Thư Viện Hoa Sen

Giác Ngộ Về Thông Điệp Đầu Đời Siêu Việt

25/05/20157:45 SA(Xem: 9992)
Giác Ngộ Về Thông Điệp Đầu Đời Siêu Việt

blank
MỪNG PHẬT ĐẢN

GIÁC NGỘ VỀ THÔNG ĐIỆP ĐẦU ĐỜI SIÊU VIỆT
Thích Viên Thành
 


blank
Phật ra đời để truyền ban thông điệp (1)
Chấp “ngã” “nhơn” (2) là căn bản luân hồi
Trong lục đạo theo dục vọng buông trôi
Để muôn kiếp chịu trầm luân khổ lụy

Khi “bản ngã” được tung hô cổ súy
Lớn cái “ta” sẽ nguy hại cho đời
Từ sơ sinh được chìu chuộng mọi nơi
Khi lớn lên là mối nguy xã hội

Trong công việc khi cái “ta” thượng tối
Bắt mọi người phục dịch theo ý “ta”
Nhưng chín người mười ý chẳng thuận hòa
Mất đoàn kết cơ quan không phát triển

Phần tu tập nếu cái “ta” hiện diện
Tu lâu năm chùa viện chúng đệ nhiều
Những thành quả tu tạo được bao nhiêu
Phải tôn trọngcông lao “ta” cả

Thế danh lợi từ hoa nay trổ quả
Hưởng thụ thôi vì công sức của mình
Đâu biết rằng tất cả bởi duyên sinh
Nhưng do “ngã” tham sân si phát triển

Khi “chấp ngã” là vô minh xuất hiện
Bởi “sinh tồn”, “hưởng thụ” chính bản năng
Khiến đau thương khổ lụy lắm nhọc nhằn
Gây chia rẽ chiến tranh đều do “ngã”

“Ngã” lớn lên sẽ sống đời tha hóa
Mọi hợp hòa thanh tịnh cũng tiêu ma
Giúp “Hình tợ sa môn” (3) được thăng tòa
Tâng bốc “ngã” là một điều tai hại

Nên Thế Tôn diệt “ngã” liền quyết phải
Nguyện xuống trần “khai thị” độ “chúng sanh”
“Phật tri kiến ngộ nhập” chính tu hành
Nhưng “ngã chấp” phải tiêu trừ trước nhất
  

Mọi chúng sanh muốn thành ma hay Phật
Cũng do từ “bản ngã” ấy sanh ra
“Ngã” lớn lên thế giới mất an hòa
Thành “vô ngã” đích thực mừng Phật Đản

An Lạc thất, mùa Phật Đản lần thứ 2639, Phật lịch 2559
Thích Viên Thành

Ghi chú:

(1) Thông điệp quan trọng đầu đời của Đức Phật là: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” nghĩa là: Trên Trời dưới Trời chỉ có cái “ta” là tối thượng. “Ta” quyết định tất cả. Cho nên phải Tu đến “vô ngã” mới đạt đến Niết Bàn. Do đó“Nếu một người Tu trải qua bao năm tháng hành đạo, không thấy mình (ta) tầm thường hơn, giản dị hơn và khiêm tốn hơn thời gian ban đầu, thì có lẽ “ta” đã đi lạc đường rồi” hoặc:“Càng tu lâu chừng nào, càng thấy mình (ta) không là gì cả, đó mới chính thực là tu”(Đạt Lai Lạt Ma).”Bản ngã”rất quan trọng trong tu tậpphụng sự chúng sanh, nên thường nhắc nhau lo diệt trừ ngã chấpnhiệm vụ chính của người tu. Suốt 49 năm trường, Đức Phật dẫn đệ tử đi khất thực hóa duyên, cũng không ngoài mục đích là dẹp trừ “bản ngã”hầu mới có thể vào “cửa không” để trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh được.  


                                                                                                  
Khi còn“ngã” ích kỷ nhiều đau khổ
“Vô ngã” rồi sống phụng sự vị tha
Tu tiến nhanh giao tế cũng thuận hòa
Phật liễu triệt mới truyền trao thông điệp…

(2) Trong Kinh Kim Cang Phật có nói về Tứ tướng:“Ngã, Nhơn, Chúng Sanh, Thọ Giả” Bốn tướng này đại diện cho tất cả hiện tượng của nhân sinh vũ trụ tương đối, có thể dùng để giải thích nội tâm của con người đối với vũ trụ vạn vật sở sanh đủ thứ sai lầm. Nếu“chấp ngã”thì sẽ “chấp pháp” (nhơn - chúng sanh  và thọ giả)

(3) Lại nầy Đại Ca Diếp ! Thế nào là ‘hình tợ Sa Môn’ ? Ví như có thợ khéo dùng vàng mạ lên đồng màu sắc tợ vàng mà giá trị chẳng đồng với vàng, lúc chà mài mới biết chẳng phải vàng. Cũng vậy, người hình tợ Sa Môn ưa tự nghiêm sức thường tắm rửa đắp y chỉnh tề, nghi thức Sa Môn tất cả đều đủ, nhưng người nầy thường bị tham sân si làm hại, cũng bị lợi dưỡng cung kính tán thán làm hại, cũng bị ngã mạn, tăng thượng mạn tất cả phiền não làm hại ; dầu được người qúy trọng mà y không trọng pháp, thường siêng trang nghiêm thân mà chỉ cầu ẩm thực chẳng cầu Thánh pháp, chẳng lo sợ đời sau, thấy sự tôn trọng hiện tại chẳng phải tương lai tôn trọng, chỉ lo mập béo thêm dựa nơi lợi dưỡng chẳng phải dựa nơi Pháp, nhiều thứ hệ phược, siêng tạo gia nghiệp thuận lòng người tại gia cũng tuỳ theo sở thọ của họ, lúc khổ thọ khổ, lúc vui thọ vui, bị ghét thương làm hại, nơi pháp Sa Môn họ không có lòng muốn thực hành rời các nghi thức, tất cả sẽ đoạ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Người nầy không có thiệt nghĩa Sa Môn, không có thiệt danh Sa Môn, chẳng đồng với Sa Môn. Đây gọi là « hình tợ Sa Môn »Trang 107-108, Pháp Hội Bửu Lương Tụ  Kinh Đại Bảo Tích  Q.7
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 14470)
28/04/2017(Xem: 9982)
10/06/2016(Xem: 12077)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: