Lời Mở Đầu

19/08/20154:25 CH(Xem: 12127)
Lời Mở Đầu

Hoang Phong Biên soạnchuyển ngữ 
LỜI DI HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT 
VÀ SỰ TỒN VONG 
CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO 
Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

LỜI MỞ ĐẦU

Một số độc giả có nêu lên thắc mắc là dường như tôi thích dịch thuật hơn là viết? Đây quả là một nhận xét tinh tếchính xác vì tôi luôn cho rằng trong một khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ thì nào có cần gì phải chen thêm vào đấy một đóa hoa mộc mạc của cái tôi nhỏ bé của chính mình. 

Tôi cũng không thích làm một con bướm nhởn nhơ bay lượn hết cánh hoa này đến cánh hoa khác, mà chỉ muốn làm một con ong âm thầm và cần cù chọn những cánh hoa thơm nhất để hút nhụy, chuyển thành mật ngọt để hiến dâng cho người đọc mà thôi. 

Thế nhưng một con ong già với đôi cánh mỏi, cũng sẽ chẳng làm được gì nếu không có sự góp sức của các con ong khác. 


Vì thế tôi cũng xin được chắp hai tay cảm tạ tất cả đàn ong: từ những con ong đã giúp tôi một cách âm thầm, những con ong tham gia vào việc ấn tống, cho đến người đọc ở bốn phương trời, tất cả đã giúp tôi thêm nghị lực để tiếp tục tiến bước trên con đường mà tôi đã chọn. 

Lời cảm tạ chân thành nhất xin được gửi đến nhà xuất bản Hồng Đức và nhà sách Văn Thành đã chọn lựa một số các bài viết và dịch của tôi để xuất bản. Thành quả đầu tiên của việc chọn lựa ấy là quyển sách mà quý bạn đọc đang cầm trên tay, và các bài khác cũng đã được nhà xuất bản chọn lựa để phát hành trong một quyển sách kế tiếp

Như những đóa hoa luôn cần đến một bàn tay khéo léo để kết lại thành một vòng hoa xinh đẹp để hiến dâng, việc hoằng Pháp cũng phải cần đến sự đóng góp kiên trìlâu dài của cả một đàn ong.

Bures-Sur-Yvette, 01.08.15
Hoang Phong





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190834)
01/04/2012(Xem: 36436)
08/11/2018(Xem: 15112)
08/02/2015(Xem: 54257)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :