5. Chú Giải: Thuật Ngữ Phật Học.

18/06/20144:11 CH(Xem: 11237)
5. Chú Giải: Thuật Ngữ Phật Học.
CON ĐƯỜNG THÀNH TỰU A LA HÁN QUẢ
ARAHATTAMAGGA ARAHATTAPHALA
Tổng hợp các bài pháp thoại của Hòa Thượng Ãcariya Mahã Boowa 
về hành trình tu tập của ngài

5. CHÚ GIẢI: THUẬT NGỮ PHẬT HỌC.

Chú Giải II.

Ãcariya: Bậc thầy, người hướng dẫn, cũng sử dụng cho định nghĩa tôn kính khi ám chỉ một bậc trưởng lão. Khi viết hoa thì đó là một danh hiệu dành cho một vị thầy bởi đệ tử của họ, như Ãcariya Mun và Ãcariya Mahã Boowa.
akãliko: Phi thời gian, không bị điều kiện hoá bởi thời gian hoặc thời tiết, toàn triệt siêu vượt thời giankhông gian. Akãliko là ngữ tính của Pháp (Dhamma).
Anãgãmï: Bất Lai. Bậc A Na Hàm là người đã đoạn tận năm kiết sử thấp hơn đã ràng buộc tâm trí trong vòng quay của sanh tử luân hồi và bậc sau khi chết sẽ sinh ra trong cõi trời Sắc Cứu Kính và trong một thời gian không nhất định, sẽ chứng Niết Bàn tại đây, không bao giờ còn trở về thế giới này nữa. 
anattã: Vô ngã. Sự thật mà tất cả mọi hiện tượng rỗng không tất cả các pháp có thể đồng hóa như một cái “ngã”. Điều này có nghĩa là không có tập hợp các đặc tính của thân hoặc tâm (Ngũ uẩn) hợp thành một thực thể, một là cá nhân hoặc là tập thể, hoặc một thực thể của bản ngã có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào qua tâm (citta). Do đó, cái được kinh nghiệm như là một bản ngã bất biến không gì hơn là một cá thể ảo tưởng khởi sinh ra từ vô minh và ảo tưởng… tạm bợ, thiếu vững chắc, và bị ràng buộc với đau khổ
anicca: Bản chất tạm bợ, không vững chắc, vô thường của tất cả mọi hiện tượng trong tất cả mọi cảnh giới của sự sống. Nói theo một cách khác, tất cả các pháp sinh lên rồi diệt đi, chắc chắn phải thay đổi, và sẽ trở thành, khiến tất cả trở nên bất thỏa nguyệnchắc chắn là gây đau khổ.
Arahant: Bậc đã “hoàn toàn giải thoát” hoặc bậc “thanh tịnh”. Người hành trình trên lộ trình Thánh Đạo đến Sự Giải thoát, đã hoàn toàn đoạn trừ tất cả mọi lậu hoặc và do đó chắc chắn là tất cả mọi dấu vết vô minhảo tưởng đã được hủy diệt, không bao giờ còn sanh khởi trong tâm trí của ngài trong tương lai nữa. Hoàn toàn dứt bặt tất cả mọi kiết sử đã từng ràng buộc ngài với sự lặp đi lặp lại của vòng quay sanh tử luân hồi. Ngài không còn phải tái sinh vào bất kỳ kiếp sống nào nữa. Do đó, bậc Thánh A La Hán là một cá thể đã đạt Niết Bàn, và mặc dù mọi tập hợp cá thể (Ngũ uẩn) vẫn còn cho đến khi ngài tịch diệt, tâm của ngài… giải thoát tất cả mọi yếu tố của lậu hoặc bất kỳ là gì… tuyệt đối thanh tịnh. Khi chết, thân và tâm tan rã, lìa bỏ chỉ bản tâmước định, tuyệt đối thanh tịnh… hoàn toàn siêu vượt trên mọi mô tảtính cách quy ước
avijjã: Nền tảng vô minh. Sự vô minh này là yếu tố chính trong ảo tưởng về chân tánh của ta và do đó, là yếu tố cốt lõi ràng buộc tất cả mọi chúng sinh trong vòng quay tái sinh. Vô minh hoàn toàn hiện hữu trong tâm (người biết). Là một phần khía cạnh chính ý thức của tâm từ thời vô thủy. Nó lấn chiếm “tánh thấy biết” của tâm và bóp méo thực chất của sự đơn thuần “thấy biết” bằng cách tạo ra nhị nguyên huyễn giả của “người biết” và “cái biết”. Từ quan điểm của một cá thể nẩy sinh đúng sai, thiện ác, trời và địa ngục, và toàn bộ khối đau khổ bao hàm cả thế giới Ta Bà. Do vậy, vô minhhạt giống sinh và tử, chính hạt nhân của tất cả mọi sự sống. Nó cũng là suối nguồn của tất cả mọi lậu hoặc tâm lý khởi sinh.
Thay vì xem ra tối tămđe dọa, vô minh là đỉnh cao của tất cả mọi đức hạnh tinh thầntâm linh mà tất cả mọi chúng sinh nắm giữ trong kính mến tột bực nhất. Một sự quyến rũ lý thú của nó. Lý do mà tại sao tất cả mọi chúng sinh không thể thấy nó như thực tại nó đang là… Chủ nhân ông và là chúa tể của sinh và tử. Hiển lộ trước hết như là sự tối thượng trong đức hạnhan lạc, trú xứ vĩnh viễn chân chánh của tâm, khi tuệ giác cuối cùng soi thấu gốc rễ của nó và phơi bày sự dối trá nền tảng của nó, Vô minh lập tức tan rã, hiển lộ bản tâm thuần tịnh vô nhiễm của tâm, Hỷ lạc Vô thượng chân chánh, Niết Bàn.
bhikkhu: Tu sĩ Phật Giáo, một thành viên nam giới trong tăng đoàn Phật Giáo người đã từ bỏ, sống đời sống vô gia cư, và tiếp nhận giới thọ cao hơn. Trong các quốc gia trường phái Nguyên thủy, các tỳ khưu hình thành trung tâm đoàn thể Phật Giáo. Hoàn toàn sống nhờ thực phẩm cúng dường và những nhu cầu căn bản khác. Đời sống tu sĩ dựa trên các nguyên lý nghèo khó, tịnh thân, phạm hạnh và thiền.
bodhi: Bồ đề, Tỉnh thức; Giác ngộ, Trí tuệ thù thắng. Bồ đề ngang bằng với trí tuệ viên mãn thể nhập trong Tứ Thánh Đếchứng ngộ Niết Bàn, chấm dứt tất cả mọi đau khổ.
brahma (brahmã): Phạm thiên, trú xứ ba cõi trời sắc giới. Được tái sinh vào ba cõi giới thanh tịnh do nhập vào được các trạng thái thiền định. Kết quả là các bậc Phạm thiên này có được thân tướng cực kỳ thanh nhẹ tỏa ra ánh sáng thanh tịnhkinh nghiệm mức độ hỷ lạc vô biên. Khi thiện nghiệp được tái sinh đến các cảnh giới này cuối cùng cạn kiệt thì các Phạm thiên này sẽ chết đi và tái sinh ở những nơi khác, trong cảnh giới sự sống thích hợp với nghiệp còn lại của họ.
Buddhasãsana: Giáo pháp của Đức Phật, nói chung là tổng quan Phật Giáo (Xem Sanana).
buddho: Giác ngộ Vô thượng. Truyền thống Phật hiệu dành cho Đức Phật. buddhol là thuật ngữ dự bị cho thiền (parikamma), được lặp đi lặp lại nhiều lần trong tâm tưởng nhớ đến những phẩm chất cao quí đặc biệt của Đức Phật. Theo nghĩa đơn giản nhất, ta đặt sự chú ý đặc biệt trên sự lặp đi lặp lại “buddho), không ngừng tư duy đến thuật ngữ “buddho” khi hành thiền. Ta nên đơn giản ý thức mỗi từ lặp đi lặp lại “buddho, buddho, buddho” và loại trừ tất cả mọi thứ khác. Một khi nó trở nên liên tục, sự lặp đi lặp lại đơn thuần này sẽ đưa đến kết quả an lạc và tĩnh lặng trong tâm trí.
citta:cốt lõi của bản tánh thấy biết của tâm, phẩm chất nền tảng thấy biết tìm ẩn trong tất cả mọi chúng sinh. Khi liên kết với thân vật lý, nó được xem như là là “tâm trí” hoặc “trái tim”. Bị ô nhiễm bởi lậu hoặc ảnh hưởng bởi nền tảng vô minh (avijjã), “dòng chảy” đang hiện hành của nó biến hiện như là thọ (vedanã), tưởng (saññã), hành (sankhãra), và trước (viññãõa), do đó, lôi kéo tâm trong mạng lưới tự dối trá. Nó bị dối gạt về thực tánh của nó. Thực tánh của tâm đơn thuần “thấy biết”. Không chủ thể, không đối tượng, bất nhị, nó đơn thuần hay biết. Tâm không sinh không diệt. Không khởi lên rồi biến mất.
Thông thường, “tánh thấy biết” của tâm là phi thời gian, vô lượng vô biên và chiếu rọi rực rỡ, nhưng thực tánh của tâm bị che mờ bởi lậu hoặc (kilesa) trong nó. Tương quan quyền năng của nền tảng vô minh, điểm tập trung của “người biết” được tạo ra từ cái mà tánh thấy biết này nhận xét thế giới bên ngoài. Sự thiết lập của một trung tâm giả tạo tạo nên một “bản ngã” qua toàn bộ quang cảnh ý thức chảy ra ngoài để tri nhận nhị nguyên của “người biết” và “cái biết”. Do đó, tâm trở nên bị dính mắc với sinh, lão, bệnh, tử và sau đó, bị chìm đắm triền miên trong đau khổ
Trong tác phẩm này, tâm thường được ám chỉ như là trái tim; cả hai đồng nghĩa. Trái tim hình thành cốt lõi trong thân. Nó là trung tâm, thực chất, yếu tính chính yếu trong thân. Nó là nền tảng căn bản. Nhân duyên sanh khởi từ tâm, thí dụ như vọng niệm, khởi lên ở đó. Thiện ác, hạnh phúcđau khổ tất cả đều đồng phát xuất từ trái tim.
