Tôn Giáo Của Dân Chủ

07/06/20163:40 SA(Xem: 4320)
Tôn Giáo Của Dân Chủ

TÔN GIÁO CỦA DÂN CHỦ  
Thích Châu Viên trích dịch  
từ cuốn sách “Đạo Đức Học Phật Giáo” của giáo sư tiến sỹ Phra Dharmakosajarn

 
Phra Dharmakosajarn

Tiến sỹ Ambedkar đã từng nói, “Phật giáo là một phong trào dân chủ, mà dân chủyếu tố cần được phát huy trong tôn giáo, dân chủ trong xã hộidân chủ trong chính trị.[1] Phật giáo là một tôn giáo rất thích hợp cho các xã hội chủ nghĩa vì nó nhấn mạnh 3 nguyên tắc dân chủ. Cụ thể là quyền tự do, bình đẳng và tình người.

Đầu tiên, nền tảng của quyền tự do hay sự tự do trong đạo Phật được đề cập sớm trước khi mà chúng ta thường hay nhắc đến quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luậntự do trao đổi thông tin. Như ngài Walpola Rahula đưa ra lời nhận xét “tự do tư tưởng chỉ xuất hiện trong đạo Phật, mà chưa từng nghe qua một nơi khác trong lịch sử tôn giáo”[2] Thúc đẩy sự tự đo là điều kiện cần thiết trong đạo Phậtmục đích cao nhất của Phật giáo là Vimutti hay tự do thoát khỏi mọi sự ràng buộc của cuộc sống.

Thứ hai, đức Phật là người thầy đầu tiên đưa ra tiếng nói chống lại chế độ giai cấpgiai cấp đó chỉ được đặt trên nền tảng đức tin bởi Phạm Thiên (Brahma), người sáng tạo ra con người và làm cho họ bất bình đẳng từ lúc mới sinh ra. Như đức Phật đã từng dạy trong kinh tập (suttanipatā) ‘không phải bởi sinh ra mà một ai trở thành kẻ ruồng bỏ, không phải bởi sinh ra một ai trở thành người tri thức. Mà bởi ngay chính hành động người đó trở thành kẻ ruồng bỏ, và chính ngày hành động người đó trở thành người tri thức”[3] Thêm vào đó để xóa bỏ chế độ giai cấp, đức Phật phản đối việc thực hành phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Ngài cố gắng nâng cao vị thế của người phụ nữ và giúp nhận diện tầm quan trọng của họ trong xã hội. Nhân dịp Đức Vua Ba Tư Nặc (pasenadi) viếng thăm đức Thế Tôncằn nhằn với Ngài về việc Hoàng Hậu Mạt Lợi vừa mới hạ sanh một tiểu công chúa. Thế Tôn ai ủi và động viên Đức Vua, “Con gái có thể chứng minh tốt hơn con trai. Cô ấy khi trưởng thành có thể là người phụ nữ khôn ngoan, đạo đứctrở thành một người vợ chung thủy biết tôn trọng mẹ chồng.”[4] và việc thiết lập giáo đoàn Ni chúng là minh chứng nói lên tính bình đẳng của đức Phật đối với phụ nữ.

Thứ ba, nền tảng của tình người được đức Phật nói rất rõ khi ngài khuyên chúng ta nên nuôi dưỡng lòng từ bi và xem chúng sinh như những người thân trong những kiếp trước của ta. Đức Phật dạy rằng “trong vô thỉ kiếp của chuỗi tái sinh (samsara). Khởi điểm của sự tái sinh không biết bắt nguồn từ điểm nào sớm nhất là bởi vì con người bị che lấp bởi sự vô minh và bị trói buộc bởi ái dục. Cho nên, điều đó không dễ gì tìm ra một chúng sinh chưa từng là mẹ là cha, anh, em ruột thịt, con trai, con gái trong chuỗi dài tái sinh này”[5]

Giáo hội tăng già hay hàng chúng tỳ kheohiển thị của xã hội dân chủ, là khi mà được được xây dựng trên nền tảng của tự do, bình đẳng, và tình người. Đức Thế Tôn so sánh tăng đoàn của ngài với biển cả bao la, giống như những con sông mạnh mẽ sau khi đổ ra biển cả, không còn ai gọi tên những con sông này nữa, vì tên chúng nay được thay thế bằng tên của biển cả; cũng như thế, khi những người thuộc 4 giai cấp khi xuất gia đi tu trở thành tu sĩ rồi tuân theo giáo phápgiới luật lập nên bởi như lai, không còn ai gọi tên cũ và giai cấp của những người nầy nữa, vì những tăng sĩ nầy nay được gọi là những con người thuộc dòng họ Đức Phật Thích Ca.[6]

Đức Phật không chỉ định ai là người kế thừa trước khi ngài nhập Niết Bàn. Ngài chỉ đơn giản nói, ‘này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình; hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một ai khác.’[7] Từ đó trở về sau giáo lýgiới luật được chứa đựng trong tam tạng kinh điển (tipitaka) và được thực hiện như là hiến pháp phật giáo trên quy tắc dân chủ trong tăng đoàn.

 



[1] Dhammananda k, 1965:73

[2] Rahula w, 1962:2

[3] Sn 1.7

[4] S I. 86

[5] S II. 189

[6] Ud V. 5

[7] D III. 154

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 25353)
01/09/2014(Xem: 15057)
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA