Trong kinh điểnPhật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong. Danh tiếng cũng là một trong năm món dục được chúng sinhưa thích, tham đắm cần phải loại trừ. Cả hai phương diện danh
và thực này nếu tương ưng nhau thì quá tốt, nếu có thực mà không danh thì càng hay, nhưng có danh mà không thực thì quả là tai họa.
Thời Đức Phật, các bậc đạo cao, đức trọng thường được tôn xưng là thượng
tọa, trưởng lão. Vì thế, hàng thượng tọa được Tăng chúng và tín đồcung
kính, nể trọng, cúng dường hậu hĩ đồng thời các ngài là bậc lãnh đạo, mô phạm trong đại chúng nên luôn được Phật ca ngợi, tán thánví như voi chúa hay những con bò đực đầu đàn. Cũng vì sự trọng vọng này mà không ít
người chưa điều phục được tâm tham, ao ướcbước lên hàng thượng tọa để cầu lợi đắc, danh vọng và cung kính.
Truyện cổ Phật giáo kể rằng:
“Một thời, Đức Thế Tôn đang ngự ở
tinh xáKỳ Viên. Bấy giờ, có mười vị Tỷ kheo từ Câu Thi Na đến yết kiến
Ngài. Lúc mới vào tinh xá, nhóm Tỷ kheo này gặp một chú tiểu ra vái chào. Sau khi đảnh lễĐức Phật xong, các Tỷ kheo ngồi xuống một bên. Phật hỏi họ: - Từ khi các thầy vào đây đến giờ có gặp vị thượng tọa nào không? Các thầy đồng thưa: - Bạch Thế Tôn, không ạ! - Thế các thầy không gặp ai cả sao? - Thưa, chúng con có gặp một chú tiểu tuổi chưa đến hai mươi. - Này các Tỷ kheo, vị ấy không phải là một chú tiểu mà chính là bậc thượng tọa mà Ta muốn nói. - Nhưng… chú ấy còn quá trẻ, bạch Thế Tôn. -
Này các Tỷ kheo, Ta không gọi ai là thượng tọa vì tuổi tác, vì họ được ăn trên ngồi trước hay xuất thân từ dòng dõidanh giavọng tộc. Chỉ có người nào thấu đạt Chánh pháp, cư xử tốt với mọi người, Ta mới gọi vị ấy
là thượng tọa. Rồi Thế Tôn nói kệ: -Dù tuổi cao mày bạc Không tịnh hạnhtu trì Tôn xưng là thượng tọa Danh suông chớ ích chi. -Những ai thấy Chánh pháp Tự điều phụcthân tâm Thanh tịnh không não hại
Mới đáng gọi thượng nhân.”
Kinh Phật còn ghi rằng, khi chưa chứng A la hán, Tôn giảNan Đà thường đắp y, ôm bát sáng chói để mong được tỏa sáng trong khi đi khất thực; còn Tôn giảCa Lưu Đà Di thì chăm lo bồi dưỡngthân thể để mong sao thật
đường bệ, uy nghiêm, hoành tráng mỗi khi ngồi trong hội chúng. Vì chạy theohình thức, giả trang thiền tướng để mọi ngườicung kính nên hai Tôn
giả này đã bị Phật rầy. Cũng may là các ngài này đã thị hiện để Phật quở trách nhằm cảnh tỉnh hàng hậu thếchúng ta.
Thế Tôn biết rõ người đời sau phước mỏng nghiệp dày, đam mêdanh vọng nên Ngài đã khẳng định: “Đối với Ta, thượng tọa là bậc đã thấu đạt Chánh
pháp, cư xử tốt với mọi người (bi tríviên dung), không vì tuổi tác hay
nguồn gốc xuất thân; một chú tiểu nếu xứng đáng cũng được gọi là thượng
tọa”.
Thì ra, các danh xưng như chú tiểu, đại đức, thượng tọa, hòa thượng hay thời thượng hơn như pháp sư, thiền sư và mọi danh xưng ở đời cũng chỉ là
danh suông. Cái danh xưng vốn chẳng có giá trị hay liên hệ nào đến nội tâman tịnh, tuệ giác hưng khởi và tự tạigiải thoát cả. Nhưng dù sao thì mỗi người cũng cần phải có một hư danh để phân biệt với các hư danh khác. Và như thế, nếu danh chưa xứng với thực thì điều nên làm có lẽ là phản tỉnh, tự vấn lương tâm để tàm quý, hỗ thẹn hơn là tự mãn, vui mừng.
Bởi chỉ có Phật, Bồ tát và mỗi chúng ta với chức danh hiện tại mới biết
rõ mình là ai, danh đã xứng với thực hay chưa?
Ai cũng biết danh xưng là giả huyễn, tự phong hoặc người khác phong cho mình một danh xưng cũng vậy thôi. Bởi một khi thấy rõ thật tướng, an trú
trong vô chấp, vô trụ thì cái thật cũng rụng rơi, không còn chỗ bám víu
huống gì cái giả. Về hình thức, tên gọi thì chú tiểu và thượng tọa khác
nhau nhưng nội dung thì bất khả tư nghì. Vì thế, khi đã biết rõ về cái giả danh, người có lương tâm thì phải luôn phấn đấu cho xứng danh và người có tuệ giác thì buông xả để không dính mắc, vượt qua hết thảy, dù danh hay thực.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.