Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2559 của đức Pháp chủ GHPGVN

12/05/20152:44 SA(Xem: 12825)
Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2559 của đức Pháp chủ GHPGVN
blank
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
 
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015
(15/04/Ất Mùi)
 
THÔNG ĐIỆP
CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
 
Gửi tăng ni, cư sĩ, phật tử nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559, Dương lịch 2015
 
blankNam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 
Kính gửi:
Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư,
Đại đức tăng ni, cư sĩ, phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.
 
Kính mừng ngày đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni đản sinh Phật lịch 2559, dương lịch 2015, năm Ất Mùi, Tôi kính gửi tới Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức, tăng ni, cư sĩ phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài lời chúc mừng Phật đản đại hoan hỷ, an lạc, thành tựu trên bước đường phụng sự đạo Pháp và dân tộc, cùng nhau đoàn kết xây dựng một cõi Niết bàn Tịnh độ tại nhân gian dưới ánh hào quang hộ trì của mười phương chư Phật.
 
Mùa Phật đản, tăng ni, phật tử chúng ta nhớ lời dạy của đức Phật: "Này các Thầy Tỳ kheo, hãy ra đi mỗi người một ngả để truyền bá Chánh pháp, vì lợi ích cho quần sinh, vì an lạc cho chư Thiên và loài người”! Tăng ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã làm tốt sứ mạng hoằng pháp, đưa đạo Phật tới đồng bào các dân tộc vùng cao miền núi và hải đảo. Với sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu, Giáo hội đã hoàn thành việc thành lập tổ chức của mình tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Giáo hội đã bổ nhiệm quý tăng sĩ trụ trì các chùa tại quần đảo Trường Sa, sát cánh cùng nhân dân góp phần bảo vệ biển đảo bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc. Đây là Phật sự rất ý nghĩa khi cả nước kỷ niệm 40 năm nước nhà được thống nhất, giấc mơ lớn của dân tộc thành hiện thực, Việt Nam hội nhập toàn diện với thế giới, sánh vai với các nước năm châu. Phật giáo Việt Nam cũng tự hào đã góp phần vào sự thành công đó, bởi Phật giáo đã tích cực góp phần làm nên cốt lõi của bản lĩnh, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
 
Ngày Phật đản năm nay, đúng vào ngày Quốc tế thiếu nhi, tôi đặc biệt dành tình cảm tới thế hệ trẻ mầm non, tương lai của đất nước và của Giáo hội. Tôi mong muốn các Ban, Viện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cấp Giáo hội tại các địa phương hãy tận tâm hơn nữa chăm lo cho các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng. Các cơ sở tự viện trong cả nước nên tổ chức nhiều hơn nữa các khóa tu mùa hè, tạo một không gian văn hóa lành mạnh cho các cháu sinh hoạt những ngày hè bổ ích. Làm những việc đó là chúng tatrách nhiệm với đất nước, với dân tộc, với nền đạo đức xã hội trước những thách thức xâm nhập văn hóa của thời kỳ hội nhập quốc tế.
 
Vesak, ngày trăng tròn của tháng 4 linh thiêng theo lịch Ấn Độ diễn ra 3 sự kiện trùng hợp gắn với cuộc đời đức Phật: Đức Phật đản sinh, đức Phật thành Đạo, đức Phật nhập Niết Bàn đã được Liên Hợp Quốc công nhậnlễ hội Phật giáo thế giới. Nhân dịp này, thay mặt toàn thể tăng ni, phật tử Việt Nam, tôi gửi tới tất cả những người con Phật trên khắp hành tinh đón mừng mùa Vesak trong tình hữu nghị, hợp tác và phát triển vì hòa bình, thịnh vượng cho nhân loại.
 
Nguyện cầu ánh sáng từ bi, trí tuệ của đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tỏa sáng muôn nơi cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
 
Nguyện cầu nhân dân Nepal và các nạn nhân vừa trải qua thảm họa động đất tại vùng Kathmandu có được sự gia hộ của mười phương chư Phật, đủ năng lượng vượt qua khó khăn của nghiệp quả để ổn định cuộc sống trở lại sự bình yên.
 
Kính chúc quý vị một mùa Phật đản vô lượng cát tường, thành tựu viên mãn các công tác phật sự.
 
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
                       
ĐỨC PHÁP CHỦ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(đã ấn ký)
 
 
Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 14282)
28/04/2017(Xem: 9812)
10/06/2016(Xem: 11823)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :