Giới Thiệu “Cơ Sở Khoa Học Của Thiền Chánh Niệm” Tác Giả Quán Như Phạm Văn Minh

10/11/20142:28 CH(Xem: 5808)
Giới Thiệu “Cơ Sở Khoa Học Của Thiền Chánh Niệm” Tác Giả Quán Như Phạm Văn Minh

Giới thiệu “CƠ SỞ KHOA HỌC của THIỀN CHÁNH NIỆM”
tác giả Quán Như Phạm Văn Minh
Người Giới Thiệu: GS. Phan Văn Giưỡng


Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm 1Cơ sở khoa học của Thiền Chánh Niệm

Ngày nay, con người bất kể giàu nghèo, sang hèn, có học hay không có học đều đang đối diện với đau (pain) và khổ (suffering). Những nổi đau khổ của con người dù do con người hay thiên nhiên gây ra không phải lúc nào của chữa trị được bằng thuốc men dù Đông y hay Tây y. Vì vậy, y giới đã dùng đến phương pháp thiền. Nổi bật nhất là hai trung tâm y khoa hai Đại học hàng đầu thế giới: Trường Y Khoa Massachsetts, đứng đầu là GS. Jon Kabat Zin ứng dụng Thiền Chánh Niệm vào trị bệnh; Và Trường Đại học Wisconsin-Madison do GS.Rechard Davidson ứng dụng Thiền Chánh Niệm để điều hoà tình cảm giúp con người hạnh phúc hơn. 

Thực hành ngồi thiền chánh niệm hay thiền tỉnh thức (thiền sức khoẻ hay thiền giải thoát) đều nhằm giảm hay diệt đau và khổ. Bởi vậy, các trung tâm thiền, các khoá học thiền đã thu hút hàng ngàn người theo học ở khắp nơi trên thế giới. Cho đến nay, các đại thiền sư Việt Nam đã xuất bản nhiều sách, tài liệu hướng dẫn thực hành thiền, nhưng trả lời “Cơ Sở Khoa học của Thiền Chánh Niệm” thì đây là cuốn sách mà nhiều người thực hành thiền đang mong đợi.

Cuốn sách “Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm” có được là do khả năng tác giả dùng nhiều công sức nghiên cứu, sưu tầm, diễn dịch, đúc kết qua những tài liệu giá trị khoa học vững chắc đầy tính thuyết phục.

Mở đầu sách là phần giới thiệu của T.T. Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ và là Tổng biên tập Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay: “Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm của cư sĩ Quán Như-Phạm Văn Minh là một chuyên khảo về thiền nguyên thuỷ của đức Phật dưới cái nhìn khoa học, cơ sở biện chứng, giá trị trị liệu, nền tảng học thuyết, các hướng dẫn căn kẻ và những bài thực tập cụ thể nhằm hướng đến một đời sống thân khoẻ, tâm an, gia đình hạnh phúc . . .”.

Tiếp theo, T.T. Thích Nhật Từ viết tiếp giải thích về lợi ích của thực tập Thiền Chánh Niệm: “Thực tập Thiền Chánh Niệm không chỉ có khả năng xả stress mà còn hướng đến việc tăng trưởng sức khoẻ, tuổi thọ, điềm tĩnh, sáng kiến và phát minh. Thiền mang lại các giá trị tích cực, nụ cười niềm vui trong cuộc sống, an lạc thảnh thơi trong mọi tình huống, thong dong tự tại trong mọi nghịch cảnh. Người thực tập thiền chánh niệm sẽ hài hoà được thân tâm, dùng tâm thay đổi não, dùng não thay ổi tâm.”
Trong lời nói đầu, tác giả nêu lí do đọc, tìm hiểu và muốn quảng bá pháp môn thiền chánh niệm: “Khi bắt đầu đọc Thiền Chánh Niệm bằng Anh Ngữ tôi ngạc nhiên về mối quyết tâm quảng bá pháp môn này, được biết như là Mindfulness Meditation. Đây là thái độ đem Chùa đến cho Phật tử thay vì chờ Phật tử đến chùa, mà tôi nghĩ là thích hợp hơn trong thời đại Tin học. Thứ hai là sự hiểu biết chính xác và thấu đáo về giáo lý đạo Phật, dù họ chỉ là những nhà khoa học. Đó là chưa kể đến ngôn ngữ trong sáng, không mù mờ và khó hiểu như trong các bài triết lý về Thiền, có thể nhờ họ đọc kinh Phật với tinh thần khoa học và áp dụng những phương pháp khoa học mà họ đã được huấn luyện trong các trường đại học nổi tiếnguy tín ở Mỹ (nhiều Đại học hàng đầu thuộc Ivy League)”.


Tác giả viết tiếp: “Chúng ta chỉ có một đời sống và chỉ có một thân thể để sống trong đời này, chúng ta có bổn phận phải gìn giữ thân thể khỏe mạnh đến một mức có thể được. Muốn vậy chúng ta phải thường xuyên quán niệm thân thể, làm quen lại thân thể của mình mà chúng ta lãng quên vì mãi sống trong thất niệm, từ ngày này sang ngày khác. Jon Kabat Zinn nói thực hành Chánh Niệm là cuộc hành trình trở lại tìm chính ta để có thể biết mình hơn và thương yêu mình hơn”.

Chương một với tiêu đề “ Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm”, tác giả giới thiệu “The Institute of Mind and Life” do Đức Đạt Lai Lạt Ma khởi xướng là nơi hội tụ các nhà khoa học nổi tiếng thảo luận, trình bày kết quả thử nghiệm lâm sàng. Nhiều kết quả tích cực lí thú cho thấy “ảnh hưởng của thiền chánh niệm trên não bộ và lên các chức năng của cơ như hệ thống miễn nhiễm (Immune system) có thể ngăn ngừa hay chữa lành (healing) một số chứng bệnh như bệnh vẩy nến, nhất là bệnh trầm cảm . . .” . Trong chương nầy cũng giới thiệu “chương trình thiền chánh niệm giảm stress” của Trường Y Khoa, Đại học Massachusetts do GS. Jon Kabat Zin thành lập và chữa trị bệnh mãn tính kinh niên.
Phần cuối chương một tập trung giải thích chức năng và cấu trúc não bộ và ảnh hưởng khi thực hành thiền.

Qua chương hai, tác giả giải thích về “thiền sức khoẻ và thiền giải thoát”. Tác giả đã dẫn lời kết luận của GS.KabatZin: “Chánh niệm của thiền sức khoẻ cũng là của thiền giác ngộ (không phải là sự chú ý bình thường) nhưng là phần chủ yếu của hiểu biết tỉnh thức bao gồm cả ý niệm, tình cảm chứa đựng trong cái tâm cảm giác (sensing mind). Trong chương nầy tác giả giải thích “vô thường là triết lý mà cũng là khoa học”: Vô thường là phần chính yếu của đời sống. Không có thay đổi sẽ không có cái gọi là đời sống! Có nhiều cái bất định trong đời sống nhưng có một cái chắc chắnđời sống sẽ thay đổi và phải thay đổi. Thân cũng như Tâm đều thay đổi”.

Trong chương ba và bốn, tác giả sưu tập một số định nghĩa chánh niệmgiải thích nền tảng đạo đức của thiền chánh niệm. Đặc biệt ở chương bảy, tác giả trình bày “những phát kiến khoa học đưa đến cách mạng thiền chánh niệm. Đó là dòng y tế mới: “Một dòng y tế mới được giới y học chấp nhận có tên là Mind and Body Medicine, hay Intergrative hay Behavioral Medicine dựa trên các khám phá về wholeness. Bệnh tật hay sức khoẻ không còn được hiểu như là một vấn đề riêng biệt của cơ thể hay tâm thần, vai trò của các yếu tố khác như lề lối suy tư, ảnh hưởng tương giao giữa tâm, thân và cách ứng xử phải được xét đến trong khi định bệnh và chữa trị”.

Tác giả dành hai chương mười và mười một để hướng dẫn cụ thể cách thực tập thiền chánh niệm.
Phần kết luận, chương mười hai, tác giả viết: “Mục đích của thực hành chánh niệm là có được một lối sống tỉnh thức. Do đó, thực tập không phải để thực tập, mà để tìm cách chuyển khả năng duy trì chánh niệm trong hoạt động đời sống hàng ngày”.

Sau khi đọc xong, tôi xin trân trọng giới thiệu đến quí đọc giả bốn phương cuốn sách nầy như một tài liệu quí và hữu ích.

Sách “Cơ Sở Khoa học của Thiền Chánh Niệm” được nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành, khổ 14×20 cm, dày 224 trang. Bìa và nội dung trình bày trang nhã.

GS. Phan Văn Giưỡng
_____________________________________________________________________________
Quí độc giả cần mua sách hay có những thắc mắc, xin liên lạc tác giả e-mail: min180@ozemail.com.au hay Chùa Giác Ngộhttp://www.daophatngaynay.com
Đọc sách Online tại: http://thuvienhoasen.org/p19393a21667/co-so-khoa-hoc-cua-thien-chanh-niem

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/05/2023(Xem: 38986)
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
"Hãy cùng làm việc với nhau trong tình đoàn kết để xây dựng một thế giới hòa bình hơn cho tất cả mọi người", Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh trong thông điệp Ngày Vesak.