai Mươi Ba
- Phẩm Bồ Tát Diệu Âm Thứ Hai Mươi Bốn
- Phẩm Phổ Môn Bồ Tát Quán Thế Âm Thứ Hai Mươi Lăm
- Phẩm Đà La Ni Thứ Hai Mươi Sáu
- Phẩm Bổn Sự Của Bồ Tát Vua Diệu Trang Nghiêm Thứ Hai Mươi Bảy
- Phẩm Khuyến Phát Của Bồ Tát Phổ Hiền Thứ Hai Mươi Tám
Giảng Giải: Hoà Thượng Tuyên Hoá
Hán dịch: Ngài Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
Phẩm bổn sự của Bồ Tát vua Diệu
Rất lâu xa về trước, vua Diệu
Một ngày nọ, Ngài làm việc ở gần cung vua, thấy ông vua đi du tuần rất là oai
phong, trước sau có hộ vệ rất là oai võ. Tâm bèn sinh vọng tưởng : ‘’Kiếp sau
ta mà làm vua thì rất là oai phong, ai ai cũng đều cung kính ta ! Lúc đó, ta sẽ
cúng dường tất cả các vị Tỳ Kheo.’’ Một niệm đó sinh ra, quả nhiên đời sau làm
vua Diệu
Sau đó, ba vị Tỳ Kheo đều chứng quả Thánh, dùng pháp nhãn quán sát nhân duyên hộ pháp, thì biết được vị này là người hộ pháp, do công đức xưa kia mà tái sinh làm vua. Ông vua đó có tâm từ bi thương dân như con. Song, tin về tà giáo, trong tâm có tà tri tà kiến. Ba vị Thánh nhân muốn báo ân hộ pháp xưa kia, nên mới bày cách cứu ông ta ra khỏi biển khổ, mới cùng nhau tìm cách giải cứu. Một vị phát nguyện làm vợ của ông ta (Tịnh Đức phu nhân), hai vị kia phát tâm làm con của ông ta (Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn). Tại sao ? Vì phải nhờ vợ và con có hiếu, dùng cảm tình để làm sức ảnh hưởng, mới làm thay đổi được tư tưởng tà tri tà kiến tin ngoại đạo của ông vua.
Phẩm này thuật lại vua Diệu
Bấy giờ, đức Phật bảo các đại chúng rằng : Về đời xa xưa, trải qua vô lượng
vô biên A tăng kỳ kiếp không thể nghĩ bàn, có vị Phật hiệu là Vân Lôi Âm Tú
Sau khi nói xong Phẩm Đà
Mỗi vị Phật đều có mười danh hiệu. Đó là Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri,
Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhân Sư, Phật, có đủ mười danh hiệu này, mới đủ tư cách xưng là Thế Tôn,
tức là Thánh nhân tôn quý nhất của thế và xuất thế.
Vào thời Đức Phật Vân Lôi Âm Tú
Hai người con đó, có đại thần lực phước đức trí huệ, từ lâu đã tu hành Bồ Tát
đạo, đó là đàn Ba la mật, Thi
Hai người con của Diệu
1). Đàn Ba la mật: Đàn dịch là bố thí. Bố thí có ba: a. Tài
thí.
b. Pháp thí.
c. Vô úy thí.
2). Thi
3). Sàn đề Ba la mật : Sàn đề dịch là nhẫn nhục. Việc không nhẫn được cũng phải nhẫn, không thể chịu đựng được cũng phải chịu, đó là thuốc hay tiêu trừ tội chướng. Tóm lại, khi nóng giận thì nên nhẫn nhịn, đừng bạo phát, vì ‘’Nhẫn thì an ổn’’.
4). Tỳ ly gia Ba la mật : Tỳ ly gia dịch là tinh tấn. Người học Phật pháp nhất định phải tinh tấn. Thân tinh tấn, tâm tinh tấn, ngày tinh tấn, đêm tinh tấn. Tóm lại, dũng mãnh tinh tấn cũng như thuyền đi ngược dòng, không tiến thì lùi.
5). Thiền Ba la mật: Thiền dịch là tĩnh lự, làm lắng đọng tư tưởng, tức cũng là ngưng vọng tưởng. Tu đến cảnh giới như như bất động, thì mới đắc được liễu liễu thường minh. Lúc đó sẽ nhậm vận tự tại, tùy theo ý muốn, chẳng bị gì hạn chế, đó tức là ‘’Thần thông diệu dụng’’.
6). Bát nhã Ba la mật: Bát nhã dịch là trí huệ. Vì Bát nhã
gồm có ba nghĩa, cho nên không dịch.
A. Văn tự Bát nhã : Tức là tất cả kinh điển.
B. Quán chiếu Bát nhã : Tức là dùng văn tự để quán chiếu tất cả cảnh giới, mới thấu
hiểu được chân thật nghĩa.
C. Thật tướng Bát nhã : Từ văn tự Bát nhã mà phát khởi quán chiếu Bát nhã; từ quán
chiếu Bát nhã mà khế hợp với thật tướng Bát nhã. Ba điều này đều có mối quan hệ
vơi nhau.
7). Phương tiện Ba la mật.
8). Nguyện Ba la mật.
9). Lực Ba la mật.
10). Trí Ba la mật.
Bốn Ba la mật này, đều do Bát nhã phân ra, hợp làm mười pháp môn Ba la mật, đây
là hạnh môn của Bồ Tát tu.
Tu đạo của Bồ Tát thực hành, chẳng những có bốn tâm vô lượng từ bi hỷ xả, mà
còn phải tu bố thí, ái ngữ, lợi hành, và đồng sự, bốn pháp nhiếp, mới là hành
Bồ Tát đạo.
Bốn tâm vô lượng là gì ? Tức là :
1). Từ : Khiến cho tất cả chúng sinh được an vui.
2). Bi : Cứu tất cả khổ nạn của hết thảy chúng sinh.
3). Hỷ : Tức là hoan hỉ, hoan hỉ người ta có được chuyện vui.
4). Xả : Tức là bố thí. Bố thí vật mà người ta cần.
Bốn pháp nhiếp là gì ? Tức là :
1). Bố thí : Người thích tiền tài thì bố thí tiền tài, người thích pháp thì bố
thí pháp.
2). Ái ngữ : Dùng lời diệu dàng thân thiết để an ủi họ.
3). Lợi hành : Khởi thân khẩu ý hành lợi ích chúng sinh.
4). Đồng sự : Cùng làm việc với họ, khiến cho họ có tâm hướng thiện. Phối hợp bốn
pháp nhiếp và bốn tâm vô lượng mới là hành Bồ Tát đạo.
Lại phải tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo, tức là:
Bốn niệm xứ
Bốn chánh cần
Bốn như ý túc
Năm căn,
Năm lực
Bảy bồ đề phần
Tám chánh đạo.
Cộng lại là ba mươi bảy phẩm. Đây là chánh đạo của pháp tiểu thừa, ở trong đại thừa
là pháp trợ đạo, tại Phật thừa cũng chẳng phải là chánh đạo, cũng chẳng phải là
trợ đạo; ngược lại cũng là chánh đạo, cũng là trợ đạo. Vì Phật thừa là viên
giáo, tức là giáo lý viên dung vô ngại, do đó có câu:
‘’Viên mãn bồ đề, quy vô sở đắc’’.
Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn, là hai vị Bồ Tát đều thấu suốt thông đạt mười pháp Ba
la mật, bốn tâm vô lượng, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, chẳng có gì chướng ngại.
Lại đắc được các tịnh tam muội của Bồ Tát, đó là tam muội nhật tinh tú, tam muội
tịnh quang, tam muội tịnh sắc, tam muội tịnh chiếu minh, tam muội trường trang
nghiêm, tam muội đại oai đức tạng. Nơi các tam muội này, cũng đều thông đạt.
Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn, hai vị Bồ Tát lại chứng được các thứ tam muội của Bồ
Tát. Tam muội dịch là chánh định chánh thọ.
1). Tịnh tam muội : Tức là viên tịnh ba cấu. Ba cấu là gì ? Tức là tham, sân,
si, hoặc là kiến tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc. Làm cho ba cấu bẩn này
đều thanh tịnh.
2). Tam muội nhật tinh tú : Nhật (mặt trời) ví như thật trí, tinh (ngôi sao) ví
như quyền trí, quyền thật không hai, nên gọi là tam muội nhật tinh tú.
3). Tam muội tịnh quang : Bổn tính thanh tịnh, thì hiện ra vô lượng quang minh.
4). Tam muội tịnh sắc : Bổn thân thanh tịnh thì hiện tất cả màu sắc.
5). Tam muội tịnh quang minh : Tịnh là thể của tam muội, chiếu sáng là dụng của
tam muội; tức cũng là tự tánh thanh tịnh, chiếu soi tất cả.
6). Tam muội trường quang minh : Dùng sự trang nghiêm của Phật, mà tự trang
nghiêm tam muội.
7). Tam muội đại oai đức tạng : Đại oai phục chúng, đại đức lợi sinh, tức cũng
là oai đức của thập lực. Hai vị Bồ Tát này, đều hoàn toàn thông đạt bảy thứ tam
muội này.
Bấy giờ, đức Phật đó muốn dẫn dắt vua Diệu
Lúc đó, Phật Vân Lôi Âm Tú
Lúc đó, Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn hai người con đến chỗ người mẹ, chắp tay lại bạch
rằng : Xin mẹ hãy đi đến chỗ đức Phật Vân Lôi Âm Tú
Lúc đó, hai vị Bồ Tát Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn đến chỗ người mẹ (Tịnh Đức phu nhân),
chắp tay lại thưa với mẹ rằng : ‘’Chúng con xin thỉnh mẹ đi đến đạo tràng của
Đức Phật Vân Lôi Âm Tú
Người mẹ bảo các người con rằng : Cha của các con tin sâu pháp ngoại đạo Bà
la môn. Các con nên đến thưa với cha, để chúng ta cùng đi với nhau.
Tịnh Đức phu nhân nói với hai người con : Cha của các con chẳng tin Phật pháp,
mà tin tà pháp trường sinh bất lão, xuất huyễn nhập hóa, tin sâu chấp trước
pháp Ba la môn. Các con nên đến chỗ cha nói rõ tin tức này, để chúng ta cùng đi
đến chốn Phật nghe Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.’’
Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn chắp tay lại thưa với người mẹ rằng : Chúng con là con của
đấng Pháp Vương, mà sinh vào nhà tà kiến này.
Hai vị vương tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn bèn chắp tay lại, nói với người mẹ rằng
: ‘’Chúng con thuở xưa tu Bồ Tát đạo, đã là con của đấng Pháp Vương, nhưng lại bất
hạnh, sinh vào nhà tà kiến này, chúng con phải sửa đổi trở thành nhà chánh
kiến.’’
Người mẹ bảo các người con rằng : Các con nên thương nghĩ đến cha của các
con, mà hiện thần thông biến hóa. Nếu cha của các con mà thấy được, thì chắc
tâm sẽ thanh tịnh, hoặc nghe lời của chúng ta, mà cùng nhau đi đến chỗ đức
Phật.
Tịnh Đức phu nhân lại nói với hai người con rằng : ‘’Các con nên có tâm hiếu thuận,
thương nghĩ đến cha của các con, trong quá khứ ông ta là hộ pháp của các con. Bây
giờ các con đến độ ông ta thành Phật, ông ta mê tín ngoại đạo, chẳng chịu tin
chánh đạo. Các con nên vì ông ta mà hiện các thứ thần thông biến hóa, nếu ông
ta thấy được chắc tâm của ông ta sẽ thanh tịnh, sẽ giác ngộ hoặc sẽ nghe tin
lời của chúng ta nói, và cùng nhau đi đến chốn Phật, nghe Đức Phật Vân Lôi Âm
Tú
Lúc đó, hai người con vì thương nghĩ đến người cha, mà vọt lên hư không cao khoảng
bảy cây đa la, hiện các thứ thần thông biến hóa. Ở trong hư không đi đứng nằm ngồi,
trên thân ra nước, dưới thân ra lửa; dưới thân ra nước, trên thân ra lửa, hoặc
hiện thân lớn đầy khắp hư không, rồi lại hiện nhỏ, nhỏ lại hiện lớn, biến mất
trong hư không, hốt nhiên ở dưới đất, vào đất như vào nước, đi trên nước như đi
trên đất. Hiện các thứ thần thông biến hóa như thế, khiến cho vua cha tâm được
thanh tịnh tin hiểu.
Hai người con của vua Diệu
Khi ấy, người cha thấy thần lực của các người con như thế, thì tâm đại hoan hỉ,
được chưa từng có, chắp tay lại hướng về các người con nói rằng : Thầy của các
con là ai ? Các con là đệ tử của ai ?
Lúc đó, vua Diệu
Hai người con bạch rằng : Thưa đại vương ! Đức Phật Vân Lôi Âm Tú
Hai vị Bồ Tát Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn bèn nói với vua Diệu
Người cha nói với con rằng, nay cha cũng muốn gặp thầy của các con, chúng ta
cùng đi với nhau.
Vua Diệu Tang Nghiêm nói với hai người con rằng : ‘’Hiện nay cha cũng muốn đi đến
gặp thầy của các con. Các con có thần thông như thế, thì thầy của các con chắc
chắn thần thông không thể nghĩ bàn, cha và các con cùng nhau đi đến chốn Phật,
để nghe Kinh Pháp Hoa.’’
Hai người con bèn từ hư không xuống, đến chỗ người mẹ chắp tay thưa với mẹ rằng
: Thưa mẹ ! Phụ vương nay đã tin hiểu, đã phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ
đề. Chúng con đã vì cha mà làm Phật sự, xin mẹ cho phép chúng con ở nơi đức
Phật đó, xuất gia tu đạo.
Hai người con của vua Diệu
Bấy giờ, hai người con muốn thuật lại nghĩa trên, bèn nói bài kệ rằng :
Lúc đó, Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn muốn thuật lại ý nghĩa vừa nói ở trên, bèn dùng kệ
để nói.
Xin mẹ cho chúng con
Xuất gia làm Sa môn
Chư Phật rất khó gặp
Chúng con theo Phật tu.
Như hoa ưu đàm bát
Gặp Phật càng khó hơn
Khỏi các nạn cũng khó
Xin cho con xuất gia.
‘’Chúng con anh em hai người, xin mẹ từ bi thương xót, cho chúng con xuất gia tu đạo làm Sa môn, sau đó sẽ thành Phật đạo. Sa Môn dịch là siêng tức, tức là siêng tu giới định huệ, tức diệt tham sân si. Chư Phật ra đời chẳng dễ gì gặp được. Hiện tại có Phật ra đời, chúng con xin đi theo Phật tu học Phật pháp.
Giống như hoa ưu đàm bát la, ba ngàn năm hoa mới nở một lần, rất khó được gặp. Gặp được Phật cũng khó như thế. Thoát khỏi các hoạn nạn cũng rất khó, hy vọng mẹ đáp ứng yêu cầu của các con, cho phép các con xuất gia tu đạo.’’
Người mẹ nói rằng : Cho các con xuất gia, tại sao ? Vì Phật khó được gặp.
Tịnh Đức phu nhân nói với hai người con rằng : ‘’Tốt lắm ! Mẹ cho phép các con xuất gia tu đạo. Tại sao ? Vì Phật chẳng dễ gì gặp được. Mong rằng sau khi các con xuất gia rồi, ngày đêm tinh tấn tu Bồ Tát đạo.’’
Hai người con bèn thưa với cha mẹ rằng : Lành thay cha mẹ ! Xin cha mẹ đi đến chỗ đức Phật Vân Lôi Âm Tú
Hai người con của vua Diệu
Như hoa ưu đàm bát la, như rùa một mắt gặp lỗ khúc gỗ nổi, mà chúng con phước báu đời trước sâu dày, nên sinh ra được gặp Phật pháp, do đó mà cha mẹ cho chúng con xuất gia tu đạo. Tại sao ? Vì chư Phật rất khó gặp, thời cơ cũng khó gặp.
