Thần Chú Trừ Rắn Đọc

08/04/201312:00 SA(Xem: 21531)
Thần Chú Trừ Rắn Đọc

THẦN CHÚ TRỪ RẮN ĐỘC
Thích Nguyên Hùng

thanchutrurandoc_02Thuở xưa, trú xứ của những người xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình thường là khu rừng, vách núi, hang động, đồng hoang… Ngay cả Đức Thế Tôn, khi đã có những tu viện do các cư sĩ xây dựng cúng dường như Trúc Lâm, Kỳ Viên… thì Ngài cũng chỉ cư trú trong ba tháng an cư mùa mưa, còn phần lớn thời gian Ngài đi hoằng pháp và nghỉ lại trong những khu rừng trên lộ trình du hóa.

Rừng hoang, hang động, vách núi… thường ẩn chứa những điều hiểm nguy. Muôn loài thú dữ và côn trùng độc hại đều lấy núi rừng làm nhà; ma quái, ly mỵ, vọng lượng… chắc cũng ẩn dật đâu đó. Những mối hiểm nguy luôn tiềm tàng giữa rừng núi hoang vu, vậy mà các Tỳ-kheo lại ưa thích đời sống viễn ly, độc cư, nhàn tĩnh giữa núi rừng. Vậy nên, có lần tai nạn đã xảy ra với các Tỳ-kheo.

Chuyện kể rằng, Tôn giả Upasena khi đang ngồi thiền trong hang Đầu Con Rắn tại rừng Sitavana, thuộc thành Ràjagaha thì bị một con rắn cực độc rơi trúng trên người. Độc tố của loài rắn này không những giết chết Tôn giả Upasena mà còn hủy hoại, phân tán thân thể của Tôn giả thành một nắm trấu (Tương ưng bộ kinh).

Cùng sự kiện này, kinh Tạp A-hàm còn kể thêm rằng, khi ấy Tôn giả Sàriputta chứng kiến thi thể Tôn giả Upasena bị phân hủy, cho dù Upasena đã đạt được định lực thâm sâu, có được tâm và tuệ vô ngã nên không hề có biểu hiện đau khổ, nhưng Tôn giả Sàriputta rất thương xót, nên sau khi cúng dường xá-lợi Tôn giả Upasena xong, ngài liền đến chỗ Thế Tôn và kể lại sự tình. Đức Phật nghe xong thì dạy rằng, nếu Upasena tụng bài kệthần chú sau đây thì sẽ không trúng độc và thân thể cũng không bị hủy hoại như trấu nát được. Rồi thì Đức Phật dạy câu thần chú: Ô-đam-bà-lệ, đam-bà-lệ, đam-lục, ba-la-đam-lục, nại-tí, túc-nại-tí, chỉ-bạt-tí, văn-na-di, tam-ma-di, đàn-đế, ni-la-chỉ-thí, bà-la-câu-bế-ô-lệ, ô-ngu-lệ, tất-bà-ha.

Nguyên bản tiếng Phạn của câu thần chú trên chưa được tìm thấy, nhưng nội dung bài kệ tụng thì hoàn toàn phù hợp với câu thần chú trong Luật tạng Pāli, Tiểu phẩm (Cullavagga) cho trường hợp xảy ra tương tự, nhưng không phải Tôn giả Upasena mà là một Tỳ-kheo bị rắn cắn chết ở thành Savatthi. Bài thần chú ấy tạm dịch như sau:

Tôi xin hướng từ tâm
Đến loài Virūpakkhas
Đến loài Erapathas
Con cháu loài Chabyā
Và loài Gotamakas đen
Tôi cũng hướng từ tâm
Đến chúng sanh không chân
Hai chân và bốn chân
Cùng chúng sanh nhiều chân.
Nguyện các loài không chân
Hai chân và bốn chân
Và những loài nhiều chân
Không làm tổn hại tôi!
Nguyện hết thảy sanh vật
Các loài có hơi thở


Tất cả mọi chúng sanh
Mỗi một trong loài ấy
Đều gặp điều tốt lành
Không loài nào gặp nạn.
Phật bảovô lượng
Pháp bảovô lượng
Tăng bảo cũng vô lượng
Còn chúng sanh bò, chạy
Như rắn, bò cạp, rết
Nhền nhện, thằn lằn, chuột
Chỉ có hạn lượng thôi
Nên tôi tụng bài kệ
thần chú hộ vệ
Xin các loài đi xa
Con kính lễ Thế Tôn
Cùng bảy Phật quá khứ”

Nội dung của câu thần chú trong Luật tạng Pāli như vậy không khác gì mấy so với nội dung bài kệ tụng được ghi chép trong kinh Tạp A-hàm, kinh số 254 (số 252, bản Đại chính). Bài kệ tụng được xem nhưthần chú ấy cũng được tìm thấy trong Tiểu bộ kinh, số 203, chuyện tiền thân Khandha-Vatta, với duyên do là có Tỳ-kheo bị rắn cắn chết khi đang chẻ củi.

Trong tất cả các bản kinh và luật trên đều có lời Phật khẳng định: “Nếu các ông tu tập từ tâm đối với bốn loại gia đình vua rắn này, các con rắn sẽ không cắn các ông, do vậy, bắt đầu từ nay, hãy tu tập từ tâm như vậy đối với bốn loại vua rắn”.

Như vậy, bản chất của bài kệ tụng mà hết thảy các Phật tử đều xem như thần chú bảo hộ (paritta) này là phương pháp tu tập phát triển tâm từ bi. Điều này cho thấy, để bảo hộ bản thân mình trước những hiểm nguy, người con Phật chỉ dùng một thứ ‘công cụ’ duy nhấttâm từ bi. Khi tâm từ biến mãn mười phương thì không gì có thể làm tổn hại mình được. Cho nên, nếu tụng thần chú, dù là thần chú Đại bi, mà tâm của mình không có một chút tình thương đối với đồng loại, không từ niệm đối với chúng sanh thì thần chú không thể phát huy sức mạnh nhiệm mầu, không thể làm cho mình tai qua nạn khỏi, không thể bảo hộ mình trước những hiểm nguy, ách nạn…

Một điều đáng chú ý nữa là, khi tu tập phát triển tâm từ bi, hướng tâm đến các loài chúng sanh để ban rải tình thương hay cầu nguyện, thì tình thương ấy, lời cầu nguyện ấy phải là tình thương chân thật, lời cầu nguyện trên nền tảng của sự thật, phát sanh từ chân tâm. Kinh ghi: “Như lời chân thật này/Đại sư Vô thượng dạy”.

Như vậy, bản chất của thần chúchân ngôn, là lời nói chân thật, không hư dối, là phương tiện để diễn đạt chân lý. Đọc tụng thần chú hàng ngày là cách sống nương tựa vào chân lý, sống với sự thật. Chẳng hạn khi mình đọc tụng chú Đại bi mở đầu bằng câu “Đại bi tâm đà-la-ni”, thì có nghĩa là con xin “duy trì, giữ gìn cái tâm tràn đầy yêu thương”. Chính cách sống, cách tu tập này mà chúng ta bảo hộ được bản thân, gia đìnhxã hội thoát khỏi mọi khổ đau ách nạn; không những thoát khỏi sự tấn công của rắn độc, mà còn miễn nhiễm với mọi ô nhiễm của cuộc đời.

Thích Nguyên Hùng


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189272)
01/04/2012(Xem: 34725)
08/11/2018(Xem: 13615)
08/02/2015(Xem: 51980)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.