- Lời Nói Đầu, Sách Tham Khảo
- 1 Phẩm Tựa
- 2 Phẩm Phương Tiện
- 3 Phẩm Thí Dụ
- 4 Phẩm Tín Giải
- 5 Phẩm Dược Thảo Dụ
- 6 Phẩm Thọ Ký
- 7 Phẩm Hóa Thành Dụ
- 8 Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký
- 9 Phẩm Thọ-học Vô-học Nhơn-ký
- 10 Phẩm Pháp Sư
- 11 Phẩm Hiện Bửu Tháp
- 12 Phẩm Đề-bà-đạt-đa
- 13 Phẩm Trì
- 14 Phẩm An-lạc Hạnh
- 15 Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- 16 Phẩm Như Lai Thọ-lượng
- 17 Phẩm Phân Biệt Công Đức
- 18 Phẩm Tùy-hỷ Công Đức
- 19 Phẩm Pháp-sư Công-đức
- 20 Phẩm Thường-bất-khinh Bồ-tát
- 21 Phẩm Như Lai Thần-lực
- 22 Phẩm Chúc-lụy
- 23 Phẩm Dược-vương Bồ-tát Bổn-sự
- 24 Phẩm Diệu-âm Bồ-tát
- 25 Phẩm Quán-thế-âm Bồ-tát Phổ-môn
- 26 Phẩm Đà-la-ni
- 27 Phẩm Diệu-trang-nghiêm-vương Bổn-sự
- 28 Phẩm Phổ-hiền Bồ-tát Khuyến-phát
KINH
DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Giảng nghĩa:
Pháp Sư Thích Thiện Trí
Giáo sư của
Giảng Sư Cao Cấp Phật Giáo Việt Nam & Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM
Phẩm Pháp Sư Công
Đức
Thứ Mười Chín
Pháp sư Công Đức là nói về những công đức do bởi lục căn thanh tịnh diệu dụng tùy duyên.
Từ lâu mắt, mũi, tai, lưỡi, thân, ý ứng tiếp với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Do nhiễm trước mà vọng tà dậy khởi, nên thấy, nghe, hiểu biết trở thành phù phiếm, eo hẹp, thấp hèn.
Nay trực nhận “bản tâm” nhận rõ căn, trần, thức, giới, không ngoài “tự tánh nhiệm mầu”.
Bởi “bản giác diệu minh” tùy duyên “ứng cơ tiếp vật” nên khi hiện “sắc thân” loại người mỗi căn đều có công năng vi diệu chiếu tỏa hiện hành.
Phẩm Pháp sư Công đức được tuyên bày để nêu rõ công năng vi diệu ấy. Nếu chúng sinh biết quay về “bản lai diện mục” của chính mình.
“Lúc bấy giờ Phật bảo Ngài Thường Linh Tấn Bồ Tát rằng: nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì kinh Pháp Hoa này, hoặc đọc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, người đó sẽ đặng:
800 công đức nơi mắt,
1.2000 công đức nơi tai,
800 công đức nơi mũi,
1.200 công đức nơi lưỡi,
800 công đức nơi thân,
1.200 công đức nơi ý.
Dùng những công đức này trang nghiêm sáu cặn đều được thanh tịnh”.
Về Phẩm “Như Lai thọ lượng”, Phẩm “Phân biệt Công đức” và phẩm “Tùy hỷ Công đức”, ba phẩm trên nói về quả đức của “tự tánh nhiệm mầu”. Chỉ có bậc đẳng giác Bồ Tát mới có thể nhận được. Cho nên ngài Di Lặc Bồ Tát đã thị hiện tiêu biểu cho bậc đẳng giác Bồ Tát thọ lãnh ý chỉ thâm diệu đó. Khi Đức Thế Tôn thuyết về những chúng sinh nào đã nhận chân được “Tri kiến Phật”, nhận chân được “bản giác diệu minh” vốn đã có đầy đủ hằng sa công đức diệu dụng tùy duyên, mà kinh đã viện dẫn là tin hiểu tùy hỷ nghe kinh “Diệu Pháp Liên Hoa” thì công đức không thể nghĩ bàn.
Bởi lẽ kinh “Diệu Pháp Liên Hoa” là phương tiện để hiển bày “Tri kiến Phật”; một khi đã nghe rằng: mỗi mỗi chúng sinh đều có “Tri kiến Phật” mà tin hiểu, tùy hỷ và nói cho chúng sinh khác cùng nghe. Đó chính là bậc thượng thượng căn, thượng thượng trí mới có thể liễu tri và hành trì được.
Phẩm “Pháp sư Công đức” này tiêu biểu cho những chúng sinh hiện hành những đức tướng khế hợp với “tự tánh nhiệm mầu” mà viên thông nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý căn.
Nghĩa là hành trì “Diệu Pháp” nên sự thấy, nghe, hiểu, biết, ngửi, nếm vô cùng diệu dụng.
Các căn đã thanh tịnh. Do vậy:
- Mắt thấy rõ muôn pháp tự tánh là không, thấy rõ nguyên nhân sinh tử, luân hồi, nguyên nhân tu hành giải thoát. Thấy tất cả “sắc thân” mà không nhiễm trước bởi sự thấy ấy.
- Tai nghe rõ tiếng tăm của muôn loài, từ những âm thanh chát chúa, xấu ác đến những âm thanh vi diệu nhẹ nhàng nhưng không bị âm thanh đó phủ lấp “tánh nghe”.
- Mũi ngửi được tất cả mùi từ chúng sinh đến thánh hiền, nhưng không bị nhiễm trước bởi mùi nào cả.
- Lưỡi nếm được tất cả các vị và nói được những lời nói vi diệu làm cho chúng sinh trực nhận “bản tâm” mà không nhiễm trước bởi một pháp nào cả.
- Thân là nơi tất cả “sắc tượng” của các loại chúng sinh đều hiện rõ, nhưng không nhiễm trước bởi các “sắc tượng” nào cả.
- Ý phân biệt rõ ràng các pháp, nhưng không bị các pháp lôi cuốn. Nghe một bài kệ, một câu kinh, thấu suốt vô lượng nghĩa và biện tài vô ngại.
Khi “lục căn thanh tịnh” thì mỗi cử chỉ, mỗi lời nói đều khế hợp với chánh pháp. Như thế Đức Thế Tôn đã dùng phương tiện hữu hi để chỉ bày sự thanh tịnh của lục căn có công năng vi diệu, để từ đó chúng sinh quy hướng về “tự tánh nhiệm mầu” nên mới có phân biệt công năng của từng căn như vậy.
Do vậy mà phẩm kinh đã nêu:
Mắt thịt cha mẹ sinh,
Thấy cả cõi tam thiên,
Trong ngoài núi Di Lâu,
Núi Tu Di, Thiết Vi,
Và các núi rừng khác,
Biển lớn, nước sông ngòi,
Dưới đến ngục A Tỳ,
Trên đến trời Hữu Đảnh,
Chúng sinh ở trong đó,
Tất cả đều thấy rõ,
Dầu chưa đặng thiên nhãn,
Sức nhục nhãn như thế.
Lại nữa:
Tai cha mẹ sinh ra,
Trong sạch không đục nhơ,
Dùng tai thường này nghe,
Cả tiếng cõi tam thiên,
Tiếng voi, ngựa, trâu, xe,
Tiếng chung, linh, loa, cổ,
Tiếng cầm, sắc, không, hầu,
Tiếng ống tiêu ống địch,
Tiếng ca hay thanh tịnh,
Nghe đó mà chẳng ham,
Tiếng vô số giống người,
Nghe đều hiểu rọ đặng,
Tai nghe các tiếng trời,
Tiếng ca rất nhiệm mầu...,
Nhẫn đến trên Hữu Đảnh,
Xa nghe các tiếng đó,
Mà chẳng hư nhĩ căn...,
Người trì kinh Pháp Hoa,
Dầu chưa đặng thiên nhĩ,
Chỉ dùng tai sinh ra,
Công đức đã như thế.
Lại nữa:
Mũi ngửi đó thanh tịnh,
Ở trong thế giới này,
Hoặc vật thơm, vật hôi,
Mùi nam tử, nữ nhân,
Người nói pháp ở xa,
Nghe mùi biết chỗ nào,
Các thứ hương xoa thân,
Nghe mùi biết thân kia,
Các trời hoặc đi, ngồi,
Dạo chơi và thần biến,
Người trì kinh Pháp Hoa,
Nghe mùi đều biết đặng,
Trai gái A tu la,
Và quyến thuộc của chúng,
Lúc đánh cãi, dạo chơi,
Nghe hương đều biết đặng,
Trời Quang âm, Biến tịnh,
Nhẫn đến nơi Hữu Đảnh,
Mới sinh và lui chết,
Nghe hương đều biết được...
Lại nữa:
Người đó lưỡi thanh tịnh,
Trọn không thọ vị xấu,
Người đó ăn uống chi,
Đều biến thành cam lồ,
Dùng tiếng hay thanh tịnh,
Ở trong chúng nói pháp,
Đem các nhân duyên dụ,
Dẫn dắt loài chúng sinh,
Người nghe đều vui mừng...
Lại nữa:
Người đó lưỡi thanh tịnh,
Trọn không thọ vị xấu,
Người đó ăn uống chi,
Đều biến thành cam lồ,
Dùng tiếng hay thanh tịnh,
Ở trong chúng nói pháp,
Đem các nhân duyên dụ,
Dẫn dắt loài chúng sinh,
Người nghe đều vui mừng...
Lại nữa:
Nếu người trì Pháp Hoa,
Thân thể rất thanh tịnh,
Như lưu ly sạch kia,
Chúng sinh đều ưa thấy,
Lại như gương sáng sạch,
Đều thấy các sắc tượng,
Bồ Tát nơi tịnh thân,
Thấy cả vật trong đời,
Chỉ riêng mình thấy rõ,
Người khác không thấy được,
Tất cả các chúng sinh,
Trời, người, A tu la,
Địa ngục, quỷ, súc sinh,
Các sắc tượng như thế,
Đều hiện rõ trong thân,
Cung điện của các trời,
Nhẫn đến trời Hữu Đảnh,
Núi Thiết vi, Di lâu,
Các biển lớn nước chảy,
Đều hiện ở trong thân,
Dầu chưa đặng diệu thân,
Pháp tánh sạch các lậu,
Dùng thân thanh tịnh thường,
Tất cả hiện trong đó.
Lại nữa:
Ý người đó thanh tịnh,
Sáng trong không đục nhơ,
Dùng ý căn tốt đó,
Biết pháp thượng, trung, hạ,
Nhẫn đến nghe một kệ,
Thông đạt vô lượng nghĩa,
Thứ đệ nói đúng pháp,
Tháng, bốn tháng, đến năm...
Trọn biết các pháp tướng
Theo nghĩa rõ thứ đệ,
Suốt danh tự ngữ ngôn,
Như chỗ biết diễn nói,
Người đó có nói ra,
Là pháp của Phật trước,
Vì diễn nói pháp này,
Ở trong chúng không sợ,...
Được tất cả chúng sinh,
Vui mừng và mến kính,
Hay dùng nghìn muôn ức,
Lời lẽ rất hay khéo,
Phân biệt mà nói pháp,
Bởi trì kinh Pháp Hoa,
Như thế, một lần nữa cho chúng ta nhận rõ hơn, nếu lục căn thanh tịnh thì tùy theo sự diệu dụng của mỗi căn mà chúng trở thành “pháp sư”.
Mỗi hành vi tạo tác đều thể hiện sự nghiệm mầu của tự tánh.
Thọ trì kinh Pháp Hoa là sống xứng hợp với “bản tâm thanh tịnh” rõ thông muôn pháp, hành vi thuần thiện.
Đối với tai, lưỡi, ý là những phương tiện linh diệu hơn mắt, mũi, thân, của sắc thân loại người. Những đức tính vi diệu hiển bày ở mỗi căn đều phát xuất từ “tự tánh nhiệm mầu”, nên chúng là “pháp sư” có công năng làm cho chúng sinh “kiến tánh” và nhận rõ tánh không tịch của vạn pháp, nên gọi là công đức.
Nói tóm lại, lục căn đó thanh tịnh hay không là do sự khởi động nhiễm trước hay không nhiễm trước khi ứng tiếp với khách trần.
Thọ trì kinh Pháp Hoa là sống xứng hợp với “Tri kiến Như Lai”. Trước cảnh duyên nhận biết rõ ràng nhưng không nhiễm trước. Do vậy mà hành vi thể hiện ngay lúc đó là hành vi thuần thiện, từ “bản tâm thanh tịnh” hiển bày.
Do vậy những tác động từ “lục căn thanh tịnh” là “pháp sư”, là “công đức” vậy.