Giống như hoa ưu đàm bát la, chẳng dễ gì gặp được lúc nở. Hoa này nở ra là tàn liền, thời gian rất ngắn, trong chốc lát thì tàn rụng. Lại giống như con rùa một mắt, ở trong biển cả, muốn tìm lỗ khúc gỗ nổi để nương náu, thật chẳng dễ gì, khó như mò kim dưới đáy biển. Muốn gặp Phật cũng khó khăn như thế.
Vì chúng con gieo trồng phước báu trong kiếp trước đặc biệt sâu dày, cho nên sinh vào thời có Phật ra đời, gặp được Phật, nghe được pháp, may mắn thay ! Vì vậy, nên cha mẹ cho phép chúng con xuất gia tu đạo. Vì sao ? Vì chư Phật rất khó gặp, thời cơ khó thấy, đừng để mất cơ hội tốt, phải nắm lấy cơ hội xuất gia tu hành.
Khi đó, tám vạn bốn ngàn người đi theo vua Diệu
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói : ‘’Lúc đó, tám vạn người cung nga thể nữ, đi theo vua Diệu
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói: Lúc đó tám vạn bốn ngàn người cung nga thể nữ đi theo vua Diệu
Phu nhân của vua đắc được chư Phật tập tam muội, biết được tạng bí mật của chư Phật. Hai người con khéo dùng sức phương tiện như thế, để giáo hóa người cha, khiến cho sinh tâm tin hiểu, ưa thích Phật pháp.
Phu nhân của vua đắc được chư Phật tập tam muội, tức là chư Phật ở trong định thuyết pháp, phu nhân cũng thấu hiểu được bảo tàng diệu pháp bí mật không truyền cuả chư Phật nói. Hai vị Bồ Tát Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn dùng phương tiện thiện xảo như thế, để độ hoá người cha cuả các Ngài, khiến cho chúng sinh tín ngưỡng Phật pháp, hiểu rõ ý của Phật pháp, ưa thích Phật pháp và nghiên cứu Phật pháp.
Vua Diệu
Vua Diệu
Bấy giờ, đức Phật đó vì vua Diệu
Bấy giờ, vua Diệu
Lúc đó, Phật Vân Lôi Âm Tú
Lúc đó, Vua Diệu
Bấy giờ, vua Diệu
Lúc đó, vua Diệu
"Ba tăng kỳ tu phước huệ,
Trăm kiếp trồng tướng tốt".
Lúc đó, đức Phật Vân Lôi Âm Tú
Ông vua này ở trong pháp của ta xuất gia làm Tỳ Kheo, tinh tấn siêng năng tu
tập Phật pháp, giúp Phật hoằng dương chánh pháp, tương lai sẽ chứng được quả vị
Phật, hiệu là Sa
Đức Phật Sa
Vị Phật Sa
Vua Diệu
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói : ‘’Vua Diệu
Vua xuất gia rồi, ở trong tám vạn bốn ngàn năm, thường siêng năng tinh tấn,
tu hành Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, trải qua thời gian đó rồi, đắc được tam muội
nhất thiết tịnh công đức trang nghiêm, bèn thăng lên hư không, cao khoảng bảy
cây đa la, mà bạch với đức Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Hai người con của con đây,
đã làm việc Phật sự, dùng thần thông biến hóa chuyển hóa tâm tà của con, khiến
cho con an trụ vào trong Phật pháp, được thấy đức Thế Tôn.
Sau khi Vua Diệu
Hai người con đây là thiện tri thức của con, vì muốn phát khởi căn lành
trong quá khứ, lợi ích cho con, mà đến sinh vào nhà con.
Vua Diệu
Bây giờ, đức Phật Vân Lôi Âm Tú
Lúc đó, Phật Vân Lôi Âm Tú
Đại vương nên biết ! Bậc thiện tri thức là đại nhân duyên, hay giáo hóa khiến
cho được gặp Phật, phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ bề.
Phật Vân Lôi Âm Tú
Thiện tri thức hay giáo hóa dẫn dắt chúng sinh, thấy Phật nghe pháp, phát tâm A
nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Thiện Tài đồng tử đi tham vấn năm mươi ba vị
thiện tri thức, đi khắp nơi cầu pháp, làm thế nào phát bồ đề tâm, làm thế nào
hành Bồ Tát đạo, cuối cùng chứng được vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Đại vương ! Ông có thấy hai người con này chăng ! Hai người con này đã từng cúng
dường, sáu mươi lăm trăm ngàn vạn ức na do tha Hằng hà sa chư Phật, gần gũi
cung kính, ở chỗ chư Phật thọ trì Kinh Pháp Hoa, thương xót những chúng sinh tà
kiến, mà khiến cho họ trụ vào chánh kiến.
‘’Đại Vương ! Ông có thấy hai người con này của ông chăng ? Hai vị đó trong quá
khứ, đã từng cúng dường sáu mươi lăm trăm nghìn vạn ức na do tha Hằng hà sa các
Đức Phật, gần gũi chư Phật, cung kính chư Phật, ở trong đạo tràng của chư Phật,
đời đời kiếp kiếp đều thọ trì Kinh Pháp Hoa, thương xót những chúng sinh có tư
tưởng tà kiến, khiến cho họ trụ vào chánh kiến ở trong Phật pháp.’’
Vua Diệu
Vua Diệu
Bấy giờ, vua Diệu
Lúc đó, vua Diệu
Bắt đầu từ nay, con chẳng tùy thuận tâm hành của mình nữa, chẳng sinh tâm tà
kiến, kiêu mạn sân hận điều ác. Nói như thế rồi, bèn lễ Phật lui ra.
Vua Diệu
Đức Phật bảo đại chúng ! Ý của các ông thế nào ? Vua Diệu
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đại chúng trong hội Pháp Hoa rằng : ‘’Trong tâm
của đại chúng, các ông như thế nào ? Vua Diệu
Hai người con Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn, nay là Bồ Tát Dược Vương và Bồ Tát
Dược Thượng, thành tựu các công đức lớn như thế. Đã từng ở chỗ vô lượng trăm
ngàn vạn ức các đức Phật, trồng các gốc công đức, thành tựu các công đức lành
không thể nghĩ bàn.
Hai người con của vua là Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn, các ông có biết là ai chăng ? Tức
là Bồ Tát Dược Vương và Bồ Tát Dược Thượng này vậy. Bồ Tát Dược Vương và Bồ Tát
Dược Thượng thành tựu các công đức lớn như thế, thật là không thể nghĩ bàn. Hai
vị đó đã từng ở chốn đạo tràng của vô lượng trăm ngàn vạn ức các Đức Phật,
trồng các căn lành, trồng các gốc công đức, thành tựu các công đức lành không thể
nghĩ bàn.
Nếu có ai biết được danh hiệu của hai vị Bồ Tát này, thì tất cả thế gian chư
thiên, nhân dân, cũng nên lễ bái.
Nếu như có người nào, biết được hoặc nghe được danh hiệu của hai vị Bồ Tát đó,
trì nơi tâm, nhớ mãi không quên, thì tấ cả chư thiên loài người, đều nên lễ bái
Bồ Tát Dược Vương và Bồ Tát Dược Thượng.
Khi đức Phật nói Phẩm Bổn Sự của Vua Diệu
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói Phẩm Bổn Sự của Bồ Tát Dược Vương, thì có tám vạn
bốn ngàn người đắc được pháp ích, xa lìa trần lao, thoát khỏi trần cấu, ở trong
các pháp đắc được pháp nhãn thanh tịnh. Quán sát được tất cả pháp thế gian là
vô thường, khổ không, vô ngã. Biết được pháp xuất thế là thường, lạc, ngã, tịnh.