Sự Tương Quan Giữa Hạnh Phúc Và Khổ Đau Trong Chuổi Dài Biến Động Của Sinh Tử

29/07/201212:00 SA(Xem: 13097)
Sự Tương Quan Giữa Hạnh Phúc Và Khổ Đau Trong Chuổi Dài Biến Động Của Sinh Tử

SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA HẠNH PHÚC
VÀ KHỔ ĐAU TRONG CHUỔI DÀI BIẾN ĐỘNG CỦA SINH TỬ 
 Như Hùng

I. KHUÔN MẶT CỦA NHỮNG KHUÔN MẶT

Yếu tính tối hậu nào quật tung và truy tìm ra thật thể của hai vấn đề đang phủ trùm, quyết định về sự dị biệt của hai căn nguyên mà con người đang trực diện ? Khuôn mặt này đang được lật trái để tô phết những đường nét phĩnh phờ lấp kín uyên thể ban sơthoạt đầu chính nó đã khước từ quyết liệt về ý nghĩa chung cuộc. Giá trị thật hữu không được hình thành từ những năng lực phù thủy, đẩy xô nó vào trạng huống lừa đảo của chính một khuôn mặt mang hai vấn đề này.

Cái giá trị tìm ra ấy, không phải lặng yên mặc cho những bao phủ khuynh loát, xúc tác mãnh liệt hay mờ mịt trước những nỗi trôi, để tạo vị trí bằng sự mơ hồ dệt tưởng của ý niệm. Nó đẩy đưa, đè nén làm rung rinh lay chuyển cả tiềm lực đang chôn kín trong tận cùng thẩm sâu, vì sức công phá liên tục vọng ngoại, xô đẩy nó chùng mình trong đó không một kẻ hở thoát ra. Nó quái đản lạnh lùng, kinh khiếp như trái bom châm ngòi sắp nổ tung, phá hủy toàn diện sự có mặt hay không có mặt và ngay cả cái bóng dáng thoạt hiện chập chờn, lửng lơ đó nữa. Sự kinh khiếp ấy lôi kéo thân phận con người thi nhau lặn hụp vào những giấc mơ tưởng chừng như không bao giờ gián đoạn. Nó làm hoa mắt, lung lay, rung chuyển những ý lực nào truy tìm khởi nguyên, vốn đã không tạo nên hậu quả diệt vong trong từng ý niệm. Và đâu là sự thật về những căn nguyên, căn nguyên của những căn nguyên cùng chung một nguyên ủy?

II. CĂN BẢN CỦA KHỔ ĐAU.

Sự hiện hữu của con người đồng nghĩa với sự có mặt của khổ đau. Con người vốn ôm trọn, chôn dấu tất cả những tiềm năng vọng động, tác tạo giữa nhựng dị biệt, hưng khởi ở nội và ngoại tại, biến thành đối tượng để ý lực thâu tóm sử dụng, gìn giữ, nâng niu tôn quý nó trong sự biến động của thời gian, nhưng không trông thấy được mức độ sinh diệt ngầm chứa trong ấy. Cái mà ta gọi là bản ngã, hay cá thể đó, nó bao gồm, tổng hợp những năng lực thường biến về tâm lý, vật lý. Vì thế, trong tận cùng bản chất nó vốn mang nguyên lý, của vô thường biến đổi. Thông thường con người dùng bản ngã để đo lường đối tượng, nắm bắt, níu kéo, được mất, nên phải chuốc lấy hậu quả của khổ đau. Vì lẽ điều mà họ lầm tưởng thật về bản ngã vốn đã không thật, hư hoại, thì sá gì những yếu tố ngăn che bên ngoài không cùng chung số phận? Dùng ý lực để lôi kéo quá khứ, trôi lăn trong hiện tại, dẫn đến tương lai là điều lầm lẫn tai hại nhứt. Bởi lẽ nó vốn năng động và tựu thành nếu có, vốn không nằm trong sự tưởng chừng ru ngủ về vị trí nào được kết tụ từ thời gian tính. Càng níu kéo càng rơi vào trạng thái của những đêm trường hoang lạnh, chập chờn trong giấc mơ thoáng hiện ,để vẽ nên khung trời dệt niệm, sau đó còn lại cái choàng mình thức dậy, chợt tỉnh chỉ là giấc mơ. Dù đó là sự phóng ý rong chơi, nắm bắt, níu kéo đối tượng, được hưng động ở bên ngoài hay trong. Những băn khoăn, lo lắng, sầu khổ về sự có mặt của tất cả những vấn đề không phải là điều quan yếu, nếu xem đó là sự móng động của ý thức, trước những lay chuyển để tìm ra nguyên lý tối hậu của thực thể. Đau khổ hay hạnh phúc cùng chung một khuôn mặt nhưng sai biệt dị dạng. Và vấn đề nào cũng thế, tự nó mang ý nghĩa tương phản với nhau nếu xem đó là giả hợp. Không khéo sự tưởng chừng vẫn còn đeo đuổi, trừ khi vứt tung tất cả và tất cả không còn làm hề hấn, đù đó là tuyệt đỉnh của khổ đau hay tận cùng của hạnh phúc.

III. GIÁ TRỊ THẬT HỮU CỦA HẠNH PHÚC

Tương phản với khổ đau là hạnh phúc. Sự có mặt của Đạo Phật trong ý nghĩa vi diệu nhất là trông thấy trọn vẹn khổ đau, để từ đó vén mở thật thể của hạnh phúc. Bởi lẽ khổ đau tuyệt đỉnh cũng có thể là hạnh phúc tuyệt đỉnh, không một hạnh phúc nào không đánh dấu của khổ đau để đạt được. Có rất nhiều loại hạnh phúc trong sự sống, nhưng đâu là chân hạnh phúc được tìm thấy trong khổ đau? Một hạnh phúc mà khổ đau đã phải đầu hàng, lắc đầu, run rẩy, trốn chạy. Thông thường con người cảm nhận được một ít hạnh phúc trong giai đoạn chuyển tiếp, lúc đó họ không còn thấy có sự hiện diện của khổ đau, hoặc giả có lúc cả hai trạng thái đồng xuất hiện, hoặc trước, sau. Những dấu hiệu này hoàn toàn không chuyên chở được ý nghĩa trung thực về hạnh phúc. Bởi lẽ căn nguyên của nó tạo ra khoái cảm trong chốc lát, đánh lừa ý thức ở giai đoạn chuyển tiếp, lúc đó nó hoàn toàn lãng quên bóng dáng của khổ đau, vì sự lừa dối quá mau chóng nhanh nhẹn, nên ta không thấy được sự thật của vấn đề này. Hễ càng tách rời nó ra làm hai, thì sự khuấy động của nó càng khủng khiếp, như trò chơi cút bắt, ló ra bên này lại mất bên kia, cứ thế mà hiện diện, nếu không biết cách dung hợp thì sự đáng tiếc lại xảy ra.

Vì thế muốn đạt được hạnh phúc, phải tận hưởng tuyệt đỉnh về khổ đau không một lời than oán. Ở đây không có nghĩa là điều mặc yên của ý niệm gặt hái về nhân quả, mà chấp nhận để được tận hưởng trong sự tuyệt diệu. Không một hạnh phúc nào tựu thành từ những kẻ trốn chạy khổ đau. Những ai dám xông pha, mang hạnh nguyện cao cả đối diện, chuyển hóa, thì chính kẻ ấy mới đủ thẩm quyền tìm ra được đâu là chân hạnh phúc, trong lòng khổ đau của cuộc đời. Đâu là phiền não, tức Bồ Đề? Đâu là Thiên Đường trong hiện tại đầy dẫy thống hận? Hành trang để tìm tới cửa ngõ của an lac, chính nhờ trưởng thành từ khổ đau, nhưng được un đúc, nuôi dưỡng trở thành chất liệu thăng hoa cao đẹp.

Tất cả chỉ là bóng dáng không thật, cái không thật này ngự trị trong cả hai, nhưng không hiện hữu, nếu kẻ nào vén mở được hoàn toàn cả hai, để từ đó dung hợp đối diện trong sự an lành không chùn bước lo sợ. Ý thức được vấn đề này gieo rắc vào tâm thức, tạo nên vị trí dừng lại theo sự mê hoặc của từng yếu tố, thì chính sự quật khởi này, làm thay đổi hoàn toàn trò múa rối của nó.

IV. CHUNG MỘT VẤN ĐỀ.

Sự có mặt của khổ đau mặc nhiên tương phản với hạnh phúc. Khổ đau không bao giờ đơn phương tựu thành được, nếu không có cái không khổ phán quyết. Như thế sự giả lập để tìm một lý lẽ thật sự vượt ra ngoài, không thể dùng đối tính khác khống chế lại. Bởi lẽ sự giác ngộ về thực trạng của khổ đau, chỉ tìm thấy ngay trong cuộc đời, ngoài điều này ra không có được.

Giác ngộgiác ngộ về hiện trạng của một cái gì, cái ấy là nguyên tố để châm ngòi cho giác ngộ bùng vỡ, có giác ngộ tức là trước đó không được giác ngộ, vì do vô minh phong tỏa. Hai vấn đề này cùng chung một khúc quanh giằng co với nhau, nhưng cả hai đều cưu mang lẫn nhau. Vì thế trong bản chất nó vốn không hẳn như thế. Nó chính là sự phân tách theo giai tầng quan niệm của y thức, không khéo ta lại đặt nó ở vị trí khác, cách xa với thực hữu nên mãi dong ruổi tìm cầu, thật ra nó nằm ngay trong mọi biến hiện của từng chuyển dịch. Điều cần yếu, xoay thẳng để đối diện, ngắm nhìn, rong chơi thanh thoát trong mọi ngõ ngách của vô cùng.

Đừng bao giờ đặt nó thành đối tượng có từ bên ngoài và xa lạ với chính ta, như thế nó sẽ lừa dối và xuí giục ta nhiều hơn nữa. Ý nghĩa thâm sâu của phiền não tức Bồ Đề không phải là điều cách biệt, chỉ có sự chuyển hóa để tựu thành mà thôi, ngay trong triền phược trôi lăn này mới có được hạnh phúc thật sự.

Sự dung dịsai biệt của nó không còn là then chốt, nếu trải dài tâm tư xông thẳng vào trong tận cùng của trạng huống để nó phải tan loãng, còn lại ánh sáng nhiệm mầu được đúc kết từ đó. Đâu là bèo bọt của khổ đau và hạnh phúc?

Phải đập phá tan hoang, nghiền nát nó ra từng mảnh bụi, dù đó là khổ đau hay hạnh phúc, để thấy rằng nó vô nghĩa như chính cái vô nghĩa mà nó đã ru ngủ ta trong vô lương kiếp. Và để thấy rằng sự thật của những cái mà ta cho là thật, bỗng như sương tan trên đầu ngọn cỏ. Cuối cùng chỉ còn lại “ Ta vang cát bụi bên đường, dù nhơ dù đục đừng vương gót này”


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190707)
01/04/2012(Xem: 36308)
08/11/2018(Xem: 14978)
08/02/2015(Xem: 54136)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.