Thiền định chứng thực sự trọng đại của trái tim. Khi tâm tích tập tất cả mọi dòng chảy bên ngoài đang hiện hành vào một điểm, trạng thái tịch lặng định tĩnh của định phát khởi. Từ quan điểm của thiền nhân, kinh nghiệm nằm ở giữa ngực. Tánh thấy biết của tâm rõ rệt ngay ở đó. Do đó, tọa vị thật sự của ý thức là ngay trái tim, và tốt nhất là không nên xem “tâm trí” như là bộ não nằm trong đầu.
xu hướng mạnh mẽ cho rằng ý thức là kết quả trần thế qua sự tác động phức tạp trong bộ não con người, và khi bộ não chết đi, ý thức dứt bặt. Quan điểm máy móc này hoàn toàn sơ lược. Trong khi có chứng cứ cho là có những phần nào đó của bộ não được xem như một số hoạt động tinh thần nào đó, nhưng hiện tượng đó không có nghĩa là bộ não sản sinh ra ý thức. Cốt yếu, bộ não là một cơ quan phức tạp. Nó nhận và xử lý những dữ kiện phản ứng được đưa vào và thông tin về thọ, tưởng, hành , thức, nhưng nó không tạo ra những chức năng tinh thần này, hoặc nó không tạo nên ý thức hay biết. Điều đó hoàn toànphạm vi của tâm.
‘converge’: Khi tâm tích tập tất cả mọi dòng chảy bên ngoài vào một điểm, kinh nghiệm này được biết như là tâm đang “đồng quy”. Tu tập thiền định là một phương pháp tập trung tất cả mọi dòng chảy khác nhau vào một điểm tập trung, do đó, tập trung vào một trạng thái hoàn toàn an lạc và định tĩnh.
Dhamma (skt. Dharma): Chân lý Vô thượng, các nguyên lý căn bản của Chân lý, phẩm chất tâm linh siêu việt; Giáo pháp của Đức Phật. Trước tiêntột bực nhất, pháp là bản chất tinh hoa của sự hài hoà toàn triệt trong và của tự thân nó, độc lập với tất cả mọi hiện tượng, tuy vậy tỏa khắp mọi mặt của tất cả mọi chúng sinh. Phi pháptrật tự hoàn hảo của sự vật hình thành nền tảng tìm cho ẩn cho tất cả mọi sự sống, mặc dù nó không lệ thuộc hoặc bị lệ thuộc bởi bất kỳ hình tướng của sự sống nào. Tối hậu, Pháp tổng hợp tất cả mọi phẩm chất siêu việ, như không dính mắc, lòng bi mẫn yêu thươngtrí tuệ, tâm linh toàn thiện mang tâm trí hài hoà tự nhiên với Chân lý Vô thượng. Thêm ra, Pháp bao trùm mọi căn bản nguyên lý vốn là cốt lõi Giáo pháp của Đức Phật, bao gồm những cốt cách hành vi nên được tu tập để hòa hợp với chính mình với trật tự tự nhiên của một sự vật. 
dukkha: Khổ, đau đớn, bất thỏa nguyện, bản chất không hài lòng của tất cả mọi hiện tượng. Khổ là duyeen của sự bất thỏa nguyện nền tảng rõ rệt trong chính bản chất của tất cả mọi chúng sinh. Chủ yếu nó là ý thức bất thỏa nguyện tìm ẩn tối hậu đục khoét thậm chí cả những kinh nghiệm khoái lạc nhất, bởi vì tất cả mọi sự vật trong thế giới hiện tượng phải thay đổi và do đó không xác thực. Vì vậy, tất cả mọi sự sống trong thế giới Ta Bà được đặc tính hóa như là đau khổ.
kãmarãga: Ái dục, dục vọng. Dựa trên niềm tin rằng thân là ta và hạnh phúc đứng sau lưng có thể thành tựu cho bản thân ta thông qua các giác quan của thân. Kãmarãga là ham muốn, thậm chí khát vọng, theo đuổi khoái lạc và sự hài lòng qua cứu cánh của thân vật lý. Với sự ô nhiễm tinh thần như là động lực lôi kéo, con người nỗ lực vượt qua sự bất thỏa nguyện đó và tìm kiếm đáp ứng qua sự kích thích vật chất như là những cứu cánh chính yếu. Nếu sự ham muốn như vậy được cho phép nắm dây cương, nó dễ dàng trở thành một sự bận tâm thậm chí khiến ham muốn càng khởi lên, khiến tâm mãi mãi đói khát và bất thỏa nguyện.
kamma (skt. karma): Tạo tác qua thân khẩu ý đưa đến nghiệp tái sinh. Những tạo tác này chuyển tải nội dung đức hạnh cá biệt… thiện, ác, hoặc trung tính…và ý thức hằng mãi tiếp diễn đem đến hậu quả nguy hại theo quả trong tương lai. Phật Giáo cho rằng tất cả mọi chúng sinh chưa giác ngộ chắc chắn phải bị ràng buộc trong sinh, lão, bệnh, tử và tái sinh lần nữa và lần nữa trong mọi tình huống và cảnh giới khác nhau. Vòng quanh bất tận của sự sống bị lôi kéo bởi bản chất nghiệp của họ và sự biến hiện không thể tránh được của mọi hậu quả của nó. 
khandha: Ngũ uẩn. Theo nghĩa đen, một “nhóm” or “tổng hợp”. Qua số nhiều, khandhas ám chỉ đến năm tập hợp tinh thần của một cá thể, “sắc, thọ, tưởng, hành, thức” và kinh nghiệm giác quan tổng hợp như (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý). Cũng được biết như là “những nhóm dính mắc” bởi vì chúng là đối tượng ham muốn trong sự sống con người. Trên thực tế, chúng đơn thuần là những phân loại của hiện tượng tự nhiên không ngừng sanh khởi và diệt đi và rỗng không với bất kỳ một bản ngã thực thể vĩnh viễn).
kilesa: Ô nhiễm tinh thần. Lậu hoặc là lực phủ định và khẳng định ở phần tâm lýcảm xúc hiện hữu trong trái tim và tâm trong tất cả mọi chúng sinh. Các lậu hoặc này có ba loại căn bản” tham, sân và si.” Ba loại này là sự thoái hóa làm ô nhiễm chính mọi người suy nghĩ, nói năng, hành động và do đó, khiến làm bại hoại từ trong chính ý địnhmục tiêu của sự sống của họ, ràng buộc họ (thông qua các hậu quả không thể tránh được bởi hành động của họ) mãi mãi bịt chặt họ với vòng quay bất tận của sự tái sinh. Sự biến hiện của chúng là vô số và khác nhau. chúng bao gồm đam mê, đố kỵ, ganh ghét, kiêu mạn, tự hào, keo kiệt, sân hận, hận thù, vân vânvân vân, với tất cả đủ mọi lậu hoặc vi tế hơn sản sinh ra các trạng thái bất thiện và nguy hại của tâm trí phải chịu trách nhiệm sự đau khổ vô tận của con người. Những lậu hoặc khác nhau này lôi kéo các trạng thái tinh thần tương tác lẫn nhau và tổng hợp chúng để tạo ra khuôn mẫu hành vi khiến con người vĩnh viễn phải chìm đắm trong đau khổ và khiến tất cả mọi sự bất ổn bất định của thế gian sanh khởi
magga, phala, and Nibbãna: Thánh Đạo, Thánh QuảNiết Bàn. Được sử dụng bởi Bậc thầy Ãcariya Mahã Boowa. Diễn đạt Thánh Đạo, Thánh QuảNiết Bàn ám chỉ đến bản chất siêu việt của lộ trình tu tập của Phật Giáomục tiêu chủ yếu của nó hướng dẫn ta , qua từng giai đoạn và giai đoạn, thông qua các trình độ giải thoát tiếp theo cho đến khi cuối cùng ta đạt đến sự Giải thoát tối thượng của Niết Bàn.
mindfulness (sati): Chú ý. Khả năng tập trung sự chú ý trên bất kỳ đối tượng nào mà ta chọn lựa quán xét. Trong tất cả mọi pháp thiền, điều này có nghĩa là sự chú ý liên tục tập trung trực tiếp trên một đối tượng thiền đã được chọn hoặc trên một tiến trình khai mở của hiện tượng đang xảy ra đó là chủ thể khảo sát. Chánh niệm là một chức năng cốt yếu cho tất cả mọi pháp hành. Thiếu nó, tâm sẽ chao đảo và thất bại không thể nào tránh được để thành tựu đến các mục tiêu của nó.
nãma: Danh. Hiện tượng tinh thần. Nãma ám chỉ đến nhóm tập hợp của một cá thể, (nãmakhandha) bao gồm thọ, tưởng, hành và thức. 
Nibbãna (skt. Nirvana): Theo nghĩa đen có nghĩa là “dứt bặt”. Niết Bàn được so sánh với ngọn đèn hoặc lửa được dặp tắt. Ba ngọn lửa tham sân si bị dặp tắt trong tâm do thiếu dầu. Sự dặp tắt của ngọn lửa này giải thoát tâm trí từ tất cả mọi thứ ràng buộc nó với vòng quay tái sinh và sự đau khổ đang kinh nghiệm trong nó. Niết Bànsự Giải thoát Tuyệt đối, Hỷ Lạc Tối Thượng. Nó là mục tiêu tu tập tối hậu của Phật Giáo. Nó được cho là Vô sanh, Vô Tử, Phi điều kiện, nhưng hoàn toàn không còn bị dính mắc với tất cả mọi dấu vết của thực tại quy ước, một sự mô tả của cái gọi là Niết Bàn, hoặc hoàn toàn siêu vượt phạm trù của ngôn ngữ quy ước.
Pãli: Phạn ngữ cổ. Pãli là ngôn ngữ vào thời đại sớm nhất của Phật Giáo và là ngôn ngữ được dùng trong các tạng kinh Phật Giáo được bảo tòan. Đa số thuật ngữ đều được in chữ nghiêng trong tác phẩm này đều là Phạn ngữ.
rýpa: Sắc, và tổng quát hiện tượng về thân. Khi đối lập với Danh (nãma) hiện tượng tâm lý. Rupa là phần tổng hợp sắc của một cá thể.
sãdhu: “Lành thay.” Thường được dùng trong giới Phật tử, sãdhu là lời tán thán biểu hiện cho sự tri ân, chấp nhận hoặc tán thành.
samãdhi: Định. Trạng thái tập trung và định tĩnh. Định được kinh nghiệm bởi những pháp thiền khác nhau mục đích để giúp cho cảm xúc dữ dội và mọi phóng dật của tâm lắng xuống bằng cách bám chặt trên một đối tượng chú ý và nhiệt tâm nắm giữ nó cho đến khi tâm trí trở nên hoàn toàn thể nhập vào điểm đó và loại trừ tất cả mọi thứ khác, và do vậy hoàn toàn hợp nhất trong một trạng thái đơn thuần, thống nhất của sự tỉnh thức. Bằng cách tập trung sự chú ý của trên trên chỉ một đối tượng, dòng chảy vọng niệm tán loạn này hiện khởi trong phạm vi giác quan dần dần tụ lại thành điểm tập trung bên trong thành một trạng thái bất động, định tĩnh gọi là samãdhi. Kinh nghiệm này không có nghĩa là tâm trí đang nỗ lực tập trung trên một điểm (Một sự chú tâm bên ngoài), nhưng thay vì vậy cần mẫn theo đuổi phương pháp với sự chú ý nhiệt tâm, tự nhiên rằng tâm trí, theo sự hài hoà của nó, đồng quy vào trạng thái hợp nhất của sự tỉnh thức. Kết quả kinh nghiệmcảm giác một bản thể thuần khiết và hài hoà kỳ diệu đến bất khả tư nghì. Khi xuất khỏi trạng thái định, sự chú tâm định tĩnh tập trung này sau đó phục vụ như là nền tảng cho sự thành tựu theo đuổi các phương pháp khảo sát để phát triển tuệ giác và gặt hái tuệ kiến vào bản chất chân thật của tất cả mọi hiện tượng.
saÿsãra: Vòng quay tái sinh vô thủy khi mà tất cả mọi chúng sinh bị quay cuồng. Saÿsãra là một thuật ngữ dành cho tiến trình bất tận của bản thể sinh ra, bị bệnh, già đi, và chết… một tiến trình nối tiếp không ngừng nghỉ của sinh, lão, bệnh, tử và tái sinh. Nó bao trùm toàn cả vũ trụ pháp giới của mọi sự sống, từ bản thể vi tế nhất đến thanh nhẹ nhất, từ cảnh giới cao nhất của cảnh trời vô sắc giới cho đến cảnh giới thấp nhất của địa ngục. Tất cả mọi sự sống trong vòng quay này hằng thay đổi, thiếuvững chắc, đấy dẫy đau khổ và buồn đau, với mỗi trạng thái của sự sống được quyết định bởi hành nghiệp của thân, khẩu và ý (kamma). Chứng Niết Bàn đánh dấu sự chuyển hoá siêu vượt trên thế giới Ta Bà.
Sangha: Tăng đoàn. Đoàn thể đệ tử của Đức Phật. Theo quy ước thông thường, điều này có nghĩa là giới luật tu trì. Trên lãnh vực lý tưởng, nó ám chỉ đến đệ tử của Đức Phật, dù là Phật tử hoặc tăng chúng, bậc đã đạt đến ít nhất là một trong bốn Thánh Đạo trên lộ trình A La Hán Quả
sankhãra: Hành,. Theo định nghĩa thông thường, sankhãra ám chỉ đến tất cả mọi động lực hình thành hoặc điều kiện hoá mọi vật trong thế giới hiện tượng của tâm trívật chất, và với hiện tượng đã hình thành hoặc điều kiện hoá đưa đến kết quả đó. Bốn tập hợp cá thể (sankhãra khandha) ngụ ý tư duy và sự tưởng tượng. Vọng niệm liên tục luân chuyển trong tâm trínhận thức hóa thành nhận thức của một cá thể. Sankhãra tạo ra các ý tưởng đó sau đó gởi chúng đến tưởng uẩn, lý giải và trau chuốt chúng, giả định về ý nghĩa của chúng. 
saññã: Tưởng, nhận thức của hiện tượng tâm và thân khi chúng phát khởi. Là tập hợp thứ ba của một cá thể, Tưởng uẩn liên kết với chức năng ký ức; thí dụ, nhận thức, liên kết, và dịch giải. Saññã nhận thức cả có biết và ban ý nghĩa và sự quan trọng của chúng đến tất cả mọi nhận thức cá nhân của một người. Thông qua sự nhớ lại kinh nghiệm quá khứ, chức năng của ký ức ban cho sự vật những ý nghĩa đặc biệt và sau đó rơi vào lý giải riêng của chúng, khiến ta trở nên vui hoặc buồn về cái mà ta nhận thức
sãsana: Lời dạy của Đức Phật, và khai triển ra, Phật Giáo tổng quát. Lộ trình tâm linh của Phật tử chắc hẵn là đa bình diện nơi mà tất cả mọi thiện pháp được tu tập, từ hành vi bố thí cho đến thiền chuyển hoá, là các khía cạnh cốt yếu của con đường dẫn đến mục tiêu tối hậu, chấm dứt tất cả mọi đau khổ. Thuật ngữ sãsana thông thường ám chỉ tổng hợp lời dạy của Đức Phật, sự tu tập của nó, và sự chứng ngộ của nó.
sãvaka: Đệ tử trực tiếp của Đức Phật, người nghe giáo pháp của Đức Phậttuyên bố ngài là bậc thầy của họ. 
Đại Chánh niệmĐại Trí tuệ: Chánh niệm (sati) là chức năng chú ý một cách sắc bén với bất cứ hiện tượngsanh khởi trong lãnh vực hay biết. Tuệ giác (paññã) là chức năng tuệ kiến xem xét, khảo sát và phân tích bản chất của mọi hiện tượng khi chánh niệm trở nên ý thức chúng. Đại Chánh niệmĐại Trí tuệ là hai chức năng phát triển đến trình độ lão luyện tinh thông đặc tính hóa bởi sự cảnh giác cao độ, nhanh nhẹn và ling động, kết hợp với các quyền năng sắc bén của lý trí. Liên tục làm việc một cách hợp nhất, không một khoảnh khắc thất niệm, Đại Chánh niệmĐại Trí tuệ được cho là có khả năng tự động theo dõi và xuyên suốt sự thật của tất cả mọi hiện tượng khi chúng khởi lên và diệt đi. Bởi vì chỉ là hai chức năng duy nhất có khả năng khảo sát các lậu hoặc vi tế hơn ở giai đoạn cao nhất của Thánh Đạo (arahattamagga), sự phát triển của chúng là điều kiện tiên quyết để đạt đến trình độ tu tập này và do đó thành tựu đến mục tiêu tối hậu, Niết Bàn.
Theravãda: “Thượng tọa bộ”. Được trao truyền đến chúng ta qua Phạn ngữ. Nó là hình thức giáo huấn cổ xưa nhất của Đức Phật. Theravãda (Nguyên Thủy) là một trong tông phái sớm nhất của Phật Giáo vẫn còn tồn tại đến bây giờ. Hiện giờ Theravãda có sức ảnh hưởng lớn tại Thái Lan, Tích Lan và Miến Điện. 
Tam Giới: Dục giới (Kãma-loka), Sắc giới (Rýpa-loka), và Vô Sắc Giới (Arýpa-loka), tổng hợp lại thành toàn bộ vũ trụ của các chúng sinh hữu tình
vimutti: Tuyệt đối Giải thoát. Giải thoát từ mọi sự thêu dệtquy ước của tâm trí. Vimutti đồng nghĩa với Niết Bàn.
viññãõa: Thức. Tri giác đơn thuần. Phần tập hợp thứ năm của cá thể. Thức uẩn đơn thuần ghi nhận dữ kiện giác quan, thọ và ấn tượng tinh thần khi chúng xảy ra. Thí dụ, khi các hình ảnh hữu hình tiếp xúc mắt, hoặc khi tư duy xảy ra trong tâm trí, thức của chúng đồng thời khởi lên. Khi đối tượng dứt bặt sau đó, thì ý thức của hiện tượng đó ghi nhận nó.
wisdom (paññã): Thuật ngữ tuệ giác ám chỉ đến sự ứng dụng sắc bén và ling động của các nguyên lý nhân quả với mục tiêu xem xét, krxts và phân tán tất cả mọi hiện tượng vật lýtinh thần, khi chúng sinh lên và diệt đi, thấy biết chúng như chúng đang là; vô thường và thiếu vững chắc, ràng buộc với đớn đau và đau khổ, và rỗng không với bất cứ hiện tượng gì có thể được đồng hóa như là một cái “ngã”. Khi được dùng trong Phật Giáo, tuệ ám chỉ xa hơn chỉ là sự phán đoán lành mạnh . Tuệ là chắc chắn tìm kiếmxem xét, so sánh, và khảo sát vận hành của thân tâm qua ánh sáng của các nguyên lý nền tảng sự thật để có thể gặt hái cơ hội sắc bén trên các nguyên tố ô nhiễm (kilesas) khiến che mờ chân tánh của chúng và chân tánh của người biết chúng.
Mặc dù lập luận quy nạp lúc mới bắt đầu là một phần tu tập tuệ, tri kiến vẫn còn rất nông cạn. Khi chức năng của tuệ phát triển và trở nên nội quán hơn, kỹ xão của nó lại càng trở nên vi tế hơn, trong khi đó tuệ kiến theo bản chất trở nên nhạy bén hơn. Chỉ khi nào tuệ kiến xuyên suốt thật sâu thẳm thì gốc rễ nguyên nhân gây ra sự bất thỏa nguyện của tâm trí có thể thật sự phơi bày, nhổ bật gốc và hủy diệt.
Thông thường, tuệ là phần thành tựu tiên quyết nhất qua sự vắng lặng của định. Cả hai cùng làm việc song đôi để bảo đảm công việc đoạn tận lậu hoặc thành tựu với hiệu quả cao nhất. Cả hai là hai khía cạnh cốt yếu của lộ trình dẫn đến chấm dứt tất cả mọi đau khổ

 

 

Về Dịch giả

Bhikkhu Sïlaratano với tên Richard E. Byrd, Jr. chào đời tại Winchester, Virginia vào năm 1948,

Bhikkhu Sïlaratano bắt đầu thọ giới xuất gia thành tu sĩ Phật Giáo tại Bangkok, Thái Lan vào năm 1977, sau khi đã trải qua nhiều năm tu dưỡng tại Ấn ĐộTích Lan. Sau khi được thọ giới , ngài cư ngụ tại Thái Lan, tu tập dưới sự giám hộ của Bậc thầy Ãcariya Mahã Boowa.

 

1. Hòa thượng Ãcariya Mun Bhýridatta Thera — Tiểu sử Tâm Linh (A Spiritual Biography). Chuyển ngữ bởi Sïlaratano Bhikkhu (Việt dịch 2014)

Trích dẫn Chương 1: Hiếu kỳ về lời nói vị của vị thần khổng lồ với quyền năng siêu nhiên, Bậc thầy Ãcariya Mun hỏi và được trả lời rằng kẻ xâm phạm thường thấy một vài dấu hiệu quyền năng vào ngay đêm đầu tiên. Một giấc mộng quái gở thường chập chờn trong giấc ngủ: Một thần linh đen tối khổng lồ, cao ngất ngưỡng, đe dọa sẽ đưa người nằm mộng vào chỗ chết, la hét rằng nó đã là người bảo vệ cho hang động này lâu năm và có quyền sử dụng quyền uy tuyệt đối trên toàn cả khu vực, và sẽ không cho phép bất kỳ ai xâm phạm. Nếu có bất cứ người xâm phạm nào thì sẽ lập tức bị đuổi đi, bởi vì nó sẽ không chấp nhận bất cứ quyền uy nào lớn lao hơn nó, ngoại trừ bậc phạm hạnh toàn hảo và với một trái tim từ bi yêu thương, người đã ban phát các phẩm chất cao quí này đến với tất cả mọi chúng sinh hữu tình. Một bậc với phẩm hạnh cao quí như vậy được cho phép sống trong hang động. Vị thần thậm chí sẽ bảo vệ cho ngài và quy y ngài, nhưng sẽ không chịu đựng bất cứ những kẻ xâm phạm, hành vi ích kỷ và đầu óc hạn hẹp nào.”

2. Hòa thượng Ãcariya Mun’s Paåipadã: Lộ Trình Truyền Thừa Tu Tập Của Ngài ( His Lineage’s Way of Practice). Cùng với tác phẩm tiểu sử của Hòa thượng Ãcariya Mun. Chuyển ngữ bởi Hòa thượng Ãcariya Paññãvaððho Thera. (Việt dịch – 2013)

Trích dẫn Chương Một: Khi chúng ta thật sự đôí chọi nó mà không cách để thoát ra và không thể tìm đến bất kỳ sự quy y nào, chúng ta nhất định phải thử và tư duy làm cách nào để hỗ trợ chúng ta. Dhamma qua bản chất là nơi chốn quy y giá trịphong phú nhất và khi chúng ta quy phục nó, và nó thấm nhập như là sự quy y tâm của chúng ta, sau đó thì bất kỳ lúc nào chúng ta cần sự trú ẩn lớn lao nhất, thì Dhamma ban cho các kết quả tự biểu hiện chúng với chúng ta, ngay tức thì trước đôi mắt và tâm của chúng ta, không có chỗ hoài nghi nào cho chúng ta

3. Hòa thượng Ãcariya Khao Anãlayo: Tiểu Sử Thiền sư Truyền Thống Pháp Lâm (A Forest Meditation Master’s Biography). Chuyển ngữ bởi Hòa thượng Ãcariya Paññãvaððho Thera (Việt dịch 2013)

Trích dẫn: “Người thông tuệ nhất luôn hằng tán thán chánh niệmtuệ giác từ thời cổ đại, dạy rằng chúng là hai chức năng cao thượng nhất và không bao giờ bị lỗi thời. Quí vị nên tư duy và tầm cầu và đào sâu chánh niệmtuệ giáctuyên dương chúng như là cứu cánhphương tiện để tự phòng vệ chính mình và hủy diệt kẻ thù trong quí vị hoàn toàndứt khoát. Sau đó thì quí vị sẽ thấy là phạm trù tâm là vô giáưu tú nhất luôn trong chính quí vị từ hằng vô thủy vô chung. Giáo pháp mà tôi đang dạy quý vị hoàn toàn phát xuất từ Giáo pháp mà tôi đã khảo sát và kinh nghiệm là một kết quả. Nó không dựa trên sự dọ dẫm … như gãi mà không thể biết là chỗ ngứa ở đâu… bởi vì những gì mà tôi dạy phát xuất từ kinh nghiệm thấy biết, với sự chắc chắn.”

4. Tuệ Sanh Định (Wisdom Develops Samãdhi) Sổ Tay Hướng Dẫn Tu Tập Các Pháp Thiền Của Đức Phật (A Guide to the Practice of the Buddha’s Meditation Methods) (Việt dịch 2013).

Chuyển Ngữ bởi Hòa thượng Ãcariya Paññãvaððho Thera

Trích dẫn Chương Một: “Nên hiểu là Định của tất cả mọi loại thiền là giúp đỡ và hỗ trợ sự phát triển của Tuệ, và với mức độ mà điều này tùy thuộc vào sức mạnh định của ta. Nói một cách khác, định thô tế, vừa phải, giúp đỡ và hỗ trợ tuệ vốn thô tế, vừa phải hoặc vi tế, và tùy thuộc vào người có trí để chuyển định của họ ứng dụng vào sự phát triển tuệ. Nhưng thông thường mà nói, bất kỳ loại định nào được thành tựu, hành giả tu tập pháp thiền đó có xu hướng trở nên dính mắc nó, bởi vì tâm rơi vào một trạng thái định tĩnh và khi nó yên nghỉ ở đó, một trạng thái an lạchạnh phúc hiện hữu. Có thể nosrgf dính mắc với định, hoặc sự vắng lặng, tâm khôngvấn đề gì khi vẫn duy trì sự tập trung, và có thể duy trì lâu dài theo ý của hành giả, tùy thuộc vào trình độ định của hành giả

CÁC ẤN PHẨM NÀY ĐƯỢC PHÁT HÀNH TỰ DO BỞI:

Forest Dhamma Books

Baan Taad Forest Monastery

Baan Taad,Ampher Meung

Udon Thani 41000

Thailand

www.ForestDhamma.org
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34550)
08/11/2018(Xem: 13449)
08/02/2015(Xem: 51664)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.