Tổ thứ mười ba: TÔN GIẢ CA-TỲ-MA-LA (Kapimala)

24/07/20149:05 SA(Xem: 3267)
Tổ thứ mười ba: TÔN GIẢ CA-TỲ-MA-LA (Kapimala)
PHẬT TỔ ĐẠO ẢNH
Hư Vân Lão Hòa Thượng kết tập
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng thuật

Tổ thứ mười ba: TÔN GIẢ CA-TỲ-MA-LA (Kapimala)

Tổ thứ mười baTôn giả, Hoa Thị quốc nhân. Sơ vi ngoại đạo, thông chư dị luận, hữu đại thần lực. Sơ kiến Thập nhị tổ, tác lễ sám hối. Tổ vấn: “Nhữ danh thùy? Quyến thuộc đa thiểu?” Tôn giả viết: “Ngã danh Ca-tỳ-ma-la, hữu tam thiên quyến thuộc.” Tổ viết: “Tận nhữ thần lực, biến hóa nhược hà?” Viết: “Ngã hóa cự hải, cực vi tiểu sự.” Tổ viết: “Nhữ hóa tánh hải đắc phủ?” Viết: “Hà vi tánh hải? ngã vị thường tri.” Tổ viết: “Sơn hà đại địa, giai y kiến lập; tam muội lục thông, do tư biến hiện.” Tôn giả văn ngôn, dữ đồ chúng câu cầu thế độ. Tổ triệu ngũ bách La Hán, dữ thọ cụ giới, phục dĩ đại pháp phó chi. Đắc pháp dĩ, du hóa chí tây Ấn Độ, chuyển phó Long Thọ. Tức hiện thần biến, hóa hỏa phần thân.

Dịch :

Tôn giả người nước Hoa Thị, ban đầu Ngài là ngoại đạo, biết nhiều về các luận thuyết khác, có thần thông lớn. Vừa gặp Tổ thứ mười hai, Tôn giả đảnh lễ xin sám hối. Tổ hỏi:

- Ông tên gì? Có bao nhiêu quyến thuộc?

Tôn giả thưa:

- Dạ! Con tên Ca-tỳ-ma-la, có ba nghìn đệ tử.

Tổ hỏi:

- Dốc hết thần lực của mình, ông biến hóa được đến đâu?

- Dạ! Con hóa biển cả là việc rất dễ.

- Ông hóa biển tánh được không?

- Dạ! Biển tánh là gì, con chưa biết.

Tổ bảo:

- Núi sông đại địa đều y cứ biển tánh mà thành lập, tam-muội lục thông cũng do biển tánh mà biến hiện.

Tổ nói xong, Tôn giả cùng đồ chúng cầu xin xuất gia. Tổ triệu tập năm trăm vị A-la-hán đến trao giới Cụ túc và truyền đại pháp cho Tôn giả. Sau khi đắc pháp, Tôn giả du hóa đến Tây Ấn Độtruyền pháp cho ngài Long Thọ, rồi hiện thần biến hóa lửa tự thiêu thân mình.

Tán viết :

Xướng xuất đa đoan

Phách phách thị lệnh

tâm ấn tâm

Tự kính chiếu kính

Kiệt tận huyền vi

Đốn siêu phàm thánh

Chánh Nhãn khán lai

Bát vu an bính[1]

Dịch :

Giảng nói muôn cách

Gõ phách làm lệnh

Dùng tâm ấn tâm

Như kính chiếu kính

Tận lẽ nhiệm mầu

Vượt lên phàm thánh

Chánh nhãn xem qua

Bình bát thêm cán.

Hoặc thuyết kệ viết :

Ngoại đạo quy Phật tục tuệ đăng

Thần thông biến hóa hiển uy linh

Thâm tri sám hối cầu canh tiến

Đại khai viên giải tự dung thông

Bách thiên tam muội tánh hải hiện

Bát vạn pháp môn nguyện san thành

Vân canh thu hoạch cần nỗ lực

Tu hành tu hành hựu tu hành[2]

(Tuyên Hóa Thượng Nhân tác).

Dịch :

Ngoại đạo quy y nối tuệ minh

Thần thông biến hóa hiển uy linh

Lỗi xưa sám hối cầu tăng tiến

Rộng bày trọn nghĩa lý thông tình

Trăm nghìn biển tánh tam-muội hiện

Tám vạn pháp môn núi nên hình

Cày bừa bội thu cần nỗ lực

Tu hành hai chữ phải chuyên tinh.

(Tuyên Công Thượng Nhân)

Giảng:

Tôn giả, Hoa Thị quốc nhân: Tôn giả Ca-tỳ-ma-la chính là Tổ thứ mười ba. Ngài sinh tại nước Hoa Thị, là người nước Hoa Thị.

Sơ vi ngoại đạo, thông chư dị luận, hữu đại thần lực: Ban đầu Tôn giả theo ngoại đạo, thông thạo các môn như “kỳ môn độn giáp[3]”, rồi các loại thiên thư, địa thư, nhân thư, cái gì cũng biết, lại có thần thông lớn nữa.

Sơ kiến Thập nhị tổ, tác lễ sám hối: Ngài tính tình rất tinh quái, lợi dụng hết mức thần thông của mình làm nhiều điều ngổ ngáo. Vì vậy, lúc vừa gặp Tổ thứ mười hai- Bồ-tát Mã Minh, Ngài liền đỉnh lễ Tổ cầu xin sám hối. (chú 1)

Tổ vấn: “Nhữ danh thùy? Quyến thuộc đa thiểu?”: Tổ thứ mười hai hỏi Ngài: “Ông tên gì? Ông có bao nhiêu đệ tử?”, quyến thuộc đây ám chỉ đệ tử.

Tôn giả viết: “Ngã danh Ca-tỳ-ma-la, hữu tam thiên quyến thuộc.”: Tôn giả thưa: “Dạ! Con tên là Ca-tỳ-ma-la, có ba nghìn đồ đệ.”

Tổ viết: “Tận nhữ thần lực, biến hóa nhược hà?” : Tổ thứ mười hai hỏi: “Vận hết thần lực của ông, ông có thể biến hóa thế nào?”

Viết: “Ngã hóa cự hải, cực vi tiểu sự.”: Tôn giả thưa: Dạ! Con hóa biển lớn, việc này đối với con là việc rất nhỏ.”

Tổ viết: “Nhữ hóa tánh hải đắc phủ?”: Tổ thứ mười hai nói: “Ông có thể hóa tánh hải được không?”

Viết: “Hà vi tính hải? ngã vị thường tri.”: Ngài thưa: “Dạ! Tánh hải là gì? Con không biết cái đó là gì nên không thể biến hóa ra được?”

Tổ viết: “Sơn hà đại địa, giai y kiến lập; tam muội lục thông, do tư biến hiện”: Tổ thứ mười hai nói: “Núi sông đại địa đều hình thành từ tánh hải này, tam-muội lục thông cũng do tánh hải này biến hiện”.

Tôn giả văn ngôn, dữ đồ chúng câu cầu thế độ: Nghe xong, tôn giảđồ chúng của Ngài đều cầu xin xuất gia. Tổ triệu ngũ bách la hán, dữ thọ cụ giới, phục dĩ đại pháp phó chi: Tổ thứ mười hai mời năm trăm vị la-hán truyền giới cụ túcpháp môn tâm ấn cho Ngài (chú 2). Đắc pháp dĩ, du hóa chí tây Ấn Độ, chuyển phó Long Thọ: Sau khi đắc pháp, Tôn giả đến nước Tây Ấn Độ, truyền pháp tâm ấn cho Bồ-tát Long Thọ (Nagarjuna). Tức hiện thần biến, hóa hỏa phần thân: Tự mình phát ra chân hỏa tam-muội để thiêu thân.

Bài tán:

Xướng xuất đa đoan, Phách phách thị lệnh: Giảng dạy nhiều cách, gõ phách “拍拍” đều là phương tiện giáo hóa chúng sinh.

tâm ấn tâm, Tự kính chiếu kính: Dùng tâm để ấn tâm, như dùng kính chiếu vào kính.

Kiệt tận huyền vi, Đốn siêu phàm thánh: Giảng nói những lời huyền diệu, siêu việt hàng phàm thánh.

Chánh Nhãn khán lai, Bát vu an bính: Dùng mắt chánh pháp để xem, như trên bát lại tra thêm cán.

Bài kệ:

Ngoại đạo quy Phật tục tuệ đăng: Trước kia Ngài là ngoại đạo, nhưng quy y Phật và nối tiếp đèn huệ mạng của Phật.

Thần thông biến hóa hiển uy linh: Ngài có thần thông, biến hóa, hiện ra những việc như thật.

Thâm tri sám hối cầu canh tiến: Nhưng Ngài biết rõ lỗi lầm trước đây của mình, nên muốn sám hối, mong được đi lên, thêm một bậc nữa.

Đại khai viên giải tự dung thông: Ngài có tâm cầu tiến như thế, nên Tổ thứ mười hai liền giảng pháp cho Ngài. Nghe xong, Ngài hoàn toàn khai ngộ, Ngài thông suốthiểu rõ hoàn toàn.

Bách thiên tam muội tánh hải hiện: Trăm nghìn tam-muội nhiều như thế đều phát xuất từ biển tánh của tự tánh.

Bát vạn pháp môn nguyện san thành: Ông phát nguyện tu tám vạn pháp môn, dũng mãnh tinh tấn, vì vậy giống như một quả núi, gom từng chút đất sẽ hình thành.

Vân canh thu hoạch cần nỗ lực: Quý vị tu hành cũng giống như người làm ruộng, nghĩa là phải cày bừa, nhổ cỏ thì đến thời mới có thu hoạch, mới có lương thực. Quý vị phải cần cù nỗ lực mới được, vậy nghĩa là sao? Tức là . . .

Tu hành tu hành hựu tu hành: Không nên lười biếng! tu hành, tu hành, lại tu hành, không có lúc dừng nghỉ

(Tuyên Công Thương Nhân giảng ngày 16, tháng 2, năm 1979)

----------------------------------------

Chú 1: Tôn giả Ca-tỳ-ma-la vì sao sám hối với Tổ thứ mười hai? Thấy trong “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục” ghi:

Tổ thứ mười hai là Bồ-tát Mã Minh, người nước Ba-la-nại, Ngài còn có tên là Công Thắng. Vì các công đức hữu tác vô tác của Ngài rất thù thắng, nên có tên gọi như thế. Ngài thọ pháp với tôn giả Dạ-xa, sau đó giáo hóa ở nước Hoa Thị. Một hôm, có một ông già ngồi phía trước bỗng nhiên ngã lăn xuống đất, Ngài dạy chúng: “Đây chẳng phải là chuyện bình thường, nhất định sẽ có chuyện lạ”. Ngài vừa nói xong thì ông già biến mất. Chợt thấy dưới đất vọt lên một người, thân mầu vàng, kế đó biến hóa ngay thành một cô gái, tay phải chỉ Ngài rồi nói bài kệ như sau:

Khể thủ trưởng lão tôn

Đương thơ Như Lai

Kim ư thử địa thượng

Tuyên thông đệ nhất nghĩa[4]

Dịch:

Kính lễ bậc trưởng lão

Sau được Phật thọ

Nay ở tại nơi này

Tuyên dương Đệ nhất nghĩa[5]

Nói kệ xong, trong chớp mắt cô gái biến mất. Ngài nói: “Sẽ có ma đến đấu sức với ta”. Bỗng chốc, mưa gió ùn ùn kéo đến, trời đất tối sầm lại, Ngài nói: “Đúng thật ma đến rồi! Ta sẽ diệt trừ nó”. Ngài liền chỉ lên không trung, hóa hiện một con rồng vàng lớn, thị hiện uy thần, làm núi non bị chấn động. Ngài vẫn ngồi yên trên tòa, còn pháp của ma thì tự biến mất.

Bảy ngày sau, có một con trùng lớn như con sâu, ẩn mình dưới tòa, Ngài liến bắt nó, đưa lên cho đại chúng thấy và nói: “Đây là ma trá hình để nghe trộm pháp của ta”. Rồi Ngài thả nó ra và bảo đi. Ma không dám nhúc nhích. Ngài bảo: “Ngươi chỉ cần quy y Tam Bảo, sẽ được thần thông”. Lúc ấy, ma liền hiện nguyên hình, đỉnh lễ sám hối.

Chú 2: Bài kệ truyền pháp của Tổ thứ mười hai phó chúc cho Tổ thứ mười ba, thấy trong Cảnh Đức Truyền Đăng LụcChỉ Nguyệt Lục ghi:

Ẩn hiển tức bổn pháp

Minh ám nguyên bất nhị

Kim phó ngộ liễu pháp

Phi thủ diệc phi ly[6]

Dịch:

Ẩn hiện tức bổn pháp

Sáng tối vốn không hai

Nay trao pháp giải thoát

Không lấy cũng không bỏ


[1]唱出多端 拍拍是令 以心印心 似鏡照鏡
竭盡玄微 頓超凡聖 正眼看來 缽盂安柄

[2]外道歸佛續慧燈 神通變化顯威靈
深知懺悔求更進 大開圓解自融通
百千三昧性海現 八萬法門願山成
耘耕收穫勤努力 修行修行又修行

[3] Kỳ môn độn giáp 奇門遁甲: một loại thuật số, là môn dự đoán, phát sinh từ Dịch học, ứng dụng dịch lý, để cho ta biết được thời điểm nào, phương vị nào sẽ có lợi cho ta và phương vị nào sẽ bất lợi cho ta, rồi ta có thể dựa vào đó cải thiện vận mệnh của ta cho từng thời điểm.

[4]稽首長老尊 當受如來記
今於此地上 宣通第一義

[5] Đệ nhất nghĩa 第一義: gọi tắt của Đệ nhất nghĩa đế. Phạm: Paramartha-satya. Chân lý sâu xa mầu nhiệm vượt trên tất cả pháp.

Cũng gọi Thắng nghĩa đế, Chân đế, Thánh đế, Niết bàn, Chân như, Thực tướng, Trung đạo, Pháp giới. Đối lại với “thế tục đế”. (Phật Quang Đại Tự Điển)

[6]隱顯即本法 明暗元不二
今付悟了法 非取亦非離

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.