Pháp trần là một thuật ngữ thường gặp trong Phật Giáo. Đôi khi người tu Phật hay nhắc đến trần cảnh hay sắc pháp, thì ý nghĩa nội dung cũng tương tự như thế. Theo chư Tổ định nghĩa, pháp trần là tất cả những bóng ảnh của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân được lưu lại trong tâm thức. Ví dụ đứng trước một thảm cỏ xanh rộng lớn bao la giữa núi rừng yên lắng thanh tịnh, ngay lúc đó hình ảnh thảm cỏ, hương thơm thanh thoát, tiếng chim líu lo… sẽ được lưu giữ vào trong tâm thức. Chính những hình ảnh, mùi hương, âm thanh… từ ngoại cảnh đã đi vào tâm, lưu lại bên trong, đó chính là pháp trần. Tuy hình ảnhpháp trầnhiển hiện không sai biệt và công bằng ở thế giới bên ngoài đối với mọi người, nhưng tâm người tiếp nhận nảy sinh buồn, vui… có sai biệt khác nhau. Cùng một ngoại cảnh, cùng ảnh hiện thành pháp trần trong tâm thức, nhưng đối với người này là chuyện bình tâm an lạc, đối với người khác là chuyện phiền não, đau khổ. Thế mới thấy tưởng pháp trần chỉ là những bóng ảnh của ngoại cảnhđơn giản thường tình trong đời sống, đáng lý pháp trần không thể có sức mạnh nào cả, nhưng ngược lại Pháp trần lại có sức mạnh thật to lớn.
Có một ví dụ, pháp trầnví như xăng, tâm người ví như đối tượng của xăng. Có người biến mình thành lửa, đụng xăng thì bốc cháy, tất nhiên cuối cùng lửa và xăng đều nóng và gây hư hoại. Nhưng cũng có người thông minh như kỹ sư hay thợ máy, biến mình thành động cơ dùng xăng để nổ máy thành xe, thành nhà máy… mang đếnlợi ích cho mình và cho người. Bản chất của xăng vốn không buồn hay vui, không lợi cũng không hại. Nhưng chính đối tượng sử dụng xăng mới quyết định kết quả sau cùng tổn hại hay lợi ích. Pháp trần cũng như thế. Bản chất của pháp trần vốn không thể lay động được tâm người, nhưng khi người tiếp nhậnpháp trần thì tùy người mà pháp trần ấy biến thành kết quả luân hồi hay giải thoát.
Cách xử lý pháp trần khác nhau ở từng chúng sanh. Tất nhiên càng khác nhau xa hơn nữa đối với những người có duyên phước tu họcPhật Pháp. Nếu không nhờ Phật Pháp, chúng sanh đối với pháp trần, còn như lửa đối với xăng không biết đến tận kiếp nào. Thật quả là một đại phước duyên cho người tu học, biết đến Phật Pháp để chuyển hóapháp trần một cách đúng đắn vậy.
Xét cho cùng, sự sai khác đó bắt nguồn từ nguyện lực và định hướng của mỗi người. Người học Phật hay nghe nói câu “chúng sinh trôi lăn trong vòngluân hồi sanh tử”. Sở dĩ trôi lăn trong vòng nào đó, vì thật sự không có định hướng. Vì không có đích đến nên mới bị trôi lăn. Người tu Phật có nguyện lực, như con thuyền có hải bàn, có bến bờ, thì dù bao chướng ngại phong ba, nhưng một lúc nào đó cũng cập đến bến bình yên. Bến bờ đó chính là cảnh giớigiải thoátan lạc trong mỗi hành giả.
Ngạn ngữ có câu “nếu ta không quyết địnhhoàn cảnh, thì hoàn cảnh sẽ quyết định ta”. Còn nhớ bài học từ thưở thiếu thời của nhà vật lý học người Mỹ nổi tiếng Joseph Henry. Ông chính là người tiên phong trong lĩnh vực sóng điện từ. Nhờ phát minh sóng điện từ nên kỹ thuật sau này mới có điện tín, máy fax, điện thoại... dựa vào qui tắc của sóng điện. Phát minh của ông khởi nguồn từ những năm 1830-1840 của hai thế kỷ trước. Ở tuổi thiếu thời, hoàn cảnh của ông cũng giống hoàn cảnh nhà bác họcnổi tiếng người Anh Michael Faraday, sinh ra trong gia đình nông thôn nghèo khổ, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, ở với bà ngoại. Khi còn nhỏ Joseph thường tỏ ra là chú bé thiếu quyết đoán, không có định hướng. Một hôm bà ngoại dẫn đi mua giày, ra đến tiệm giày mà Joseph không biết phải chọn đôi giày nào cho bác thợ làm mẫu để đóng. Cậu đành phải về nhà hẹn một tuần sau mới trở lạicho biết mình thích đôi nào. Một tuần trôi qua, vậy mà cậu ấy vẫn phân vân, chưa quyết định thích giày mũi vuông hay mũi tròn. Lại trở về nhà. Trong lúc ấy, bà ngoại của chú bé vẫn thúc hối bác đóng giày sớm đóng cho cậu một đôi giày mới. Cho đến một hôm, bà ngoại đem về cho Joseph đôi giày mà bác đóng giày vừa mới đóng xong. Mở hộp ra, cậu hoàn toànngạc nhiênpha lẫnbuồn rầuthất vọng, vì đôi giày không đúng ý thích của mình. Cao cũng không cao mà thấp cũng không thấp, đầu giày không vuông mà cũng chẳng tròn, tóm lại là không giống ai. Cậu bé nhìn đôi giày mới mà lòng buồn rười rượi. Thấy vậy bà ngoại cậu bé mới nói rằng: “Joseph à, nếu con không quyết địnhcuộc đời, thì cuộc đời sẽ quyết định giùm con. Lúc đó con không thể trách cứ gì cả!” Cậu bé lặng thinh và từ đó con người cậu bắt đầu thay đổi….
Đó là chuyện có thật trong cuộc đời cậu bé Joseph, sau này ông thành một nhà vật lýnổi tiếng, vẫn kể lại câu chuyện này trong Nhật kýcuộc đời ông. Nhờ câu chuyện đó mà lớn lên nhà bác học Joseph Henry (1797-1878) không những nổi danh trong lĩnh vực khoa học, mà ông còn nổi tiếng là một người kiên quyết, mạnh mẽ trong việc lãnh đạogiới học thuật. Pháp trần là những mẫu mã có sẵn đó cho ta chọn, nhưng vì thiếu định hướng, thiếu phát tâm lập nguyện, nên cuối cùng ta tự đánh mất quyền lựa chọn, để nghiệp dĩ dắt ta trồi hụp theo biển trần.
Những tấm gương như vậy, ngoài thế gian có nhiều, trong lịch sửPhật Giáo còn nhiều hơn. Đức Phật là một bài học mạnh mẽ hơn hết. Khi còn trong cung vua, Thái Tử Tất Đạt cũng đối diện với pháp trần là cảnh sang trọng, quyền quí, lụa là, danh vọng… như hàng trăm hoàng thân quốc thích khác. Pháp trần giữa chốn vương cung hiển bàytương đối giống nhau trước mắt vua, quan, công nương, thái tử… Nhưng dưới cái nhìn của Thái tửTất Đạt Đa thì khác. Cùng một pháp trần, nhưng tâm Ngài vượt lên trên mọi người, không đón nhận pháp trần ấy như một cứu cánhhạnh phúc. Không vui vì sống ấm êm trong nhung lụa, không hài lòngdo bởi tiếng khen, không say đắm trong hương sắc âm thanh, không hưởng thụ trong danh lợi địa vị… Tất cả đều do cuộc đờiThái Tử đã có chí nguyện và định hướng. Chính nguyện lực đã nâng caoThái TửTất Đạt Đa vượt lên trên tất cả, tất cả phàm tình trong nhân loại và cõi trời. Ngài đã vượt qua và vượt qua… Ngày nay chúng sanh xưng dương tán thán Ngài là một vị Phật, bậc Thầy của ba cõinhân thiên !
Cùng là chúng sanhphàm phu như nhau, người tu Phật đã từng trãi qua biết bao khó khăn khi phải đối diện với phiền nãobất như ý. Nhưng khó khăn đó sẽ nhân lên gấp bội, nếu gặp cảnh vui vẻhài lòng, đời sống vật chấtdư thừasung sướng, địa vịvững vàng không lung lay, gia đình êm ấm, vợ đẹp con xinh… trong hoàn cảnh đó, liệu mấy ai vẫn giữ chí nguyệnxuất trần, cách ly thế tục để đến với hạnh phúcchân thật mà hiện tại còn mờ xa? Chỉ có chí nguyện mạnh mẽ, quyết tâm lớn lao mới không làm nao núng lòng người tìm đến giải thoát. Cho nên chư Tổ thường dạy, giữa sung sướng và đau khổ, giữa cảnh ngộhài lòng và cảnh trần bất như ý, lúc nào cái đau khổ, bất như ý cũng là nhân duyên chính đưa người đến với Phật Pháp. Ngược lại pháp trầnsung sướng, cảnh giớihài lòng thường cản trởphàm phu đến với đạo nhiều hơn. Người thông minh trong tu họcPhật Pháp đều không ai sợ khổ mà chỉ sợ cảnh vui, cảnh hài lòng.
Đi xa hơn một chút, rõ ràng trong thế gian người thành công khác với người thất bại ở phát tâmlập chí. Nhưng giữa những người đã có mục đích, có năng lựcđạt đếnmục đích như nhau, vẫn khác nhau ở chỗ, có người đạt đượcmục đích, và có người sau một thời gianmục đích đã ở lại sau lưng. Tất nhiên có rất nhiều chướng ngại ngăn trở sự thành công. Nhưng xét cho cùng, có hai chướng ngại lớn nhất và dễ gặp nhất khiến mục đích bị thối lui, đó là sự đố kỵganh ghét, hoặc hai là cảm thọ tự thỏa mãn khi bước lên một nấc thang nào đó. Cùng đối diện với một pháp trần như nhau, cùng có một ý chí định hướng, nhưng cuối cùng gặt hái được thành công hay không, thêm lần nữa mỗi người tự sai khác.
Người tu Phật ai cũng thấy rõ điều đó. Giữa hai người cùng chí nguyện, cùng năng lực hoàn cảnh… nhưng một người hiền hòa, khiêm tốn, một người tự cao, tâm luôn phát sinh đố kỵganh ghét, thì mẫu người thứ hai làm sao đến với thành công? Điều bất lợi đầu tiên của tánh đố kỵganh ghét là tự mình hạ thấp giá trị của mình. Vì chính mình không thấy giá trị của mình nên mới ganh ghét, đua chen với người khác. Biểu hiện rõ ràng nhất là hành động lời nói khen mình, chê người, hoặc tìm cách làm lui sụt ảnh hưởngtốt đẹp của người khác. Nhưng luật nhân quả luôn hẳn nhiên khắp mọi nơi, chính người không chấp nhận giá trị của họ, gây tổn thương người khác, dẫn những người thương mếnủng hộxung quanh cùng theo con đườngsai trái. Kết quả cuối cùng hẳn phải là thương đau và thất bại.
Ngược lại, người có chí nguyện, cộng thêm đầy đủ năng lực. Tâm ý luôn khiêm cung hiền hòa, tất nhiên đích đến thành công sẽ là điều chắc chắn. Tâm khiêm cung rộng lượng tự dưng giá trịcon người sẽ lên cao. Người ấy không bị tốn thời gian cho những lúc phiền não do ganh ghétđố kỵ sinh ra. Tâm hiền hòachiêu cảmcảnh giớihiền hòa. Lòng từ bi chiêu cảm cảnh từ bi. Cùng một pháp trần, cùng một chí nguyện, lại thêm cảnh giớixung quanh luôn ủng hộ giúp đỡ, tất nhiên thành công sẽ không đâu xa. Sự giúp đỡ thương mến từ con ngườicho đếnhoàn cảnhxung quanh, đó chính thật là sức gia trì trong Phật Pháp.
Chướng ngại thứ hai thường quật ngã hành giả đến với mục đích là cảm thọ tự thấy hài lòng với chính mình. Điều này tất nhiên rõ ràng. Sau một thời giantu học, cảnh giới trong tâm thức có phần nâng lên một cảnh giới cao hơn, khiến hoàn cảnhxung quanh cũng thay đổi theo chiều êm áihài lòng hơn. Và chính lúc đó là lúc nguy hiểm nhất khiến hành giả thối lui. Vì hoàn cảnhpháp trầnhài lòngvui vẻ chính là sự ngăn trở lớn lao nhất cho sự tiến bước. Người tu Phật ai ai cũng ít nhiều từng kinh nghiệm qua giai đoạn này. Không có lúc nào trên tiến trình hướng đến giải thoát khiến hành giả dễ bị dừng lại, dễ mất thời gian nhất là vào khoảng giai đoạn này.
Nhưng để tự trang bị cho mình những phẩm chất tốt trên con đườngtu học không phải là điều một ngày hay một đêm có thể làm được. Cũng không phải nhờ hoàn toàn vào phước nghiệp đời trước. Vì ai sinh ra cũng có sẵn tâm hoan hỷ, rộng lượng, khiêm cung… và ai sinh ra cũng tiềm ẩn tánh ích kỷ, đố kỵ, ganh ghét… Tất cả tánh tốt và tánh xấu đều chờ hoàn cảnhpháp trần hợp với sức phát tâm lập nguyện, thêm phần trau dồi thay đổi của bản thân mà dẫn đến kết quả thành tựu khác nhau.
Tỳ Kheo NiThích Nữ Giác Anh
Ví như người họa sĩ, vốn đã có khiếu hội họa, nhưng không vì vậy mà không thực tập họa vẽ thường xuyên để thành tựu một tác phẩmnhư ý muốn. Chùa Pháp Bảo Sydney chứng kiến họa sĩ C.K, mặc dù vị ấy có khiếu hội họa hơn người, cùng đứng trước pháp trần là một loạt những tuýp sơn màu sắc khác nhau, người bình thường sẽ không biết làm sao với những tuýp màu ấy. Nhưng dưới khiếu hội họa cộng với kinh nghiệm từ những lần thực tập trau dồi, người họa sĩ mới có thể biến hóatừ hàng loạt màu sơn còn trong ống tuýp thành bức tranhxinh đẹpnhư ý muốn. Mỗi mùa Vu Lan tại chùa Pháp Bảo, sau bàn thờ trên sân khấu là bức tranhhoa hồng khổng lồ 6mx4m làm bình phong trong ngày Đại Lễ. Đó chính là kết quả thành tựu của người họa sĩ có năng khiếu, có định hướng và có trau dồi.
Pháp trần có sẵn, lại thêm phát tâm lập nguyện, nhưng còn cần thực tập để tự thay đổi vươn lên. Chuẩn mực này một khi thực hiện xong, thì không có thành công nào mà không đạt được. Lúc đó tất cả pháp trần, bóng ảnh của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân sẽ biến thànhthiện duyên đưa hành giảthành tựu tất cả pháp giải thoát. Ngày trước chính pháp trần gây bao khổ đau phiền não, ngày nay cũng chính pháp trần là động lực cho hành giảchứng đạogiải thoát, lợi íchchúng sanh. Trong Phật Pháp năm thức đầu tiên đó sẽ biến thành trí, mang tên Thành sở tác trí. Trí này thấy rõ hết thảy pháp trần đều chung qui luật giả tạm, biến đổivô thường. Pháp trần mang tánh nhân duyên, tánh Không, không có chủ thể. Bậc tu chứng sẽ nương pháp trần mà phân thânhóa độ hết thảy chúng sanh trong các cảnh giới. Các Ngài sẽ tuỳ nguyện hóa sanh, diệu dụngứng hiện thành pháp thân, báo thân và ứng hóa thân để phổ độlợi ích cho chúng sanh. Con đường của quí Ngài cũng là con đường của mỗi người tu Phậtchúng ta hôm nay vậy.
Nhân mùa Phật Đản PL 2558, thành tâm kính nguyện tất cả chúng sanh đều an lành trong ánh sáng giải thoát của chư Phật.
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu.
Còn
Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.