Lời Nói Đầu

08/01/201212:00 SA(Xem: 16804)
Lời Nói Đầu

GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC
(BUDDHISM COURSE)
Chan Khoon San
Biên dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2011

Lời Nói Đầu

 

Vài năm trước đây, nhiều độc giả đã gợi ý cho tôi rằng những bài viết trong Giáo Trình Dẫn Nhập Phật Học (Introductory Course in Buddhism) còn quá ngắn và nên biên tập thêm nhiều chi tiết. Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” (Buddhism Course) là ấn bản được nghiên cứu và bổ sung một cách cẩn thận. Nó bao gồm 17 chương nói về hầu hết nhưng đề tài liên quan trong Phật học, như: Cuộc dời Đức Phật, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Dạo, Thuyết Duyên Khởi, Quy Luật Nghiệp, Chết & Tái Sinh, Năm Cảnh Giới Tái Sinh, Chu Kỳ Thế giới, Mười Căn Bản Hành Động Công Đức, Thiền Minh Sát Vipassana của Phật Giáo, Tưởng Niệm Phật, Pháp & Tăng, Tam Tạng Kinh Điển (Tipitaka).

Trong quyển sách này, những tư liệu từ những nguồn khác nhau đã được đưa vào để cung cấp cho độc giả những trang viết lý thú về Phật học. Phần “Chết & Tái Sinh” mô tả những ‘kiểu’ Chết và những đối tượng hiện trong tâm trước khi chết, ví dụ như là năm viễn cảnh của một người sắp chết, theo sau là những hình thức tái sinh khác nhau. “Năm Cảnh Giới Tái Sinh” (Pancagati) mô tả chi tiết về 31 Cõi Hiện Hữu là đích đến của những sự tái sinh theo quan điểm về vũ trụ của Phật Giáo. “Những Chu Kỳ Thế Giới Khi Những Đức Phật Xuất Hiện” mô tả những điều kiện và sự hiếm hoi trong “hằng hà sa số” kiếp để thế gian may mắn có được một Đức Phật xuất hiện; cũng như về những Hạnh Ba-la-mật (parami) mà một người có đại nguyện trở thành Phật Duyên Giác (Pacceka Buddha) hay một Đại A-la-hán (Maha Arahant) cần phải vượt qua. Và câu hỏi liệu chúa Jesus có phải là một vị Bồ-tát hay không cũng được giải đáp trong chương này

Phần “Tưởng Niệm Phật, Pháp & Tăng” giảng bày chi tiết về Chín Đức Hạnh Vô Thượng của Đức Phật, về Sáu Phẩm Hạnh của Giáo Pháp (Maha Arahant) và Chín Phẩm Hạnh của Tăng Đoàn (Sangha). Sự hiểu biết đúng đắn về Tam Bảo sẽ giúp ích cho việc tu tập thiền Chánh Niệm về Phật, Pháp & Tăng. Vấn đề về “Giáo Pháp có hiệu lực tức thì hay không?”, một số học giảquan điểm cho rằng sau khi chứng đạt thức con đường thánh Đạo (magga) thì không nhất thiết phải lập tức chứng ngộ thánh Quả (phala) ngay và có thể xảy ra sau. Những kết luận đó có thể do diễn dịch sai về những danh từ “Người Căn Tín” và “Người Căn Trí” trong kinh “Alagaddupama Sutta” thuộc Trung Bộ Kinh. Sự giải thích cũng được nói ở trong chương này.

Phần “Tam Tạng Kinh Điển” (Tipitaka) của Phật giáo là chương dài nhất nói về Tam Tạng Kinh Pali kể từ lúc hình thành và lưu truyền suốt 2.500 năm qua, qua các kỳ Kết Tập Kinh Điển bắt đầu từ Hội Đồng Kết Tập thứ Nhất ở thành Vương Xá (Rajagaha) 3 tháng sau khi Bát-Niết-Bàn của Đức Phật cho đến Hội Đồng Kết Tập thứ Sáu ở Yangon vào năm 1956, đúng 2.500 sau Bát-Niết-Bàn của Đức Phật. Mặc dù về sự cân đối các chương, thì chương này hơi quá dài, nhưng tác giả mong muốn đưa vào để cho quý độc giả đọc biết, hiểu rõbiết ơn vai trò quan trọng & đầy kiên trung của tăng Đoàn trong việc bảo tồn, truyền thừa và làm sống mãi Giáo Pháp của Đức Phật (Buddha Sasana) cho đến ngày hôm nay.

Nhiều trang bài viết cũng đã được mở rộng ra (so với lần đầu) với rất nhiều “Chú Giải” chi tiết, đáng kể là ở những Chương I (Cuộc Đời của Đức Phật), Chương V (Lý Duyên Khởi Siêu Thế), Chương XII (Hồi Hướng Công Đức Cho Những Người Thân Quyến Thuộc), Chương XVI (Liệu Có Thể Một Người Chứng Đạt Thức Con Đường Đạo (Magga) Mà Không Chứng Ngộ Thức Đạo Quả (Phala) Trong Lập Tức?)

Việc biên tập quyển sách này là sự lao động của tâm từ và lòng hoan hỷ. Hy vọng con những độc giả sẽ tìm thấy được niềm thú vị khi đọc những trang viết này và những lợi lạc mà chúng có thể mang lại.

 

Tri Ân & Hồi Hướng Công Đức

Tôi mang ơn Nữ Đạo hữu Wooi Kheng Choo và Christine Lee Chin Har ở Hội Phật Giáo Subang Jaya vì đã miệt mài đọc lại bản thảo và đưa ra những gợi ý đẻ hoàn thiện. Thành thật biết ơn sự trợ giúp của anh Tey Seng Heng, người đồng nghiệp trước đây của tôi ở Cty Nghiên Cứu Nông Nghiệp Ứng Dụng (Applied Agricultural Research Sdn. Bhd.) trong việc soạn thảo vi tính. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những cá nhân các hội đoàn khác nhau đã ủng hộ cho việc xuất bản quyển sách này như một Giáo Trình Phật Học giúp nhiều người hiểu biết thêm về lịch sửhọc thuyết của Phật giáo.

Nguyện cho Công Đức của Pháp Thí này (Dhammadana) được hồi hướng cho những người thân quyến thuộc, những bạn bè và tất cả chúng sinh.

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Lành Thay! Lành Thay! Lành Thay!

 

Bro. Chan Khoon San

tháng Tám , 2010





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80830)
17/08/2010(Xem: 121612)
16/10/2012(Xem: 68271)
23/10/2011(Xem: 70025)
01/08/2011(Xem: 498288)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :