Mùa Phật Đản, Nhớ Lời Dạy Của Phật

26/05/201511:22 CH(Xem: 6689)
Mùa Phật Đản, Nhớ Lời Dạy Của Phật

blank
MÙA PHẬT ĐẢN, NHỚ LỜI DẠY CỦA PHẬT

Hoàng Phước Đại 

blankMùa Phật đản ( PL2559 - DL2015), Mùa kỉ niệm Phật ra đời, là con cháu của Phật, chúng ta dành thời gian nhớ lại những lời dạy của Ngài.

Đức Phật trước khi xuất gia, là thái tử với tên gọi là Tất Đạt Đa. Với tuệ nhãntâm từ, thái tử Tất Đạt Đa, từ bỏ cuộc sống gia đình, tìm kiếm một con đường chấm dứt khổ đau cho ngài và cho người khác. Cuối cùng, sau sáu năm tu tập, dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật giác ngộ rằng, chánh niệmcon đường duy nhất để thực hiện giải thoát. Chánh niệm sẽ đưa thân tâmhơi thở, trở về một mối. Có chánh niệm thì đời sống được soi sáng bởi cái nhìn chân thực (chánh kiến), suy tư chân thực (chánh tư duy), lời nói chân thực (chánh ngữ), hành động chân chính (chánh nghiệp), tu tập trên con đường chánh đạo (chánh tinh tiến) và thiền định giúp đạt mục đích giải thoát (chánh định).

Trong bốn mươi lăm năm, truyền bá đạo Pháp, Đức Phật lặp đi lặp lại, "Ta chỉ dạy khổ đau và sự chuyển hóa  khổ đau.". Khổ đau là phương tiện, Đức Phật sử dụng để giác ngộgiải thoát. Biển khổ là mênh mông, nhưng quay đầu lại, ai cũng có thể nhìn thấy bờ.

Với giáo lý Tứ Diệu Đế, Đức Phật chỉ dạy mọi người về sự tồn tại của đau khổ, nguyên nhân gây đau khổ, khả năng khôi phục lại hạnh phúctu tập bằng Bát Chánh Đạo để dẫn đến hạnh phúc.

Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Kể từ đó, hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe đạo pháp vẫn chuyển động không ngừng, dạy con ngườicách sống an lạc. Là con cháu của Phật để gìn giữtruyền bá những lời dạy của Phật, chúng ta phải hiểu đúng những lời Phật dạy, để từ đó học đúng, hành trì đúng, truyền bá đúng những lời Phật dạy cho thế hệ con cháu của chúng ta.

Học Phật, đọc Kinh Phật đứng cứng nhắc từng câu chữ, bởi  ‘‘Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan’’, nhưng cũng phải biết ‘‘Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết’’. Đó là thái độ khôn ngoan của những người học Phật. Phải nương vào kinh, nhưng sử dụng kinh với tất cả sự thông minh và khôn khéo của mình thì mới không bị kẹt quá vào những câu những chữ trong kinh điển. Cần phải biết rằng giáo lý của Phật là một phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải là để miêu tả thực tại, như ngón tay chỉ lên mặt trăng, chứ ngón tay không phải là mặt trăng.

Hiểu đúng lời dạy của Phật, từ đó học đúng, hành trì đúng lời dạy của Phật, thì cây Phật Pháp sẽ ngày càng nở hoa, đơm trái, tạo những cành lá sum suê, vững chãi.

                                                          Mùa Phật Đản, PL 2559

                                                      Hoàng Phước Đại  -  Đồng An




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 14275)
28/04/2017(Xem: 9808)
10/06/2016(Xem: 11811)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :